Trung Quốc, Hoa Kỳ và tương lai Đông Nam Á

Tác giả: Chin-Hao Huang | Biên dịch: Đinh Nho Minh

China, the United States and the Future of Southeast Asia. David B. H. Denoon chủ biên. New York: New York University Press, 2017. Bìa mềm: 464 trang.

Tập sách mới nhất do David B.H. Denoon chủ biên tập hợp bài viết từ các chuyên gia nổi tiếng về an ninh và quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á. Điểm nhấn chung của tập sách này là: khi Đông Nam Á đang trở thành một trọng tâm mới trong gia tăng đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, các nước Đông Nam Á sẽ có ảnh hưởng như thế nào tới vận động quyền lực đang thay đổi nhanh chóng ở khu vực?

Mức độ phát triển kinh tế và chính trị đa dạng cùng ưu tiên đối ngoại khác nhau của mười nước ASEAN khiến việc tìm được một chính sách chung của khu vực này đối với Trung Quốc và Hoa Kỳ trở nên khó khăn. Ở phần giới thiệu, Denoon thừa nhận rằng “mẫu hình hành vi của các thành viên ASEAN là khá đa dạng” (trang 6). Tuy nhiên, vẫn có một vài xu hướng chung. Continue reading “Trung Quốc, Hoa Kỳ và tương lai Đông Nam Á”

Việt Nam và đối đầu Mỹ-Trung (P1)

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Lời mở đầu

Đại hội Đảng XII (28/1/2016) nhận định: “tình hình thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến rất phức tạp, khó lường”. Trong bài phát biểu tại Hội nghị Ngoại giao 30, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng nhấn mạnh: “Chúng ta cần thường xuyên theo dõi sát các diễn biến và dự báo đúng chiều hướng phát triển của tình hình bên ngoài và nhất là đánh giá thật kỹ các tác động đến Việt Nam, để không bị động, bất ngờ và có đối sách đúng”.  

Khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nổ ra (6/7/2018), có người cảnh báo: “trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết”, trong khi người khác ví von: “Nhật, Pháp đánh nhau và hành động của chúng ta”. Khi cuộc chiến bước sang giai đoạn hai (từ 24/9/2018), người ta giật mình nhận ra chiến tranh thương mại chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Những góc khuất của một cuộc đối đầu Mỹ-Trung bắt đầu lộ diện: chiến tranh tiền tệ, trừng phạt tài chính, chiến tranh mạng, cấm vận công nghệ, cô lập ngoại giao, chạy đua vũ trang, đối đầu quân sự. Đó là các mảnh ghép của một chiến lược tổng thể Mỹ đang nhắm vào Trung Quốc, từ “đối tác chiến lược” (theo constructive engagement) nay trở thành “đối thủ chiến lược số một”. Continue reading “Việt Nam và đối đầu Mỹ-Trung (P1)”

Văn học đương đại Trung Quốc là “rác rưởi”?

Tác giả:  Nguyễn Hải Hoành

Văn học đương đại Trung Quốc (VHĐĐTQ)[1] có lượng tác giả, tác phẩm và người đọc lớn nhất thế giới và đang phát triển nhanh, đồng thời tồn tại khá nhiều vấn đề. Hiện nay chính người TQ cũng chưa có một đánh giá tổng quan về nền văn học của họ. Vì vậy tìm hiểu VHĐĐTQ qua con mắt một nhà Hán học người nước ngoài có thể là điều bổ ích.

Cuối năm 2006, văn đàn TQ bỗng dậy sóng sau khi Báo Buổi sáng Trùng Khánh ngày 11/12 đăng bài Nhà Hán học người Đức nói VHĐĐTQ là rác rưởi. Nhà Hán học ấy tên là Wolfgang Kubin (trong hình).[2] Continue reading “Văn học đương đại Trung Quốc là “rác rưởi”?”

Bẫy nợ của Tập Cận Bình

Nguồn: Gordon Chang, “Xi Jinping’s Debt Trap“, The National Interest, 16/10/2018.

Biên dịch: Văn Cường

Cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump – việc áp đặt thuế quan – có khả năng làm rung chuyển nền kinh tế Trung Quốc vốn phụ thuộc vào xuất khẩu.

Tháng 12/2018 đánh dấu dịp kỷ niệm 40 năm ngày diễn ra phiên họp toàn thể lần thứ ba của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XI, vốn mang ý nghĩa lịch sử to lớn và được coi là khởi đầu của cái gọi là “thời kỳ cải cách” của Trung Quốc. Như mọi người đều biết, cải cách đã thúc đẩy Trung Quốc vươn tới những tầm cao phi thường.

Tuy vậy, đất nước này đã đạt tới đỉnh cao của mình. Ban lãnh đạo chính trị của Trung Quốc, được dẫn dắt bởi một Tập Cận Bình đầy ý chí, giờ đây đang phủ nhận chính những chính sách theo đường lối cải cách vốn là nguyên nhân dẫn tới sự trỗi dậy đáng ngạc nhiên của nước này. Continue reading “Bẫy nợ của Tập Cận Bình”

Ảnh hưởng của Kinh Dịch tới tư duy người Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong một thời gian dài trước đây, cứ đến mùa công bố giải Nobel vào đầu tháng 10 hàng năm, dư luận Trung Quốc lại ồn ào về một vấn đề hầu như muôn thủa: Vì sao năm nay nước ta lại không giành được giải Nobel?

Cơn “khát Nobel” ấy đã phần nào giải tỏa sau khi Mạc Ngôn được trao giải Nobel Văn học năm 2012. Song giải Nobel Khoa học – giải danh giá nhất – thì mãi đến năm 2015 mới có một công dân Trung Quốc giành được: đó là bà Đồ U U (giải Nobel Y-Sinh). Thực ra từ năm 1957 tới nay đã có một số người Hoa được trao giải Nobel Khoa học, nhưng tất cả đều có quốc tịch nước khác. Ngay nước Nhật láng giềng xưa từng nườm nượp kéo nhau sang học sư phụ Trung Quốc, từ cuối thế kỷ XIX họ quay sang học người Âu Mỹ, thực hành “Thoát Á nhập Âu”, nhờ thế nhanh chóng hiện đại hóa, vượt xa sư phụ cũ, từ năm 1949 tới nay đã giành được 21 giải Nobel Khoa học. Vì sao Trung Quốc không làm được như vậy? Continue reading “Ảnh hưởng của Kinh Dịch tới tư duy người Trung Quốc”

Tại sao chiến tranh lạnh Trung-Mỹ sẽ không xảy ra?

Nguồn: Ngaire Woods, “Why a Sino-American Cold War Won’t Happen”, Project Syndicate, 22/10/2018.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Anh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người ta thường nói rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc – hai cường quốc có mâu thuẫn kinh tế, địa chính trị và tư tưởng – đang hướng tới một cuộc chiến tranh lạnh mới. Và luận điệu – ít nhất đến từ một phía – đã trở nên giống với bài phát biểu “Bức màn sắt” của Winston Churchill năm 1946, một trong những sự kiện khai màn của Chiến tranh Lạnh. Chỉ mới tháng này, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã cáo buộc Trung Quốc có những hành động trục lợi về kinh tế, gây hấn về quân sự chống lại Hoa Kỳ, và cố gắng làm suy yếu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Continue reading “Tại sao chiến tranh lạnh Trung-Mỹ sẽ không xảy ra?”

Sáng kiến Vành đai và Con đường trên Internet

Tác giả: Jyrki Lyytikkä & Teemu Hallamaa | Biên dịch: Việt Xuân

Trung Quốc đã xuất khẩu sản phẩm giám sát mạng internet mà các nước thiếu dân chủ quan tâm.

Ở Nairobi, thủ đô của Kenya, có tất cả 1800 camera giám sát cuộc sống hàng ngày của thành phố. Mạng lưới camera giám sát công cộng và tư nhân liên tục cung cấp những hình ảnh chính xác cho dịch vụ đám mây. Luồng hình ảnh được phân tích bằng thiết bị thông minh nhận diện các khuôn mặt.

Huawei đã quảng cáo việc thiết lập hệ thống thông minh cho thành phố một cách an toàn của mình. Tội phạm ở Nairobi gần như đã giảm đi một nửa khi hệ thống này được lắp đặt.  Bên cạnh việc ngăn ngừa và chống tội phạm, việc sử dụng kỹ thuật thông minh cho còn giúp tiết kiệm nước. Ở một số thành phố, các chuyến xe buýt có thể trả tiền vé bằng thiết bị nhận diện khuôn mặt. Hệ thống cũng có thể dùng để giám sát người dân và giúp giảm chống đối về chính trị. Continue reading “Sáng kiến Vành đai và Con đường trên Internet”

Thiệt hại ngoài dự kiến của chiến tranh lạnh Mỹ-Trung

Nguồn: Minxin Pei, “The Sino-American Cold War’s Collateral Damage”, Project Syndicate, 19/10/2018.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Phương Mai | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng được xem như chiến dịch mở màn cho một cuộc chiến tranh lạnh mới. Nhưng nếu tiếp tục leo thang, “cuộc đụng độ giữa những người khổng lồ” này sẽ gây tổn thất nặng nề cho cả hai phe tới mức kẻ thắng cuộc (khả năng cao là Mỹ) cũng chỉ giành được một chiến thắng cay đắng.[1]

Nhưng chính phần còn lại của thế giới sẽ phải trả cái giá đắt hơn cả. Trên thực tế, mặc dù ít khả năng xảy ra một cuộc đối đầu vũ trang trực tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng chiến tranh lạnh Mỹ-Trung chắc chắn sẽ đem lại những thiệt hại ngoài dự kiến sâu rộng và nặng nề tới mức gây nguy hại cho tương lai toàn bộ nhân loại. Continue reading “Thiệt hại ngoài dự kiến của chiến tranh lạnh Mỹ-Trung”

Ấn Độ và Trung Quốc: Cạnh tranh hải quân ở Ấn Độ Dương

Tác giả: Dhruva Jaishankar | Biên dịch: Đinh Nho Minh

India and China at Sea: Competition for Naval Dominance in the Indian Ocean. David Brewster chủ biên. New Delhi: Oxford University Press, 2018. Bìa cứng: 256 trang.

Năm 2017, Hải quân Nhân dân Trung Quốc (PLA-N) chính thức khai trương cảng hải quân tại nước ngoài đầu tiên dưới dạng một trạm tiếp tế ở Djibouti. Cho tới gần đây, Bắc Kinh luôn kiên quyết cho rằng họ sẽ không áp đặt ảnh hưởng quân sự trên trường quốc tế giống như Mỹ và các cường quốc khác đã làm. Tuy nhiên, giữa những năm 2000, người ta bắt đầu lo ngại về “chuỗi ngọc trai”, tên gọi của chuỗi các cảng có thể được dùng cho cả mục đích dân sự và quân sự được Trung Quốc xây hoặc đầu tư ở Ấn Độ Dương. Mặc dù có thể những mối lo ngại này hơi bị thổi phồng, nó vẫn có cơ sở. Ngoài Djibouti, việc Trung Quốc phát triển các cơ sở hạ tầng cảng khác ở những khu vực do Trung Quốc kiểm soát, cũng như sự tăng cường hoạt động của PLA-N ở khu vực Ấn Độ Dương, đã khiến nhiều nơi, trong đó có New Delhi, quan ngại về ý định của Bắc Kinh. Continue reading “Ấn Độ và Trung Quốc: Cạnh tranh hải quân ở Ấn Độ Dương”

Vì sao Tập Cận Bình đẩy mạnh đàn áp?

Nguồn: Kelly Hammond, Rian Thum & Jeffrey Wasserstrom, “China’s Bad Old Days Are Back“, Foreign Affairs, 30/10/2018.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Nhiều chuyện đáng lo đã xảy ra ở Trung Quốc gần đây. Hàng trăm ngàn người Duy Ngô Nhĩ (Uighurs) theo Hồi giáo đã bị đưa vào các trại cải tạo kiểu Orwellian[1] tại tỉnh Tân Cương (Xinjiang) ở phía tây. Một đảng chính trị ở Hong Kong bị đặt ra ngoài vòng pháp luật bất chấp quy chế đặc biệt và lịch sử tự do ngôn luận của thành phố. Các giáo viên ở một thành phố cảng miền nam bị yêu cầu phải nộp lại hộ chiếu để [chính quyền] có thể theo dõi kỹ hơn mọi cuộc đi lại của họ. Một nhà bất đồng chính kiến bị đau ốm, người được giải Nobel Hòa bình, ông Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), bị ngăn không cho ra nước ngoài chữa bệnh. Trong khi về thăm quê ở Trung Quốc, người lãnh đạo tổ chức chống tội phạm quốc tế, Interpol, bỗng biến mất rồi tái xuất hiện trong sự giam cầm của chính phủ và đối mặt với các cáo buộc tham nhũng. Danh sách các sự việc như thế còn kéo dài. Continue reading “Vì sao Tập Cận Bình đẩy mạnh đàn áp?”

Trung Quốc giám sát và đàn áp người Uyghur như thế nào?

Biên dịch: Việt Xuân

Trung Quốc giám sát Tân Cương bằng những thiết bị kỹ thuật cao khi cho rằng mỗi người dân đều có thể là kẻ khủng bố. Các nhân viên an ninh cũng giám sát mỗi bước đi của các phóng viên.

“Welcome to Kashgari!”, viên cảnh sát vừa nói một câu toàn tiếng Anh, vừa nhìn vào mắt chúng tôi và cười vui vẻ.

Anh ta và ba đồng nghiệp Trung Quốc khác đến tiền sảnh khách sạn để nói với chúng tôi những điều chúng tôi được viết về Kashgar. Tốt nhất là chỉ ở trong những khu vực dành cho khách du lịch và trong bất cứ trường hợp nào cũng không được chụp ảnh cảnh sát, anh ta nhắc nhở. Continue reading “Trung Quốc giám sát và đàn áp người Uyghur như thế nào?”

Nước Nga trong mắt người Trung Quốc

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời người dịch: Trung Quốc (TQ) hiện đang có quan hệ nhìn bề ngoài rất thân thiện với Nga. Nhiều người cho rằng đó chỉ là một cuộc “hôn nhân vụ lợi”, bởi lẽ nếu đi sâu tìm hiểu sẽ có thể thấy mối quan hệ giữa hai nước lớn này tồn tại những vấn đề có lịch sử rất phức tạp, tới mức coi nhau là kẻ thù tiềm tàng lớn nhất (mời đọc “Người Nga nghĩ gì trước sự trỗi dậy của TQ”). Mối quan hệ đó có ảnh hưởng sâu xa tới tình hình TQ, Nga cũng như tình hình thế giới, kể cả Việt Nam. Những người TQ mang tư tưởng bành trướng Đại Hán (như tác giả bài dưới đây) kết tội Nga và Liên Xô là “hàng xóm xấu” chủ yếu vì đã xâm chiếm nhiều lãnh thổ của TQ, theo họ là tới gần 6 triệu km2 (bằng 60% diện tích đại lục TQ hiện nay)! Không ít người TQ tin theo quan điểm này và vì vậy họ căm ghét Nga và Liên Xô hơn cả Mỹ. Thực ra nhiều “lãnh thổ bị chiếm” đó ở rất xa TQ, hoàn toàn chưa từng có người TQ cư trú nhưng chính quyền TQ xưa nay cứ nhận là của họ, tương tự mánh lới hiện nay họ dùng “Đường 9 đoạn” để nhận xằng hầu hết diện tích Biển Đông. Có thể thấy những tư liệu bài này đưa ra có nhiều chỗ sai sự thực, nếu không nói là bịa đặt. Bài rất dài, chúng tôi chỉ lược dịch. Các ghi chú trong dấu ngoặc [  ] là của người dịch.                                             Continue reading “Nước Nga trong mắt người Trung Quốc”

Đài Loan mắc kẹt trong cuộc cạnh tranh Trung – Mỹ

Biên dịch: Hương Trà

Đài Loan đang bị “mắc kẹt” trong cuộc chiến tranh thương mại ngày càng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như tình trạng cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc này. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đe dọa nền kinh tế xuất khẩu và phát triển công nghệ của hòn đảo tự trị Đài Loan, vốn phụ thuộc rất nhiều vào các chuỗi cung ứng của Trung Quốc đại lục trong việc tìm kiếm cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường, nhất là đối với ngành công nghiệp điện tử và bán dẫn (đang chi phối 25% tổng sản phẩm quốc nội của Đài loan). Một khó khăn nữa là chiến lược song song hai hướng của Bắc kinh nhằm cô lập hòn đảo này về ngoại giao, đồng thời mua chuộc các công ty cũng như những nhân tài Đài Loan nhằm đưa hòn đảo này trở lại là một phần của Trung Quốc. Continue reading “Đài Loan mắc kẹt trong cuộc cạnh tranh Trung – Mỹ”

Căng thẳng Mỹ-Trung: Tại sao lúc này?

Tác giả: Phạm Phú Khải

Bài nói chuyện của ông Trump trước Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, của PTT Mike Pence tại Viện Hudson, của Bolton trên chương trình phát thanh Hugh Hewitt Show, hay chuyến viếng thăm Việt Nam và Singapore của Mattis, tất cả những hành động nhắm tới Trung Quốc này đều diễn ra chỉ hơn hai tuần trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ (6 tháng 11 năm 2018).

Điều này cho thấy tính quan trọng của thời điểm thi hành chiến lược. Một chiến lược hay ho đến mấy vẫn chưa đủ. Kế hoạch thi hành, trong đó chi tiết thực hiện từng bước, từng nước cờ, khi nào bắt đầu hay chấm dứt, liên tiếp hay song hành,vv…, mang tính quyết định sự thành bại. Continue reading “Căng thẳng Mỹ-Trung: Tại sao lúc này?”

Liệu Trung Quốc có dám bán tháo trái phiếu Mỹ?

Nguồn: Andrew Ross Sorkin, “The Unknowable Fallout of China’s Trade War Nuclear Option”,  The New  York Times, 09/10/2018.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trung Quốc hiện nắm giữ hơn 1.000 tỷ USD trái phiếu của Mỹ và điều này thường được gọi là “phương án vũ khí hạt nhân” của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ.

Lâu nay các nhà kinh tế và nhà đầu tư đang cố gắng làm rõ vấn đề: Mỹ và Trung Quốc  sẽ sử dụng ảnh hưởng của mình ra sao trong cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước này. Ít nhất là cho tới gần đây hầu như mọi dự đoán đều xoay quanh cuộc chiến thuế quan ăn miếng trả miếng giữa hai bên.

Cho dù trong giả thiết bi quan nhất kiểu “ngày tận thế” của cuộc chiến đó thì một thứ vũ khí vẫn luôn được cho là không tưởng: Là kẻ nắm giữ khoản nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ, hơn 1000 tỷ đô la, Trung Quốc sẽ có thể công khai ngừng mua trái phiếu Mỹ – hoặc tệ hơn nữa là  sẽ bán tháo lượng trái phiếu họ đang nắm giữ trên thị trường mở. Continue reading “Liệu Trung Quốc có dám bán tháo trái phiếu Mỹ?”

Bước nhảy lùi vĩ đại của Trung Quốc

 

Nguồn: Jonathan Tepperman, “China’s Great Leap Backward”, Foreign Policy, 15/10/2018.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Trong nhiều thập niên, quốc gia này đã xoay xở tránh được phần lớn những vấn đề mà các chế độ độc tài phải chịu đựng. Giờ đây, trò chơi quyền lực cá nhân của Tập Cận Bình có nguy cơ phá hủy mọi thứ đã làm cho Trung Quốc trở nên khác biệt.

Trong bốn mươi năm qua, Trung Quốc đã tích cóp được một danh sách dài những thành tựu nổi bật. Từ năm 1978 đến 2013, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng bình quân 10 phần trăm mỗi năm, làm gia tăng mười lần mức thu nhập trung bình của người lao động trưởng thành. Tất cả sự tăng trưởng đó đã giúp khoảng 800 triệu người thoát ra khỏi đói nghèo; trong quá trình này Trung Quốc cũng giảm được 85 phần trăm mức tử vong của trẻ sơ sinh và nâng tuổi thọ bình quân thêm 11 năm. Continue reading “Bước nhảy lùi vĩ đại của Trung Quốc”

Chiến tranh thương mại khó làm suy yếu Trung Quốc?

Nguồn: David A. Andelman, “Trump tariffs only a weak blow to China”, Reuters, 18/09/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Quân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc đã sẵn sàng chuẩn bị để chiến thắng mọi kiểu chiến tranh thương mại mà Donald Trump có thể tung ra với một số kế sách đơn giản gói gọn dưới tiêu đề: Chủ nghĩa tư bản chuyên quyền (Autocratic Capitalism).

Sau khi thị trường Mỹ đóng cửa vào ngày thứ Hai, Trump tuyên bố rằng ông ta sẽ áp 10% thuế lên các mặt hàng xuất khẩu giá trị 200 tỷ đô của Trung Quốc tới Mỹ – một nửa số lượng dự tính trước đây, nhưng được thiết kế để thuyết phục Bắc Kinh hướng tới đàm phán song phương. Như một cách khuyến khích thêm để Trung Quốc đến bàn đàm phán, Trump công bố rằng mức thuế sẽ tăng lên 25% vào cuối năm, sau đợt mua sắm Giáng sinh của Mỹ. Continue reading “Chiến tranh thương mại khó làm suy yếu Trung Quốc?”

Trung Quốc dùng thái cực quyền để đối phó Mỹ

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau khi Phó Tổng thống Mỹ Pence ngày 4/10 đọc bài diễn văn lên án toàn diện Trung Quốc tại Viện nghiên cứu Hudson – một think-tank của Washington, có rất nhiều người Trung Quốc  ở trong và ngoài nước đối chiếu bài này với bài “Diễn văn Bức Màn sắt” của Churchill đọc năm 1946 và cho rằng bài nói của Pence có thể trở thành dấu hiệu khởi đầu “Cuộc Chiến tranh Lạnh Trung-Mỹ”.

Nếu Trung Quốc đứng trên tư thế có tính chiến đấu trả đũa các trò khiêu khích của Mỹ đối với Trung Quốc trong thời gian gần đây và xác định bài nói của Pence là “Lời hịch Chiến tranh Lạnh” mà Mỹ phát ra đối với Trung Quốc, từ đó triển khai sự đối đầu với Mỹ, thì cuộc “Chiến tranh Lạnh” sẽ có thể thực sự mở màn và dần dần trở thành sự thật. Continue reading “Trung Quốc dùng thái cực quyền để đối phó Mỹ”

Donald Trump và 5 cuộc chiến định vị lại nước Mỹ và thế giới

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Khi nói đến tình hình thế giới hiện nay, câu chuyện cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và xa hơn một chút là nguy cơ đối đầu toàn diện về kinh tế, chính trị, chiến lược, khoa học kỹ thuật giữa cường quốc số một và số hai trong việc tranh ngôi bá chủ toàn cầu cùng các tác động của cuộc đối đầu này dường như đang chi phối mối quan tâm của thế giới.

Cuộc đối đầu này sẽ kéo dài bao lâu? Sau nhiệm kỳ của Tổng thống Trump hay sẽ kéo dài tới 45 năm như Chiến tranh lạnh Mỹ – Xô trước đây? Khó ai có thể dự báo chính xác, nhưng chắc chắn sẽ không kết thúc nhanh chóng.

Tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Jack Ma đã “chuẩn bị tinh thần” cho giới lãnh đạo chính trị và kinh doanh Trung Quốc rằng Trung Quốc và thế giới cần phải chuẩn bị cho một cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ có thể kéo dài đến 20 năm, tức sẽ kéo dài nhiều năm sau khi Trump không còn là Tổng thống Mỹ nữa. Continue reading “Donald Trump và 5 cuộc chiến định vị lại nước Mỹ và thế giới”

Bài phát biểu của PTT Mike Pence về chính sách của chính quyền Trump đối với Trung Quốc

Nguồn: Vice President Mike Pence’s Remarks on the Administration’s Policy Towards China”, Hudson Institute, 04/10/2018.

Biên dịch: Đặng Sơn Duân

Cám ơn Ken (Kenneth R. Weinstein, chủ tịch Viện Hudson – ND) vì lời giới thiệu hào phóng đó. Xin chào các thành viên ban trị sự, Tiến sĩ Michael Pillsbury, các vị khách quý, và toàn thể mọi người, những người, đúng với sứ mệnh của mình, “nghĩ về tương lại theo những cách không bình thường” – thật vinh dự khi được quay trở lại Viện Hudson.

Trong hơn một nửa thế kỷ, viện này đã tận tụy “thúc đẩy an ninh, thịnh vượng, và tự do toàn cầu”. Và tuy Hudson đã thay đổi địa điểm đóng trụ sở trong nhiều năm qua, có một điều vẫn nhất quán: Các vị vẫn luôn quảng bá sự thật quan trọng rằng sự lãnh đạo của Mỹ luôn soi đuốc mở đường. Continue reading “Bài phát biểu của PTT Mike Pence về chính sách của chính quyền Trump đối với Trung Quốc”