Trung Quốc ngửa bài với ASEAN và Việt Nam?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 30/08/2017 đăng bài dưới nhan đề “Trung Quốc muốn một Đông Nam Á như thế nào?” nói về hai nguyện vọng của Trung Quốc: 1) Không muốn Đông Nam Á có một liên minh chống Trung Quốc, đặc biệt là liên minh do Mỹ đứng đầu; 2) Không muốn Đông Nam Á bị chia rẽ và mất ổn định về chính trị, bởi lẽ đó sẽ là cái cớ để Mỹ can thiệp vào Đông Nam Á.

Bài viết là bản dịch từ bản tiếng Anh “What type of East Asian order will China accept?” của Huang Jing, đăng trên trang Eastasiaforum.org của Australia. Nội dung bài báo như sau: Continue reading “Trung Quốc ngửa bài với ASEAN và Việt Nam?”

Liệu ‘Tiểu cách mạng văn hóa’ có đe dọa Hồng Kông?

Nguồn: Ching Cheong, “Is a Sub-Cultural Revolution Threatening Hong Kong?”, The New York Times, 05/05/2017

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào thời điểm này năm mươi năm trước, sự kiện được cho là vụ việc bạo lực và đau thương nhất trong lịch sử Hồng Kông kể từ sau Thế chiến II đã nổ ra. Ngày 06/05/1967, tranh chấp lao động tại một nhà máy sản xuất hoa giả bằng nhựa ở quận Kowloon đã châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng kéo dài tám tháng, giết chết 51 người và làm bị thương 832 người khác, và trong một khoảng khắc ngắn ngủi, nó đã mang Cách mạng Văn hóa đến Hồng Kông.

Các nhân tố bên trong và bên ngoài đã góp phần gây ra cuộc khủng hoảng này. Chính sách thuộc địa của chính phủ Anh đã làm gia tăng khoảng cách giữa tầng lớp trung lưu và tầng lớp lao động, và người nghèo phải đối mặt với tình trạng đói nghèo hơn nữa sau khi có một dòng người tị nạn chạy trốn từ Trung Quốc cộng sản vào Hồng Kông. Trong khi đó ở đại lục, Cách mạng Văn hoá, vốn bắt đầu một năm trước đó, đang ngày càng trở nên cực đoan. Continue reading “Liệu ‘Tiểu cách mạng văn hóa’ có đe dọa Hồng Kông?”

Các sai lầm của thuyết ‘Chữ Hán ưu việt’

Tác giả: Mễ A Luân[1] | Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành

Đã nhiều năm nay thuyết “chữ Hán ưu việt” rất thịnh hành ở Trung Quốc (TQ). Thuyết này trái ngược nghiêm trọng với các nguyên lý khoa học kỹ thuật, gây ra sự ngộ nhận cực lớn trong xã hội, đồng thời gây ra trở ngại cực lớn cho sự phát triển khoa học công nghệ (KHCN) thông tin Trung văn. Muốn tự chủ phát triển sáng tạo các công nghệ cốt lõi và giành lấy quyền chủ động chiến lược phát triển KHCN thông tin Trung văn, TQ cần phải tiến hành dọn sạch các sai lầm của thuyết “chữ Hán ưu việt”.

1. Thuyết “Chữ Hán ưu việt” bắt đầu tràn ngập đại lục TQ từ năm 1989. Quan điểm phổ biến nhất hồi đó là: Trong các văn kiện của Liên Hợp Quốc (LHQ), những tệp [file] văn kiện in chữ Hán có độ dày nhỏ nhất, cho nên chữ Hán ưu việt hơn các loại ngôn ngữ như Anh văn. Vì người cổ súy cho thuyết “Chữ Hán ưu việt” từng làm công tác phiên dịch tại trụ sở LHQ nên quan điểm đó đã làm nhiều người nhầm lẫn.[2]  Continue reading “Các sai lầm của thuyết ‘Chữ Hán ưu việt’”

Chuyện trao trả tù binh trong chiến tranh Việt-Trung

Tác giả:  Dunai Péter | Biên dịch: Nguyễn Hoàng Linh

Ba mươi lăm năm trước, đúng vào những ngày này, đã nổ ra đụng độ vũ trang giữa Việt Nam và Trung Quốc (Chiến tranh biên giới Việt-Trung*), mà chúng ta có thể bình tâm gọi là “chiến tranh”. Vào ngày 17-2-1979 Trung Quốc đã huy động một lực lượng quân sự khổng lồ (theo các nguồn tin Phương Tây gồm 9 quân đoàn, 3 đại quân khu (phương diện quân) và vài chục sư đoàn, cùng lực lượng không quân) để tấn công nước láng giềng Việt Nam. Nhiều sử gia gọi sự kiện này là cuộc chiến Đông Dương lần thứ ba (sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc chiến đấu chống Mỹ và các đồng minh).

Tuy nhiên, những kẻ tấn công đã gặp phải một đối thủ đáng gờm. Quân đội Việt Nam trưởng thành và thu được nhiều kinh nghiệm trong những cuộc chiến giành độc lập dân tộc trước quân đội Mỹ và chính quyền miền Nam, và những kinh nghiệm ấy đã được nhân lên trong cuộc chiến chống lại những đợt tấn công của kẻ thù phương Bắc. Continue reading “Chuyện trao trả tù binh trong chiến tranh Việt-Trung”

Đánh giá về Dự thảo khung COC ASEAN-Trung Quốc

Nguồn: Ian Storey, “Assessing the ASEAN-China Framework for the Code of Conduct for the South China Sea“, ISEAS Perspective, no. 62, 08/08/2017.

Biên dịch: Trần Quang

Mở đầu

Ngày 6/8/2017 ở Manila, Ngoại trưởng Trung Quốc và ASEAN đã thông qua dự thảo khung về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Dự thảo khung này trước đó đã được thông qua trong Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN-Trung Quốc về thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (SOM-DOC) ở Quý Dương, Trung Quốc ngày 19/5/2017.

Dự thảo khung được các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc chào đón rộng rãi. Trong tuyên bố chung của họ – vốn bị trì hoãn gần 24 giờ do những khác biệt giữa các thành viên ASEAN về cách mô tả tranh chấp – Ngoại trưởng các nước ASEAN nói họ “được khích lệ” bởi việc thông qua dự thảo khung mà sẽ “thúc đẩy công tác ký kết một COC hiệu quả trong một khung thời gian các bên cùng nhất trí”. Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh nói ông hy vọng dự thảo khung sẽ “mở đường cho các đàm phán có ý nghĩa và đáng kể tiến tới ký kết COC”, nhưng nói thêm rằng nếu bộ quy tắc này có hiệu quả trong việc ngăn ngừa và quản lý vụ việc ở Biển Đông, thì nó sẽ phải có tính ràng buộc về pháp lý – một cụm từ dường như không xuất hiện trong dự thảo khung. Continue reading “Đánh giá về Dự thảo khung COC ASEAN-Trung Quốc”

Ngoại giao nước nhỏ và bài học cho Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Thị Linh

Tháng 7/2016 tại Singapore nổ ra một cuộc bút chiến bàn luận về chủ đề ứng xử của nước nhỏ trong quan hệ quốc tế giữa các nhà ngoại giao kỳ cựu của nước này. Cuộc tranh luận thu hút sự chú ý của dư luận bên trong và bên ngoài Singapore bởi nó không chỉ phản ánh sự chia rẽ tư tưởng trong giới hoạch định chính sách đối ngoại Singapore hiện nay mà còn động chạm đến vấn đề cốt lõi liên quan đến bản sắc của một chủ thể hết sức đặc biệt trong chính trị quốc tế hiện đại. Singapore là một quốc đảo với dân số 5,6 triệu nhưng lại có nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới và thành tích đối ngoại đáng khâm phục. Từng được coi là “một chấm đỏ” (little red dot), nhưng Singapore ứng xử với tư thế của một quốc gia độc lập, không ít lần từ chối những đề nghị của các cường quốc. Rõ ràng, đây không phải lần đầu tiên cuộc tranh luận nổ ra, và chắc cũng không phải lần cuối. Những ý kiến trong diễn đàn hết sức có giá trị để giới nghiên cứu chính sách của Việt Nam tham khảo. Continue reading “Ngoại giao nước nhỏ và bài học cho Việt Nam”

Thế giới sau khi nền Hòa bình kiểu Mỹ kết thúc

Nguồn: Ian Buruma, “Life After Pax Americana”, Project Syndicate, 06/06/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trật tự hậu 1945 do Mỹ thiết lập tại châu Âu và Đông Á đã bị lung lay đến nay đã một thời gian. Quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về khí hậu của Tổng thống Donald Trump chỉ khiến quá trình này diễn ra nhanh hơn mà thôi.

Lần đầu tiên kể từ sau những năm đầu nắm chức tổng thống của Tướng Charles de Gaulle ở Pháp, một nhà lãnh đạo lớn của phương Tây, Thủ tướng Đức Angela Merkel, đã công khai tuyên bố rằng châu Âu không còn có thể trông đợi vào vai trò lãnh đạo của Mỹ. Nghe có vẻ trớ trêu, khi tuyên bố này lại xuất phát từ một người Đức đồng thời là người ủng hộ quan hệ đối tác giữa Tây Âu và Hoa Kỳ (Atlanticist), song nó lại rất hợp lý, vì nước Đức, trong quá trình chuyển đổi từ chế độ độc tài hà khắc sang nền dân chủ tự do ôn hòa, cần Mỹ hơn bất cứ quốc gia nào khác. Continue reading “Thế giới sau khi nền Hòa bình kiểu Mỹ kết thúc”

Trung-Nga tập trận tại Baltic: Phương Tây nên hoan nghênh?

Nguồn:  The West need not fear China’s war games with Russia”, The Economist, 29/07/2017.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận | Biên tập: Lê Hồng HIệp

Thực tế, hải quân Mỹ nên hợp tác với Trung Quốc nhiều hơn nữa.

Trong thời bình, rất hiếm có một quốc gia nào đạt được sức mạnh hải quân nhanh như Trung Quốc đã làm trong những năm gần đây. Chỉ mới 3 thập niên trước các tàu chiến của Trung Quốc chỉ có khả năng hoạt động gần bờ. Giờ đây, các nhà máy đóng tàu của Trung Quốc đang xuất xưởng hàng loạt tàu chiến hiện đại với tốc độ chóng mặt. Một số chuyên gia tin rằng chỉ trong vài năm nữa Trung Quốc có thể sẽ sở hữu nhiều tàu chiến như Mỹ. Hải quân Trung Quốc đang mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn cầu: trong tuần này 3 tàu Trung Quốc tiến hành tập trận với hải quân Nga tại vùng biển Baltic, cuộc tập trận chung đầu tiên của 2 nước tại vùng biển này. Thông điệp chuyển tới phương Tây rất rõ ràng. Cùng khó chịu trước sức mạnh của Mỹ, cả Trung Quốc và Nga đều đang trêu ngươi NATO tại vùng biển Baltic, cửa ngõ của NATO. Continue reading “Trung-Nga tập trận tại Baltic: Phương Tây nên hoan nghênh?”

Lửa trên nước: Trung Quốc, Mỹ và Tương lai của Thái Bình Dương

Tác giả: Đỗ Mạnh Hoàng

Cuốn “Lửa ở trên nước” [Fire on the Water: China, America, and the Future of the Pacific] (10 chương, 272 trang) là một nghiên cứu quan trọng về tác động của quá trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc đối với Mỹ và đồng minh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tác giả Robert Haddick đã sử dụng 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu về xu hướng an ninh ở châu Á để phân tích sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc và chiến lược ứng phó của Mỹ và chỉ ra rằng chiến lược của Mỹ hiện không hiệu quả và có thể là một trong những nguyên nhân tiềm tàng gây xung đột tại khu vực. Tác giả cho rằng các ứng phó của Mỹ đối với chiến lược hiện đại hóa của Trung Quốc tạo điều kiện cho Trung Quốc ngày càng lấn tới, bắt nạt các nước nhỏ trong các yêu sách chủ quyền. Biện pháp tác chiến của Mỹ (dù được cải tiến) đã lỗi thời và không bắt kịp với tốc độ hiện đại hóa của Trung Quốc. Tác giả khuyến nghị một chiến lược quân sự mới giúp nâng cao năng lực tác chiến của Mỹ để đối phó hiệu quả với năng lực quốc phòng của Trung Quốc và duy trì ổn định khu vực. Continue reading “Lửa trên nước: Trung Quốc, Mỹ và Tương lai của Thái Bình Dương”

Ấn Độ đối phó với chiến lược gặm nhấm biên giới của Trung Quốc

Nguồn: Bhama Chellaney, “Countering China’s High-Altitude Land Grab”, Project Syndicate, 15/06/2017.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cắn những miếng to cả cây số, Trung Quốc đang nuốt dần đất vùng biên giới tại dãy Himalaya của Ấn Độ. Hàng thập niên qua, hai gã khổng lồ Châu Á đã có một cuộc chiến tranh không tiếng súng dọc theo tuyến biên giới vùng cao giữa hai nước. Dù vậy, gần đây Trung Quốc đang trở nên xác quyết hơn, đòi hỏi Ấn Độ phải có một chính sách kiềm chế mới.

Trung bình, mỗi ngày Trung Quốc tiến hành một đợt xâm nhập lén lút vào Ấn Độ. Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ, Kiren Rijiju, cho biết Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) chủ động xâm nhập vào các khu vực biên giới vắng người nhằm chiếm đóng. Và theo một cựu quan chức cấp cao thuộc Cơ quan Tình báo Ấn Độ, nước này đã mất gần 2.000 km2 do sự xâm chiếm của PLA trong vòng một thập niên qua. Continue reading “Ấn Độ đối phó với chiến lược gặm nhấm biên giới của Trung Quốc”

Suy nghĩ lại về tương lai Trung Quốc

Nguồn: Stephen S. Roach, “Rethinking the Next China”, Project Syndicate, 25/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Hồng Thư | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong 7 năm qua, tôi đã dạy một khóa được nhiều người theo học ở Yale có tên là “Tương lai Trung Quốc”. Ngay từ ban đầu, tôi tập trung vào những mệnh lệnh chuyển đổi trong nền kinh tế hiện đại của Trung Quốc, cụ thể là tiến trình chuyển đổi từ mô hình nhà sản xuất thành công lâu nay sang mô hình ngày càng được thúc đẩy bởi tiêu dùng của hộ gia đình. Tôi dành nhiều sự lưu tâm cho những rủi ro và cơ hội của sự tái cân bằng này cũng như những hệ quả liên quan đối với sự phát triển bền vững của Trung Quốc và nền kinh tế thế giới nói chung.

Trong khi nhiều “viên gạch” chủ chốt của tiến trình chuyển đổi của Trung Quốc đã được đặt vào đúng vị trí, đặc biệt là sự tăng trưởng vượt bực của ngành dịch vụ và tiến trình đô thị hóa nhanh chóng, thì rõ ràng đang xảy ra một chiều hướng chuyển đổi vừa mới mẻ vừa quan trọng khác: Trung Quốc đang chuyển đổi từ một kẻ tìm cách thích nghi với tiến trình toàn cầu hóa thành kẻ lèo lái tiến trình đó. Trên thực tế, Trung Quốc của tương lai đang đặt cược nhiều hơn vào mối liên kết của mình với một thế giới ngày càng hội nhập sâu rộng, và theo đó tạo ra một loạt những rủi ro và cơ hội mới. Continue reading “Suy nghĩ lại về tương lai Trung Quốc”

Có phải Lưu Hiểu Ba đã chết vô ích?

Nguồn: Minxin Pei, “Did Liu Xiaobo Die for Nothing?Project Syndicate, 16/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cái chết tương đối đột ngột của Lưu Hiểu Ba, nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc bị giam cầm và là chủ nhân giải Nobel Hòa bình, là một tổn thất lớn. Đồng thời nó cũng gửi đi một thông điệp mạnh mẽ: giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đang quyết tâm bảo vệ độc quyền chính trị của mình bằng mọi phương tiện và bằng mọi giá.

Ông Lưu, 61 tuổi, từng là nhà phê bình văn học và người ủng hộ có tiếng cho các quyền con người và phản kháng bất bạo động, đã trải qua tám năm cuối đời sau song sắt vì những cáo buộc ngụy tạo về tội “lật đổ [chính quyền].” Tội trạng thực sự của ông là kêu gọi dân chủ ở Trung Quốc. Trước khi bị bắt giam, ông đã liên tục bị cảnh sát giám sát và sách nhiễu. Khi ông được trao giải Nobel năm 2010, chính quyền Trung Quốc không những ngăn cản gia đình ông đến Oslo nhận giải mà còn đặt vợ ông vào vòng quản thúc tại gia. Continue reading “Có phải Lưu Hiểu Ba đã chết vô ích?”

Hoa Kỳ đang đánh mất Châu Á vào tay Trung Quốc

Nguồn: Ely Ratner & Samir Kumar, “The United States Is Losing Asia to China”, Foreign Policy, 12/05/2017.

Biên dịch: Vũ Thành Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Với việc Washington đang ở trong tình trạng hỗn độn, Diễn đàn Vành đai và Con đường bắt đầu vào cuối tuần này ở Bắc Kinh là một sự báo động cho thấy vị thế lãnh đạo của Mỹ ở Châu Á đang gặp nguy hiểm. Trong hai ngày, Trung Quốc sẽ đón tiếp hơn 1.200 đại biểu đến từ 110 quốc gia, trong đó có 29 nguyên thủ quốc gia. Sự kiện sẽ tập trung vào chương trình “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc – gần đây đã được đổi tên thành “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (Belt and Road Initiative – BRI) – nhằm cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết để kết nối Châu Á, Trung Đông và Châu Âu.

Theo thông báo của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào năm 2013, BRI rất tham vọng, với kế hoạch đầu tư khoảng 1 nghìn tỷ USD vào hơn 65 nước. Mặc dù những hoài nghi đã được nêu lên về tính mới mẻ, giá trị và tính khả thi của nhiều dự án được đề xuất, nhưng các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới – với mong muốn đạt được triển vọng tốt hơn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của họ – cũng đang phấn khởi tham gia. Đây là biểu hiện gần đây nhất của vai trò lãnh đạo của Trung Quốc vào thời điểm mà cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực này ít chắc chắn hơn bao giờ hết. Continue reading “Hoa Kỳ đang đánh mất Châu Á vào tay Trung Quốc”

Cuộc khổ nạn của Lưu Hiểu Ba

Nguồn: Perry Link, “The Passion of Liu Xiaobo,” The New York Review of Books, July 13, 2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng & Tram Nguyen

Cuối những năm 1960, Mao Trạch Đông, người cầm lái vĩ đại của Trung Quốc, đã khuyến khích trẻ em và thanh thiếu niên đấu tố thầy cô và bố mẹ mình, đả đảo “ngưu quỷ xà thần,” và “làm cách mạng.” Trên thực tế, điều này đồng nghĩa với việc đóng cửa trường học ở Trung Quốc. Trong những thập niên sau đó, nhiều người đã lên án việc tước bỏ giáo dục của cả một thế hệ.

Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), chủ nhân giải Nobel Hòa bình năm 2010, người bị kết án 11 năm tù vì “kích động lật đổ” chính phủ Trung Quốc vừa qua đời hôm thứ Năm (13/07/2017), đã thể hiện một con đường khác. Ông Lưu, sinh năm 1955, mới 11 tuổi khi các trường học đóng cửa, nhưng ông vẫn tiếp tục đọc sách, ở bất cứ đâu ông tìm được. Không có giáo viên dạy ông về việc chính phủ muốn ông nghĩ về cái mình đọc như thế nào, ông bắt đầu tự mình suy nghĩ—và ông thích điều đó. Mao vô tình đã dạy cho ông một bài học đi ngược lại chính mục đích của Mao là biến trẻ em thành “hồng tiểu binh.” Continue reading “Cuộc khổ nạn của Lưu Hiểu Ba”

Quá trình từ bỏ kinh doanh của quân đội Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Gốc rễ lịch sử của việc quân đội làm kinh tế ở Trung Quốc

Việc quân đội tham gia vào các hoạt động thương mại không chỉ đơn thuần xoay quanh vấn đề lợi ích kinh tế. Mối quan hệ giữa quân đội và các hoạt động kinh doanh nằm trong mối quan hệ tương tác lớn hơn và phức tạp hơn rất nhiều giữa một bên là thiết chế nhà nước và một bên là quân đội, giữa xu hướng chuyên nghiệp hoá và xu hướng thương mại hoá. Vai trò của quân đội là khác nhau trong từng thời điểm lịch sử cụ thể tương ứng với từng thể chế chính trị cụ thể. Hãy cùng tìm hiểu mối quan hệ tuy đơn giản mà phức tạp này tại Trung Quốc. Continue reading “Quá trình từ bỏ kinh doanh của quân đội Trung Quốc”

Vành đai và Con đường dưới góc nhìn địa chiến lược

Nguồn: Joseph S. Nye, “Xi Jinping’s Marco Polo Strategy,” Project Syndicate, 12/06/2017.

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tháng 5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chủ trì diễn đàn “Vành đai và Con đường” được dàn dựng kỹ lưỡng tại Bắc Kinh. Sự kiện kéo dài hai ngày đã thu hút 29 nguyên thủ quốc gia, trong đó có Tổng thống Nga Vladimir Putin, và 1.200 đại biểu từ hơn 100 nước. Ông Tập gọi Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc là “dự án thế kỷ.” 65 nước có liên quan trong sáng kiến này chiếm hai phần ba diện tích đất liền thế giới và có số dân khoảng 4,5 tỷ người.

Bắt đầu được thông báo vào năm 2013, kế hoạch của ông Tập nhằm kết nối lục địa Á-Âu thông qua việc đầu tư hàng nghìn tỷ đô la vào cơ sở hạ tầng trải dài từ Trung Quốc đến châu Âu, mở rộng sang cả Đông Nam Á và Đông Phi, đã được gọi là Kế hoạch Marshall mới của Trung Quốc, cũng như là một nỗ lực nhằm đạt được một đại chiến lược của nước này. Một số nhà quan sát còn nhìn nhận diễn đàn này là một phần nỗ lực của ông Tập nhằm lấp đầy khoảng trống sau khi Donald Trump rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương của Barack Obama. Continue reading “Vành đai và Con đường dưới góc nhìn địa chiến lược”

Ai chiếm ưu thế nếu xảy ra chiến tranh Trung – Nhật?

Tác giả: Tiết Dung (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tình trạng tranh chấp lãnh thổ biển đảo giữa Trung Quốc với Nhật đang làm cho tình cảm chủ nghĩa dân tộc ở hai nước ngày một lên cao gay gắt, những tiếng la ó đòi “đánh” vang lên nhức nhối.

Nếu xét tới các lợi ích lớn về chính trị và kinh tế của hai nước thì có thể thấy vụ tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư khó có khả năng dẫn đến cuộc chiến tranh Trung Quốc – Nhật Bản lần thứ ba.[1] Thế nhưng một khi cuộc chiến tranh này nổ ra, nó sẽ đem lại ảnh hưởng có tính hủy diệt đối với Trung Quốc. Vì thế ở đây cần phân tích nghiêm chỉnh tác hại và hậu quả của khả năng xảy ra chiến tranh. Continue reading “Ai chiếm ưu thế nếu xảy ra chiến tranh Trung – Nhật?”

Định mệnh chiến tranh? Trung Quốc, Hoa Kỳ, và bẫy Thucydides

Nguồn: Gideon Rachman, “Destined for War? China, America, and the Thucydides Trap,” Financial Times, 31/03/2017.

Biên dịch: Dương Thị Thùy Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khi Tập Cận Bình chuẩn bị gặp Donald Trump ở Florida vào tuần tới, các nhân viên của ông rất có thể sẽ muốn có một bản bông của cuốn sách quan trọng mới của Graham Allison về quan hệ Mỹ-Trung mang một nhan đề u ám: Destined for War (“Định mệnh chiến tranh”).

Vị chủ tịch Trung Quốc đã quen thuộc với các tác phẩm của Allison, một giáo sư ngành quản trị chính quyền tại Đại học Harvard. Tháng 11 năm 2013, tôi tham dự một cuộc họp với Chủ tịch Tập tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, nơi ông Tập nói với một nhóm khách người phương Tây rằng “Tất cả chúng ta đều phải cùng nỗ lực để tránh bẫy Thucydides.” Continue reading “Định mệnh chiến tranh? Trung Quốc, Hoa Kỳ, và bẫy Thucydides”

Trung Quốc vẫn chưa thắng trên Biển Đông

Nguồn: Walter Lohman, “China hasn’t won yet in the South China Sea”GIS Reports Online 06/06/2017.

Biên dịch: Bùi Ngọc Hà | Hiệu đính: Huệ Việt

Trung Quốc đã thực hiện được nhiều hoạt động trên Biển Đông – xây dựng các căn cứ quân sự trên các đảo, trang bị vững chắc về kinh tế và yêu sách chủ quyền lãnh thổ. Những diễn biến đó đã khiến nhiều người tin rằng quốc gia này đang nắm được lợi thế trong cuộc chiến địa chính trị cam go. Tuy nhiên, xem xét kỹ hơn thì thấy Trung Quốc còn rất xa mới có thể hoàn thành được những mục tiêu của mình – thậm chí Trung Quốc còn có một số thất bại nghiêm trọng.

Để biết liệu Trung Quốc đã đạt được những mục tiêu của mình hay chưa, trước hết ta phải hiểu những mục tiêu đó là gì. Có ba điều Bắc Kinh muốn đảm bảo ở Biển Đông. Đó là: chủ quyền, ưu thế chiến lược và lợi ích kinh tế. Continue reading “Trung Quốc vẫn chưa thắng trên Biển Đông”

Mô hình ‘một đất nước, hai chế độ’ thất bại ở Hồng Kông

Nguồn: Minxin Pei, “One Country, One System,” Project Syndicate, 29/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 1 tháng 7 này đánh dấu 20 năm Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc, dưới một mô hình được gọi là “một đất nước, hai chế độ.” Nhưng một câu hỏi không thể tránh khỏi sẽ phủ bóng lên các lễ kỷ niệm chính thức: Có thật là có gì để kỷ niệm hay không?

Nếu chúng ta hỏi Đặng Tiểu Bình, kiến trúc sư của mô hình “một đất nước, hai chế độ,” rằng lễ kỷ niệm 20 năm cuộc trao trả sẽ như thế nào, có lẽ ông sẽ nói rằng các cư dân Hồng Kông sẽ nâng ly chúc mừng sự thịnh vượng và tự do của mình. Về phần mình, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ thể hiện sự đáng tin cậy và khả năng quản trị của mình, qua đó cuối cùng cũng xoa dịu được “dàn đồng ca” của những người bi quan đã nghi ngờ Đảng Cộng sản Trung Quốc và sự chân thành trong những lời hứa hẹn của Đảng đối với Hồng Kông. Continue reading “Mô hình ‘một đất nước, hai chế độ’ thất bại ở Hồng Kông”