Made in China 2025: Tham vọng phát triển ngành chế tạo của Trung Quốc

Tổng hợp: Nguyễn Hải Hoành

Bản kế hoạch 10 năm đầy tham vọng

Năm 2015, Bắc Kinh công bố dự án “Chế tạo tại Trung Quốc 2025” (Made in China 2025). Đây là bản kế hoạch 10 năm phát triển ngành công nghiệp chế tạo, một sáng kiến chiến lược đầy tham vọng nhằm biến TQ thành siêu cường chế tạo cạnh tranh được với Mỹ. Sau khi công bố, “Chế tạo tại TQ 2025” đã trở thành chủ đề khiến cho các doanh nghiệp và chính phủ trên thế giới lo ngại, bởi lẽ như nhà bình luận người Australia N. O’Connor nói “Kế hoạch này rất táo bạo vì nó nhằm tới việc đưa TQ thống trị toàn thế giới”. Nó được cho là đang làm tăng sự căng thẳng trong cuộc chiến tranh thương mại TQ-Mỹ. Báo Mỹ gần đây đưa tin dường như TQ đang soạn thảo một kế hoạch mới thay cho “Chế tạo tại TQ 2025”, hoãn một số mục tiêu nhằm giảm căng thẳng thương mại. Continue reading “Made in China 2025: Tham vọng phát triển ngành chế tạo của Trung Quốc”

Vị thế Châu Âu trong cuộc đối đầu Trung – Mỹ

Nguồn: Mark Leonard, “The End of “Chimerica””, Project Syndicate, 25/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc đối đầu leo thang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang mở ra một thế giới lưỡng cực. Những thập niên qua đã được định hình chủ yếu bởi sự hợp tác giữa các cường quốc hàng đầu thế giới, nhưng một vài thập niên tiếp theo sẽ được đánh dấu bằng sự cạnh tranh một mất một còn. Như đã diễn ra, toàn cầu hóa và tăng cường quan hệ giữa các nước đang nhường chỗ cho cái gọi là sự tách rời giữa họ với nhau. Các quốc gia và khu vực đang phân tách thành các nhóm kinh tế và địa chính trị nhỏ hơn dưới danh nghĩa “giành lại sự kiểm soát”.

Tất cả những xu hướng này đã được thể hiện trong cuộc chiến chống lại gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei, một công ty đa quốc gia mua linh kiện từ Mỹ, Châu Âu, Brazil và các nơi khác, rồi bán sản phẩm của mình ở 170 quốc gia và đang dẫn đầu việc mở rộng mạng 5G tại nhiều nơi trên thế giới. Cho đến gần đây, các doanh nghiệp phương Tây vẫn chào đón các sản phẩm chất lượng cao, giá rẻ của Huawei; sự hiện diện của Huawei khiến các công ty công nghệ Mỹ và châu Âu phải luôn nỗ lực. Continue reading “Vị thế Châu Âu trong cuộc đối đầu Trung – Mỹ”

Lễ giáo phong kiến liên quan gì với nạn ăn thịt người ở TQ thời xưa?

Tác giả: Nguyên Hải

Trong Nhật ký người điên, Lỗ Tấn mượn lời người điên để tố cáo bản chất ăn thịt người của lễ giáo phong kiến: “Mình đã sống bao nhiêu năm ở một nơi người ta ăn thịt lẫn nhau”… “Sách thánh hiền chép toàn những điều nhân nghĩa nhưng người đọc chỉ thấy thấp thoáng giữa các trang sách mấy chữ Ăn Thịt Người!

Thánh hiền ở đây là Khổng Tử, nhà sáng lập Nho giáo với thành phần chính là lễ giáo phong kiến. Như vậy giữa Nho giáo với nạn ăn thịt người có mối quan hệ gì chăng? Bài này thử bàn chuyện ấy. Việc này nên làm, vì Nho giáo hiện nay vẫn còn tác động tới đời sống mọi mặt ở ta, làm chậm bước tiến của nền dân chủ, do đó cần phê phán mặt tiêu cực của Nho giáo. Continue reading “Lễ giáo phong kiến liên quan gì với nạn ăn thịt người ở TQ thời xưa?”

Giải mã vấn đề nợ trong sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’

Biên dịch: Trần Quang

Liệu Bắc Kinh có thực sự tìm cách mua ảnh hưởng chính trị ở nước ngoài hay không?

Trung Quốc đang có một trong những dấu ấn phát triển toàn cầu lớn nhất. Nước duy nhất có các dòng chảy tài chính quốc tế chính thức lớn hơn là Mỹ.

Tuy nhiên, Washington chi cho Hỗ trợ phát triển chính thức nhiều gấp 4 lần so với Bắc Kinh. Phần lớn nhất của các dòng tiền chính thức của Trung Quốc được xếp vào khoản Tài chính chính thức khác và gần như chi cho các khoản vay để thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng, năng lượng và liên lạc. Continue reading “Giải mã vấn đề nợ trong sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’”

Quan hệ Trung – Mỹ: Từ tranh chấp thương mại sang đối đầu toàn diện

Tác giả: Mai Nhật Dương

Kế từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời ngày 1/10/1949 đến nay, chưa từng có một nhà lãnh đạo nước ngoài nào đưa ra “ tối hậu thư” với lời lẽ “trịch thượng” như Tổng thống Donald Trump tuyên bố cách đây ít ngày với lãnh đạo Trung Quốc: Ông Tập Cận Bình cần phải dự và gặp ông Trump tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Osaka cuối tháng 6/2019. Nếu không gặp, ông Trump sẵn sàng đánh thuế “ngay và luôn” đối với 300 tỷ USD hàng Trung Quốc chưa bị đánh thuế trong tổng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ. Continue reading “Quan hệ Trung – Mỹ: Từ tranh chấp thương mại sang đối đầu toàn diện”

Cuộc chiến chống lại chính sách Trung Quốc hóa của Mông Cổ

Biên dịch: Hoàng Tuấn Thịnh

Ngay sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố độc lập, Mao Trạch Đông đã tiến hành chính sách Trung Quốc hóa người Mông Cổ và bắt đầu thực thi nhiều hành động chống lại nền độc lập của Mông Cổ.

Lãnh tụ Mông Cổ lúc đó là  Khorloogiin Choibalsan nói với Yumjaagiin Tsedenbal rằng, “dã tâm của Trung Quốc đối với Mông Cổ là không bao giờ thay đổi, nhưng vì thông lệ ngoại giao, chúng ta sẽ gửi điện mừng cho họ”.  Vì vậy, Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ đã gửi điện mừng nhân ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tại Bắc Kinh, khi tiếp đoàn đại biểu Chính phủ Mông Cổ do Yumjaagiin Tsedenbal dẫn đầu, Mao Trạch Đông nói: “Trung Quốc đã áp bức Mông Cổ trong nhiều thế kỷ”. Yumjaagiin Tsedenbal lập tức đáp lại: “Người Mông Cổ chúng tôi cũng áp bức, làm khổ nhân dân Trung Quốc trong nhiều năm (ám chỉ việc Thành Cát Tư hãn và hậu duệ của ông đô hộ Trung Quốc gần 100 năm – ND); vấn đề này chúng ta không nên bàn luận nữa, nó có thể làm tất cả chúng ta đi lạc hướng; chúng ta cần phải nhìn về phía trước, hợp tác để cùng nhau phát triển”. Continue reading “Cuộc chiến chống lại chính sách Trung Quốc hóa của Mông Cổ”

Trung Quốc đang chuốc lấy thảm họa ở Hồng Kông

Nguồn: Min Xinpei, “China Is Courting Disaster in Hong Kong”, Project Syndicate, 13/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Thế giới đã bị choáng ngợp bởi các cuộc biểu tình đang diễn ra ở Hồng Kông chống lại việc chính quyền thành phố này đề xuất một đạo luật cho phép dẫn độ các nghi phạm hình sự sang Trung Quốc đại lục. Khoảng một triệu người – gần một phần bảy dân số của thuộc địa cũ này của Anh – đã xuống đường vào ngày 9 tháng 6 để phản đối dự luật, và một cuộc biểu tình lớn khác vào ngày 12 tháng 6 đã dẫn đến các cuộc đụng độ bạo lực giữa người biểu tình và cảnh sát.

Tuy nhiên, bất chấp các cuộc biểu tình lớn, chính phủ Trung Quốc vẫn quyết tâm đạt được mục đích của mình. Thay vì rút lại dự luật, các nhà lãnh đạo Hồng Kông do Bắc Kinh kiểm soát đã tiến hành thủ tục rút gọn và định tiến hành bỏ phiếu thông qua dự luật tại Hội đồng Lập pháp của thành phố vào cuối tháng này. Việc thông qua dự luật này sẽ là một thảm họa không chỉ đối với Hồng Kông mà cả với Trung Quốc. Continue reading “Trung Quốc đang chuốc lấy thảm họa ở Hồng Kông”

Chiến tranh thương mại phơi bày tử huyệt của Trung Quốc như thế nào?

Nguồn: Graeme Maxton, “The trade war shows China’s economic dream is dying,  South China Morning Post, 11/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong nhiều thập niên, con đường phát triển của Trung Quốc đã có vẻ rõ ràng. Quản lý nhà nước trong các ngành công nghiệp chủ chốt cùng với tự do hóa thị trường ở một mức độ nhất định trong các ngành khác đã khiến người ta dễ hình dung rằng đất nước này sẽ sớm trở lại ánh hào quang của một siêu cường.

Nhưng điều đó bây giờ sẽ không xảy ra nữa. Trung Quốc sẽ phải chấp nhận một trật tự thế giới do Mỹ thống trị hoặc bước vào làn đường chậm. Sẽ không có thế kỷ Thái Bình Dương và tất cả những sai trái lịch sử đó sẽ không được sửa chữa, chắc chắn là không phải lúc này. Continue reading “Chiến tranh thương mại phơi bày tử huyệt của Trung Quốc như thế nào?”

Mỹ ‘tấn công’ Trung Quốc: Bổn cũ soạn lại

Nguồn: Stephen S. Roach, “Japan Then, China Now”, Project Syndicate, 27/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

“Khi các chính phủ cho phép làm giả hoặc sao chép các sản phẩm của Mỹ, họ đang đánh cắp tương lai của chúng ta và đó không còn là thương mại tự do nữa”. Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đã bình luận như vậy về Nhật Bản sau khi Hiệp định Plaza được ký vào tháng 9 năm 1985. Trên nhiều khía cạnh, những gì đang diễn ra hôm nay giống như một phiên bản làm lại của bộ phim thập niên 1980 này, nhưng với một ngôi sao truyền hình thực tế thay thế một ngôi sao điện ảnh Hollywood trong vai tổng thống – và với một nhân vật phản diện mới thay cho Nhật Bản.

Hồi những năm 1980, Nhật Bản được coi là mối đe dọa kinh tế lớn nhất của nước Mỹ – không chỉ vì những cáo buộc về hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ, mà còn vì những lo ngại về thao túng tiền tệ, chính sách công nghiệp do nhà nước bảo trợ của Nhật, sự suy yếu của ngành chế tạo Hoa Kỳ và thâm hụt thương mại lớn của Mỹ với Nhật. Trong cuộc đối đầu với Mỹ, Nhật Bản cuối cùng đã nhượng bộ, nhưng họ đã phải trả giá đắt khi làm như vậy – gần ba “thập niên mất mát” với kinh tế đình trệ và giảm phát. Ngày nay, cốt truyện tương tự nhưng nhân vật chính là Trung Quốc. Continue reading “Mỹ ‘tấn công’ Trung Quốc: Bổn cũ soạn lại”

Chiến tranh thương mại tác động đến tài chính: Trường hợp Alibaba

Nguồn: The trade war and finance”, The Economist, 30/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nếu bạn muốn tìm hiểu sự nguội lạnh dần trong quan hệ Mỹ – Trung đang làm biến đổi môi trường kinh doanh toàn cầu như thế nào, một nơi tốt bạn nên tìm đến là Alibaba, một gã khổng lồ internet. Đó là công ty có giá trị lớn nhất và được ngưỡng mộ nhất của Trung Quốc, trị giá 400 tỷ đô la. Trong năm năm qua, nó cũng là một “sản phẩm lai” nằm vắt qua hai siêu cường, bởi vì cổ phiếu của công ty chỉ được niêm yết ở Mỹ. Bây giờ Alibaba đang xem xét một khoản niêm yết trị giá 20 tỷ đô la ở Hồng Kông, theo Bloomberg. Bối cảnh của quyết định này là nguy cơ ngày càng tăng của việc Mỹ tiến hành các động thái chống lại lợi ích của Trung Quốc, cũng như vai trò ngày càng tăng của thị trường vốn Hồng Kông. Việc niêm yết ở đó sẽ là một chỉ dấu cho thấy các công ty Trung Quốc đang “mua bảo hiểm” để giảm sự phụ thuộc vào nguồn tài chính phương Tây. Continue reading “Chiến tranh thương mại tác động đến tài chính: Trường hợp Alibaba”

Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P7)

Nguồn: America and China must manage their rivalry or risk disaster”, The Economist, 16/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Mỹ và Trung Quốc phải quản lý sự cạnh tranh nếu muốn tránh thảm họa

Nếu hỏi các chuyên gia Mỹ cuộc cạnh tranh nước lớn với Trung Quốc có thể kết thúc ra sao, thì người ta sẽ thấy các tình huống tốt nhất mà họ đưa ra đều rất giống nhau. Họ mô tả một tương lai gần trong đó Trung Quốc sẽ dàn trải sức mạnh quá mức và vấp ngã. Họ tưởng tượng một Trung Quốc bị trừng phạt bởi tăng trưởng chậm lại ở trong nước và sự phản ứng gay gắt chống lại sự quyết đoán của mình ở nước ngoài. Họ hy vọng Trung Quốc có thể nhìn lại trật tự toàn cầu và tìm kiếm một vai trò lãnh đạo trong trật tự đó thay vì tìm cách thiết lập một trật tự mới. Continue reading “Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P7)”

Bi kịch kéo dài của Thảm sát Thiên An Môn

Nguồn: Minxin Pei, “The Lasting Tragedy of Tiananmen Square”, Project Syndicate, 31/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Bước tiến của Trung Quốc hướng tới một xã hội mở đã kết thúc khi Giải phóng Quân Trung Quốc (PLA) tàn sát ít nhất hàng trăm người, nếu không phải là hàng ngàn người biểu tình ôn hòa trong và xung quanh Quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh vào ngày 3-4 tháng 6 năm 1989. Cuộc đàn áp đã để lại một vết nhơ lâu dài cho sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bất chấp những nỗ lực không ngừng nghỉ của chế độ nhằm tẩy trắng lịch sử và đàn áp ký ức tập thể.

Ba thập niên sau, hậu quả từ quyết định của ĐCSTQ trong việc đè bẹp cuộc biểu tình đã trở nên ngày càng khó tránh hơn. Nhìn lại, rõ ràng thảm kịch này đã làm thay đổi tiến trình lịch sử Trung Quốc một cách sâu sắc, làm đất nước này mất đi khả năng chuyển đổi dần dần và hòa bình sang một trật tự chính trị tự do và dân chủ hơn. Continue reading “Bi kịch kéo dài của Thảm sát Thiên An Môn”

Đừng để ‘triều cống’ đánh lừa: Quan hệ Trung Hoa và Đông Nam Á thời Tống

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Bài viết này đặt lại vấn đề tiếp cận quan hệ “triều cống” như mô thức trung tâm trong các nghiên cứu quan hệ giữa Đông Nam Á với Trung Hoa. Thông qua việc khảo sát tương tác giữa các vương quốc Đông Nam Á với nhà Tống (thế kỷ X-XIII), bài viết lập luận rằng có sự dịch chuyển liên tục trong cấu trúc tương tác giữa Trung Hoa với Đông Nam Á mà khái niệm “triều cống” tỏ ra cứng nhắc và không phản ánh hết được những thay đổi của mô hình tương tác này, bao gồm việc di cư và sự bùng nổ của thương mại tư nhân. Điều này có thể gợi ý về sự cần thiết phải đặt triều cống trong khung cảnh của các mối tương tác hơn là đặt các mối tương tác trong khung cảnh triều cống. Với cách thức đó, bài viết này thách thức góc nhìn truyền thống về vai trò và quyền lực của ‘triều cống’ trong lịch sử bang giao Đông Á. Continue reading “Đừng để ‘triều cống’ đánh lừa: Quan hệ Trung Hoa và Đông Nam Á thời Tống”

Cuộc chiến Mỹ – Trung: Đoản binh và trường trận

Tác giả: Nguyễn Phú Trường

Đoản binh và trường trận

Trong những ngày gần đây khi cuộc thương chiến giữa Mỹ và Trung Quốc tăng nhiệt, mặc dù trong dân chúng nổi lên làn sóng tiếng nói phản đối Mỹ, nhưng dường như giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc vẫn có sự kiềm chế nhất định. Tuy Chủ tịch Tập Cận Bình đi thăm nhà máy sản xuất đất hiếm gợi ra những cảnh báo ngầm về sự trả đũa nhưng đại sứ Thôi Thiên Khải trong khi phê phán Mỹ trừng phạt Huawei vẫn đề cập đến khả năng nối lại đàm phán giữa đôi bên.

Nhiều dự báo cho rằng cuộc chiến giữa đôi bên sẽ sớm kết thúc, dựa trên cơ sở tổng thống Donald Trump cần một thỏa thuận để chuẩn bị cho cuộc bầu cử sắp tới vào năm 2020. Tuy nhiên cũng có ý kiến phê phán đó là sai lầm của giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc cho rằng ông Trump cần thỏa thuận bằng mọi giá, đã điều chỉnh, rút lại nhiều nội dung thỏa thuận vào phút cuối dẫn đến sự nổi giận của ông Trump nâng thuế lên 25% đối với 200 tỷ đô la hàng hóa của Trung Quốc và những động thái tiếp theo với các hãng công nghệ Trung Quốc. Continue reading “Cuộc chiến Mỹ – Trung: Đoản binh và trường trận”

Vành đai và Con đường sẽ trở thành gánh nặng của Trung Quốc?

Nguồn: Yasheng Huang, “Can the Belt and Road Become a Trap for China?”, Project Syndicate, 22/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các nhà phê bình thường cho rằng Trung Quốc đang sử dụng Sáng kiến ​​Vành đai và Đường bộ (BRI) khổng lồ của mình như một hình thức “ngoại giao bẫy nợ” manh tính cưỡng ép để kiểm soát các quốc gia tham gia chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng xuyên quốc gia này. Nguy cơ này, như Deborah Brautigam của Đại học John Hopkins gần đây lưu ý, thường bị truyền thông phóng đại. Trên thực tế, BRI có thể trở thành một loại rủi ro khác – đối với ngay chính Trung Quốc.

Tại hội nghị thượng đỉnh BRI gần đây tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như ghi nhận các chỉ trích về bẫy nợ. Trong bài phát biểu của mình, ông Tập nói rằng “xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao, bền vững, ít rủi ro, giá cả hợp lý và có sự tham gia của nhiều bên sẽ giúp các quốc gia tận dụng tối đa các nguồn lực tài nguyên của họ”. Continue reading “Vành đai và Con đường sẽ trở thành gánh nặng của Trung Quốc?”