Người Nhật phát triển Hán ngữ hiện đại

Tác giả: Nguyễn  Hải Hoành

Việt Nam, Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên chịu ảnh hưởng rất lớn của văn hóa Trung Quốc (TQ), thời xưa đều từng mượn chữ Hán của người TQ làm chữ viết cho nước mình trong nhiều nghìn năm, làm nên Vành đai văn hóa Hán ngữ. Nhưng người Nhật không chỉ vay mượn một chiều mà từ cuối thế kỷ 19 còn dùng chữ Hán để sáng tạo ra nhiều từ ngữ mới tương ứng với các khái niệm khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội-nhân văn hiện đại trong văn minh phương Tây. Những từ ngữ chưa từng có trong Hán ngữ ấy lại du nhập về TQ, trở thành một phần quan trọng trong Hán ngữ hiện đại của người TQ, được người TQ, Việt Nam, Triều Tiên/Hàn Quốc sử dụng một cách phổ biến và quen thuộc tới mức rất nhiều người không biết đó là những từ ngữ đến từ Nhật mà vẫn tưởng là của TQ. Continue reading “Người Nhật phát triển Hán ngữ hiện đại”

Trump sẽ làm đảo lộn quan hệ Mỹ – Trung?

Nguồn: Yasheng Huang, “A bull named Trump in a shop called China,” Project Syndicate, 03/01/2017.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong số những công kích nguy hiểm nhất của tổng thống đắc cử Donald Trump thì có một số là nhằm vào Trung Quốc. Ông cáo buộc nước này đã “cưỡng hiếp” Hoa Kỳ bằng các chính sách thương mại của mình, bịa ra sự ấm lên toàn cầu như một “trò lừa bịp” nhằm làm suy yếu khả năng cạnh tranh của Mỹ. Vậy thì tại sao nhiều cố vấn chính sách và nhà bình luận của Trung Quốc lại rất lạc quan về tương lai của quan hệ Trung-Mỹ?

Lý giải dường như nằm ở việc Trump là một doanh nhân, và diễn đạt theo ý của Tổng thống Hoa Kỳ Calvin Coolidge thì việc kinh doanh với Trung Quốc chính là việc kinh doanh của Mỹ. Theo lối suy nghĩ này, Trung Quốc có thể dễ dàng hợp tác với một người làm ăn bốc đồng như Trump hơn so với một người được cho là thiên về “ý thức hệ” như Hilary Clinton. Continue reading “Trump sẽ làm đảo lộn quan hệ Mỹ – Trung?”

Tư duy người Trung Quốc trong mắt một người phương Tây


Tác giả: Kiệt Phu | Biên dịch: Mộc Vệ

Ông Lexus, một người Đức từng du học ở Trung Quốc vừa có phát ngôn gây tranh luận rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc. Ông Lexus nói: trên weibo, ông thấy người Trung Quốc rất khó hiểu, dường như ông nói gì cũng bị người Trung Quốc chửi bới. Ông còn đề cập một hiện tượng: “Những bài viết bị gỡ bỏ trên weibo đa số là vì có người tố giác. Tôi cảm thấy mọi người luôn rình rập lẫn nhau, thật khó hiểu. Chúng ta chỉ nên tố giác phần tử xấu xa khủng bố. Còn đối với người khác quan điểm mà hành động như thế là hỏng bét, hệ quả là mọi người tự tạo thành thói quen kiểm duyệt chính mình, những điều nên nói lại không dám nói, gặp ai cũng phải cảnh giác”.

Ông Lexus cảm nhận, trên weibo người ta chỉ tìm cách chụp mũ và chửi nhau. Dường như nhiều người Trung Quốc không kể lý lẽ, không thích nghe nói lý sự… Phải giải thích về vấn đề này như thế nào? Continue reading “Tư duy người Trung Quốc trong mắt một người phương Tây”

Chu Hữu Quang: Cha đẻ bính âm, nhà bất đồng chính kiến

Nguồn: Margalit Fox, “Zhou Youguang, Who Made Writing Chinese as Simple as ABC, Dies at 111,” The New York Times, 14/01/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin ông Chu Hữu Quang (Zhou Youguang), người được biết đến với tư cách là cha đẻ của bính âm Hán ngữ (pinyin) vì đã tạo nên một hệ thống viết chữ Hán bằng bảng chữ cái Latinh vốn trở thành tiêu chuẩn quốc tế kể từ khi được giới thiệu cách đây khoảng 60 năm, đã qua đời hôm thứ Bảy ở Bắc Kinh. Ông thọ 111 tuổi.

Trong những thập niên gần đây, với sự tự tin vì có tuổi thọ trời ban, ông Chu cũng là một người phê bình thẳng thắn chính quyền Trung Quốc.

“Họ làm được gì,” ông hỏi thẳng trong một cuộc phỏng vấn với BBC năm 2012. “Đến bắt tôi đi?” Continue reading “Chu Hữu Quang: Cha đẻ bính âm, nhà bất đồng chính kiến”

Trung Quốc bình luận về diễn văn nhậm chức của Trump

Nguồn: Thời báo Hoàn Cầu | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sáng ngày 20 tháng 1 theo giờ địa phương, tức ngày 21 giờ Bắc Kinh, Tổng thống thứ 45 nước Mỹ Donald Trump chính thức tuyên thệ nhậm chức. Ông đã đọc một bài diễn văn nhậm chức có màu sắc cá nhân rất mạnh. Bài diễn văn này nhất định sẽ gây ra sự đánh giá vô cùng phức tạp tại nước Mỹ và trên toàn thế giới.

Trước mặt mấy vị Tổng thống tiền nhiệm, đầu tiên Trump công khai công kích chính sách đối nội đối ngoại trước đây của Mỹ, mô tả nước Mỹ trước đó mỗi ngày đều là sai lầm, ông điểm lại từng thất bại trong các lĩnh vực đời sống dân chúng. Ông tuyên bố: “Hôm nay không chỉ là sự chuyển giao quyền lực từ Tổng thống tiền nhiệm sang Tổng thống kế nhiệm, từ một chính đảng này sang một chính đảng khác”, mà là “sự chuyển giao quyền lực từ Washington vào tay nhân dân Mỹ”. Continue reading “Trung Quốc bình luận về diễn văn nhậm chức của Trump”

Sự thật về cuộc gặp Mao Trạch Đông – Stalin

Biên dịch:  Nguyễn  Hải Hoành

Mao Trạch Đông cả đời chỉ ra nước ngoài có hai lần. Lần thứ nhất là tháng 12/1949 đi Liên Xô gặp Stalin ký “Hiệp ước Hữu hảo đồng minh hỗ trợ Trung Quốc-Liên Xô”. Lần ấy Mao Trạch Đông ở Liên Xô 59 ngày. Lần thứ hai là hạ tuần tháng 10/1957 đi Liên Xô dự Hội nghị các đảng Cộng sản toàn thế giới và cùng Khrushchev duyệt cuộc diễu hành tại Quảng trường Đỏ nhân ngày lễ kỷ niệm 40 năm Cách mạng Tháng Mười.

  1. Trả lại sự thật cho lịch sử

Năm 2007, Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (TQ) và các đài địa phương từng mấy lần đưa tin về cuộc đời của nhà ngoại giao lão thành Vương Gia Tường [Đại sứ TQ đầu tiên tại Liên Xô], trong bản tin có nhấn mạnh: tháng 12/1949 Mao Trạch Đông sau khi đến Liên Xô bị Stalin đối xử lạnh nhạt nên ông muốn về nước sớm; sau khi Mao Trạch Đông tiếp các nhà báo và công bố bài “Trả lời nhà báo”, Stalin mới gặp Mao bàn các vấn đề quan trọng. Continue reading “Sự thật về cuộc gặp Mao Trạch Đông – Stalin”

Trung Quốc dựa vào Kissinger để tìm hiểu Trump

Nguồn: “China, Grappling With Trump, Turns to ‘Old Friend’ Kissinger”, Bloomberg News, 2/12/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cựu ngoại trưởng Mỹ gặp các lãnh đạo Trung Quốc ở Bắc Kinh. Ông vẫn là cầu nối ưa thích của Bắc Kinh trong việc tìm hiểu Mỹ.

Như ông đã làm trong nhiều thập niên qua, Henry Kissinger tiếp tục đi lại giữa Mỹ và Trung Quốc để tháo gỡ căng thẳng, lần này là khi Chủ tịch Tập Cận Bình nỗ lực quan sát mức độ mà những phát ngôn bài Trung Quốc của tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ theo chân ông vào Nhà Trắng.

Vị cựu ngoại trưởng 93 tuổi, người bí mật dàn xếp chuyến thăm Trung Quốc mang tính bước ngoặt của tổng thống Richard Nixon vào năm 1972, đến Bắc Kinh để gặp các lãnh đạo nhà nước Trung Quốc vào ngày thứ 6 (2/12), chỉ hai tuần sau khi gặp Trump ở New York. Dù không nhiều nội dung của cuộc họp kín với Kissinger được tiết lộ, các quan chức Trung Quốc đang cố gắng xác định xem liệu chính quyền mới có gia tăng đối đầu về các tranh chấp thương mại và lãnh thổ như Trump đã hứa khi vận động tranh cử hay không. Continue reading “Trung Quốc dựa vào Kissinger để tìm hiểu Trump”

Ngoại giao đường sắt cao tốc của Trung Quốc

Nguồn:  Tom Zoellner, “China’s High-Speed Rail Diplomacy“, Foreign Affairs, 14/06/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thảo Ngọc & Vũ Hồng Trang

Cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ đang xuống cấp trầm trọng khi Hoa Kỳ đang lao đao với những nhà máy hạt nhân lâu đời, những cây cầu cũ kỹ và những xa lộ đầy ổ gà.

Trước kia, Hoa Kỳ xuất sắc trong việc xây dựng các dự án lớn, nhưng giờ đây lại kém xa các quốc gia khác, đặc biệt trong xây dựng đường sắt. Ngay cả việc tìm nguồn tiền bảo trì đường ray cũng là cả một vấn đề. Ngày 12 tháng 5 năm ngoái, vài giờ sau khi một tàu khách trật bánh gần Philadelphia, Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu đồng ý cắt 252 triệu đô-la ngân sách dành cho Amtrak, khiến hãng vận tải vốn đã lận đận này ngày càng đói kém. Continue reading “Ngoại giao đường sắt cao tốc của Trung Quốc”

Trung Quốc từng dùng thợ mỏ giúp xâm lăng Việt Nam

Tác giả: Hồ Bạch Thảo 

Việc Trung Quốc sử dụng công nhân tại các hầm mỏ như là đạo quân mai phục sẵn tại nước ta, không chỉ là sự tiên liệu của các nhà quân sự cẩn thận lo xa. Thực sự điều này đã xẩy ra dưới thời nhà Thanh, bằng cớ có thể dẫn ra từ chánh sử Trung Quốc Thanh Thực Lục.[1]

Mùa thu năm 1788, khi Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị nhận lệnh từ vua Càn Long, truyền hịch chuẩn bị xâm lăng nước ta; thì Phan Khải Ðức, viên trấn thủ Lạng Sơn của nhà Tây Sơn đầu hàng giặc; đám công nhân người Hoa làm việc tại các xưởng mỏ thuộc vùng thượng du Bắc Việt mà sử Trung Quốc gọi là “ xưởng dân   ” cũng nổi lên, sẵn sàng làm đạo quân tiên phong: Continue reading “Trung Quốc từng dùng thợ mỏ giúp xâm lăng Việt Nam”

Mấy điều đáng cười về cách nhìn lịch sử của người Trung Quốc

Tác giả: Phùng Học Vinh | Biên dịch: Hồ Bạch Thảo

Một học giả Trung Quốc vạch ra những ngộ nhận lịch sử của người Trung Quốc. Tác giả thiên kỳ văn này là Phùng Học Vinh, học giả về bộ môn lịch sử. Ông hiện sống tại Hương Cảng,  cũng là tác giả các sách về lịch sử như  Tại sao Nhật Bản xâm lăng Trung Hoa, Trắc diện về Lịch sử Trung Quốc, Tìm hiểu Lịch sử Bắc Dương.

Nguyên nhân do viết sử, nên thường cùng người trong nước đàm luận về lịch sử; đương nhiên không tránh được những lúc đỏ mặt tía tai để tranh luận. Lúc đầu người mình tiếp thu lịch sử có vấn đề là do tin tức sai, lâu rồi thành quen, sự sai lầm không phải từ tiếp thu mà thôi, mà còn cả cách thức tư duy nữa. Chiều nay nhàn hạ, bèn hạ bút bàn về vấn đề này, nhắm tỉnh ngộ. Cái gọi là lời nói thẳng khuyên bằng hữu thì không có gì không nói; hy vọng người trong nước đầu óc mở mang, thông minh ra, không còn tự lừa mình, lừa người nữa. Continue reading “Mấy điều đáng cười về cách nhìn lịch sử của người Trung Quốc”

Trung Quốc thay Mỹ ‘lãnh đạo thế giới’ được không?

us_china_flags-100525862-primary.idge

Tác giả: Hoàn cầu Thời báo | Biên dịch:  Nguyễn Hải Hoành

Trước thềm Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tổ chức tại Lima, Peru, dư luận phương Tây xuất hiện nhiều lời bàn luận về vấn đề quản trị thế giới. Do ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ và trong thời gian tranh cử ông đưa ra cương lĩnh chính trị tuyên bố nếu đắc cử thì sẽ hủy bỏ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và rút ra khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, nên một số cơ quan truyền thông phương Tây cho rằng Mỹ đang từ bỏ quyền lãnh đạo thế giới. Cũng có thể là lời nói khi tức giận, họ cho rằng “siêu cường mới” Trung Quốc sẽ thay Mỹ “lãnh đạo thế giới”. Continue reading “Trung Quốc thay Mỹ ‘lãnh đạo thế giới’ được không?”

Ba mối đe dọa đối với nền kinh tế Trung Quốc

china-economy-2

Nguồn: Zhang Jun, Three Threats to China’s Economy, Project Syndicate, 28/10/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sau nhiều thập niên “tăng trưởng thần kỳ”, nền kinh tế Trung Quốc gần đây lại trở thành một mối lo. Vài yếu tố đã nhận được rất nhiều sự chú ý, chẳng hạn như những món nợ chồng chất của các tập đoàn, hay công suất dư thừa của khu vực kinh tế nhà nước. Nhưng ba xu hướng ít được bàn luận tới dưới đây sẽ chỉ ra những mối đe dọa khác đối với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.

Đầu tiên, bất chấp sự suy giảm của tăng trưởng GDP, tổng tài chính xã hội – và đặc biệt là tín dụng ngân hàng – đã tăng lên. Điều này liên quan trực tiếp đến vấn đề nợ của Trung Quốc: việc các khoản nợ lớn được quay vòng giãn nợ đòi hỏi phải liên tục có thanh khoản, thậm chí ngay cả khi đầu tư thực tế không tăng. Những kiểu “mở rộng tín dụng” như vậy – mà thực sự là chỉ là nợ chồng nợ – là không bền vững. Continue reading “Ba mối đe dọa đối với nền kinh tế Trung Quốc”

Tác động của việc vay vốn Trung Quốc từ AIIB

AIIB_logo-2

Tác giả: Phạm Sỹ Thành & Trần Toàn Thắng

Các khoản vay từ Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) có thể bị định hướng bởi sáng kiến Một vành đai một con đường (OBOR) của Trung Quốc. Việt Nam cần cân nhắc việc có vay của AIIB và tham gia OBOR hay không.

Đáng lưu ý là sau khi ông Tập Cận Bình nêu lên ý tưởng về việc thực hiện OBOR, các định chế tài chính Trung Quốc đã tăng cường và triển khai các khoản cho vay của mình tại nước ngoài tập trung vào các quốc gia nằm dọc theo sáng kiến OBOR.

Số liệu cho thấy, các khoản cho vay của Trung Quốc kể từ năm 2013 đối với các quốc gia đã có sự dịch chuyển rõ nét theo hướng 67% các khoản cho vay của hai định chế cho vay phát triển lớn nhất Trung Quốc là CDB và CHEXIM (với số tiền 49,4 tỉ đô la Mỹ) tập trung vào OBOR (với lãi suất từ 4-4,5%/năm). Continue reading “Tác động của việc vay vốn Trung Quốc từ AIIB”

Tương lai quan hệ Mỹ – Trung dưới thời Donald Trump

trump-china

Nguồn: Minghao Zhao, “Which Way for US-China Relations Under Trump?”, Project Syndicate, 09/11/2016.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chiến thắng gây sốc của tỷ phú Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa rồi đã làm đảo lộn tất cả những nguyên tắc chắc chắn vốn định hình nền chính trị Mỹ và cả cách thế giới nghĩ về nước Mỹ. Trump giờ phải đối mặt với bản chất thực sự của công việc quản lý các mối quan hệ đối ngoại của Washington, và có thể nói không mối quan hệ nào quan trọng với thế giới hơn quan hệ Mỹ – Trung. Nhưng đây cũng là mối quan hệ bị đặt nhiếu hoài nghi nhiều nhất nếu xét theo phương hướng chiến dịch tranh cử của Trump. Continue reading “Tương lai quan hệ Mỹ – Trung dưới thời Donald Trump”

Giải mã danh hiệu ‘lãnh đạo nòng cốt’ của Tập Cận Bình

xi-core-leader-1

Nguồn: Peh Shing Huei, “Return of ‘core leader’ title implies a dismantling of CCP’s unwritten rules,” TODAY (Singapore), 04/11/2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Với những ai không theo dõi sát sao chính trị cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tin tức về việc chủ tịch Tập Cận Bình được trao danh hiệu mới là nhà “lãnh đạo nòng cốt” có vẻ giống chuyện bé xé ra to.

Tuy nhiên, cách gọi mới của ông Tập là một chuyện quan trọng. Nó mở đường cho việc tháo dỡ dần những quy tắc và chuẩn mực bất thành văn của Đảng Cộng sản vốn điều chỉnh hành vi của giới tinh hoa và quá trình chuyển giao lãnh đạo trong gần ba thập niên qua.

Nó cũng báo hiệu một kỷ nguyên mới của sự khó dự đoán ngày càng lớn trong cuộc đấu tranh quyền lực trong Đảng Cộng sản, xé rách những luật lệ hiện có. Continue reading “Giải mã danh hiệu ‘lãnh đạo nòng cốt’ của Tập Cận Bình”

Trung Quốc là kẻ thắng trong cuộc bầu cử Mỹ

trump-cn-1

Nguồn: James Palmer, “China Just Won The U.S. Election,” Foreign Policy, 09/11/2016.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang mong chờ một Tổng thống Trump, người mang lại ít sự đối đầu và thái độ đạo đức giả nhiều hơn. Nhưng chiến thắng của Bắc Kinh có thể khiến họ phải trả giá vào phút cuối.

Việc Donald Trump đắc cử sẽ là một thảm họa đối với bất kỳ ai quan tâm đến nhân quyền, sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ, và tự do truyền thông. Điều đó có nghĩa đây là một chiến thắng cho Bắc Kinh, nơi mà khi tôi đang ngồi viết bài, các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong khuôn viên Trung Nam Hải nguy nga chắc hẳn đang khui rượu và kể những câu chuyện đùa không hay (về Trump). Continue reading “Trung Quốc là kẻ thắng trong cuộc bầu cử Mỹ”

Nhân tố Trung Quốc trong quan hệ Ấn Độ- Bhutan

bhutan

Nguồn: Udisha Saklani & Cecilia Tortajada, “The China factor in India–Bhutan relations”, East Asia Forum, 15/10/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vòng 24 của cuộc đàm phán biên giới Trung Quốc- Bhutan diễn ra tại Bắc Kinh vào tháng 8 năm 2016 đã đưa một số khía cạnh địa chính trị của Nam Á thành tâm điểm. Mối quan hệ ngày càng thân thiết giữa Trung Quốc với Pakistan, và gần đây hơn là Nepal, đã luôn khiến Ấn Độ quan ngại trong nhiều năm qua. Có vẻ như hiện giờ quốc gia này đang mở rộng sự hiện diện của mình trong dãy Himalaya thông qua những đàm phán với một quốc gia láng giềng khác của Ấn Độ: Bhutan.

Gần đây có bằng chứng đáng kể về sự hiện diện ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại Nam Á. Vào tháng 8 năm 2015, Trung Quốc đã ký một loạt hiệp ước song phương với Nepal, sau khi Ấn Độ lên tiếng phản đối hiến pháp mới của Nepal và tạm thời chặn việc vận chuyển hàng hóa và nhiên liệu của Ấn Độ đến Nepal. Continue reading “Nhân tố Trung Quốc trong quan hệ Ấn Độ- Bhutan”

Trung Quốc sẽ quản lý tôn giáo như thế nào?

china-rel

Nguồn: Thomas DuBois, “How will China regulate religion”, East Asia Forum, 21/09/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung 

Chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công năm 1999 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh quốc tế của Trung Quốc. Các nhà hoạt động nhân quyền, Phật tử và những bên khác trong cộng đồng quốc tế đều sửng sốt vì mức độ bạo lực khủng khiếp được sử dụng để đàn áp hội nhóm này. Quan hệ của Trung Quốc với Mỹ bị ảnh hưởng tức thì, một phần vì thời điểm vụ việc. Chiến dịch phản đối Pháp Luân Công xảy ra ngay sau khi ra đời Đạo Luật Tự do Tôn giáo Quốc tế 1998, đạo luật khiến cho việc bảo vệ tôn giáo trở thành một tiêu chí phải thực thi của ngành ngoại giao Mỹ. Continue reading “Trung Quốc sẽ quản lý tôn giáo như thế nào?”

Lưu Thiếu Kỳ: Bi kịch ‘Người cầm lái số hai’

liushaoqi

Tác giả: Lưu Á Châu (Trung Quốc)[1] | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sách chép sử một thời đại thì không gián đoạn. Thông sử [sách chép sử nhiều thời đại kế tiếp nhau] thì gián đoạn không thông. Quá nửa các nhà sử học là nhà văn hạng hai, nhà tư tưởng hạng ba. Hiển nhiên họ chưa phát hiện quy luật đáng sợ này: Trên chính trường Trung Quốc, “Người cầm lái số hai” xưa nay bao giờ cũng có cuộc đời bi đát. Giở lịch sử các thời đại của Trung Quốc, rất ít vị Thừa tướng nào có kết cục tốt đẹp. “Làm bạn với vua như làm bạn với cọp” – tin rằng kinh nghiệm quý giá đánh đổi bằng xương máu này chủ yếu là do các vị Thừa tướng tổng kết được. Đây là lời tố cáo bằng máu và nước mắt của họ.

Lịch sử phát triển tới thế kỷ 20, phát triển đến tay Đảng Cộng sản Trung Quốc, quy luật này trở nên vững vàng không gì lay chuyển nổi. Continue reading “Lưu Thiếu Kỳ: Bi kịch ‘Người cầm lái số hai’”

Văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa

chinaculture

Tác giả: Vương Mông (Trung Quốc) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Toàn cầu hoá gây ra nỗi lo văn hoá

Toàn cầu hoá (TCH) đi liền với hiện đại hoá, kết quả của hiện đại hoá tất nhiên dẫn đến TCH. Mác cho rằng sức sản xuất là nhân tố tích cực nhất, năng động nhất trong sự phát triển xã hội, bất cứ sự vật nào cũng không ngăn cản được sự phát triển của sức sản xuất. Lý lẽ này đã chịu được sự thử thách của thời gian, không thể bác bỏ được. Cho dù TCH bị nhiều người phê bình, phản đối, song đều không ngăn được nó. TCH mang lại cơ may cho Trung Quốc (TQ), một nước đang phát triển, đồng thời gây ra sự lo lắng về văn hoá. Continue reading “Văn hóa Trung Quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa”