Tại sao Tập Cận Bình thanh lọc quân đội Trung Quốc?

ximr

Nguồn: Derek Grossman & Michael Chase, “Why Xi is Purging the Chinese Military“, The National Interest, 15/04/2016.

Biên dịch: Trần Quang

Chủ tịch Trung Quốc đang làm theo những lời dạy trong cuốn sách đỏ Mao tuyển của Mao Trạch Đông.

Đã có nhiều bàn tán về một loạt tuyên bố trong những tháng vừa qua của Tập Cận Bình – Chủ tịch Trung Quốc, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch Quân ủy trung ương (CMC) – báo hiệu những cải cách cơ cấu lớn đối với Quân giải phóng nhân dân (PLA), các cải cách này được dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2020. Các nhà quan sát kỳ cựu về Trung Quốc đã sốt sắng liệt kê những điều đã biết và chưa biết tính tới thời điểm này từ các tuyên bố chính thức, và những điều được đồn đoán dựa trên các nguồn không chính thức.

Chẳng hạn, các nhà quan sát đã đặc biệt chú ý tới việc Tập Cận Bình thành lập Lực lượng hỗ trợ chiến lược PLA và suy ngẫm về vị thế của nó trong PLA so với các quân chủng, cũng như vai trò và nhiệm vụ chính xác của nó. Các nhà phân tích cũng suy nghĩ về các câu hỏi như tư cách thành viên trong tương lai của CMC và các cấp hàng đầu thường do quân đội thống trị trong ban lãnh đạo PLA sẽ hợp tác đến đâu dưới các cải cách. Continue reading “Tại sao Tập Cận Bình thanh lọc quân đội Trung Quốc?”

Tránh ‘bẫy Thucydides’: Không chỉ việc của Trung Quốc?

USCN

Nguồn: Merriden Varrall, “It takes two to Thucydides”, The Lowy Interpreter, 22/04/2016.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Gần đây cộng đồng an ninh và quan hệ quốc tế nói nhiều về “bẫy Thucydides”, và cụ thể hơn là việc Trung Quốc và Mỹ có thể rơi vào cái bẫy này. Nhưng có hai vấn đề quan trọng với cách sử dụng hình tượng này, điều có tác động vượt ra ngoài lĩnh vực học thuật.

Để giúp những ai không nghiên cứu lịch sử Hy Lạp cổ đại hiểu được khái niệm này, cần nhắc lại rằng Thucydides là một sử gia, người vào năm 461 TCN đã viết về lịch sử cuộc chiến tranh Peloponnesus (431-404 TCN) giữa Đế quốc Athens (cường quốc muốn giữ nguyên trạng) và Liên minh Peloponnesus do Sparta (cường quốc đang nổi lên) dẫn đầu. Continue reading “Tránh ‘bẫy Thucydides’: Không chỉ việc của Trung Quốc?”

Mao: Vị thánh lỗi lầm của Trung Quốc

mao-communist-snake

Nguồn: Sin‑ming Shaw, “Mao, The False God”, Project Syndicate, 27/06/2005.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Liệu có nên tiếp tục treo bức chân dung khổng lồ của Chủ tịch Mao ở cổng Quảng trường Thiên An Môn? Liệu đảng cầm quyền của Trung Quốc có nên tiếp tục gọi mình là Cộng sản?

Đó không phải là những câu hỏi vô nghĩa. Trừ phi, và cho đến khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc trả lời cả hai câu hỏi trên bằng một chữ “Không” đơn giản, thì tay họ sẽ tiếp tục vấy máu còn tính chính danh của họ sẽ tiếp tục bị vấy bẩn. Lý do mà nhiều người Trung Quốc không chấp nhận chế độ cộng sản chính là vì Đảng Cộng sản đã phủ nhận quá khứ, và không hề hối lỗi vì sự tàn bạo của mình. Continue reading “Mao: Vị thánh lỗi lầm của Trung Quốc”

Cách mạng Văn hóa và món nợ sự thật lịch sử

_63290681_glizhensheng

Nguồn: Liu Xiaobo, “The Cultural Revolution at 40”, Project Syndicate, 26/05/2006.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc Đại Cách mạng Văn hóa do Mao Trạch Đông khởi xướng đến tháng này (5/2006) là  tròn 40 năm, nhưng dù cho đã qua 20 năm tự do hóa kinh tế, vết thương của nó vẫn còn là chủ đề cấm kị. Nhà cầm quyền ngày nay vẫn chưa dám đối mặt với quá khứ cũng như trách nhiệm đạo đức của mình. Do đó, ba mươi năm sau khi Cách mạng Văn hóa kết thúc, cuộc tự đánh giá cần thiết ở cấp độ quốc gia về sự kiện này vẫn chưa bắt đầu.

Tất nhiên, Đảng Cộng sản đã coi cuộc Cách mạng Văn hóa là một “thảm họa”, một đánh giá được ủng hộ bởi quan điểm chính thống. Nhưng chính quyền Trung Quốc chỉ cho phép thảo luận về cuộc Cách mạng Văn hóa trong khuôn khổ chính thống này, đàn áp mọi sự phê phán không chính thức khác. Các nhận định chính thức nói chung, và việc sử dụng Lâm Bưu (từng là Phó Chủ tịch và là người được chọn kế vị Mao Trạch Đông, nhưng sau này đã nổi dậy chống lại ông) và “Tứ nhân bang” như kẻ chịu trách nhiệm chính, đang che lấp đi lỗi lầm của Mao và Đảng, cũng như các khiếm khuyết cố hữu của hệ thống. Continue reading “Cách mạng Văn hóa và món nợ sự thật lịch sử”

Trung Quốc, Cách mạng Văn hóa và Chiến tranh Việt Nam

130925100148_mao_minh_getty_b464

Nhân ngày 50 năm Mao Trạch Đông phát động Cách mạng Văn hóa 16/05/1966, BBC Tiếng Việt giới thiệu lại tư liệu lịch sử với đánh giá của một tác giả Trung Quốc về quan hệ Việt – Trung giai đoạn này.

Bài ‘China’s Involvement in the Vietnam War, 1964-69’ (Sự can dự của Trung Quốc vào Chiến tranh Việt Nam, 1964-69) giải thích vì sao quan hệ Bắc Kinh và Hà Nội lộ ra dấu hiệu rạn nứt khi Trung Quốc biến động nội bộ và cuộc chiến của Hà Nội tại phía Nam tăng độ nóng.

Theo tác giả Chen Jian, quan hệ Trung – Việt khi đó chịu tác động của ba vấn đề: chủ trương chiến tranh ở miền Nam của Đảng Lao động Việt Nam; chính sách ‘xuất khẩu cách mạng’ của Mao, và đổ vỡ ý thức hệ Trung – Xô. Continue reading “Trung Quốc, Cách mạng Văn hóa và Chiến tranh Việt Nam”

Cách mạng Văn hóa: Thảm họa bị ‘lãng quên’

maocr

Nguồn: Ma Jian, “The Revolution will not be memorialized”, Project Syndicate, 31/05/2006.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bốn mươi năm trước, Mao Trạch Đông phát động cuộc Cách mạng Văn hóa. Ban Tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền hiện đã ban hành một lệnh cấm bất cứ loại ý kiến đánh giá lại hay hoạt động tưởng niệm nào đối với thảm họa này như một phần nỗ lực của Đảng nhằm khiến người Trung Quốc quên đi thập niên mất mát đó.

Tuy nhiên, khi lên án người Nhật thờ ơ về vụ Thảm sát Nam Kinh trong Thế Chiến II, các quan chức Trung Quốc đã tuyên bố rằng việc lãng quên quá khứ là phản bội nhân dân. Tuy nhiên, với nhân dân Trung Quốc, cuộc Cách mạng Văn hóa chính nó là một sự phản bội, một điều tiếp diễn cho tới ngày nay. Tất cả những sự kiện khủng khiếp sau đó, từ vụ thảm sát Quảng trường Thiên An Môn, vụ đàn áp Pháp Luân Công và việc trấn áp các nhà hoạt động dân sự, tất cả đều là hậu quả tai hại của một tội lỗi gốc khó gột rửa đó. Continue reading “Cách mạng Văn hóa: Thảm họa bị ‘lãng quên’”

Những lo ngại về chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc

7822_protesta

Nguồn: Peter Cai, “China’s doves break cover to criticise foreign policy“, The Lowy Interpreter, 21/04/2016.

Biên dịch: Trần Quang

Một số học giả, giới ngoại giao và nhà quản lý kinh tế Trung Quốc đang ngày càng lo ngại về chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc, đồng thời coi đó là một sự phủ nhận nguy hiểm chính sách cải cách và mở cửa của ông Đặng Tiểu Bình, phá hoại mối quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và cộng đồng quốc tế.

Tờ “The Global Times” (Thời báo Hoàn cầu) của Trung Quốc là một trong những ấn phẩm yêu thích của các nhà báo phương Tây và các chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc. Tờ báo quốc gia này được biết đến với lập trường cứng rắn và ngôn ngữ tiếng Anh đầy màu sắc. Tổng biên tập tờ “Thời báo Hoàn cầu”, ông Hồ Tích Tiến, đang bị nhiều độc giả ở Trung Quốc lên án nhưng cũng được nhiều người yêu mến. Đối với Trung Quốc tự do, ông Hồ Tích Tiến là hiện thân của những căn bệnh cố hữu của quốc gia châu Á này. Đó là tự tôn dân tộc và ý thức hệ. Quan điểm thế giới quan đầy hiếu chiến của ông đang gây tiếng vang mạnh mẽ với chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc. Continue reading “Những lo ngại về chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc”

Sự sốt sắng của châu Âu đối với đồng nhân dân tệ

rmber

Nguồn: Nicola Casarini & Miguel Otero-Iglesias, “Europe’s Reminbi Romance”, Project Syndicate, 04/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người Trung Quốc đang mất lòng tin vào đồng tiền của họ. Đối mặt với tăng trưởng kinh tế giảm sút, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) tăng cường các nỗ lực để khôi phục sự ổn định cho đồng nhân dân tệ bằng cách dùng các nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ của mình để chống đỡ cho tỷ giá hối đoái và ngăn chặn dòng vốn chảy ra khỏi đất nước. Thống đốc PBOC Chu Tiểu Xuyên đã nhiều lần tuyên bố rằng không có cơ sở để đồng nhân dân tệ tiếp tục mất giá, nhưng dường như các tuyên bố này rất ít được lắng nghe ở trong nước. Chỉ trong quý cuối của năm 2015, dòng vốn ròng chảy ra lên đến 367 tỷ đô la Mỹ.

Tuy nhiên, niềm tin đang sụp đổ bên trong Trung Quốc đã không ngăn cản phương Tây – và đặc biệt là Châu Âu – tăng cường đánh cược vào đồng tiền này. Khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố vào tháng 12 rằng đồng nhân dân tệ sẽ tham gia cùng với đồng đô la Mỹ, bảng Anh, đồng euro và đồng yên Nhật trong rổ tiền tệ làm nền tảng cho đơn vị thanh toán của tổ chức này, còn gọi là Quyền Rút vốn Đặc biệt (SDR), thì rõ ràng quyết định này chỉ mang tính chính trị. Continue reading “Sự sốt sắng của châu Âu đối với đồng nhân dân tệ”

Hậu quả từ nền cai trị bị cá nhân hóa của Trung Quốc

df828f18-b283

Nguồn: Carl Minzner, “Is China authoritanism decaying into personalised rule?”, East Asia Forum, 24/04/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc đang trải qua một cuộc đàn áp chính trị trong nước kéo dài nhất kể từ sau sự kiện Quảng trường Thiên An Môn. Nhiều sự quan tâm đã được dành cho tình trạng đàn áp ngày càng tăng của nhà nước nhằm vào các luật sư, các nhà báo và các nhà hoạt động xã hội dân sự. Tuy nhiên, còn có một mối quan ngại riêng biệt và cơ bản hơn.

Các nguyên tắc chuyên chế của chế độ vốn thống trị từ buổi đầu của thời kỳ cải cách hiện đại đang dần sụp đổ. Bất chấp tất cả những vấn đề liên quan tới hệ thống chủ nghĩa chuyên chế hiện tại của Trung Quốc, những hậu quả thậm chí còn tồi tệ hơn sẽ nổi lên khi những nguyên tắc này phai nhạt. Continue reading “Hậu quả từ nền cai trị bị cá nhân hóa của Trung Quốc”

Ngân hàng, bất động sản và khủng hoảng kinh tế

image-116649

Nguồn: Adair Turner, “Western Mistakes, Remade in China”, Project Syndicate, 06/04/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt với một sự quá độ đầy thách thức. Để đạt được mục tiêu gia nhập nhóm các quốc gia thu nhập cao, chính phủ đang khuyến khích một cách rất đúng đắn “vai trò quan trọng của thị trường.” Nhưng mặc dù cơ chế thị trường cạnh tranh đạt hiệu quả ở nhiều khu vực, thì ngành ngân hàng là một câu chuyện khác. Đúng là trong bảy năm qua, sự phụ thuộc của Trung Quốc vào phân bổ vốn của các ngân hàng đã dẫn đến các sai lầm tương tự như những sai lầm đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tại các nền kinh tế phát triển.

Mức tăng trưởng GDP cao phụ thuộc vào mức tiết kiệm và đầu tư cao, và mức tiết kiệm cao gần như không bao giờ bắt nguồn từ sự tự do lựa chọn của người tiêu dùng. Nhà nước có thể bơm tiền đầu tư trực tiếp, nhưng việc tạo tín dụng của các ngân hàng cũng có thể làm điều tương tự. Như Friedrich Hayek viết vào năm 1925, tốc độ tăng trưởng tư bản cao phụ thuộc vào những khoản ‘tiết kiệm bắt buộc’ được hỗ trợ bởi việc cung cấp tín dụng ngân hàng. Continue reading “Ngân hàng, bất động sản và khủng hoảng kinh tế”

Đấu đá quyền lực giữa Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường?

xili

Nguồn: AFP, “President Xi’s allies taking pot shots at Premier Li’s power base”, The Straits Times, 30/04/2016.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các đồng minh của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có những động thái chống lại một tổ chức cộng sản vốn là cơ sở quyền lực của Thủ tướng Lý Khắc Cường trong những diễn biến mà các nhà phân tích cho rằng có thể là dấu hiệu của một cuộc chiến phe phái ở thượng tầng của đảng cầm quyền.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc (CYL) từ lâu đã là một nơi để các cán bộ trẻ và đang lên chứng minh tài năng chính trị của mình, đặc biệt là với những người – không giống như ông Tập – không phải là “thái tử Đảng” với lợi thế có cha mẹ là cán bộ cấp cao. Đoàn đã từng là nơi đào tạo một số các nhà lãnh đạo hàng đầu của đất nước, bao gồm cả người tiền nhiệm của ông Tập là Hồ Cẩm Đào cũng như ông Lý Khắc Cường, và các cựu cán bộ xuất thân từ Đoàn Thanh niên được xem như là một nhóm hàng đầu trong Đảng Cộng sản. Continue reading “Đấu đá quyền lực giữa Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường?”

Trò ‘chia để trị’ nguy hiểm của Trung Quốc với ASEAN

25776537

Nguồn: Tang Siew Mun, “China’s dangerous divide and conquer game with ASEAN“, Today, 27/04/2016.

Biên dịch: Anh Thư

Trong khi Bắc Kinh cẩn trọng gây dựng quan hệ gần gũi với ASEAN, dường như họ đang để mất động lực này khi tranh chấp lãnh thổ nảy sinh ở vùng biển chiến lược. Diễn biến mới nhất đã diễn ra hôm 23/4 khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thông báo rằng Trung Quốc, Brunei, Campuchia và Lào đạt được một “sự đồng thuận” về Biển Đông. Bốn điểm trong cái gọi là sự đồng thuận này bao gồm:

– Trước tiên, những bất đồng trên Biển Đông không phải là tranh chấp giữa Trung Quốc và ASEAN, và vấn đề này sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ Trung Quốc-ASEAN.

– Thứ hai, quyền lợi của tất cả các quốc gia là độc lập lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp theo luật pháp quốc tế cần được xác nhận. Áp đặt một cách tiếp cận đơn phương là sai. Continue reading “Trò ‘chia để trị’ nguy hiểm của Trung Quốc với ASEAN”

Tình trạng mất tiếng nói của trí thức TQ hiện nay

mkey1

Tác giả: Thanh Tiêu Độc Tọa (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Truyền thống chính trị chuyên chế của Trung Quốc

Chuyên chế là đặc điểm lớn nhất của truyền thống chính trị Trung Quốc. Nền văn minh Trung Hoa là văn minh sông lớn, đồng bằng rộng, dòng Hoàng Hà tràn ngập nước làm nên điều kiện địa lý của vùng Trung nguyên. Đất đai màu mỡ nhưng nước sông dâng tràn gây ngập lụt, vì thế trị thủy trở thành một công việc chung không thể thiếu và phải thường xuyên làm. Thời xưa, sức sản xuất ở trình độ rất thấp, không thể nào dựa vào sức lực cá nhân để đối phó với sự thách thức của thiên nhiên, vì vậy tất phải huy động sức lực của toàn xã hội, dựa vào sức mạnh của toàn bộ xã hội để ứng phó với sự tàn phá của thiên nhiên. Làm thế nào để chỉnh hợp toàn bộ xã hội thành một sức mạnh? Điều đó đòi hỏi phải tổ chức chặt chẽ, quan trọng nhất là phải có một uy quyền tuyệt đối có thể điều động sức mạnh của toàn xã hội, tập trung được sức mạnh đó. Trong quá trình trị thủy, quyền lợi và địa vị của thủ lĩnh thị tộc luôn luôn được tăng cường, cuối cùng chuyển biến thành tầng lớp quý tộc mới, trở thành quân chủ. Continue reading “Tình trạng mất tiếng nói của trí thức TQ hiện nay”

Rủi ro đến từ thất bại và thành công của Trung Quốc

rmb1

Nguồn: Arvind Subramanian, “The risks of China’s failure and success”, Project Syndicate, 14/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Khi các nhà lãnh đạo tài chính trên toàn thế giới tụ họp trong hội nghị mùa xuân thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Washington, D.C, mọi hy vọng và quan ngại của họ đều tập trung cả vào Trung Quốc. Xét cho cùng, Trung Quốc chính là quốc gia có thể khởi động tiến trình phục hồi nền kinh tế toàn cầu; thế nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này lại dựa trên một nền tảng hiện ngày càng xuất hiện những dấu hiệu trì trệ. Thế lưỡng nan ở đây là  thất bại hay thành công của Trung Quốc đều đem lại những rủi ro cho nền kinh tế thế giới.

Viễn cảnh thất bại hẳn sẽ là sự kiện có một không hai trong lịch sử hậu Thế Chiến II. Bởi nền kinh tế Trung Quốc quá lớn nên hậu quả sẽ tác động đến toàn cầu. Tuy nhiên, không giống như năm 2008 khi đồng đô-la Mỹ lên giá đã cho phép các thị trường mới nổi hồi phục nhanh chóng, đồng nhân dân tệ có khả năng sẽ mất giá nếu nền kinh tế Trung Quốc suy thoái nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng giảm phát lan rộng (toàn cầu). Continue reading “Rủi ro đến từ thất bại và thành công của Trung Quốc”

Cuộc phiêu lưu của Trung Quốc tại Địa Trung Hải

greece-port

Nguồn: Elodie Sellier, “China’s Mediterranean Odyssey“, The Diplomat, 19/04/2016.

Biên dịch: Văn Cường

Ngày 8/4, sau khi ký thỏa thuận mua cảng Piraeus của Hy Lạp, nằm ở phía Tây Nam thủ đô Athens, Chủ tịch Tập đoàn Vận tải Đường biển Trung Quốc (COSCO) Xu Lirong đã phát biểu: “Hãy để tàu căng buồm và mang Bộ lông cừu vàng về đây”. Bên cạnh truyền thuyết lãng mạn về các anh hùng Jason và Argonauts của Hy Lạp, “bộ lông cừu vàng” kiểu Trung Quốc (hợp đồng giữa COSCO với Hy Lạp) có giá trị không dưới 368,5 triệu Euro và một cam kết đầu tư 350 triệu Euro trong thập kỷ tới.

Trung Quốc đang ngày càng tiến về phía Tây, khi đưa ra hàng loạt đề nghị với các đối tác Châu Âu nhằm hiện thực chiến lược làm sống lại các tuyến đường tơ lụa của mình. Dưới con mắt của Bắc Kinh, việc mua cảng Piraeus là một bước tiến lớn trong dự án “Một Vành đai Một Con đường”, một mạng lưới cơ sở hạ tầng và đầu tư với mục tiêu xây dựng “một cây cầu mới của tình hữu nghị và hợp tác”. Gần đây, Trung Quốc đang ngày càng mong muốn gắn kết các nền kinh tế năng động của hai đầu con đường tơ lụa, là khu vực Đông Á và Tây Âu. Continue reading “Cuộc phiêu lưu của Trung Quốc tại Địa Trung Hải”