Đánh bom Đường mòn Hồ Chí Minh

Nguồn: Merrill A. Mcpeak, “Bombing the Ho Chi Minh Trail”, The New York Times, 26/12/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tôi đã dành cả năm 1967 bay trên bầu trời cùng Thunderbirds (Lôi Điểu), phi đội biểu diễn thuộc Không quân Hoa Kỳ, trong lòng canh cánh nỗi lo rằng chiến tranh Việt Nam sẽ kết thúc trước khi tôi kịp đặt chân đến đó. Những anh bạn phi công của tôi đều đang ở nơi tiền tuyến, còn tôi đây lại đang biểu diễn trước đám đông hò reo thay vì đối đầu quân địch – làm việc tuyển mộ thay vì chiến đấu – trong một nhiệm vụ mà tôi sẽ chẳng thể rời đi trước khi hoàn thành chuyến lưu diễn dài hai năm.

Nhưng tôi không cần phải lo lắng; cuộc chiến sẽ đợi tôi. Đến lượt mình, tôi được giao 269 nhiệm vụ, rất nhiều trong số chúng là tối mật, bởi đúng ra chúng tôi không được phép bay qua Lào. Nhưng chúng tôi vẫn cứ làm, và công việc chính của chúng tôi là ngăn chặn dòng phương tiện vận tải trên Đường mòn Hồ Chí Minh. Continue reading “Đánh bom Đường mòn Hồ Chí Minh”

Màu da người lính trong chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Gerald F. Goodwin, “Black and White in Vietnam”, The New York Times, 18/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Năm 1967, phóng viên NBC Frank McGee đã dành gần một tháng tới sinh sống với các binh sĩ thuộc Sư đoàn Không quân 101 (101st Airborne Division) tại Việt Nam. Dù đây là đoàn quân thường xuyên tham gia vào những đợt giao tranh dữ dội, điều McGee quan tâm lại rất khác: trải nghiệm của những người lính Mỹ gốc Phi.

Phóng sự của McGee, sau được dựng thành phim tài liệu Same Mud, Same Blood (NBC), xoay quanh câu chuyện của trung sĩ Lewis B. Larry, một người Mỹ gốc Phi đến từ Mississippi, cùng 40 người đàn ông, da đen và da trắng, dưới quyền chỉ huy của anh. “Sách lịch sử của chúng ta hiếm khi đề cập đến những người lính da đen,” McGee nói trong bộ phim. “Những người lính trong cuộc chiến này, da đen lẫn da trắng, muốn lịch sử của mình được viết như thế nào?” Câu trả lời không hề dễ dàng. Continue reading “Màu da người lính trong chiến tranh Việt Nam”

Sử Việt nhìn từ phận đàn bà: Trường hợp thái hậu Dương Vân Nga

Tác giả: Trần Trọng Dương

Lịch sử Việt Nam nếu nhìn từ thân phận đàn bà thì đó là những tiếng nói vô thanh, tức là không có (hoặc rất ít) giọng nói cất lên từ phía phụ nữ, mà chỉ là những tiếng lồng đa thanh của những kẻ đàn ông cho những khuôn mặt đàn bà đã phôi pha theo dòng chảy thời gian. Hình tượng Thái hậu Dương Vân Nga trong lịch sử là một trong những điển hình cho điều đó. Trong khi Đinh Tiên Hoàng hiện lên như là một biểu tượng đa năng, như là câu chuyện của những đại tự sự với những xu hướng chính trị cùng chiều; thì Dương hậu được kiến tạo như là một hình ảnh phụ bị cuốn theo và phụ họa cho những giọng nói của đàn ông. Trong khi, các sử gia Nho giáo chỉ coi Dương hậu như là một bài học cho sự vi phạm đạo vợ chồng, phê phán để làm gương cho các bậc hoàng đế và vương hậu đời sau; thì các nghiên cứu trong thế kỷ 20 lại lấy bà như là một biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam biết hy sinh hạnh phúc cá nhân để giữ gìn sự thống nhất và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Continue reading “Sử Việt nhìn từ phận đàn bà: Trường hợp thái hậu Dương Vân Nga”

Bài học từ Thảm sát Huế

Nguồn: Olga Dror, “Learning From the Hue Massacre”, The New York Times, 20/02/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Là một phần trong Chiến dịch Tết Mậu Thân (Tet offensive), Trận Huế bắt đầu bằng đợt tấn công của lực lượng cộng sản rạng sáng 30/01/1968. Cố đô khi ấy được bảo vệ bởi Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH), các đơn vị dân quân địa phương, cùng với Thủy quân Lục chiến và Không quân Hoa Kỳ. Trong khi đó, lực lượng nòng cốt của cộng sản ở Huế là quân đội Bắc Việt (Quân đội Nhân dân Việt Nam, QĐNDVN) với sự hỗ trợ của các đơn vị cộng sản miền Nam – Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, còn được gọi là Việt Cộng, cũng như những người cảm tình với cộng sản, nhiều người trong số họ là cựu thành viên của Phong trào Đấu tranh (Struggle Movement) do các nhà sư và sinh viên Phật giáo tổ chức tại Huế vào năm 1965, sau trở thành phong trào Phật giáo Nổi dậy (Buddhist Uprising) mà QLVNCH đàn áp vào năm 1966. Nhiều thành viên của phong trào này đã chạy trốn đến vùng núi và gia nhập phe cộng sản; đến Chiến dịch Tết Mậu Thân, họ trở về Huế trong hàng ngũ những người cộng sản. Continue reading “Bài học từ Thảm sát Huế”

Tổng Bí thư Đỗ Mười: Từ cải tạo đến đổi mới

Tác giả: Tâm Chánh

Từ một chuyên gia cải tạo XHCN đến nhà lãnh đạo đổi mới, Tổng bí thư Đỗ Mười là một trường hợp độc đáo, vị trí chính trị của bản thân ông hầu như đối nghịch với công trạng của ông trước đó.

Người cộng sản chính thống

Thuộc thế hệ những nhà hoạt động tiền khởi nghĩa, xuất thân nông dân, gia nhập đảng cộng sản rồi trở thành lãnh đạo cao nhất ông Đỗ Mười là một hình mẫu về một người cộng sản chính thống.

Là một người tù Hoả Lò nổi tiếng, là lãnh đạo kháng chiến ở vùng đồng bằng sông Hồng, ông bước vào hàng ngũ lãnh đạo trung ương như một nhân tố đỏ đầy năng lượng.
Từ đó cuộc đời cách mạng của Đỗ Mười gần như chỉ làm hai đại sự cải tạo quan hệ sản xuất và đổi mới. Continue reading “Tổng Bí thư Đỗ Mười: Từ cải tạo đến đổi mới”

Kỳ vọng gì từ cấu trúc quyền lực mới của Việt Nam?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 3 tháng 10 năm 2018, Hội nghị lần thứ 8 của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã thống nhất giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ vị trí Chủ tịch nước, vị trí vốn đã bị khuyết sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần gần đây. Quốc hội sẽ chính thức bầu ông Trọng vào chức vụ Chủ tịch nước trong kỳ họp lần thứ 6 khai mạc vào ngày 22 tháng 10 sắp tới.

Việc bầu ông Trọng vào chức vụ Chủ tịch nước sẽ đánh dấu việc nhất thể hóa trên thực tế chức danh Tổng Bí thư Đảng và Chủ tịch nước. Động thái này sẽ là một diễn tiến chính trị quan trọng đối với Việt Nam vì nó sẽ tạo ra một cơ cấu quyền lực chính trị tập trung cao độ chưa từng thấy ở Việt Nam kể từ năm 1960 khi Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đó đã chuyển giao chức vụ Bí thư Thứ nhất Trung ương Đảng Lao động Việt Nam cho ông Lê Duẩn. Continue reading “Kỳ vọng gì từ cấu trúc quyền lực mới của Việt Nam?”

Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời và tác động

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Việc Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đột ngột qua đời vào ngày 21 tháng 9 năm 2018 là một cú sốc đối với nhiều người Việt Nam. Mặc dù ông Quang được biết là đã bị bệnh một thời gian, ông vẫn được nhìn thấy tiếp đón các nhà lãnh đạo nước ngoài và tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị và xã hội khác nhau cho đến một vài ngày gần đây. Tuy nhiên, các báo cáo chính thức tiết lộ rằng ông bị phát hiện nhiễm một loại vi-rút “hiếm”, “độc hại” và không thể chữa được vào tháng 7 năm 2017 và đã trải qua sáu đợt điều trị tại Nhật Bản. Continue reading “Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời và tác động”

Làn sóng du khách TQ gây ra thách thức mới cho VN

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Phó Thủ tướng Việt Nam Vương Đình Huệ gần đây đã chỉ thị cho Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và các cơ quan chính phủ có liên quan tìm cách kiểm soát các dịch vụ ví điện tử của Trung Quốc như WeChat Pay và AliPay, cũng như các điểm chấp nhận thanh toán thẻ ngân hàng bất hợp pháp tại các điểm tham quan thường xuyên có khách du lịch Trung Quốc lui tới. Chính phủ lo ngại rằng việc sử dụng các phương thức thanh toán như vậy, trong đó các giao dịch được thực hiện giữa các tài khoản ngân hàng tại Trung Quốc của khách du lịch và chủ doanh nghiệp, có thể đi vòng qua hệ thống ngân hàng và quy định của Việt Nam, dẫn đến thất thoát nguồn thu thuế và các vấn đề tiềm tàng khác.

Đây là một trong nhiều thách thức mà chính quyền Việt Nam phải xử lý để gặt hái được những lợi ích từ sự gia tăng số lượng du khách Trung Quốc trong khi giảm thiểu các tác động không mong muốn mà họ có thể tạo ra cho đất nước nói chung và nền kinh tế nói riêng. Trong nửa đầu năm 2018, 2,5 triệu du khách Trung Quốc đã đến Việt Nam, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 32% tổng lượng khách quốc tế tới Việt Nam. Tuy nhiên, những lợi ích mà du khách Trung Quốc mang lại cho Việt Nam có thể không thực sự lớn như vẻ bề ngoài. Continue reading “Làn sóng du khách TQ gây ra thách thức mới cho VN”

Ba cấp độ của chiến lược: Khi quá trình quyết định kết quả

Tác giả: Ngô Di Lân

Tóm tắt:  Tầm quan trọng của chiến lược là điều không thể phủ nhận và câu hỏi cần đặt ra là: Làm sao phân biệt được sự khác nhau giữa một chiến lược tốt và một chiến lược xấu trước khi quá muộn? Bài báo này đề xuất một khung phân tích chiến lược dựa trên quá trình thay vì kết quả. Từ góc nhìn này, chiến lược tồn tại ở ba cấp độ khác nhau: chiến lược định hướng, chiến lược hành động, và chiến lược toàn diện. Qua lăng kính “ba cấp độ của chiến lược”, người làm chính sách có thể đánh giá mức độ hữu ích của chiến lược cũng như những hệ lụy tiềm tàng trước khi đưa chiến lược vào thực thi, từ đó cải thiện quá trình hoạch định chính sách và giảm thiểu nguy cơ mắc phải sai lầm chiến lược. Continue reading “Ba cấp độ của chiến lược: Khi quá trình quyết định kết quả”

Mục tiêu cường quốc tầm trung và viễn cảnh ngoại giao Việt Nam sau năm 2030

Tác giả: Lê Đình Tĩnh

Tóm tắt: Một trong những bí quyết thành công của sự nghiệp Đổi mới và của ngoại giao Việt Nam kể từ năm 1986 đến nay là không ngừng tìm tòi cái mới, tạo đột phá. Từ phá thế bao vây cấm vận tới hội nhập kinh tế và hội nhập quốc tế, ngoại giao Việt Nam đã tự đổi mới tư duy, thích ứng, chủ động hòa giải thách thức, kiến tạo cơ hội. Thành công của ngoại giao Việt Nam trên cả hai bình diện song phương và đa phương bắt nguồn từ cách tiếp cận đó. Việt Nam trở thành một nước ngày càng tích cực đóng góp vào công việc chung của khu vực và thế giới với thế và lực mới.  Bài viết này cố gắng làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn xoay quanh ý tưởng cường quốc tầm trung cho Việt Nam sau năm 2030. Continue reading “Mục tiêu cường quốc tầm trung và viễn cảnh ngoại giao Việt Nam sau năm 2030”

Việt Nam: Lịch sử một dân tộc ‘dễ bị tổn thương’

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Mùa hè năm 1371, Thăng Long thêm một lần nữa bị đốt cháy bởi bàn tay của những người từ bên ngoài. Cuộc tập kích của người Chăm làm vua Trần phải bỏ chạy lánh nạn về phía Bắc. Trong kinh thành bỏ ngỏ, những kẻ xâm lược “đốt phá cung điện, cướp lấy con gái , ngọc lụa đem về.” Đây không phải là lần đầu tiên kinh đô của Đại Việt bị hủy hoại. Và đó chưa phải là lần cuối cùng. Hoàng Thành đã in “dấu giày” của không chỉ một đạo quân nước ngoài. Người Hán đã ở đấy, và cả người Nam Chiếu, người Champa, người Mông Cổ, người Pháp, người Nhật. Thăng Long còn bốc cháy bởi chính bàn tay của người Việt với tần suất nhiều không kém, từ những nhà sư nổi dậy, các hào trưởng chống lại triều đình, các thủ lĩnh nông dân, kiêu binh, các vị tướng nổi loạn, và tranh chấp triều đại. Mồi lửa của những thăng trầm biến động đó không chỉ chôn vùi Cửu Trùng Đài, mà còn cuốn theo vận mệnh của quốc gia trong nhiều cuộc khủng hoảng và sụp đổ. Continue reading “Việt Nam: Lịch sử một dân tộc ‘dễ bị tổn thương’”

Chiến lược Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương Mở và Tự do của Mỹ: Một góc nhìn từ Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Tổng quan về Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mở và Tự do

Thuật ngữ “Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mở và Tự do” gần đây đã trở nên phổ biến, đặc biệt là sau khi chính quyền Trump lựa chọn chiến lược này làm chính sách chủ chốt của mình ở châu Á. Nằm ở trung tâm của Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, lẽ dĩ nhiên các nước Đông Nam Á muốn hiểu rõ khái niệm an ninh mới này có ý nghĩa như thế nào đối với toàn khu vực cũng như từng quốc gia riêng lẻ. Việt Nam, vốn tích cực can dự các nước thành viên ASEAN khác và các cường quốc khu vực then chốt để định hình môi trường an ninh của mình, đặc biệt quan tâm đến cách thức chiến lược này sẽ được triển khai như thế nào.

Bài viết này phân tích những thách thức và cơ hội mà Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mở và Tự do của chính quyền Trump mang lại cho Việt Nam, các phản ứng ban đầu của Việt Nam đối với chiến lược, và cách Việt Nam có thể tham gia vào quá trình tiến hóa của chiến lược trong tương lai. Continue reading “Chiến lược Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương Mở và Tự do của Mỹ: Một góc nhìn từ Việt Nam”

Bàn về học thuyết xây dựng chính sách biển Việt Nam hiện đại

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Tóm tắt: Nghiên cứu những quan điểm, học thuyết để xây dựng hay hoạch định chính sách biển là vấn đề khó nhưng rất căn bản. Bởi vì chính sách biển của mỗi quốc gia dân tộc ven biển được hoạch định và triển khai thực hiện như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của con người. Nhận thức về biển đảo của chúng ta đúng sẽ có một chính sách biển phù hợp và mang tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Bài viết giới thiệu về khung lý thuyết xây dựng chính sách biển Việt Nam hiện đại và phân tích các yếu tố hợp thành sức mạnh trên biển của Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất những yêu cầu để xây dựng chính sách biển hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo đảm quốc phòng-an ninh trên biển, phát triển kinh tế biển, hợp tác quốc tế về biển, phân định biển, bảo vệ môi trường biển, phát huy giá trị văn hóa biển của dân tộc Việt Nam. Continue reading “Bàn về học thuyết xây dựng chính sách biển Việt Nam hiện đại”

Đã đến lúc Việt Nam định vị mình là ‘cường quốc hạng trung’?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sau 30 năm Đổi mới, Việt Nam đã đi được một chặng đường dài trên con đường phát triển, giúp nâng cao tầm vóc, vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Chính sách đối ngoại của Việt Nam cũng đã dần chuyển dịch trọng tâm từ “đa dạng hóa, đa phương hóa” quan hệ, đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế sang tích cực hội nhập quốc tế và chủ động đóng góp vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung của khu vực cũng như thế giới.

Trong bối cảnh đó, việc định vị bản sắc quốc gia về mặt đối ngoại trong thời kỳ mới là một việc cần thiết nhằm định hướng nền ngoại giao, qua đó đưa ra được các chiến lược và hành động đối ngoại phù hợp, giúp bảo vệ tốt hơn lợi ích và nâng cao hơn nữa vị thế quốc tế của Việt Nam. Theo đó, một câu hỏi đặt ra là có phải đã đến lúc Việt Nam nên tự định vị mình như một “cường quốc hạng trung”? Continue reading “Đã đến lúc Việt Nam định vị mình là ‘cường quốc hạng trung’?”

Bàn về tư duy chiến lược: Lý thuyết, thực tiễn và trường hợp Việt Nam

Tác giả: Lê Đình Tĩnh

Tóm tắt: Mọi chính sách, quyết định tầm quốc gia đều nhằm đạt hiệu quả mong muốn và lâu dài. Xét từ yếu tố chủ quan, thành công phần lớn tùy thuộc vào những quyết sách/quyết định chiến lược. Trong khi đó, hoạch định và triển khai chính sách lại tùy thuộc một phần quan trọng vào lối tư duy, cách tiếp cận của các nhà lãnh đạo cũng như đội ngũ tham mưu và bộ máy triển khai. Bài viết này cố gắng phân tích các khía cạnh chủ chốt về lý thuyết và thực tiễn của “tư duy chiến lược”, là điểm kết nối quan trọng và xuyên suốt của cả hai quá trình hoạch định và triển khai chính sách; từ đó đề xuất một số khuyến nghị cho Việt Nam trong thời gian tới. Continue reading “Bàn về tư duy chiến lược: Lý thuyết, thực tiễn và trường hợp Việt Nam”

Nhân đọc ‘Huyền thoại Kim Thiếp Vũ Môn’: Tổ tiên ta giỏi quá!

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Thị trường sách gần đây xuất hiện khá nhiều tác phẩm văn thơ của các tác giả không phải là nhà văn chuyên nghiệp và đã ở tuổi xưa nay hiếm. Tuy thế một số tác phẩm của họ thực sự rất đáng đọc. Cuốn Huyền thoại Kim Thiếp Vũ Môn (viết tắt Huyền thoại KTVM) của Thâm Giang Trần Gia Ninh do NXB Văn học xuất bản năm 2015 là một tác phẩm như vậy.

Sách dầy 432 trang khổ 14,5×20,5 cm. Bìa một nổi bật với hình vẽ một phụ nữ khỏa thân ở tư thế quỳ chụm chân, dáng e lệ. Tên sách ngoài dòng chữ Việt còn in hai hàng dọc chữ vuông kiểu chữ Hán, khiến người đọc dễ đoán ra đây là sách chuyện lịch sử thời xa xưa. Thế nhưng chữ vuông thứ nhất  với bộ Kim bên trái, bộ Thiếp (vợ lẽ) bên phải đã lập tức gây chú ý ở những người biết chữ Hán, bởi lẽ chữ này không thấy có trong bất cứ từ điển Hán tự nào, chỉ biết tạm đọc nó là Kim Thiếp. Vậy Kim Thiếp là gì? Điều băn khoăn ấy bám theo độc giả cho tới khi đọc gần hết cuốn sách. Continue reading “Nhân đọc ‘Huyền thoại Kim Thiếp Vũ Môn’: Tổ tiên ta giỏi quá!”

Liệu Triều Tiên có thể lặp lại mô hình Việt Nam?

Nguồn: Lee Jong-wha, “Can North Korea Be the Next Vietnam?“, Project Syndicate, 26/07/2018

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Sau hàng thập niên bế tắc, dường như cuối cùng cũng đã có một số vận động ngoại giao trên bán đảo Triều Tiên. Hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 6 giữa Kim Jong-un và Donald Trump – lần gặp mặt đầu tiên giữa một lãnh đạo Triều Tiên và một tổng thống đương nhiệm của Mỹ – đã đưa ra một tuyên bố chung trong đó Kim đồng ý hoàn thành việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên để đổi lấy bảo đảm an ninh từ Trump.

Tất nhiên, trong khi một số người cổ vũ cho bước tiến này, những người khác nhắc nhở chúng ta về lịch sử lâu dài của những lời hứa dở dang. Nhưng ngay cả khi cam kết của Kim là chân thành, chế độ của ông sẽ chỉ được hưởng lợi từ những bảo đảm đó – và từ việc chấm dứt các biện pháp trừng phạt quốc tế thảm khốc- khi Triều Tiên có thể khắc phục được nền kinh tế yếu kém của mình. Liệu Bình Nhưỡng có thể sử dụng kinh nghiệm của Việt Nam như một mô hình? Continue reading “Liệu Triều Tiên có thể lặp lại mô hình Việt Nam?”

Điều gì thúc đẩy cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày 30/6/2018, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tuyên bố đã khai trừ Đảng đối với cựu Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Trần Bắc Hà và cựu chủ tịch MobiFone Lê Nam Trà vì đã có các “vi phạm nghiêm trọng”. Trong khi ông Hà chịu trách nhiệm về các vi phạm tại BIDV liên quan đến một vụ gian lận lớn tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), ông Trà chịu trách nhiệm về một thỏa thuận mua bán doanh nghiệp mờ ám của MobiFone vốn bị cáo buộc gây thiệt hại cho nguồn vốn nhà nước. Liên quan đến vụ bê bối tại MobiFone, Ủy ban cũng đề nghị các cơ quan Đảng có thẩm quyền xem xét các biện pháp kỷ luật đối với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn và người tiền nhiệm Nguyễn Bắc Son. Continue reading “Điều gì thúc đẩy cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam?”

Tại sao Kim Jong-un muốn theo mô hình Việt Nam?

Nguồn: Toru Takahashi, “Kim courts China but finds his economic muse in Vietnam“, Nikkei Asian Review, 24/06/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Chuỗi hoạt động ngoại giao của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tiếp tục trong tuần này với chuyến thăm thứ ba của ông tới Trung Quốc chỉ trong vòng mấy tháng. Nhưng khi Kim tóm tắt cho lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nghe về hội nghị thượng đỉnh lịch sử của ông với Tổng thống Mỹ Donald Trump và đi thăm thú Bắc Kinh, các nhà phân tích không thể không nghe đâu đó tiếng vọng của một nhận xét mà ông đưa ra cách đây không lâu.

Ngồi trên băng ghế cùng với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hồi cuối tháng Tư, Kim đã nói rằng Bình Nhưỡng nên đi theo mẫu hình cải cách kinh tế của Việt Nam. Continue reading “Tại sao Kim Jong-un muốn theo mô hình Việt Nam?”

Thi cử và giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc (P2)

Tác giả: Trần Bích San

Hệ Thống Giáo Dục Cao Đẳng Và Đại Học Pháp-Việt Khác Biệt Giữa Trường Cao Đẳng Và Đại Học

Hệ thống giáo dục Pháp-Việt (Enseignement Franco-Indigène) áp dụng ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc đã rập khuôn theo chế độ và tổ chức giáo dục của Pháp nhưng được điều chỉnh, thêm bớt cho phù hợp với thực tế ở Đông Dương và chủ yếu là để đạt mục đích khai thác thuộc địa. Vì thế, học chế áp dụng tại Đông Dương cho bậc học cao nhất, hình thức tương tự như ở Pháp (lúc đầu không có thực chất, sau đuợc cải tiến vì lý do chính trị), gồm có hai loại trường là cao đẳng và đại học:

Trường Cao Đẳng (École Supérieure): là loại trường chuyên nghiệp, nhập học phải hội đủ điều kiện văn bằng đòi hỏi và qua một kỳ thi tuyển (concours). Trúng tuyển được cấp học bổng ăn học suốt học trình. Tốt nghiệp phải làm việc cho chính quyền (trong lãnh vực chuyên nghiệp do trường đào tạo) một thời gian ấn định (1), nếu không, theo nguyên tắc, phải bồi thường tiền học bổng. Các trường cao đẳng, đào tạo các chuyên viên có nghề nghiệp nhất định như bác sĩ, kỹ sư, công chức, giáo sư…, chương trình học có qui củ và kỷ luật chặt chẽ. Continue reading “Thi cử và giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc (P2)”