Vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình vs. Chính phủ Việt Nam: Một số nhận định sơ bộ

 

Tác giả: Nguyễn Thanh Tuân

Dẫn nhập

Từ ngày 21/08 đến ngày 27/08/2017 vừa qua, Tòa án Trọng tài Quốc tế (ICA – International Court of Arbitration), một cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, bên cạnh Phòng Thương mại Quốc tế (ICC), có trụ sở tại Paris, đã mở phiên xét xử vụ tranh chấp: Công dân Vương quốc Hà Lan (gốc Việt), ông Trịnh Vĩnh Bình, kiện Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Vụ kiện liên quan đến việc Việt Nam vi phạm Thỏa thuận giữa hai bên tại Singapore năm 2006 về việc Việt Nam bồi thường bằng tiền và trả lại tài sản mà ông Trịnh Vĩnh Bình đã đầu tư theo quy định của Hiệp định Đầu tư Hà Lan – Việt Nam (10/3/1994) nhưng đã bị Chính phủ Việt Nam tịch thu trước đây. Continue reading “Vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình vs. Chính phủ Việt Nam: Một số nhận định sơ bộ”

Chuyện trao trả tù binh trong chiến tranh Việt-Trung

Tác giả:  Dunai Péter | Biên dịch: Nguyễn Hoàng Linh

Ba mươi lăm năm trước, đúng vào những ngày này, đã nổ ra đụng độ vũ trang giữa Việt Nam và Trung Quốc (Chiến tranh biên giới Việt-Trung*), mà chúng ta có thể bình tâm gọi là “chiến tranh”. Vào ngày 17-2-1979 Trung Quốc đã huy động một lực lượng quân sự khổng lồ (theo các nguồn tin Phương Tây gồm 9 quân đoàn, 3 đại quân khu (phương diện quân) và vài chục sư đoàn, cùng lực lượng không quân) để tấn công nước láng giềng Việt Nam. Nhiều sử gia gọi sự kiện này là cuộc chiến Đông Dương lần thứ ba (sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc chiến đấu chống Mỹ và các đồng minh).

Tuy nhiên, những kẻ tấn công đã gặp phải một đối thủ đáng gờm. Quân đội Việt Nam trưởng thành và thu được nhiều kinh nghiệm trong những cuộc chiến giành độc lập dân tộc trước quân đội Mỹ và chính quyền miền Nam, và những kinh nghiệm ấy đã được nhân lên trong cuộc chiến chống lại những đợt tấn công của kẻ thù phương Bắc. Continue reading “Chuyện trao trả tù binh trong chiến tranh Việt-Trung”

Muhammad Ali: Tôi chẳng thù ghét gì Việt cộng cả!

Nguồn: Bob Orkand, “‘I Ain’t Got No Quarrel With Them Vietcong’”, The New York Times, 27/06/2017.

Biên dịch: Trương Dũng Thuyết | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 22/06/1967, tôi cầm lên một tờ Pacific Stars and Stripes – tờ báo chính thức của quân đội – ở Sài Gòn và tìm thấy trên trang nhất câu chuyện về Muhammad Ali, người mà một thẩm phán vừa mới kết án năm năm tù. Lúc đó, Muhammad Ali là võ sĩ quyền Anh vĩ đại nhất trên thế giới, thậm chí ngay cả sau khi ông bị tước danh hiệu vô địch hạng nặng thế giới vài tháng trước đó. Và tội ác của ông là gì? Từ chối quân dịch.

Việc buộc tội và kết án – ông đồng thời bị phạt 10.000 đô la – đã diễn ra hai ngày trước đó, nhưng phải mất khá nhiều thời gian để thông tin đó đến được Việt Nam. Đó thực sự không phải là một cú sốc: ông đầu tiên đã từ chối thủ tục nhập ngũ tại Trạm Tiếp nhận và Kiểm tra Tân binh Lực lượng vũ trang ở Houston vào mùa xuân năm đó, và từ chối được đưa vào Quân đội, nói rằng ông là một người phản đối có lương tâm – “Tôi không có thù ghét gì với Việt cộng cả”, ông nói với các phóng viên. Continue reading “Muhammad Ali: Tôi chẳng thù ghét gì Việt cộng cả!”

Về nạn ‘say đắm chữ Tàu’

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tâm lý sùng bái chữ viết tồn tại mấy nghìn năm nay là một loại tín ngưỡng chỉ có ở người Hoa. Chữ Hán do họ phát minh chủ yếu ghi ý, không ghi âm, vì thế các cộng đồng nói tiếng địa phương khác nhau có thể dùng chung thứ chữ này, qua đó hiểu nhau, nhờ vậy thực hiện được việc thống nhất đất nước – sự nghiệp gian khó nhất trong lịch sử Trung Hoa. Tính siêu việt ngôn ngữ và công lao thần kỳ ấy của chữ Hán khiến nó được quý trọng tới mức thần thánh hóa. Người Hoa tin vào truyền thuyết thánh nhân bốn mắt Thương Hiệt làm chữ: mỗi lần tạo một chữ thì quỷ thần lại kinh hãi khóc rống lên vì thiên cơ bị lộ. Ngoài ra, tính chất ghi ý làm cho chữ Hán ẩn chứa những triết lý cao siêu, chỉ người tài giỏi mới hiểu, vì thế gọi là chữ thánh hiền. Đặc trưng hình vẽ mang lại cho chữ Hán vẻ đẹp độc đáo, viết chữ trở thành nghệ thuật hội họa thư pháp. Do được sùng bái, chữ Hán không chỉ là hệ thống ký hiệu ghi Hán ngữ mà còn là vật mang, là biểu trưng của văn hóa Trung Hoa, thậm chí người Hoa cho rằng mọi thứ tốt, xấu của nền văn hóa ấy đều liên quan tới chữ Hán.   Continue reading “Về nạn ‘say đắm chữ Tàu’”

Biến chuyển trong nhận thức của Việt Nam về ASEAN

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “ASEAN at 50: the view from Vietnam,” The Strategist, 11/08/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 50 diễn ra hồi tuần trước, Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông quốc tế vì nỗ lực nhằm đưa những lời lẽ mạnh mẽ về Biển Đông vào bản thông cáo chung của các ngoại trưởng. Sự kiện này nêu bật một bước phát triển rất lớn trong nhận thức của Việt Nam về ASEAN cũng như tầm quan trọng mà Việt Nam dành cho tổ chức khu vực này trong chính sách đối ngoại của mình.

Được thành lập năm 1967 khi Chiến tranh Việt Nam đang ở giai đoạn đỉnh điểm và các cuộc nổi dậy của phiến quân cộng sản lan rộng ở Đông Nam Á, ASEAN phần nào là một phản ứng của năm nước thành viên sáng lập trước mối đe dọa của chủ nghĩa cộng sản. Do đó, Việt Nam đã nhìn nhận ASEAN với nhiều nghi ngờ. Sau khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam đã có những nỗ lực để cải thiện quan hệ với các nước ASEAN mà một minh chứng là chuyến thăm các nước ASEAN của Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào năm 1978. Continue reading “Biến chuyển trong nhận thức của Việt Nam về ASEAN”

Đằng sau làn sóng cổ phần hóa mới của Việt Nam

Nguồn: Le Hong Hiep, “Vietnam’s New Wave of SOE Equitization: Drivers and Implications,” ISEAS Perspective, No. 57 (2017).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Dẫn nhập

Trong 30 năm qua, việc tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là một phần quan trọng trong các cải cách kinh tế của Việt Nam thời kỳ Đổi mới. Tuy nhiên, đây cơ bản vẫn là một công việc còn dang dở. Sau khi các DNNN lớn như Vinashin và Vinalines sụp đổ gây tác động xấu lên nền kinh tế, từ năm 2011, cải cách DNNN một lần nữa nổi lên là một nhiệm vụ cấp bách của đất nước.

Sau Đại hội Đảng 12 hồi tháng Giêng năm 2016 và việc thành lập một chính phủ mới do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng đầu ba tháng sau đó, đã có nhiều nỗ lực đáng kể để đẩy nhanh cải cách DNNN. Để chỉ đạo quá trình này, Hội nghị Trung ương 5 đã ban hành một nghị quyết về tái cấu trúc các DNNN. Trong số các biện pháp chủ chốt được thông qua có việc đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, và thoái vốn khỏi các DNNN đã cổ phần hoá nhưng nhà nước vẫn giữ cổ phần, vốn góp đa số. Continue reading “Đằng sau làn sóng cổ phần hóa mới của Việt Nam”

Phạm Quỳnh: Yêu nước trước hết là yêu tiếng mẹ đẻ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Năm 1917, tạp chí Nam Phong đăng bài Văn Quốc ngữ và một số bài liên quan của nhà báo Phạm Quỳnh hai mươi nhăm tuổi. Một trăm năm sau, khi đọc lại mấy bài ấy người ta lại một lần nữa thấy tác giả thực là yêu nước và uyên bác.

Những người tinh hoa phát tiết sớm như Phạm Quỳnh rất hiếm.[1] Suốt 15 năm (1917-1932) làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tạp chí Nam Phong, ông đã dùng tờ báo này trình bày quan điểm của mình trên lĩnh vực văn hóa-xã hội. Cho dù quan điểm chính trị của ông có thể không phù hợp với phong trào giải phóng dân tộc đương thời, nhưng rõ ràng ông là một nhà trí thức yêu nước đã hiến dâng cả đời mình cho sự nghiệp cao quý Dùng tiếng Việt và chữ Quốc ngữ để xây dựng nền Quốc học của nước nhà. Continue reading “Phạm Quỳnh: Yêu nước trước hết là yêu tiếng mẹ đẻ”

Câu chuyện về những phụ nữ chiến đấu cho Hà Nội

Nguồn: Elizabeth D. Herman, “The Women Who Fought for Hanoi”, The New York Times, 06/06/2017.

Biên dịch: Minh Châu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ba mươi sáu năm sau lần cuối cùng nhắm bắn với khẩu AK-47, điện thoại của bà Ngô Thị Thương đổ chuông.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tổng tư lệnh quân đội Việt Nam trong suốt cuộc chiến tranh, đã tìm kiếm người phụ nữ Việt Nam đã bắn hạ một máy bay ném bom của Mỹ vào tháng 6 năm 1968. Gần bốn thập niên trôi qua, người phụ nữ ấy đã trải qua biết bao công việc và nuôi ba đứa con khôn lớn. Chỉ có một số người bên ngoài gia đình từng được nghe những câu chuyện thời chiến của bà. Continue reading “Câu chuyện về những phụ nữ chiến đấu cho Hà Nội”

Đông Kinh Nghĩa Thục: Cuộc cách mạng giáo dục đầu tiên ở VN

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Cách đây 110 năm, một số nhà trí thức yêu nước tiên tiến đã thành lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT) tại Hà Nội, khởi đầu một phong trào yêu nước chống phong kiến chống thực dân với tính chất hoàn toàn mới chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam. Ở đây, Nghĩa thục là trường tư thục (do tư nhân mở) vì nghĩa, tức vì lợi ích chung, không vì tư lợi, không thu tiền của người học. Đông Kinh là tên thành Thăng Long thời Hồ Quý Ly, tức Hà Nội hiện nay, địa điểm đặt trường.

ĐKNT do một nhóm sĩ phu Bắc Hà đồng sáng lập: Lương Văn Can (Thục trưởng, tức Hiệu trưởng), Nguyễn Quyền (Giám học) và Lê Đại, Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Tăng Bí, Nguyễn Kỳ, Dương Bá Trạc, Vũ Hoành v.v… Họ đều là các nhà Nho, trong đó cử nhân Dương Bá Trạc mới 23 tuổi, cử nhân Nguyễn Hữu Cầu 28 tuổi, nhiều tuổi nhất là Lương Văn Can 53 tuổi. Continue reading “Đông Kinh Nghĩa Thục: Cuộc cách mạng giáo dục đầu tiên ở VN”

Bi kịch chiến tranh Việt Nam trong những gia đình Mỹ

Nguồn: Andrew Wiest, “When the War Came Home”, The New York Times , 23/05/2017.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu bạn đến Đài tưởng niệm Cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam, hãy đến bảng 20, dòng số 3. Nó ở gần vị trí gần cao nhất, nên có thể bạn sẽ phải nghển cổ một chút. Ở đó bạn sẽ thấy cái tên Donald M. Peterson. Pete, như các đồng đội vẫn gọi anh, là người Mỹ duy nhất hi sinh trong một trận chiến nhỏ diễn ra ở đồng bằng Mekong ngày 15 tháng 5 năm 1967 – một trận chiến được kể lại trong một bài viết của series này tuần trước.

Báo chí và truyền hình chưa bao giờ nhắc đến trận đánh này. Peterson chỉ là một trong 58.315 cái tên trên bức tường tưởng niệm. Nhưng cái tên đó có ý nghĩa to lớn đối với một gia đình nhỏ ở California. Continue reading “Bi kịch chiến tranh Việt Nam trong những gia đình Mỹ”

Johnson, Westmoreland và Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Gregory Daddis, “Johnson, Westmoreland and the ‘Selling’ of Vietnam”, The New York Times, 09/05/2017.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tính đến đầu năm 1967, quân đội Mỹ và đồng minh vẫn kẹt trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan tại Việt Nam.  Trước công luận, các tướng lĩnh tuyên bố cuộc chiến đang tiến triển tích cực; nhưng các quan chức Quân đội lại rỉ tai các phóng viên rằng cuộc chiến “còn lâu mới đi đến hồi kết”. Hơn nữa, truyền thông còn tăng cường nhấn mạnh vào sự bối rối của chính Lyndon B. Johnson. Một nhà báo thậm chí còn cho rằng ngài tổng thống đang cảm thấy “dằn vặt do sự trì trệ” trong việc huy động nguồn lực cho cuộc chiến.

Luôn chú ý đến các xu hướng chính trị trong nước, vào mùa xuân năm đó ngài tổng thống đã phản ứng bằng chiến dịch kéo dài một năm không chỉ nhằm “vận động” cho chính sách Đông Nam Á của mình, mà còn bác bỏ các cáo buộc rằng cuộc chiến đang bế tắc ở Việt Nam. Johnson bắt đầu chuyến đi tranh cử vào tháng Tư bằng việc đưa Tư lệnh Bộ Chỉ huy Viện trợ Quân sự tại Việt Nam, Tướng William Westmoreland, đi cùng để báo cáo về tiến triển của cuộc chiến. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ một vị tổng thống phải triệu hồi một chỉ huy trên chiến trường trong thời chiến để thay mặt chính quyền giải trình. Continue reading “Johnson, Westmoreland và Chiến tranh Việt Nam”

1967: Kỷ nguyên của các trận đánh lớn tại Việt Nam

Nguồn: Ron Milam, “1967: The Era of Big Battles in Vietnam”, The New York Times, 10/01/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tới đầu năm 1967, có khoảng 490.000 lính Mỹ tại miền nam Việt Nam, cùng khoảng 850.000 quân Việt Nam Cộng hòa, Hàn Quốc và các nước đồng minh khác. Và người dân cùng các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ bắt đầu ôm mộng lớn. Họ tin rằng, 1967 sẽ là năm tiêu diệt được cả những người miền Nam chiến đấu trong Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (Việt Cộng) và các đồng minh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của họ, những người đã thâm nhập vào miền Nam. Continue reading “1967: Kỷ nguyên của các trận đánh lớn tại Việt Nam”

Căng thẳng mới trong quan hệ Việt – Trung?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long (Fan Changlong) đã sang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 18 đến này 19 tháng 6 năm 2017. Ông cũng có kế hoạch cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch chủ trì các hoạt động giao lưu biên giới giữa quân đội hai nước được tổ chức ở hai tỉnh Lai Châu và Vân Nam từ ngày 20 đến 22 tháng 6. Tuy nhiên, Tướng Phạm đã cắt ngắn chuyến thăm và bất ngờ rời Việt Nam vào chiều tối ngày 18/6 mà không công bố nguyên nhân. Quyết định bất ngờ của ông có thể là chỉ dấu cho thấy sóng gió dường như đang tích tụ trong quan hệ Việt – Trung. Continue reading “Căng thẳng mới trong quan hệ Việt – Trung?”

Việt Nam nên ứng xử ra sao với phe đối lập Campuchia?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trong cuộc bầu cử cấp xã tại Campuchia ngày 04/06/2017 vừa qua, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền đã lần đầu tiên chịu một tổn thất lớn trước Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) đối lập. Cụ thể, nếu như trong ba kỳ bầu cử trước (2002, 2007, 2012), đảng CPP lần lượt giành được 1.598, 1.591 và 1.591 vị trí chủ tịch xã, thì trong cuộc bầu cử vừa qua, họ chỉ còn giành được quyền kiểm soát 1.163 xã. Trong khi đó, phe đối lập với đại diện chủ chốt là đảng CNRP đã giành được 482 vị trí chủ tịch xã so với con số 40 trong cuộc bầu cử 5 năm trước. Kết quả này phản ánh xu thế đi xuống của CPP, vốn đã thể hiện rõ nét trong cuộc tổng tuyển cử năm 2013, đồng thời cho thấy khả năng phe đối lập, cụ thể là CNRP, hoàn toàn có thể vươn lên nắm quyền trong tương lai. Trong bối cảnh đó,  một câu hỏi đặt ra là Việt Nam cần ứng xử như thế nào với CNRP? Continue reading “Việt Nam nên ứng xử ra sao với phe đối lập Campuchia?”

‘David và Goliath’ trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Neil Sheehan, “David and Goliath in Vietnam,” The New York Times, 26/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Có những sự kiện chỉ có thể hiểu được từ góc nhìn thời gian. Cuộc chiến ở Việt Nam là một trong số đó.

Ngày 21 tháng 6 năm 1989, tôi có dịp phỏng vấn một con người vóc dáng nhỏ bé nhưng có bốn sao trên cầu vai áo đồng phục màu xanh đậm. Chúng tôi trò chuyện tại nơi từng là dinh thự của một vị toàn quyền Pháp ở Hà Nội. Người mà tôi phỏng vấn là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiên tài quân sự của Việt Nam, người đã đưa đất nước ông đến chiến thắng, đầu tiên là trước nỗ lực tái lập chế độ thuộc địa của Pháp sau Thế chiến II, tiếp đó là trước sức mạnh vô song của Mỹ khi họ muốn chia cắt vĩnh viễn Việt Nam và lập ra một nhà nước phụ thuộc ở Sài Gòn. Continue reading “‘David và Goliath’ trong Chiến tranh Việt Nam”

Báo TQ viết về chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng VN

Biên dịch : Nguyễn Hải Hoành

Trang mạng Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) ngày 2/6/2017 đăng bản tin như sau:

Ngày 31/5 Tổng thống Trump tiếp đón vị lãnh đạo quốc gia Đông Nam Á đầu tiên đến thăm Nhà Trắng kể từ ngày ông nhậm chức – Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Trước đó Trump từng xác định tính chất Việt Nam là “một trong những nước đánh cắp việc làm của nước Mỹ”, giờ đây ông vui mừng tuyên bố đã ký với Việt Nam “một đơn hàng rất lớn”.

Tin ngày 1/6 của hãng Reuters cho biết tuy rằng cặp đôi từng là cựu thù trong thời Chiến tranh Lạnh nay đã thành đối tác bạn bè song giao thương giữa hai bên lại trở thành một điểm cọ xát tiềm tại. Chính phủ Trump hoan nghênh đạt được giao dịch với Việt Nam nhưng Washington có quan điểm là: Các giao dịch đó rất tốt nhưng còn chưa đủ. Continue reading “Báo TQ viết về chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng VN”

Việt Nam tiếp tục chính sách cân bằng nước lớn

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đang thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày 29 đến ngày 31 tháng 5 năm 2017. Chuyến thăm là cơ hội quan trọng để Việt Nam tăng cường hơn nữa mối quan hệ với Hoa Kỳ và cho thấy Việt Nam tiếp tục nỗ lực để giữ cân bằng quan hệ giữa Hoa Kỳ Và Trung Quốc.

Quan hệ Việt – Mỹ đã phát triển nở rộ trong thập niên qua, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, với việc Hoa Kỳ hiện nay là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam và là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ tám. Quan hệ an ninh và quốc phòng cũng đã chứng kiến ​​một số tiến triển quan trọng trong những năm gần đây. Chẳng hạn, chỉ vài ngày trước chuyến thăm của ông Phúc, Hoa Kỳ đã chuyển giao cho Việt Nam sáu xuồng tuần tra Metal Shark và một tàu tuần tra từ lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ để giúp Việt Nam nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển. Continue reading “Việt Nam tiếp tục chính sách cân bằng nước lớn”

Cuốn tiểu thuyết vĩ đại về Chiến tranh Việt Nam không được viết bởi người Mỹ

Nguồn: Viet Thanh Nguyen, “The Great Vietnam War Novel Was Not Written by an American,” The New York Times, 02/05/2017.

Biên dịch: Phan Thiên Lý | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Năm 1967, Le Ly Hayslip, khi đó mang tên Phùng Thị Lệ Lý, còn là một thiếu nữ sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng. Là một cô gái nông thôn đã sống sót qua chiến tranh và nạn cưỡng hiếp ở làng quê của mình, bà chuyển tới Đà Nẵng để trốn chạy sự áp bức của cả phía Cộng sản lẫn phía người Việt chống Cộng. Năm 1972, bà kết hôn với một người Mỹ và chuyển tới Hoa Kỳ, và năm 1989 bà xuất bản cuốn tự truyện chấn động về tình trạng bị mắc kẹt giữa hai phía, When Heaven and Earth Changed Places (“Khi đất trời đảo lộn”). Tới năm 2017, đây có lẽ vẫn là cuốn tự sự ngôi thứ nhất duy nhất bằng tiếng Anh về trải nghiệm của những người dân quê Việt Nam mắc kẹt giữa hai chiến tuyến trong Chiến tranh Việt Nam. Trong cuộc đời và tác phẩm của mình, bà Hayslip là hiện thân cho định nghĩa rộng của tôi về ý nghĩa của việc là người Việt Nam, một bản sắc bao trùm cả những người Việt ở Việt Nam lẫn ở hải ngoại, cũng như cả những người viết bằng tiếng Việt hay các ngôn ngữ khác, mà trong trường hợp này là tiếng Anh. Continue reading “Cuốn tiểu thuyết vĩ đại về Chiến tranh Việt Nam không được viết bởi người Mỹ”

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Mỹ: Cơ hội và thách thức

Tác giả: Ngô Di Lân

Từ 29 đến 31/05/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ có chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Donald J. Trump. Cần nhấn mạnh rằng đây sẽ là cuộc gặp thượng đỉnh Việt – Mỹ đầu tiên và cũng là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của một nguyên thủ quốc gia một nước ASEAN kể từ khi Nhà Trắng có chủ nhân mới. Do đó, chuyến thăm này sẽ có ý nghĩa bản lề hết sức quan trọng đối với tương lai quan hệ Việt – Mỹ trong 4 năm sắp tới và giai đoạn tiếp theo.

Tuy Bộ Ngoại giao Mỹ cách đây không lâu đã tuyên bố chấm dứt chính sách “xoay trục về Châu Á” được khởi xướng bởi chính quyền Obama nhưng cho đến nay, chính quyền Trump vẫn chưa đưa ra sự lựa chọn thay thế nào. Thay vì cho rằng tuyên bố này đồng nghĩa với việc Mỹ dưới thời Trump sẽ thi hành một chính sách ngoại giao biệt lập ở Châu Á thì nên nhìn nhận rằng đây chỉ là một “chiêu PR” mà những tổng thống Mỹ mới lên nắm quyền thường dùng để thể hiện sự khác biệt so với người tiền nhiệm của mình. Continue reading “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Mỹ: Cơ hội và thách thức”

Thế lưỡng nan của Việt Nam trong quá trình tư nhân hóa

Tác giả: Lê Vĩnh Triển & Kris Hartley

Suy giảm tăng trưởng vì sự thất bại của doanh nghiệp nhà nước là mối đe dọa đối với ổn định chính trị.

Chính quyền Việt Nam đã trung thành với đường lối cải cách kể từ Đổi mới năm 1986, tiến hành nhiều giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng sau một thập niên hậu chiến thất bại với chính sách kế hoạch hóa. Việc tự do hóa thị trường, giảm các rào cản mậu dịch, loại bỏ các chương trình phân bổ cứng nhắc và thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân trong các ngành nghề đã vực dậy nền kinh tế Việt Nam, giải phóng các tiềm năng sản xuất trong khu vực tư nhân. Do quy mô cải cách lớn, Việt Nam đã phải tiếp cận theo hướng từng bước, mà tư nhân hóa các doanh nghiệp  nhà nước (DNNN) là một ví dụ cho những cải cách ở giai đoạn sau. Tuy nhiên, trong nỗ lực này, chính quyền Việt Nam gặp phải hai thế tiến thoái lưỡng nan liên quan đến cân bằng quyền lực chính trị. Đó là sự đánh đổi trong phân phối vật chất; và sự đánh đổi giữa tăng cường quản trị công ty và vị thế chính trị. Trong cả hai trường hợp, chính quyền phải chấp nhận lựa chọn giữa các kết quả không như ý, mà lựa chọn nào cũng có thể làm suy yếu sự ổn định chính trị. Continue reading “Thế lưỡng nan của Việt Nam trong quá trình tư nhân hóa”