Con trai cố TBT Lê Duẩn: ‘Lịch sử đã không công bằng với ông’

lekientrung

Tác giả: Tô Lan Hương (phỏng vấn)

Thiếu tướng Lê Kiên Trung, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an đã có những chia sẻ thẳng thắng về cha mình – cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.

Là Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an, nên khi nhận lời trò chuyện với Chuyên đề An ninh thế giới Giữa tháng – Cuối tháng về Tổng Bí thư Lê Duẩn nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của ông, tôi đã nghĩ Tướng Lê Kiên Trung khó mà thẳng thắn, sòng phẳng với những câu hỏi mà tôi sẽ hỏi anh. Nhưng sau buổi trò chuyện 2 tiếng đồng hồ, tôi biết mình đã vội vàng khi dự đoán thế!

Cha tôi quyết đoán, nhưng không bất chấp

– Thưa Thiếu tướng Lê Kiên Trung, khác với nhiều người thân trong gia đình mình, anh hầu như chưa từng xuất hiện trên báo chí và chia sẻ những câu chuyện về Tổng bí thư (TBT) Lê Duẩn? Continue reading “Con trai cố TBT Lê Duẩn: ‘Lịch sử đã không công bằng với ông’”

Hai dòng họ Lý vượt biển tới Triều Tiên thế kỉ 12-13

lltuong

Tác giTrần Vinh

Vị trí nước ta khá xa nước Cao Li (Triều Tiên và Đại Hàn ngày nay), nhưng cùng chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa rất sâu sắc, nhất là về văn tự và nền đạo đức Khổng Mạnh. Cũng vì ‘thiên triều’ Trung Hoa là trung tâm các phiên quốc phải quy về, cho nên sứ giả nước Việt đã từng gặp gỡ sứ giả Cao Li. Chuyện kể học giả kiệt xuất Lê quý Đôn thi đậu tiến sĩ, làm quan đời vua Lê Hiển Tông; năm 1760-1762, ông đi sứ Tầu, đã cùng các danh sĩ Tầu và sứ thần các nước Nhật Bản, Cao Li xướng họa và được họ khâm phục. Riêng vị sứ thần Cao Li là trạng nguyên Hồng Khải Hi đã tặng quan sứ nước Việt một chiếc quạt và một bài thơ. Trạng nguyên Lê Quý Đôn làm thơ tặng lại:

Tản Viên khái tự Tùng sơn tú

Áp Lục ưng đồng Nội thủy trường…  Continue reading “Hai dòng họ Lý vượt biển tới Triều Tiên thế kỉ 12-13”

Tại sao Việt Nam triển khai bệ phóng rocket ở Trường Sa?

tsa

Nguồn: Le Hong Hiep, “Understanding Vietnam’s rocket launcher deployment in the Spratlys”, The Straits Times, 17/08/2016.

Tuần trước, truyền thông quốc tế đưa tin rộng rãi rằng Việt Nam đã âm thầm triển khai một số lượng không rõ các bệ phóng rocket EXTRA trên năm thực thể thuộc quần đảo Trường Sa. Các hệ thống rocket di động tối tân này được cho là có khả năng bắn tới các đường băng và cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo lân cận được Trung Quốc xây dựng gần đây.

Mặc dù Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ những thông tin trên là “không chính xác”, nhưng Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã tuyên bố vào tháng Sáu năm nay rằng Hà Nội có quyền triển khai các vũ khí như vậy nhằm mục đích tự vệ. Continue reading “Tại sao Việt Nam triển khai bệ phóng rocket ở Trường Sa?”

Có một Biển Đông trên không gian mạng

vnhack

Tác giả: Thái Dương

Mùa hè 2014, giữa lúc người Việt trong nước và hải ngoại đang sôi sục vì Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào Biển Đông, từ Hoa Kỳ các chuyên gia của ThreatConnectESET công bố hai bản báo cáo độc lập về những tấn công có chủ đích (targeted attacks) vào hệ thống máy tính của các cơ quan chính phủ Việt Nam.

Mạng máy tính chính phủ Việt Nam liên tục bị tấn công khi có căng thẳng trên Biển Đông

Trên Internet có nhiều nhóm hacker với các động cơ khác nhau. Có những thanh niên đang tập tễnh vào nghề an ninh mạng muốn tấn công để chứng tỏ kỹ năng, cũng có những tập đoàn tội phạm tấn công để kiếm tiền. Những nhóm này thường quét toàn bộ Internet để tìm mục tiêu, gặp ai hack đó, không cần biết lý do. Không quá khó để ngăn chặn những nhóm hacker như vầy, vì họ chỉ muốn tìm những mục tiêu dễ nhất. Continue reading “Có một Biển Đông trên không gian mạng”

Hun Sen: Việt Nam ‘không phải vua của tôi’

hun_sen_13_01_2014_

Nguồn: “Vietnam ‘not my king’: PM”, The Phnom Penh Post, 02/08/2016

Biên dịch: Phan Nguyên

Phát biểu mạnh mẽ bất thường về mối quan hệ của mình với Việt Nam, Thủ tướng Hun Sen hôm qua đã mắng một người sử dụng Facebook khi người này cáo buộc ông “phản bội” nước láng giềng phía đông của Campuchia và khẳng định rằng “Việt Nam không phải là ông chủ của tôi”.

Trả lời nhận xét của một tài khoản có tên “Pham Duc Hien”, Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh lòng trung thành với Vương quốc Campuchia, đồng thời cũng yêu cầu người dùng Facebook này chuyển thông điệp trên của ông đến các nhà lãnh đạo Việt Nam, những người “luôn luôn tôn trọng chủ quyền của Campuchia và là hoàn toàn khác với cậu, một người không quan trọng “. Continue reading “Hun Sen: Việt Nam ‘không phải vua của tôi’”

Việt Nam và sự trỗi dậy của chiến tranh mạng

cyber_warfare

Tác giả: Thuận Phương

Vụ tấn công mạng ngày 29/7 vừa qua được đánh giá là vụ tấn công nghiêm trọng nhất từ trước tới nay nhắm vào các trang web của các tổ chức, công ty Việt Nam. Nghiêm trọng không chỉ bởi phương thức tiến hành tấn công, mà còn do thời điểm tấn công ngay sau khi Toà trọng tài về Luật Biển công bố phán quyết vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc. Nó cho thấy tầm quan trọng của công tác bảo vệ an ninh mạng và mối nguy hiểm của chiến tranh mạng-chiến tranh thông tin.  Continue reading “Việt Nam và sự trỗi dậy của chiến tranh mạng”

Kế hoạch lớn của Việt Nam cho Biển Đông

vn14

Nguồn: Koh Swee Lean Collin, “Vietnam’s Master Plan for the South China Sea“, The Diplomat, 04/02/2016

Biên dịch: Đỗ Lâm Thuận | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Kế hoạch của Việt Nam nhằm phát triển năng lực tình báo, giám sát và trinh sát (ISR) đang được định hình. 

Trong nhiều năm, Việt Nam dần mua sắm thêm nhiều loại vũ khí để “làm mới” kho vũ khí vốn đã lạc hậu từ thời Chiến tranh Lạnh, phần lớn mua từ Nga nhưng từ các nguồn khác cũng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, hiệu quả về mặt quân sự rõ ràng không chỉ phụ thuộc vào các loại vũ khí nóng; mà năng lực phát hiện, theo dõi, và chỉ đường cho vũ khí tạo nên các yếu tố quan trọng khác. Nhận thức được điều này, bên cạnh việc tiếp tục mua thêm vũ khí, Hà Nội đã tiến hành những bước đi ban đầu, nhưng quan trọng, trong việc thiết lập một mạng ISR toàn diện. Continue reading “Kế hoạch lớn của Việt Nam cho Biển Đông”

Hợp tác quốc phòng Việt – Ấn tăng tốc

vnindia

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

An ninh quốc phòng có thể được xem là lĩnh vực hợp tác đáng chú ý nhất giữa Việt Nam và Ấn Độ trong vòng hai năm trở lại đây. Mối bang giao truyền thống giữa hai nước giúp tạo lập nền tảng vững chắc cho các bước tiến quan hệ gần đây, nhưng nhiêu đó vẫn chưa đủ. Sự trỗi dậy mạnh mẽ, nhưng cứng rắn, của Trung Quốc mới chính là chất xúc tác khiến hai nước đẩy mạnh các trao đổi về quốc phòng.

Tiềm năng mua bán vũ khí rộng mở

Chuyến thăm Việt Nam vào tháng 6 vừa qua của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar mang lại nhiều tín hiệu tích cực trong việc đẩy mạnh mua bán các sản phẩm quốc phòng giữa hai bên. Continue reading “Hợp tác quốc phòng Việt – Ấn tăng tốc”

Chủ tịch Hồ Chí Minh và cố vấn Vĩnh Thụy

baodaihcm

Tác giả: Nguyễn Đắc Xuân

Từ hơn nửa thế kỷ qua, đối với người dân Huế, mỗi lần nhắc đến lịch sử Cách mạng tháng Tám năm 1945, người ta lại nhớ đến sự kiện vua Bảo Đại thoái vị chấm dứt thời đại quân chủ ở Việt Nam và nhớ đến chuyện Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc đã mời ông vua vừa thoái vị làm cố vấn cho Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945-1946). Là một người nghiên cứu Huế, nghiên cứu Chủ tịch Hồ Chí Minh với Thừa Thiên Huế, tôi đã sưu tầm được khá nhiều tư liệu lịch sử có liên quan đến mối quan hệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Cố vấn Vĩnh Thụy. Tôi xin trích 4 tư liệu sau đây để độc giả thưởng lãm và nhớ đến Bác. Continue reading “Chủ tịch Hồ Chí Minh và cố vấn Vĩnh Thụy”

Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P6)

thdn

Nguồn: Heinz Schütte, “Fünfzig Jahre danach: Hundert Blumen in Vietnam 1954-1960”, Hamburger Südostasienstudien, Band 3, 2009.

Biên dịch: Talawas

Bài liên quan: Phần 1; Phần 2; Phần 3; Phần 4; Phần 5

10. Bản án

Tháng 1 năm 1960 diễn ra phiên tòa chống lại những người bị cáo buộc làm gián điệp. Trần Duy, Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt không thuộc số những người bị khởi tố, mà, như Hoàng Cầm nhớ lại, họ chỉ xuất hiện như những nhân chứng. Họ phải có mặt ở phiên tòa 5 ngày liền để phục vụ yêu cầu của tòa án. Phan Khôi, như đã nói ở trên, bị báo chí năm 1958 quy kết là “một phần tử hoạt động nguy hiểm” cho Pháp, đã qua đời đầu năm 1960, chỉ vài ngày trước khi phiên tòa diễn ra.

Nguyễn Hữu Đang không bị khởi tố với tư cách là lãnh tụ chính trị của Nhân văn, mà, một mặt ông bị cáo buộc làm gián điệp, mặt khác ông bị kết tội vì tổ chức trốn chạy khỏi miền Bắc thông qua sự trợ giúp của một “tổ chức”. Continue reading “Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P6)”

Đại tướng Lê Đức Anh viết về ‘người anh’ Lê Duẩn

leduan

“Chúng ta thường nói Đại hội Đảng VI là mốc son của công cuộc đổi mới đất nước. Điều đó đúng, nhưng không có nghĩa là đến Đại hội VI mới có đổi mới, ý tưởng này đã manh nha từ Đại hội IV, tới Đại hội V nó rõ dần, và tới trước thềm Đại hội VI thì tình thế, điều kiện về mọi mặt chín muồi cho Đảng và Nhà nước ta quyết định công bố đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước”, Đại tướng Lê Đức Anh nhớ lại.

“Ông Hai trăm Bu-gi”

Lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với anh Lê Duẩn là tại Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ mở rộng đầu năm 1947 ở Đồng Tháp Mười. Lúc đó ở Nam Bộ tổ chức cộng sản có hai phái  “Tiền Phong” và “Giải Phóng” cùng lãnh đạo quần chúng làm cách mạng  nhưng hai phái không đoàn kết mà lại tranh giành ảnh hưởng với nhau. Anh Lê Duẩn chủ trì hội nghị, một hội nghị vô cùng quan trọng vì không những nó hợp nhất, củng cố, khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, mà nó còn định hướng cho tổ chức Đảng các cấp trong toàn Xứ ủy để lãnh đạo kháng chiến chống Pháp trước tình hình cấp bách đang diễn ra. Continue reading “Đại tướng Lê Đức Anh viết về ‘người anh’ Lê Duẩn”

Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P5)

thdn

Nguồn: Heinz Schütte, “Fünfzig Jahre danach: Hundert Blumen in Vietnam 1954-1960”, Hamburger Südostasienstudien, Band 3, 2009.

Biên dịch: Talawas

Bài liên quan: Phần 1; Phần 2; Phần 3; Phần 4

9. Xét lại, Trốt-kít, gián điệp

Mặc dù đã ban lệnh cấm Nhân văn, các tổ chức chính quyền vẫn tỏ ra khá dè dặt – những “sự kiện ở Hungary” đã gây ra bầu không khí hoang mang trong khối các nước xã hội chủ nghĩa khiến người ta phải đặc biệt cảnh giác. BáoNhân văn bị cho là đã:

từ đối lập văn nghệ càng lúc càng (lấn sang)… chính trị, có tính phá hoại và gây chia rẽ, (vì vậy) các tổ chức Đảng và các cơ quan báo chí vẫn phải tiếp tục (bàn về) vấn đề trí thức. Chủ trương chung của các bài viết này là trí thức, nhất là những người đã tham gia kháng chiến, phải tin tưởng hơn vào Đảng. Trong một bài phát biểu không công bố của Trường Chinh, Đảng đã đề cập tới vấn đề trí thức, trong đó nhấn mạnh Đảng phải có thái độ thẳng thắn và rõ ràng với trí thức. Đây là nền chuyên chính của toàn thể giai cấp công nhân chứ không phải của một vài cá nhân. Nếu quả thực có hiện tượng đó thì đấy là sai lầm và cần phải sửa.[i] Continue reading “Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P5)”

Quan điểm của TQ về sự tăng cường quan hệ Việt-Mỹ

obamainvn

Nguồn: Yun Sun, “China’s perspective on the US-Vietnam rapprochement”, PacNet No. 48A, 06/06/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama đến Việt Nam vào tháng trước và việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí là một bước ngoặt quan trọng, mang tính lịch sử trong quan hệ Mỹ – Việt. Mặc cho giới truyền thông và các nhà quan sát nhìn chung đều đã giải thích sự xích lại này giữa hai nước là nhằm hướng đến Trung Quốc, nhận thức và đánh giá của Bắc Kinh về sự phát triển quan hệ Mỹ-Việt hầu như không được đề cập. Một phân tích về quan điểm của Trung Quốc sẽ hữu ích khi dự đoán phản ứng của nước này. Quan trọng hơn, nó sẽ cho thấy những thông tin cốt lõi về nỗ lực của Việt Nam nhằm cân bằng chính sách đối nội với mục tiêu chính sách đối ngoại của mình, đồng thời tiết lộ những sự thật ít được biết về quan hệ Việt – Trung. Continue reading “Quan điểm của TQ về sự tăng cường quan hệ Việt-Mỹ”

Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P4)

thdn

Nguồn: Heinz Schütte, “Fünfzig Jahre danach: Hundert Blumen in Vietnam 1954-1960”, Hamburger Südostasienstudien, Band 3, 2009.

Biên dịch: Talawas

Bài liên quan: Phần 1; Phần 2; Phần 3

  1. Giai phm

Điều gì đã xảy ra trong giới văn nghệ sĩ và trí thức Hà Nội thời gian này? Như tôi đã nói, tạp chí Giai phm mùa Xuân do Hoàng Cầm chủ trương đã được xuất bản nhân dịp Tết nguyên đán tháng 3 năm 1956. Trong số báo này, các tác giả đã không viện dẫn đến Liên Xô hay Trung Quốc, mà họ chọn Trường Chinh, nhà tư tưởng hàng đầu của Đảng, bằng việc trích dẫn báo cáo “Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam” năm 1948, trong đó Trường Chinh viết:“Không có phê bình, không có lun chiến, phong trào văn ngh nước ta êm đm quá, trm mc quá… Phê bình vi thái đ ph trách, vi ý đnh chân thành, vi li l khiêm tn thì chng nhng không có hi mà còn giúp cho nhau thêm tiến b và hiu nhau thêm. Xut phát t đoàn kết mà phê bình đ tăng cường đoàn kết, như thế mi tht là đoàn kết chân chính.Continue reading “Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P4)”

Quan ngại chung về TQ đẩy Việt-Nhật xích lại gần nhau

jap-vietcamranh

Nguồn: Nguyen Manh Hung, “Shared concerns about China bring Vietnam and Japan closer”, East Asia Forum, 02/06/2016.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau ba tuần nhậm chức, vào ngày 22 tháng 04 năm 2016, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đã được dẫn lời nói rằng Nhật Bản là “một trong những đối tác hợp tác quan trọng của Việt Nam”. Tầm quan trọng của quan hệ Việt-Nhật đối với hai bên đã được tăng cường do sự thay đổi cấu trúc quyền lực ở châu Á.

Cơ sở cho sự hợp tác an ninh sâu rộng và ngày càng gia tăng giữa Việt Nam và Nhật Bản chính là mối quan ngại chung về tham vọng bành trước lãnh thổ của Trung Quốc. Sự áp đặt các yêu sách trên Biển Đông của Trung Quốc đã thúc đẩy Việt Nam áp dụng chiến lược “cân bằng mềm” chống lại quốc gia này. Chiến lược này dựa trên hai thành phần: một chính sách “ba không”, không căn cứ nước ngoài, không liên minh quân sự, không dùng quan hệ với quốc gia này để chống lại quốc gia khác – nhằm xoa dịu nỗi sợ bị bao vây của Trung Quốc; và phần còn lại là những gì mà Hà Nội gọi là chính sách “đa dạng hóa và đa phương hóa các mối quan hệ” nhằm cân bằng lại áp lực từ Trung Quốc. Continue reading “Quan ngại chung về TQ đẩy Việt-Nhật xích lại gần nhau”

Về lịch sử người Minh Hương và người Hoa ở Nam Bộ

minhhuong

Tác giả: Nguyễn Đức Hiệp

Trong lịch sử khẩn hoang ở Nam bộ, sự đóng góp của người Minh hương và Hoa từ xưa đến nay về kinh tế, văn hóa thật là to lớn. Bao nhiêu danh nhân Việt nam trong lịch sử là có gốc Minh hương, từ Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Võ Tánh, Ngô Tùng Châu, Châu Văn Tiếp, Phan Thanh Giản, Phan Xích Long.. đến những nhân vật có tên tuổi trong văn hóa nghệ thuật gần đây như Hồ Dzếnh, Trịnh Công Sơn, Vương Hồng Sển, Lý Lan… Họ đã hòa nhập thành người Việt. Đã có nhiều tư liệu viết về Mạc Cửu và xứ Hà Tiên, với văn học Hà Tiên độc đáo, đỉnh cao của người Minh hương đến khai khẩn Nam bộ. Ở đây tôi sẽ chú trọng về người Minh hương và Hoa ở những vùng khác trên Nam bộ, chủ yếu là vùng Đồng Nai-Gia Định. Continue reading “Về lịch sử người Minh Hương và người Hoa ở Nam Bộ”

Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P3)

thdn

Nguồn: Heinz Schütte, “Fünfzig Jahre danach: Hundert Blumen in Vietnam 1954-1960”, Hamburger Südostasienstudien, Band 3, 2009.

Biên dịch: Talawas

Bài liên quan: Phần 1; Phần 2

  1. Nguyn Chí Thanh, Trn Dn và D tho đ ngh 32 đim

Trong cái mùa Đông buồn tầm tã năm 1954/55, một nhóm văn nghệ sĩ và nhà báo đã tụ họp lại, tất cả họ đều là thành viên của Phòng Văn nghệ Quân đội, để bàn về một định hướng tư tưởng-văn hóa mới và rốt cuộc, họ đòi lãnh đạo chấp thuận định hướng này. Quân đội miền Bắc hồi đó được xem như một “trường học về dân chủ”[1], bởi vì ngay trong thời kỳ kháng chiến vẫn có những cuộc phê phán được phép diễn ra trong hàng ngũ quân đội. Thế nên giờ đây, khi hòa bình đã lập lại, những vấn đề bức xúc càng phải được mang ra thảo luận mạnh mẽ và gấp rút hơn bao giờ hết. Continue reading “Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P3)”

Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P2)

thdn

Nguồn: Heinz Schütte, “Fünfzig Jahre danach: Hundert Blumen in Vietnam 1954-1960”, Hamburger Südostasienstudien, Band 3, 2009.

Biên dịch: Talawas

Bài liên quan: Phần 1

  1. n s Nguyn Sơn

Như đã trình bày ở trên, ảnh hưởng Trung Quốc đã có từ rất lâu trước năm 1950. Trong một khảo luận xuất sắc về thế giới quan lưỡng cực và mục đích xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa của giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương, Tường Vũ đã chỉ ra rằng, từ những năm đầu 1940, Đảng Cộng sản Đông Dương luôn sử dụng các hình ảnh anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Lý Thái Tổ hoặc Trần Hưng Đạo cho mục đích tuyên truyền của mình. Tuy nhiên trong các văn bản nội bộ, không được phổ biến cho quần chúng, giới lãnh đạo không bao giờ nói tới Quang Trung hay Lê Lợi mà luôn luôn là Mác, Lê-nin, Xta-lin[1]. Continue reading “Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P2)”

VN có thể gia nhập mạng lưới an ninh tập thể của Mỹ?

2014-07-16t013058z2013317671gm1ea7g0o0p01rtrmadp3china-vietnam-rig

Tác giả: Lê Thọ Bình (phỏng vấn TS. Trần Việt Thái)

Việc Mỹ tuyên bố xây dựng một mạng lưới an ninh tập thể là vấn đề cực kỳ quan trọng và sẽ có ảnh hưởng hết sức sâu rộng đến môi trường ổn định ở khu vực, đặt ra cho Việt Nam cách tiếp cận mới trong nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trong bối cảnh hiện nay.

Ông Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược (Học viện Ngoại giao) chia sẻ như vậy với VietTimes.

Mỹ xây dựng một mạng lưới an ninh tập thể

Theo ông thì Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á (Diễn đàn Shangri-La) lần thứ 15 vừa kết thúc có những điểm gì đặc biệt so các hội nghị trước đây?
Continue reading “VN có thể gia nhập mạng lưới an ninh tập thể của Mỹ?”

Obama thăm Việt Nam: Đánh giá kết quả và tác động

obamainvn

Tác giả: Lê Hồng Hiệp 

Giới thiệu

Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Việt Nam từ 22-25/5/2016 đánh dấu một cột mốc quan trọng nữa trong việc cải thiện quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ. Những gì hai cựu thù Chiến tranh Lạnh đạt được trong chuyến đi này đã đưa họ xích lại gần nhau hơn bao giờ hết, từ đó đặt nền móng cho một mối quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn và thực chất hơn. Đặc biệt, mức độ tin tưởng lẫn nhau tăng cao qua chuyến thăm đã làm cho họ thoải mái hơn trong việc đẩy mạnh hợp tác an ninh và quốc phòng trong tương lai, điều có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ khu vực.

Bài viết này đánh giá các kết quả chính của chuyến thăm và tác động của chúng. Bài viết được chia làm ba phần. Phần đầu tiên đánh giá các diễn tiến gần đây trong mối quan hệ đối tác ngày càng chín muồi giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Phần thứ hai phân tích các kết quả về kinh tế, chính trị và chiến lược quan trọng nhất của chuyến thăm. Phần thứ ba đi sâu phân tích việc Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam bằng cách mổ xẻ những lý do chính dẫn tới quyết định của Washington cũng như những tác động của nó đối với quan hệ song phương và khu vực nói chung. Continue reading “Obama thăm Việt Nam: Đánh giá kết quả và tác động”