Địa chính trị của quan hệ Việt – Mỹ

0,,17949911_303,00

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày mai, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Hoa Kỳ. Chuyến thăm sẽ là một cột mốc quan trọng trong quan hệ song phương vì ông Trọng sẽ là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng thăm chính thức Washington.

Một số nhà bình luận có thể cho rằng vì ông Trọng là lãnh đạo Đảng chứ không phải nguyên thủ quốc gia hay người đứng đầu chính phủ nên chuyến thăm chỉ mang ý nghĩa biểu tượng là chính. Tuy nhiên, chuyến thăm vẫn có thể giúp xây dựng sự tin cậy lẫn nhau và mở đường cho các hợp tác có ý nghĩa hơn giữa hai cựu thù trong tương lai.

Chuyến thăm của ông Trọng sẽ được phía Mỹ đáp lại bởi chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Hà Nội dự kiến vào cuối năm nay. Đây là một trong số những sự kiện đáng chú ý nhằm đánh dấu 20 năm ngày bình thường hóa quan hệ song phương. Continue reading “Địa chính trị của quan hệ Việt – Mỹ”

Phân tích sơ bộ tình hình nhân sự Đại hội 12

hungdungsangtrong

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Vietnam’s Leadership Transition in 2016: A Preliminary Analysis“, ISEAS Perspective, No. 24, May 2015.

Biên dịch: Trung Nhân

Giới thiệu

Đại hội toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) sẽ là một sự kiện chính trị quan trọng đối với Việt Nam trong năm 2016. Một trong những vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự đại hội sẽ là việc bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng, cũng như một số vị trí lãnh đạo khác như Bộ Chính trị và Tổng Bí thư ĐCSVN. Bộ máy lãnh đạo mới được giới thiệu tại Đại hội sẽ cung cấp một số chỉ dấu quan trọng về viễn cảnh kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại của Việt Nam trong tương lai. Continue reading “Phân tích sơ bộ tình hình nhân sự Đại hội 12”

Chính sách Đổi mới (Renovation policy)

img-3879copy2-1410759508

Tác giả: Trần Nam Tiến

Đổi mới là sự lựa chọn cách mạng nhằm mục tiêu phát triển của Việt Nam bắt đầu diễn ra từ năm 1986, là một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển của Việt Nam. Đường lối đổi mới do Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986) đưa ra, được Đại hội VII (6-1991), Đại hội VIII (6-1996), Đại hội IX (4-2001) tiếp tục hoàn thiện và phát triển, mở ra bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mục đích của Đổi mới là nhằm tìm kiếm con đường đi lên xã hội chủ nghĩa phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của Việt Nam; thay đổi những mặt, những yếu tố chưa phù hợp, chứ không phải thay đổi mục tiêu, lý tưởng chủ nghĩa xã hội. Bản chất của Đổi mới chính là không ngừng mở rộng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Continue reading “Chính sách Đổi mới (Renovation policy)”

Vietnam’s Alliance Politics in the South China Sea

Source: Le Hong Hiep, “Vietnam’s Alliance Politics in the South China Sea”, Trends in Southeast Asia, No.6, 2015.

Executive summary: 

– Vietnam has long maintained “no alliance” as a core principle in its foreign policy. However, as China becomes increasingly assertive in the South China Sea, there are indications that Vietnam is moving towards “alliance politics”, or efforts to forge close security and defense ties short of formal, treaty-bound alliances with key partners, to deal with the new situation. Continue reading “Vietnam’s Alliance Politics in the South China Sea”

Bước đột phá trong quan hệ Việt – Mỹ

Vietnam 2

Nguồn: Alexander L. Vuving, “A Breakthrough in US-Vietnam Relations”, The Diplomat, 10/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Đưa quan hệ Việt – Mỹ bước vào kỷ nguyên mới

Chuyến thăm gần đây của Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đánh dấu sự thay đổi đáng kinh ngạc trong quan hệ song phương giữa hai nước.

Nổi lên như là một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, quan hệ Việt – Mỹ vừa trải qua một bước đột phá đáng kể trong thời gian gần đây. Bước đột phá này được thể hiện trong chuyến công du đến Washington của Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Trần Đại Quang trong các ngày từ 15 đến 20 tháng 3 vừa qua, một chuyến đi có phần ít được báo chí quốc tế chú ý. Có lẽ truyền thông ít quan tâm đến chuyến đi này vì nó được xem như một phần của các cuộc trao đổi thường xuyên ở cấp bộ trưởng giữa hai nước. Tuy nhiên, chuyến viếng thăm này của ông Quang đã vượt xa các trao đổi thông thường, và nội dung cuộc hội đàm của ông cho thấy một sự thay đổi về chất trong quan hệ Việt – Mỹ. Continue reading “Bước đột phá trong quan hệ Việt – Mỹ”

Việt Nam 1945: Khoảnh khắc không gì là không thể

Hanoi,_The_uprising_on_August_19,_1945

Nguồn: David G. Marr, “A moment when everything seemed possible”, Inside Story, 10/10/2013.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Vai trò của các đảng phái chính trị trong nhà nước Việt Nam DCCH

David G. Marr mô tả sự ra đời tác phẩm mới của mình, một cái nhìn chi tiết về bước ngoặt trong lịch sử hiện đại của Việt Nam.

Tôi bắt đầu tiếp xúc với Việt Nam vào những năm 1960, tự hỏi vì sao có quá nhiều người kể về nơi họ đã ở và những việc họ làm trong giai đoạn 1945-46 với một vẻ hào hứng đến vậy. Nhưng những tài liệu của Việt Nam về thời kỳ này quả thật rất khó tìm kiếm. Những thư viện hay tiệm sách ở Sài Gòn hầu như chẳng có gì. Tôi tìm được một hiệu sách thiên tả tại Hồng Kông có bán những ấn phẩm xuất bản định kì từ Hà Nội, đáng chú ý là Tạp chí Nghiên cứu lịch sử. Năm 1964, một ngày nọ, hai đặc vụ FBI tới ký túc xá sinh viên sau đại học trường Berkeley của chúng tôi và hỏi lý do tôi đặt nhận những ấn phẩm tuyên truyền của kẻ thù qua đường bưu điện. Continue reading “Việt Nam 1945: Khoảnh khắc không gì là không thể”

Hồi ký Trần Trọng Kim: Một cơn gió bụi

196713-TTKIM-duo-400

Trần Trọng Kim (1883-1953) là một Học Giả danh tiếng, Thủ Tướng của Việt Nam (1945) tác giả cuốn Việt Nam Sử Lược.

Trần Trọng Kim, nhà giáo dục, nhà biên khảo văn học và sử học Việt Nam, bút hiệu Lệ Thần, sinh năm 1883 (Quý Mùi) tại làng Kiều Linh, xã Đan Phố, Huyện Nghi Xuân, Tỉnh Hà Tĩnh.

Xuất thân trong một gia đình Nho Giáo, ông học chữ Hán từ nhỏ. Năm 1897, ông học Trường Pháp-Việt Nam Định, học chữ Pháp. Năm 1900, ông thi đỗ vào Trường Thông Ngôn và đến 1903 thì tốt nghiệp. Năm 1904, ông làm Thông Sự ở Ninh Bình. Continue reading “Hồi ký Trần Trọng Kim: Một cơn gió bụi”

Dịch chuyển quyền lực trong nền chính trị Việt Nam

nguyen tan dung

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Power shifts in Vietnam’s political system”, East Asia Forum, 05/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Trong những năm gần đây, quyền lực của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã gia tăng một cách đáng kể. Nếu tiếp tục, xu hướng này sẽ có nhiều tác động tới viễn cảnh chính trị của Việt Nam trong tương lai.

Sự gia tăng quyền lực của Ban Chấp hành Trung ương trở nên rõ ràng vào tháng 10 năm 2012, khi cơ quan này đảo ngược một quyết định trước đó của Bộ Chính trị nhằm kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với lý do quản lý kém nền kinh tế. Sau đó, vào tháng 5 năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ủng hộ hai ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ, lần lượt là người đứng đầu Ban Nội chính và Ban Kinh tế Trung ương, ứng cử vào hai vị trí trong Bộ Chính trị. Tuy nhiên, Ban Chấp hành Trung ương lại bầu cho hai ứng viên khác. Continue reading “Dịch chuyển quyền lực trong nền chính trị Việt Nam”

Việt Nam cần hóa giải “Lời nguyền Địa lý” như thế nào?

People's_Republic_of_China_Vietnam_Locator

Tác giả: Đỗ Thanh Hải

Bài liên quan: Tại sao liên minh không phải là một chọn lựa?

2014 là một năm đầy thử thách với ngoại giao Việt Nam. Tháng 5, Bắc Kinh bất ngờ hạ đặt giàn khoan khổng lồ Hải Dương 981 và triển khai hơn một trăm tàu đủ loại để bảo vệ trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Cùng lúc đó, các lực lượng Trung Quốc tiến hành một chiến dịch bồi đắp quy mô lớn để xây dựng 6 đảo nhân tạo trong vùng quần đảo Trường Sa để xây dựng các cơ sở hậu cần và đường băng dã chiến. Dù cho Việt Nam đã xử lý khéo léo, thành công khủng hoảng giàn khoan Hải Dương 981, nhưng sức mạnh ngày càng tăng và sự hiện diện ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc trên Biển Đông buộc các nhà hoạch định, các chiến lược gia của Việt Nam tiếp tục suy ngẫm và tranh luận về cục diện an ninh mới ở khu vực và đối sách của Việt Nam trước mắt và trong trung hạn. Continue reading “Việt Nam cần hóa giải “Lời nguyền Địa lý” như thế nào?”

Tại sao liên minh không phải là một chọn lựa?

Tác giả: Mặc Lâm (phỏng vấn)

Bài liên quan: Sóng ngầm địa chính trị khu vực và lựa chọn của Việt Nam

Việt Nam có nên liên minh với nước khác để tự bảo vệ cho chính mình hay không là câu hỏi đang cần được trả lời nhất trong hoàn cảnh hiện nay khi Trung Quốc tiến hành xây dựng hàng loạt đảo nhân tạo trên vùng biển đang tranh chấp, trong đó có các đảo mà nước này chiếm đóng trái phép của Việt Nam.

Việt Nam vẫn còn cơ hội?

Trong thời gian gần đây khi Trung Quốc công khai xem thường dư luận thế giới cho xây dựng quy mô một loạt những đảo nhân tạo lớn trên các dãy đảo đá tại quần đảo Trường Sa. Những căn cứ này có khả năng biến thành cứ điểm quân sự uy hiếp cả một vùng Biển Đông rộng lớn đang có tranh chấp với nhiều nước trong đó có Việt Nam. Continue reading “Tại sao liên minh không phải là một chọn lựa?”

Châu Á trỗi dậy là nhờ các giá trị Khổng giáo

RV-AP562_CONFUC_J_20150206152501

Nguồn: Robert D. Kaplan, “Asia’s Rise Is Rooted in Confucian Values,” The Wall Street Journal, 06/02/2015.
Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các nước đang phát triển mạnh mẽ như Trung Quốc, Hàn Quốc, và Singapore đã trở thành tư bản bằng cách dựa trên những giáo lý cũ: lòng khoan dung và sự ổn định xã hội.

Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của Bàn về Thuật trị quốc,[1] cuốn sách mới được phát hành mùa thu năm ngoái bằng nhiều ngôn ngữ (trong đó có tiếng Anh) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, là việc ông dựa rất nhiều vào “những quan điểm xuất chúng” của Khổng Tử để giải thích cho triết lý chính trị và xã hội của riêng mình. Chẳng hạn, Tập Cận Bình đã trích câu nói súc tích này của vị Vạn thế Sư biểu: “Kiến hiền tư tề yên; kiến bất hiền nhi nội tự tỉnh dã.”[2] Và rõ ràng Tập Cận Bình đã ngầm đề cập đến Khổng Tử khi ông viết rằng Trung Quốc luôn “phát triển đất nước thông qua nghiên cứu bản tính của sự vật, lấy sự chân thành để chỉnh đốn tư tưởng, tu dưỡng đạo đức cá nhân, quản lý gia đình…và bảo vệ hòa bình thiên hạ.” Continue reading “Châu Á trỗi dậy là nhờ các giá trị Khổng giáo”

Việt Nam hướng tới kỷ nguyên hậu Đổi mới

vn

Nguồn: Phuong Nguyen, “Vietnam eyes postrenovation era”, Nikkei Asian Review, 23/02/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thế Phương | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Năm tới sẽ kỷ niệm 30 năm kể từ khi Việt Nam thực thi chính sách “Đổi mới” dẫn tới việc áp dụng nền kinh tế thị trường. Năm kỷ niệm này cũng sẽ đi kèm với một ban lãnh đạo hoàn toàn mới khi Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội được thay thế. Sự thay đổi mang tính thế hệ sẽ xảy ra trên diện rộng khi hơn một nửa số thành viên của Bộ chính trị – cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng – đến tuổi nghỉ hưu.

Quá trình chuyển giao quyền lực sắp tới sẽ rất quan trọng. Việt Nam đang đứng trước một giao lộ, xét trên mối quan hệ của quốc gia với Hoa Kỳ và Trung Quốc, cũng như vai trò của đất nước trong nền kinh tế thế giới. Những vấn đề này tiến triển như thế nào – và sự phát triển của bản thân nền kinh tế thị trường – sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi quá trình thiết lập cân bằng quyền lực tương lai (trong nội bộ Đảng Cộng sản). Continue reading “Việt Nam hướng tới kỷ nguyên hậu Đổi mới”

#245 – Chính sách đối ngoại của Ngô Đình Diệm (P.2)

2086-ngo-dinh-diem

Nguồn: William Henderson & Wesley R. Fishel, “The Foreign Policy of Ngo Dinh Diem”, Vietnam Perspectives, Vol. 2, No. 1 (Aug., 1966), pp. 3-30.

Biên dịch: Vũ Thị Hương Giang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Chính sách đối ngoại của Ngô Đình Diệm (P.1)

Quan hệ với Bắc Việt Nam

Có thể mô tả thái độ của Diệm với đối thủ Cộng sản ở Hà Nội là thù nghịch hoàn toàn. Điều này đúng với tiếp cận của ông với mọi chế độ Cộng sản; ông không bao giờ có bước đi dù nhỏ nhất nhằm thiết lập quan hệ với bất cứ ai trong số đó. Ngay từ đầu chế độ của mình năm 1954, Diệm dường như không bao giờ suy nghĩ nghiêm túc về khả năng thương lượng có ý nghĩa về bất cứ chủ đề chính trị quan trọng nào với Hà Nội. Cách tiếp cận của ông với vấn đề cơ bản là tái thống nhất đã được thảo luận ở trên. Diệm cũng cứng rắn như vậy về các vấn đề như quan hệ chính thức giữa Sài Gòn và Hà Nội, phát triển thương mại liên vùng, thậm chí là trao đổi thư từ, bất chấp đôi lần những người Cộng sản có đề nghị. Continue reading “#245 – Chính sách đối ngoại của Ngô Đình Diệm (P.2)”

#244 – Chính sách đối ngoại của Ngô Đình Diệm (P.1)

pentagonpapers.16

Nguồn: William Henderson & Wesley R. Fishel, “The Foreign Policy of Ngo Dinh Diem”, Vietnam Perspectives, Vol. 2, No. 1 (Aug., 1966), pp. 3-30.

Biên dịch: Vũ Thị Hương Giang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chính sách đối ngoại của một quốc gia là sản phẩm của nhiều lực lượng, thường là đối lập nhau, nhưng là những lực lượng tương đối rõ ràng. Điều này đặc biệt rõ rệt trong lịch sử ngoại giao của các nước được thiết lập lâu đời trên vũ đài chính trị thế giới. Hệ quả của các nhân tố như vị trí địa lý, dân số, tài nguyên kinh tế, lịch sử và ý thức hệ thường được dẫn giải như những yếu tố quyết định chủ yếu của chính sách đối ngoại. Ít nhất, những yếu tố quyết định đó xuất hiện để đặt ra các giới hạn cho việc thực hiện chính sách đối ngoại nói chung của một quốc gia cụ thể. Continue reading “#244 – Chính sách đối ngoại của Ngô Đình Diệm (P.1)”

Những thách thức đối với Đảng Cộng sản Việt Nam trong năm 2015

04b3

Nguồn: Truong-Minh Vu, “2015 Challenges for the Communist Party of Vietnam,” The Diplomat, 01/02/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Trương Minh Huy Vũ

Các chuyên gia hàng đầu về Việt Nam đã đánh giá Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI diễn ra hồi đầu tháng trước là một sự kiện mang tính bước ngoặt, bởi qua đó đội ngũ lãnh đạo mới của Việt Nam trong 5 năm tới đã được hình thành. Quả thực, nhân sự chính là vấn đề trọng tâm của gần 197 Ủy viên Trung ương và dự khuyết tại Hà Nội lần này.  Trong khi các chuyên gia trong và ngoài nước tập trung chủ yếu vào kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ý nghĩa cơ bản của nó lại chưa nhận được sự quan tâm thích đáng. Thật ra, việc đánh giá cán bộ phản ánh quan điểm của giới tinh hoa chính trị về việc thực hiện sự lãnh đạo của Đảng và báo hiệu cho đường lối tương lai của Đảng Cộng sản Việt Nam. Continue reading “Những thách thức đối với Đảng Cộng sản Việt Nam trong năm 2015”