25/12/1991: Gorbachev từ chức, Liên Xô tan rã

Nguồn:Gorbachev resigns as president of the USSR,” History.com (truy cập ngày 24/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1991, Mikhail Gorbachev tuyên bố ông từ chức Tổng thống Liên Xô. Trên thực tế, quốc gia này đã không còn là Liên Xô như trước – chỉ bốn ngày trước đó, 11 nước cộng hòa Xô viết cũ đã thành lập Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS), về cơ bản giải thể Liên bang Xô viết. Liên Xô, xét về mọi mặt, đã chấm dứt tồn tại.

Trong bài phát biểu từ nhiệm trước đất nước, Gorbachev cho thấy sự thành lập của CIS là động lực chính khiến ông từ chức, tuyên bố rằng ông “lo ngại về thực tế là người dân của đất nước này đã không còn là người dân của một cường quốc và có thể sẽ rất khó đối phó với những hệ quả của điều này.” Bằng những lời đôi lúc tự hào, đôi lúc phẫn uất, Gorbachev tuyên bố ông hài lòng về các thành quả mà mình đã đạt được. Continue reading “25/12/1991: Gorbachev từ chức, Liên Xô tan rã”

24/12/1979: Liên Xô xâm lược Afghanistan

Mujahedin fighters armed with Stinger missile

Nguồn:Soviet tanks roll into Afghanistan,” History.com (truy cập ngày 23/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1979, Liên Xô xâm lược Afghanistan, với lý do duy trì hiệp ước hữu nghị giữa hai nước năm 1978. Gần nửa đêm, Liên Xô tổ chức một đợt không vận lớn vào Kabul, thủ đô của Afghanistan, ước tính bao gồm 280 máy bay vận tải và ba sư đoàn, mỗi sư đoàn gần 8.500 người. Chỉ trong ít ngày, Liên Xô đã chiếm được Kabul, và triển khai một đơn vị đặc nhiệm tấn công vào Điện Tajbeg (nơi sinh sống của Tổng thống Hafizullah Amin). Các phần tử quân đội hoàng gia Afghan trung thành với Hafizullah Amin đã kháng cự dữ dội, nhưng không kéo dài được lâu.

Ngày 27 tháng 12, Babrak Karmal, nhà lãnh đạo lưu vong của phe Parcham của Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan (PDPA) theo đường lối Marxist, được đưa lên làm người đứng đầu chính phủ mới của Afghanistan. Các lực lượng bộ binh của Liên Xô bắt đầu tràn vào lãnh thổ Afghanistan từ phía Bắc. Tuy nhiên, quân đội Liên Xô đã gặp phản kháng đáng kể khi họ mạo hiểm rời thành lũy tiến về vùng nông thôn. Continue reading “24/12/1979: Liên Xô xâm lược Afghanistan”

23/12/1968: Triều Tiên trao trả tàu tình báo Mỹ

uss-pueblo-crew

Nguồn:Crew of USS Pueblo released by North Korea,” History.com (truy cập ngày 22/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1968, thủy thủ đoàn và truyền trưởng tàu thu thập tin tức tình báo Pueblo của Mỹ đã được thả tự do sau 11 tháng bị chính phủ Triều Tiên giam giữ. Con tàu, cùng thủy thủ đoàn gồm 83 người, bị các tàu chiến Triều Tiên bắt giữ ngày 23 tháng 1 và bị cáo buộc xâm nhập vào vùng lãnh hải của Bắc Triều Tiên.

Vụ bắt giữ đã khiến Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson tức giận. Sau này, ông tuyên bố ông hết sức nghi ngờ (dù không có bằng chứng) rằng sự kiện tàu Pueblo, diễn ra chỉ ít ngày trước cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân của các lực lượng cộng sản ở miền Nam Việt Nam, là một đòn phối hợp đánh lạc hướng. Tuy nhiên, trong thời gian đó, Johnson đã phản ứng một cách thụ động. Continue reading “23/12/1968: Triều Tiên trao trả tàu tình báo Mỹ”

22/12/1917: Nga-Đức đàm phán Hòa ước Brest-Litovsk

Russian-German Armistice

Nguồn:Russian-German peace talks begin at Brest-Litovsk,” History.com (truy cập ngày 21/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1917, đúng một tuần sau khi hiệp ước đình chiến trong Thế chiến I được ký giữa Nga và Đức và gần ba tuần sau khi một thỏa thuận ngừng bắn được tuyên bố trên mặt trận phía Đông (bao gồm các chiến trường ở Đông và Trung Âu), phái đoàn đại diện hai nước đã bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình tại Brest-Litovsk, gần biên giới Ba Lan, nay là thành phố Brest ở Belarus.

Lãnh đạo phái đoàn Nga là Leon Trotsky, Dân ủy Bolshevik về Quan hệ Đối ngoại. Max Hoffmann, chỉ huy các lực lượng Đức trên mặt trận phía Đông, là một trong những trưởng đoàn đàm phán của Đức. Sự bất đồng ý kiến lớn giữa hai nước ở Brest-Litovsk là về vấn đề quân đội Đức dừng xâm chiến lãnh thổ Nga: phía Nga đề nghị một hòa ước mà không bị sáp nhập lãnh thổ hoặc bồi thường chiến tranh còn người Đức thì không muốn nhượng bộ vấn đề này. Tháng 2 năm 1918, Trotsky tuyên bố ông sẽ rút Nga khỏi các cuộc hòa đàm, và chiến tranh một lần nữa tiếp diễn. Continue reading “22/12/1917: Nga-Đức đàm phán Hòa ước Brest-Litovsk”

21/12/1969: Thái Lan thông báo rút quân khỏi Việt Nam

Thai_Soldiers_Board_C-130

Nguồn:Thailand announces plans to withdraw troops,” History.com (truy cập ngày 19/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1969, Thái Lan đã công bố kế hoạch rút quân gồm 12.000 người của họ khỏi miền Nam Việt Nam. Các lực lượng Thái Lan đến Việt Nam với vai trò là một phần của Quân lực Thế giới Tự do, một nỗ lực của Tổng thống Lyndon B. Johnson nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các đồng minh của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa. Bằng cách đảm bảo sự hỗ trợ từ các quốc gia khác, Johnson hy vọng sẽ xây dựng được một sự đồng thuận quốc tế đằng sau các chính sách của mình tại Việt Nam.

Sự đóng góp đầu tiên của Thái Lan cho nỗ lực chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam đến vào tháng 9 năm 1964, khi một nhóm 16 người thuộc Không lực Hoàng gia Thái Lan tới Sài Gòn để hỗ trợ vận hành và bảo dưỡng một số máy bay chở hàng của Không lực Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1966, để đáp ứng hơn nữa lời kêu gọi của Tổng thống Johnson, Thái Lan nhất trí tăng cường sự hỗ trợ của họ cho Nam Việt Nam. Continue reading “21/12/1969: Thái Lan thông báo rút quân khỏi Việt Nam”

20/12/1960: Thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam

NLF flag

Nguồn:National Liberation Front formed,” History.com (truy cập ngày 19/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1960, chính phủ miền Bắc Việt Nam đã thông báo thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại một hội nghị được tổ chức “ở một nơi nào đó ở miền Nam.” Tổ chức này, thường được gọi là Mặt trận Giải phóng (MTGP), được thiết kế nhằm lặp lại sự thành công của Việt Minh, tổ chức liên minh dân tộc chủ nghĩa đã giải thoát thành công Việt Nam khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.

MTGP đã tìm đến những bộ phận của xã hội miền Nam Việt Nam vốn không hài lòng với chính phủ và các chính sách của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Một trăm đại biểu đại diện cho hơn một chục đảng phái chính trị và các nhóm tôn giáo – cả cộng sản lẫn phi cộng sản – đã tham dự hội nghị. Tuy nhiên, ngay từ đầu, MTGP đã được lãnh đạo bởi BCHTW Đảng Lao động (tức Đảng Cộng sản) và hoạt động như một chính phủ của Bắc Việt ở miền Nam Việt Nam. Chế độ Sài Gòn gọi MTGP là “Việt Cộng,” một cách rút gọn mang tính miệt thị của “Việt Nam Cộng sản.” Continue reading “20/12/1960: Thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam”

19/12/1964: Đảo chính lại nổ ra ở Sài Gòn

a9667cf7226fa64b79db0680038a4229a0e05eec

Nguồn:Another bloodless coup topples the government in Saigon“, History.com (truy cập ngày 19/12/2015).

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Một cuộc đảo chính không đổ máu khác đã xảy ra khi Thiếu tướng Nguyễn Khánh và một nhóm tướng lĩnh do Thiếu tướng không quân Nguyễn Cao Kỳ và Thiếu tướng lục quân Nguyễn Văn Thiệu chỉ huy bắt giữ hơn ba chục sĩ quan và các quan chức dân sự cao cấp. Cuộc đảo chính là một phần của sự bất ổn chính trị tiếp tục nổ ra sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị sát hại trong cuộc đảo chính tháng 11 năm 1963.

Thời kỳ sau khi Diệm bị lật đổ đã được đánh dấu bằng một loạt các cuộc đảo chính và các chính phủ thay đổi liên tục kiểu “cửa xoay”. Cuộc đảo chính vào ngày này được thiết kế bởi một nhóm các sĩ quan quân đội trẻ, những người đã chán ngấy với những gì họ tin là một chính phủ không hiệu quả của nhóm tướng lĩnh lớn tuổi thuộc Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Continue reading “19/12/1964: Đảo chính lại nổ ra ở Sài Gòn”

16/12/1773: Tiệc trà Boston

Boston_Tea_Party

Nguồn:The Boston Tea Party,” History.com (truy cập ngày 15/12/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1773, tại cảng Boston, một nhóm các cư dân thuộc địa Massachusetts cải trang thành người da đỏ Mohawk đã đột nhập lên ba chiếc tàu Anh và đổ 342 kiện chè xuống biển.

Cuộc đột kích lúc nửa đêm, thường được gọi là “Tiệc trà Boston,” được tổ chức để phản đối Đạo luật Trà năm 1773 của Quốc hội Anh, một dự luật được đưa ra nhằm cứu Công ty Đông Ấn đang suy sụp bằng cách giảm đáng kể thuế trà và cấp giấy phép độc quyền buôn bán trà ở Mỹ. Mức thuế thấp cho phép Công ty Đông Ấn bán phá giá trà, thậm chí còn rẻ hơn trà nhập lậu của các thương nhân Hà Lan, và nhiều cư dân thuộc địa đã coi đạo luật này là một ví dụ khác của sự chuyên quyền về thuế khóa. Continue reading “16/12/1773: Tiệc trà Boston”

14/12/1939: Liên Xô bị trục xuất khỏi Hội Quốc Liên

Soviet-finnish-nonaggression-pact-1932

Nguồn:USSR expelled from the League of Nations,” History.com (truy cập ngày 13/12/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1939, Hội Quốc Liên, tổ chức gìn giữ hòa bình quốc tế được thành lập sau khi Thế chiến I chấm dứt, đã trục xuất Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết để đáp trả việc nước này xâm lược Phần Lan ngày 30 tháng 11 trước đó.

Mặc dù Hội Quốc Liên chủ yếu là đứa con tinh thần của Tổng thống Woodrow Wilson, Hoa Kỳ, dẫu sẽ có ghế trong Hội đồng Điều hành, đã không tham gia tổ chức này. Phái theo chủ nghĩa biệt lập ở Thượng viện – không hài lòng trước sự can thiệp của Mỹ trong Thế chiến I, cuộc chiến mà họ cho là nội chiến của châu Âu hơn là một cuộc thế chiến thật sự – đã ngăn cản sự tham gia của Mỹ. Continue reading “14/12/1939: Liên Xô bị trục xuất khỏi Hội Quốc Liên”

13/12/1937: Thảm sát Nam Kinh

Nanking_bodies_1937

Nguồn:The Rape of Nanking,” History.com (truy cập ngày 12/12/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật (1937–45), Nam Kinh, thủ đô của Trung Hoa Dân Quốc, đã rơi vào tay các lực lượng đế quốc Nhật, và chính phủ Trung Quốc phải chạy đến Hán Khẩu, nằm sâu trong đất liền dọc theo sông Dương Tử.

Để phá vỡ tinh thần kháng chiến của người dân Trung Quốc, tướng Nhật Matsui Iwane đã ra lệnh phá hủy Nam Kinh. Phần lớn thành phố đã bị thiêu rụi, và quân đội Nhật Bản đã tiến hành một chiến dịch bao gồm nhiều hành động tàn bạo đối với dân thường. Continue reading “13/12/1937: Thảm sát Nam Kinh”

12/12/1969: Lính Philippines rút khỏi miền Nam Việt Nam

PHILCAG-V

Nguồn:Philippine soldiers depart South Vietnam,” History.com (truy cập ngày 11/12/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1969, Nhóm Hoạt động Dân sự Philippines (Philippine Civic Action Group-Vietnam, gọi tắt là PHILCAG-V), một đạo quân gồm 1.350 người thuộc Quân đội Philippines, đã rút khỏi miền Nam Việt Nam. Đạo quân này là một phần của Quân lực Thế giới Tự do, một nỗ lực của Tổng thống Lyndon B. Johnson nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các đồng minh của Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa. Bằng cách đảm bảo sự hỗ trợ từ các quốc gia khác, Johnson hy vọng sẽ xây dựng được một sự đồng thuận quốc tế đằng sau các chính sách của mình tại Việt Nam. Nỗ lực này còn được biết đến với tên gọi là chương trình “nhiều lá cờ.” Continue reading “12/12/1969: Lính Philippines rút khỏi miền Nam Việt Nam”

11/12/1994: Nga đưa quân tới Chechnya

Evstafiev-helicopter-shot-down

Nguồn:Yeltsin orders Russian forces into Chechnya,” History.com (truy cập ngày 10/12/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1994, trong cuộc tấn công quân sự lớn nhất của Nga kể từ sau cuộc xâm lược Afghanistan năm 1979, hàng ngàn binh lính và hàng trăm xe tăng đã đổ vào cộng hòa ly khai Chechnya. Chỉ gặp phải sự kháng cự không đáng kể, đến tối cùng ngày quân đội Nga đã tiến đến vùng ngoại ô của thủ phủ Grozny, nơi hàng ngàn tình nguyện viên người Chechnya tuyên bố sẽ tiến hành một cuộc chiến tới cùng chống lại nước Nga.

Cùng với sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991, cũng như nhiều nước cộng hòa khác nằm bên trong Liên Xô cũ, Chechnya tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, không như Gruzia, Ukraine, Uzbekistan, và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ khác, Chechnya chỉ có quyền tự chủ mang tính hình thức dưới sự cai trị của Liên Xô và không được coi là một trong 15 nước cộng hòa Xô viết chính thức. Thay vào đó, Chechnya được coi là một trong nhiều nước cộng hòa thuộc Liên bang Nga. Tổng thống Nga Boris Yeltsin, người cho phép Liên Xô giải thể, sẽ không tha thứ cho sự ly khai của một nhà nước nằm trong phạm vi lãnh thổ của Nga. Continue reading “11/12/1994: Nga đưa quân tới Chechnya”

09/12/1990: Lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết đắc cử tổng thống Ba Lan

Walesa

Nguồn:Walesa elected president of Poland,” History.com (truy cập ngày 08/12/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1990, Lech Wałęsa, người sáng lập Công đoàn Đoàn kết, đã giành chiến thắng vang dội trong một cuộc bầu cử, trở thành nhà lãnh đạo dân cử trực tiếp của Ba Lan.

Sinh năm 1943, Wałęsa đang là thợ điện tại xưởng đóng tàu Lenin ở Gdańsk khi ông bị sa thải vì kích động công đoàn năm 1976. Khi các cuộc biểu tình nổ ra tại nhà máy đóng tàu Gdańsk do việc thực phẩm tăng giá tháng 8 năm 1980, Wałęsa đã trèo qua hàng rào nhà máy và tham gia cùng hàng ngàn công nhân bên trong. Ông được bầu làm lãnh đạo ủy ban đình công, và ba ngày sau yêu cầu của những người biểu tình đã được đáp ứng. Continue reading “09/12/1990: Lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết đắc cử tổng thống Ba Lan”

08/12/1993: Tổng thống Clinton ký NAFTA thành luật

Clinton signs NAFTA

Nguồn:NAFTA signed into law,” History.com (truy cập ngày 07/12/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1993, Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đã được Tổng thống Bill Clinton ký thành luật. Clinton hy vọng rằng hiệp định này sẽ khuyến khích các quốc gia khác cùng hành động hướng tới một hiệp ước thương mại thế giới rộng lớn hơn.

NAFTA, một hiệp ước thương mại giữa Hoa Kỳ, Canada, và Mexico, đã loại bỏ hầu hết các thuế quan và rào cản thương mại giữa ba nước. Việc NAFTA được thông qua là một trong những chiến thắng lớn đầu tiên của Clinton với tư cách tổng thống đầu tiên thuộc Đảng Dân chủ sau 12 năm – cho dù phong trào tự do thương mại ở Bắc Mỹ ban đầu là sáng kiến của Đảng Cộng hòa. Continue reading “08/12/1993: Tổng thống Clinton ký NAFTA thành luật”

07/12/1975: Indonesia xâm lược Đông Timor

East_Timor_Demo

Nguồn:Indonesia invades East Timor,” History.com (truy cập ngày 06/12/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Rạng sáng ngày mùng 7 tháng 12 năm 1975, quân đội Indonesia đã tiến hành một cuộc xâm lược lớn vào đất nước thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha trên nửa phía Đông của đảo Timor, nằm gần nước Úc trên biển Timor.

Sau khi Bồ Đào Nha rút khỏi Đông Timor tháng 8 năm 1975, quân đội Indonesia lập tức xâm nhập biên giới đất nước này qua Tây Timor thuộc Indonesia. Ngày 28 tháng 11, lo ngại cuộc xâm lược sắp diễn ra của Indonesia, chính phủ dân cử dân chủ của Đông Timor tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Đông Timor. Continue reading “07/12/1975: Indonesia xâm lược Đông Timor”

05/12/1978: Liên Xô và Afghanistan ký “hiệp ước hữu nghị”

taraki

Nguồn:USSR and Afghanistan sign ‘friendship treaty’,” History.com (truy cập ngày 04/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1978, trong một nỗ lực chống đỡ cho chế độ thân Liên Xô không được lòng dân ở Afghanistan, Liên Xô đã ký một “hiệp ước hữu nghị” với chính phủ nước này, chấp thuận cung cấp viện trợ kinh tế và quân sự. Hiệp ước này đưa Liên Xô tiến một bước gần hơn tới sự can thiệp thất bại thảm hại của họ vào cuộc nội chiến Afghanistan giữa chính phủ cộng sản được Liên Xô hậu thuẫn và quân nổi dậy Hồi giáo, được gọi là Mujahideen, chính thức bùng nổ từ năm 1979. Continue reading “05/12/1978: Liên Xô và Afghanistan ký “hiệp ước hữu nghị””

04/12/1992: Mỹ đưa quân tới Somalia

US troops in Somalia

Nguồn:Bush orders U.S. troops to Somalia,” History.com (truy cập ngày 03/12/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1992, Tổng thống Mỹ George H. W. Bush đã ra lệnh đưa 28.000 lính tới Somalia, đất nước Đông Phi đang bị chiến tranh tàn phá, nơi các lãnh chúa đối đầu nhau đang ngăn chặn việc phân phối viện trợ nhân đạo cho hàng ngàn người Somali thiếu đói. Trong sứ mệnh quân sự mà ông mô tả là “công việc của Chúa,” Bush nói rằng nước Mỹ phải hành động để cứu giúp sinh mạng của hơn một triệu người dân Somalia, nhưng trấn an người Mỹ rằng “chiến dịch này không phải là không có giới hạn” và “chúng ta sẽ không ở lại thêm một ngày nào không cần thiết.” Thật không may, đội quân nhân đạo của Mỹ đã bị cuốn vào cuộc xung đột chính trị của Somalia, và sứ mệnh gây tranh cãi này đã kéo dài tới 15 tháng trước khi bị Tổng thống Bill Clinton đột ngột chấm dứt năm 1993. Continue reading “04/12/1992: Mỹ đưa quân tới Somalia”

03/12/1912: Chiến tranh Balkan lần I đình chiến

Tropas-otomanas

Nguồn:First Balkan War ends,” History.com (truy cập ngày 02/12/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1912, Bulgaria, Serbia, Hy Lạp, và Montenegro đã ký một hiệp ước đình chiến với Thổ Nhĩ Kỳ, kết thúc Chiến tranh Balkan lần I. Trong cuộc xung đột kéo dài hai tháng, một liên minh quân sự giữa Hy Lạp, Serbia, Bulgaria, và Montenegro – được gọi là Liên minh Balkan – đã đẩy Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi mọi vùng lãnh thổ châu Âu trước đây của đế quốc Ottoman, ngoại trừ Constantinople (nay là Istanbul). Vào tháng 1 năm 1913, một cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến cuộc chiến tiếp tục bùng nổ, nhưng Liên minh Balkan sau này đã giành được chiến thắng một lần nữa. Continue reading “03/12/1912: Chiến tranh Balkan lần I đình chiến”

01/12/1964: Hoa Kỳ lên kế hoạch ném bom Bắc Việt Nam

President-Johnson

Nguồn:Johnson Administration makes plans to bomb North Vietnam,” History.com (truy cập ngày 30/11/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Trong hai cuộc họp diễn ra vào ngày này năm 1964 và hai ngày sau đó tại Nhà Trắng, sau khi tranh luận, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson và các cố vấn cấp cao của ông đã đồng ý tiến hành một kế hoạch ném bom gồm hai giai đoạn vào Bắc Việt Nam.

Theo kế hoạch này, giai đoạn I sẽ bao gồm các cuộc không kích của Không quân và Hải quân Hoa Kỳ nhằm vào các tuyến đường xâm nhập và các cơ sở dọc biên giới Lào. Giai đoạn II sẽ mở rộng các cuộc không kích sang nhiều mục tiêu khác ở Bắc Việt Nam. Các cố vấn “diều hâu” hơn của Mỹ – đặc biệt là Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân – đề nghị một loạt các cuộc tấn công trực tiếp và mạnh mẽ hơn nhằm vào nhiều mục tiêu ở miền Bắc Việt Nam, trong khi các cố vấn “bồ câu” đã nghi ngờ việc liệu chiến dịch ném bom này có thể có bất cứ tác động nào tới sự hỗ trợ của Hà Nội cho cuộc chiến hay không. Continue reading “01/12/1964: Hoa Kỳ lên kế hoạch ném bom Bắc Việt Nam”

30/11/1993: Mỹ ban hành Luật Brady về kiểm soát súng

Nguồn:Brady Bill signed into law,” History.com (truy cập ngày 29/11/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1993, trong một buổi lễ có sự tham dự của James S. Brady, Tổng thống Bill Clinton đã ký dự luật Brady về kiểm soát súng ngắn. Luật này yêu cầu khách hàng mua súng ngắn phải đợi năm ngày làm việc trong khi chính quyền kiểm tra lý lịch khách hàng, dựa vào đó việc mua bán sẽ được phê duyệt hoặc bị cấm theo một tập hợp các tiêu chí.[1]

Năm 1981, James S. Brady, thư ký báo chí của Tổng thống Ronald Reagan, đã bị John Hinckley con bắn vào đầu khi tên này cố gắng ám sát Tổng thống Reagan bên ngoài một khách sạn ở Washington, D.C. Bản thân Reagan cũng trúng đạn ở phổi trái nhưng đã hồi phục và trở lại Nhà Trắng chỉ trong hai tuần. Bị thương nặng nhất trong vụ tấn công, Brady từng bị tuyên bố là đã chết trong bệnh viện nhưng đã sống sót và bắt đầu phục hồi ấn tượng từ chấn thương não gây suy nhược sức khỏe của ông. Continue reading “30/11/1993: Mỹ ban hành Luật Brady về kiểm soát súng”