26/10/2001: George W. Bush ký Đạo luật Yêu nước

26-10-2001-george-w-bush-signs-the-patriot-act

Nguồn: George W. Bush signs the Patriot Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2001, Tổng thống George W. Bush ký Đạo luật Yêu nước (Patriot Act) – một đạo luật chống khủng bố được soạn thảo sau cuộc tấn công vào Lầu Năm Góc và Trung tâm Thương mại Thế giới vào ngày 11/09/2001.

Đạo luật Yêu nước có tên gọi chính thức là The USA PATRIOT Act, viết tắt của “Uniting and Strengthening America by Providing Appropriate Tools Required to Intercept and Obstruct Terrorism” (Đoàn kết và Tăng cường sức mạnh của nước Mỹ bằng cách Cung cấp Công cụ Phù hợp Cần thiết để Ngăn chặn Khủng bố). Tổng thống Bush hy vọng rằng đạo luật do lưỡng đảng hậu thuẫn này sẽ trao quyền cho các cơ quan hành pháp và cơ quan tình báo để ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố trên đất Mỹ trong tương lai. Continue reading “26/10/2001: George W. Bush ký Đạo luật Yêu nước”

25/10/1944: Nhật bắt đầu tấn công bằng máy bay cảm tử

25-10-1944-first-kamikaze-attack-of-the-war-begins

Nguồn: First kamikaze attack of the war begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, trong Trận chiến Vịnh Leyte (Battle of the Leyte Gulf), quân Nhật đã triển khai các máy bay kamikaze (神風,thần phong). Đây là phương thức đánh bom liều chết nhằm chống lại tàu chiến Mỹ. Tuy nhiên, kamikaze sau đó sẽ gây thiệt hại cho cả hai bên.

Sau thất bại trước quân Mỹ trong những cuộc đụng độ trên biển và trên không, người Nhật quyết định sử dụng máy bay tấn công cảm tử để đánh hạm đội Mỹ tại Leyte, một hòn đảo của Philippines. Đại úy Hải quân Nhật Motoharu Okamura tuyên bố: “Tôi tin chắc rằng cách duy nhất để xoay chuyển tình thế sang có lợi cho chúng ta là sử dụng máy bay đâm trực tiếp … Sẽ có rất nhiều người tình nguyện làm việc này để cứu lấy đất nước.” Continue reading “25/10/1944: Nhật bắt đầu tấn công bằng máy bay cảm tử”

24/10/1648: Chiến tranh 30 năm kết thúc

24-10-1648-thirty-years-war-ends

Nguồn: Thirty Years War ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1648, Hòa ước Westphalia đã được ký, kết thúc Chiến tranh 30 năm và làm thay đổi hoàn toàn cán cân quyền lực ở châu Âu.

Chiến tranh 30 năm gồm một loạt những cuộc chiến giữa các nước châu Âu vì nhiều lý do khác nhau. Nó bắt đầu từ 1618, khi Nhà vua Bohemia (sau đó trở thành Hoàng đế Đế chế La Mã Thần Thánh – Ferdinand II) ép buộc người dân theo đạo Công giáo. Các quý tộc theo đạo Tin Lành đã nổi dậy, và cho đến những năm 1630, hầu hết các nước châu Âu đều đang có chiến tranh. Continue reading “24/10/1648: Chiến tranh 30 năm kết thúc”

23/10/1956: Biểu tình ở Hungary biến thành bạo động

23-10-1956-hungarian-protest-turns-violent

Nguồn: Hungarian protest turns violent, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1956, hàng ngàn người Hungary đã biểu tình chống lại sự hiện diện của quân Liên Xô tại nước mình và họ đã phải đối diện với cảnh sát có vũ trang. Người dân Hungary đã bắt đầu biểu tình từ tháng 6/1956, khi dấu hiệu cải cách chính trị ở Ba Lan khiến họ tin rằng nước mình có thể sẽ thay đổi tương tự. Tuy nhiên, vào ngày 23/10, biểu tình đã trở trành bạo động, Sinh viên, công nhân, và thậm chí một số người lính đã yêu cầu dân chủ và tự do. Họ xem sự hiện diện của Liên Xô ở Hungary là một sự “áp bức.” Continue reading “23/10/1956: Biểu tình ở Hungary biến thành bạo động”

22/10/1964: Jean-Paul Sartre từ chối Nobel Văn chương

22-10-1964-sartre-wins-and-declines-nobel-prize

Nguồn: Sartre wins and declines Nobel Prize, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, Jean-Paul Sartre đã được trao giải Nobel văn chương, nhưng ông từ chối nhận giải.

Trong những cuốn tiểu thuyết, tiểu luận và kịch của mình, Sartre thể hiện rất rõ triết lý của chủ nghĩa hiện sinh, rằng mỗi cá nhân phải tạo ra ý nghĩa cho cuộc sống của riêng mình, vì cuộc sống tự nó không có ý nghĩa.

Từ năm 1924 đến năm 1929, Sartre theo học tại École Normale Supérieure (Đại học Sư phạm). Chính trong thời gian này, ông đã gặp Simone de Beauvoir, người phụ nữ sau đó trở thành bạn đồng hành suốt đời của ông. Cả hai cùng nhau ngồi nhiều giờ trong những quán cà phê, cùng trò chuyện, viết lách, và uống cà phê. Sartre đã trở thành giáo sư triết học và giảng dạy tại Le Havre, Lion, và Paris. Continue reading “22/10/1964: Jean-Paul Sartre từ chối Nobel Văn chương”

21/10/1918: Đức chấm dứt chiến tranh tàu ngầm

21-10-1918-germany-ceases-unrestricted-submarine-warfare

Nguồn: Germany ceases unrestricted submarine warfare, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, một chiếc tàu ngầm U-boat của Đức đã bắn quả ngư lôi cuối cùng của Thế chiến I, khi nước này chấm dứt chính sách “chiến tranh tàu ngầm không hạn chế” (unrestricted submarine warfare).

Đầu năm 1915, chiến tranh tàu ngầm không hạn chế xuất hiện lần đầu trong Thế chiến I, khi Đức tuyên bố khu vực xung quanh Quần đảo Anh là khu vực chiến tranh – nơi mà mọi tàu buôn đi qua, kể cả tàu của các nước trung lập, đều sẽ bị hải quân Đức tấn công. Trước Hải quân Anh với ưu thế áp đảo, người Đức đã sử dụng thứ vũ khí nguy hiểm nhất của mình – tàu ngầm U-boat tàng hình. Vậy là hàng loạt các vụ tấn công tàu buôn bắt đầu, mà đỉnh điểm là vụ tàu ngầm U-boat đánh chìm tàu Lusitania của Anh vào tháng 7/1915. Continue reading “21/10/1918: Đức chấm dứt chiến tranh tàu ngầm”

20/10/1803: Thượng viện Mỹ phê chuẩn việc mua Louisiana

20-10-1803-u-s-senate-ratifies-the-louisiana-purchase

Nguồn: U.S. Senate ratifies the Louisiana Purchase, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1803, Thượng viện Mỹ phê chuẩn một Hiệp ước ký với Pháp để mua lại lãnh thổ Louisiana. Điều này sẽ khiến kích thước của nước Mỹ tăng gấp đôi.

Hồi cuối thế kỷ 18, người Tây Ban Nha mới là chủ thực sự của Louisiana, khu vực rộng lớn nằm ở phía tây sông Mississippi mà Pháp từng tuyên bố chủ quyền và đặt tên theo tên Vua Louis XIV. Đầu thế kỷ 19, dù Louisiana vẫn thuộc về người Tây Ban Nha, các cư dân Mỹ trên đường đi tìm vùng đất mới đã đe dọa xâm chiếm nơi này. Hiểu rằng mình sẽ chẳng thể kiểm soát được khu vực này một cách hiệu quả, Tây Ban Nha đã nhượng lại Louisiana cho Pháp vào năm 1801, làm dấy lên những lo âu căng thẳng ở Washington, DC. Dưới sự lãnh đạo của Napoleon Bonaparte, Pháp đã trở thành quốc gia mạnh nhất ở châu Âu. Nhưng khác với Tây Ban Nha, họ có sức mạnh quân sự và tham vọng thành lập một thuộc địa ở Louisiana và giữ nó tránh xa người Mỹ. Continue reading “20/10/1803: Thượng viện Mỹ phê chuẩn việc mua Louisiana”

19/10/1812: Napoleon rút khỏi Moskva

19-10-1812-napoleon-retreats-from-moscow

Nguồn: Napoleon retreats from Moscow, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1812, một tháng sau khi tiến vào Moskva, nơi mà ít lâu sau đó đã bị thiêu rụi và bỏ hoang, Napoleon Bonaparte và quân Pháp đã cạn kiệt lương thực, buộc phải rút khỏi Nga.

Sau khi Nga hoàng Alexander I từ chối tham gia Hệ thống Lục địa (Continental System, tức cuộc phong tỏa hải quân do Pháp dẫn dắt chống lại nước Anh), Hoàng đế Pháp Napoleon I đã quyết định đưa Đại Quân (Grande Armée) của mình sang xâm lược Nga vào ngày 24/06/1812. Đại Quân bấy giờ có hơn 500.000 binh sĩ và nhân viên, là lực lượng quân sự lớn nhất châu Âu thời đó. Continue reading “19/10/1812: Napoleon rút khỏi Moskva”

18/10/1955: Bảo Đại cố gắng loại bỏ Ngô Đình Diệm

18-10-1955-emperor-bao-dai-attempts-to-dismiss-diem

Nguồn: Emperor Bao Dai attempts to dismiss Diem, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1955, một thông cáo từ văn phòng của Bảo Đại ở Paris tuyên bố rằng ông đã cắt chức Thủ tướng cũng như xóa bỏ mọi quyền lực của Ngô Đình Diệm.

Trong thông điệp gửi người dân Việt Nam, Bảo Đại từng dự báo “việc dùng các biện pháp công an trị và chế độ độc tài cá nhân phải kết thúc, tôi không thể tiếp tục để tên tuổi và quyền lực của mình vào tay một người sẽ khiến cả nước rơi vào đổ nát, đói kém và chiến tranh.” Thật không may, Diệm đã chặn thông điệp này và nó chưa bao giờ được công khai trước dân chúng. Continue reading “18/10/1955: Bảo Đại cố gắng loại bỏ Ngô Đình Diệm”

17/10/1973: OPEC tuyên bố cấm vận dầu mỏ

17-10-1973-opec-states-declare-oil-embargo

Nguồn: OPEC states declare oil embargo, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, Tổ chức Các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã thực hiện điều mà họ gọi là “ngoại giao dầu mỏ”; theo đó, họ tuyên bố sẽ không bán dầu cho bất kỳ nước nào đã ủng hộ Israel trong cuộc Chiến tranh Yom Kippur giữa nước này với Ai Cập, Syria và Jordan. Cuộc khủng hoảng năng lượng này đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên xăng dầu giá rẻ và khiến giá trị cổ phiếu trên sàn chứng khoán New York giảm 97 tỷ USD, mở ra cuộc suy thoái tồi tệ nhất của nước Mỹ. Continue reading “17/10/1973: OPEC tuyên bố cấm vận dầu mỏ”

16/10/1964: Trung Quốc thử thành công bom nguyên tử

16-10-1964-china-joins-a-bomb-club

Nguồn: China joins A-bomb club, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã trở thành một trong những quốc gia sở hữu bom nguyên tử sau một vụ thử hạt nhân thành công vào ngày 16/10/1964. Trung Quốc là thành viên thứ năm của “câu lạc bộ độc quyền” này, cùng với Mỹ, Liên Xô, Anh, và Pháp .

Các quan chức Mỹ thực ra không mấy ngạc nhiên trước thông tin Trung Quốc thử bom, vì báo cáo tình báo từ những năm 1950 đã chỉ ra rằng Trung Quốc đang phát triển một quả bom nguyên tử, có thể được các kỹ thuật viên và nhà khoa học của Liên Xô hỗ trợ. Tuy nhiên, thành công của thử nghiệm này mới khiến cho chính phủ Mỹ lo lắng. Continue reading “16/10/1964: Trung Quốc thử thành công bom nguyên tử”

15/10/1946: Herman Goering tự tử

15-10-1964-herman-goering-dies

Nguồn: Herman Goering dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, Herman Goering đã tự tử. Ông ta từng là Tổng chỉ huy Không quân Đức, Chủ tịch Nghị viện (Reichstag), người đứng đầu Lực lượng cảnh sát mật của Đức Quốc xã (Gestapo), cựu Thủ tướng nước Phổ, Bộ trưởng Lâm nghiệp của Đế chế, trưởng ban quản lý các bất động sản bị phong tỏa, cục trưởng Cục Thời tiết Quốc gia, và là người được Hitler chỉ định sẽ kế nhiệm mình. Continue reading “15/10/1946: Herman Goering tự tử”

14/10/1962: Khủng hoảng Tên lửa Cuba bắt đầu

Nguồn: The Cuban Missile Crisis begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khủng hoảng Tên lửa Cuba bắt đầu từ ngày 14/10/1962. Đây chính là cuộc khủng hoảng đã đẩy Mỹ và Liên Xô tới bờ vực chiến tranh hạt nhân. Các bức ảnh do máy bay do thám U-2 của Mỹ chụp đã trở thành bằng chứng không thể chối cãi rằng Liên Xô đã xây dựng hệ thống tên lửa tầm trung ở Cuba. Những tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân giờ chỉ cách 90 dặm ngoài khơi bờ biển nước Mỹ. Continue reading “14/10/1962: Khủng hoảng Tên lửa Cuba bắt đầu”

13/10/1845: Cộng hòa Texas sáp nhập vào Mỹ

13-10-1845-texans-ratify-a-state-constitution-and-approve-annexation

Nguồn: Texans ratify a state constitution and approve annexation, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1845, các công dân của nước Cộng hòa Texas đã bỏ phiếu chấp nhận bản Hiến pháp mới, mà sau khi được Quốc Hội phê chuẩn sẽ biến Texas thành bang thứ 28 của Mỹ.

Dù họ đã chiến đấu để giành độc lập từ chính quốc là Mexico, người dân Texas từ lâu vẫn mong muốn trở thành một phần của Mỹ. Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống đầu tiên của họ, Sam Houston, Texas đã tuyên bố độc lập khỏi Mexico vào năm 1836, đồng thời thể hiện mong muốn được sáp nhập vào Mỹ. Continue reading “13/10/1845: Cộng hòa Texas sáp nhập vào Mỹ”

12/10/1492: Columbus tìm ra Tân Thế giới

12-10-1942-columbus-reaches-the-new-world

Nguồn: Columbus reaches the New World, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1492, sau khi vượt Đại Tây Dương, nhà thám hiểm người Ý, Christopher Columbus, đã phát hiện ra một hòn đảo trong quần đảo Bahamas. Ông tin rằng mình đã đến Đông Á. Cũng trong ngày hôm đó, đoàn thám hiểm của ông đã vào được đất liền và tuyên bố đó là đất của Isabella và Ferdinand của Tây Ban Nha, những người bảo trợ để ông đi tìm một tuyến đường biển phía Tây đến Trung Quốc, Ấn Độ, và đến những hòn đảo vàng và gia vị huyền thoại của châu Á. Continue reading “12/10/1492: Columbus tìm ra Tân Thế giới”