01/05/1960: Máy bay do thám U-2 của Mỹ bị bắn hạ

u2

Nguồn:American U-2 spy plane shot down”, History.com (truy cập ngày 1/5/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1960, một máy bay do thám U-2 của Mỹ đã bị bắn hạ trong khi đang tiến hành hoạt động gián điệp trên vùng trời của Liên Xô. Vụ việc đã khiến một cuộc họp thượng đỉnh quan trọng giữa Tổng thống Dwight D. Eisenhower và lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã được lên lịch vào cuối tháng đó bị hủy.

Máy bay do thám U-2 là sản phẩm của Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA), và đó là một thành tựu công nghệ phức tạp. Bay ở độ cao lên đến 70,000 feet (21,3 km), máy bay được trang bị thiết bị chụp ảnh tối tân mà theo lời CIA là có thể chụp được ảnh độ phân giải cao thậm chí của cả tựa các bài báo trên các tờ báo của Nga khi nó bay qua. Các chuyến bay qua Liên Xô bắt đầu được tiến hành vào giữa năm 1956. CIA đảm bảo với Tổng thống Eisenhower rằng Liên Xô không sở hữu loại vũ khí chống máy bay nào đủ phức tạp để bắn hạ các máy bay ở độ cao lớn. Continue reading “01/05/1960: Máy bay do thám U-2 của Mỹ bị bắn hạ”

29/04/1970: Mỹ và Việt Nam CH xâm nhập Campuchia

ARVN_in_Cambodia

Nguồn:U.S.-South Vietnamese forces launch Cambodian ‘incursion’,” History.com (truy cập ngày 28/04/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1970, các lực lượng Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa đã mở một chiến dịch “xâm nhập” có giới hạn vào Campuchia. Chiến dịch này bao gồm 13 hoạt động lớn trên bộ nhằm xóa sổ chỗ trú ẩn của quân đội Bắc Việt nằm sâu hơn 30 km bên trong biên giới Campuchia. Khoảng 50.000 lính Nam Việt và 30.000 lính Hoa Kỳ đã tham gia, khiến nó trở thành chiến dịch lớn nhất của chiến tranh kể từ sau Chiến dịch Junction City vào năm 1967.

Chiến dịch bắt đầu với việc quân đội Việt Nam Cộng Hòa tấn công vào khu “Mỏ vẹt” (Parrot’s Beak) của Campuchia nằm trải dài về phía miền Nam Việt Nam trên vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong hai ngày đầu tiên, một lực lượng đặc nhiệm gồm 8.000 lính Nam Việt, bao gồm hai sư đoàn bộ binh, bốn tiểu đoàn biệt động, và bốn nhóm kỵ binh, đã sát hại 84 lính cộng sản trong khi thiệt hại 16 người và 157 người bị thương.[1] Continue reading “29/04/1970: Mỹ và Việt Nam CH xâm nhập Campuchia”

27/04/1773: Quốc hội Anh thông qua Luật Trà

bstontpt

Nguồn:Parliament passes the Tea Act”, History.com (truy cập ngày 27/4/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1773, Quốc hội Anh thông qua Luật Trà, một dự luật được thiết kế để cứu vãn Công ty Đông Ấn khỏi bị phá sản bằng cách giảm đáng kể thuế trà mà công ty phải trả cho chính phủ Anh, qua đó cấp cho công ty này vị thế độc quyền trên thực tế đối với việc xuất khẩu trà sang Mỹ. Bởi vì tất cả các loại trà hợp pháp nhập vào các thuộc địa Bắc Mỹ đều phải đi qua Anh nên cho phép công ty Đông Ấn trả thuế thấp hơn ở Anh cũng đồng nghĩa với việc cho phép công ty này bán trà giá rẻ hơn ở các thuộc địa Bắc Mỹ. Thậm chí trà Hà Lan trốn thuế, nhập vào các thuộc địa một cách bất hợp pháp thông qua buôn lậu, vẫn đắt hơn trà của công ty Đông Ấn sau khi đạo luật này có hiệu lực. Continue reading “27/04/1773: Quốc hội Anh thông qua Luật Trà”

26/04/1986: Tai nạn hạt nhân nổ ra tại Chernobyl

chern

Nguồn:Nuclear explosion at Chernobyl”, History.com (truy cập ngày 26/4/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1986, tai nạn hạt nhân tồi tệ nhất thế giới cho đến nay xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl gần Kiev tại Ukraine. Tổng số người chết vì thảm họa này vẫn đang được kiểm đếm, nhưng các chuyên gia tin rằng hàng ngàn người đã thiệt mạng và tới 70.000 người bị nhiễm xạ nặng. Ngoài ra, một diện tích đất rộng lớn trở nên không phù hợp với sự sống trong vòng 150 năm. 150.000 người từng sống trong bán kính 18 dặm xung quanh Chernobyl đã phải dời đi vĩnh viễn. Continue reading “26/04/1986: Tai nạn hạt nhân nổ ra tại Chernobyl”

24/04/1800: Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ được thành lập

The Library of Congress

Nguồn:Library of Congress established,” History.com (truy cập ngày 23/04/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1800, Tổng thống John Adams đã thông qua một đạo luật để dành riêng 5.000 USD cho việc mua “những cuốn sách có thể cần thiết cho việc sử dụng của Quốc hội,” qua đó thành lập nên Thư viện Quốc hội. Những cuốn sách đầu tiên, đặt hàng từ London, đã đến nơi vào năm 1801 và được lưu trữ ở Điện Capitol, trụ sở đầu tiên của thư viện.

Danh mục thư viện đầu tiên, được lập vào tháng 4 năm 1802, liệt kê 964 đầu sách và 9 bản đồ. Mười hai năm sau, quân đội Anh xâm chiếm thành phố Washington và đốt cháy Điện Capitol, bao gồm cả Thư viện Quốc hội khi đó chứa 3.000 cuốn sách. Continue reading “24/04/1800: Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ được thành lập”

20/04/1980: Castro cho dân Cuba tự do di tản sang Mỹ

tdih-april20-HD_still_624x352

Nguồn:20/04/1980: Castro announces Mariel Boatlift”, History.com (truy cập ngày 20/04/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1980, chế độ Castro tuyên bố rằng tất cả người dân Cuba có nhu cầu di cư đến Hoa Kỳ đều được tự do lên tàu tại cảng Mariel, phía tây của thủ đô Havana, qua đó khởi đầu sự kiện Di tản bằng thuyền từ cảng Mariel (Mariel Boatlift). 125.000 người tị nạn Cuba từ Mariel đã đặt chân đến Florida vào ngày hôm sau.

Vụ di tản đã bị thúc đẩy bởi tình trạng thiếu nhà ở và việc làm do tình hình kinh tế ốm yếu của Cuba, dẫn đến những căng thẳng âm ỉ nội bộ trên hòn đảo này. Ngày 1 tháng 4, Hector Sanyustiz và bốn người khác đã lái một chiếc xe buýt đâm xuyên qua hàng rào Đại sứ quán Peru và được cấp tị nạn chính trị. Các lính bảo vệ người Cuba trên đường phố đã nổ súng. Một người lính bảo vệ đã bị chết trong sự cố này. Continue reading “20/04/1980: Castro cho dân Cuba tự do di tản sang Mỹ”

12/04/1975: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Campuchia di tản

Op Eagle Pull

Nguồn:U.S. Embassy in Cambodia evacuated,” History.com (truy cập ngày 11/04/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1975 tại Campuchia, đại sứ Hoa Kỳ cùng các nhân viên của ông đã rời khỏi Phnom Penh khi Hải quân Hoa Kỳ tiến hành nỗ lực di tản mang tên Chiến dịch Đại bàng. Vào ngày 3 tháng 4, khi các lực lượng cộng sản Khmer Đỏ áp sát để tiến hành cuộc tấn công cuối cùng vào thủ đô, quân đội Mỹ đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng cho cuộc di tản đại sứ quán sắp diễn ra.

Một nhóm gồm 11 lính thủy quân lục chiến đã bay vào thành phố để chuẩn bị bãi đáp cho các máy bay trực thăng di tản của Hoa Kỳ. Vào ngày mùng 10, Đại sứ Hoa Kỳ Gunther Dean đề nghị với Washington rằng cuộc di tản phải diễn ra trước ngày 13 tháng 4. Continue reading “12/04/1975: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Campuchia di tản”

11/04/1979: Tổng thống Uganda Idi Amin bị lật đổ

Idi Amin

Nguồn:Idi Amin overthrown,” History.com (truy cập ngày 10/04/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1979, nhà độc tài Uganda Idi Amin đã bỏ chạy khỏi thủ đô Kampala khi quân đội Tanzania và các lực lượng Mặt trận Giải phóng Dân tộc Uganda tiến vào. Hai ngày sau, Kampala sụp đổ và một chính phủ liên minh của những người lưu vong cũ đã lên nắm quyền.

Amin, thống lĩnh quân đội và không quân Uganda từ năm 1966, lên nắm quyền kiểm soát đất nước châu Phi này vào năm 1971. Là một bạo chúa và người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, ông đã đưa ra một chương trình diệt chủng để thanh tẩy Uganda khỏi các nhóm sắc tộc Lango và Acholi của đất nước. Continue reading “11/04/1979: Tổng thống Uganda Idi Amin bị lật đổ”

10/04/1972: B-52 bắt đầu ném bom miền Bắc Việt Nam

Boeing_B-52_dropping_bombs

Nguồn: “B-52s begin bombing North Vietnam”, History.com, truy cập 9/4/2016, và Wayne Thompson, To Hanoi and Back: The United States Air Force and North Vietnam 1966-1973, 2000.

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung

Rạng sáng ngày 10/04/1972, đội máy bay B-52 (Mỹ) bắt đầu cuộc đột kích đầu tiên vào không phận miền Bắc Việt Nam. 12 chiếc máy bay ném bom chủ lực, do 53 máy bay tiêm kích “hộ tống” đã tấn công hàng loạt các kho nhiên liệu tại Vinh, cách khu phi quân sự 145 dặm về phía bắc.

Cuộc ném bom mở đầu bằng các máy bay cường kích A-6 và A-7 đi trước tấn công vào những khu vực đặt tên lửa đất đối không của quân đội Bắc Việt. Sau đó, máy bay tiêm kích F-105 Wild Weasels tiếp tục đe dọa các khu vực này, trong khi 12 chiếc F-4 rải các đám mây kim loại gây nhiễu sóng radar, mở đường cho đội B-52 bay vào không phận của miền Bắc. Continue reading “10/04/1972: B-52 bắt đầu ném bom miền Bắc Việt Nam”

07/04/1994: Nội chiến bùng nổ ở Rwanda

Nyamata_Memorial_Site

Nguồn:Civil war erupts in Rwanda,” History.com (truy cập ngày 06/4/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1994, quân đội Rwanda đã sát hại 10 nhân viên gìn giữ hòa bình người Bỉ trong một nỗ lực thành công nhằm ngăn cản sự can thiệp quốc tế trong cuộc diệt chủng vốn bắt đầu chỉ vài giờ trước đó. Trong khoảng ba tháng, những phần tử cực đoan người Hutu vốn kiểm soát Rwanda đã tàn nhẫn sát hại khoảng 500 ngàn đến 1 triệu người dân Tutsi vô tội và người Hutu ôn hòa trong giai đoạn diệt chủng sắc tộc tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II.

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nạn diệt chủng năm 1994 bắt đầu từ đầu những năm 1990, khi Tổng thống Juvenal Habyarimana, một người Hutu, bắt đầu sử dụng những lời lẽ chống Tutsi để củng cố quyền lực của mình với người Hutu. Bắt đầu từ tháng 10 năm 1990, đã có nhiều cuộc tàn sát hàng trăm người Tutsi. Continue reading “07/04/1994: Nội chiến bùng nổ ở Rwanda”

05/04/1945: Nam Tư ký “hiệp ước hữu nghị” với Liên Xô

tito and stalin

Nguồn:Tito signs ‘friendship treaty’ with Soviet Union,” History.com (truy cập ngày 040/4/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, Tito, nhà lãnh đạo đảng của Nam Tư, đã ký một thỏa thuận cho phép “quân đội Liên Xô xâm nhập tạm thời vào lãnh thổ Nam Tư.”

Josip Broz, bí danh “Tito,” Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, đã dẫn đầu một phong trào phản công chính trị chống lại các cường quốc chiếm đóng phe Trục là Đức và Ý từ năm 1941. Được các nước Đồng Minh công nhận là nhà lãnh đạo của cuộc kháng chiến Nam Tư, trên thực tế, ông còn là lãnh đạo của một chiến dịch tranh giành quyền lực không chỉ có mục đích trục xuất các lực lượng phe Trục mà còn muốn giành quyền kiểm soát Nam Tư trong môi trường hậu chiến từ tay hoàng gia và các phong trào dân chủ. Continue reading “05/04/1945: Nam Tư ký “hiệp ước hữu nghị” với Liên Xô”

04/04/1975: Máy bay rơi trong chiến dịch Không vận Trẻ em

274180F400000578

Nguồn: “Operation Baby Lift aircraft crashes,” History.com & Allison Martin, “The Legacy of Operation Babylift,” Adopt Vietnam (truy cập ngày 04/4/2016).

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung

Vào ngày này năm 1975, chiến dịch nhân đạo Không vận Trẻ em (Operation Babylift) của Mỹ tại Việt Nam đã bắt đầu bằng một thảm kịch, khi chiếc máy bay quân sự C-5A Galaxy mang số hiệu 68-0218 chở 313 người rơi xuống một cánh đồng gần sông Sài Gòn vào lúc 4 giờ 45 phút chiều cùng ngày. Số người thiệt mạng được xác định là 153 người, trong đó có 78 trẻ em; 175 người may mắn sống sót. Continue reading “04/04/1975: Máy bay rơi trong chiến dịch Không vận Trẻ em”

02/04/1982: Argentina xâm lược Quần đảo Falkland

Falklands

Nguồn:Argentina invades Falklands,” History.com (truy cập ngày 01/04/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1982, Argentina xâm lược quần đảo Falkland, thuộc địa của Anh từ năm 1892 và thuộc sở hữu của Anh kể từ năm 1833. Các lực lượng đổ bộ của Argentina nhanh chóng vượt qua các đơn vị đồn trú quy mô nhỏ của lính thủy đánh bộ Anh ở thị trấn Stanley thuộc đảo Đông Falkland và đến ngày hôm sau thì chiếm đóng các lãnh thổ hải ngoại Nam Georgia và Quần đảo Nam Sandwich. 1.800 người dân Quần đảo Falkland, chủ yếu là nông dân chăn cừu nói tiếng Anh, đã chờ đợi một phản ứng từ phía Anh.

Quần đảo Falkland, nằm ngoài khơi cách mũi phía Nam của Argentina khoảng 300 dặm, từ lâu đã được người Anh tuyên bố chủ quyền. Thủy thủ người Anh John Davis có thể đã thấy quần đảo này từ năm 1592, và đến năm 1690 Đại úy Hải quân Anh John Strong trở thành người đầu tiên được ghi nhận là đã đổ bộ lên quần đảo này. Continue reading “02/04/1982: Argentina xâm lược Quần đảo Falkland”

31/03/1854: Mỹ-Nhật ký Hiệp ước Kanagawa

Convention of Kanagawa

Nguồn:Treaty of Kanagawa signed with Japan,” History.com (truy cập ngày 30/03/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1854, tại Tokyo, Phó đề đốc Matthew Calbraith Perry, đại diện cho chính phủ Hoa Kỳ, đã ký Hiệp ước Kanagawa với chính phủ Nhật Bản, mở các hải cảng Shimoda và Hakodate cho Hoa Kỳ vào giao thương và cho phép thành lập tòa lãnh sự Mỹ tại Nhật Bản. Continue reading “31/03/1854: Mỹ-Nhật ký Hiệp ước Kanagawa”

30/03/1972: Bắc Việt tiến hành chiến dịch Xuân Hè 1972

DRVA

Nguồn:North Vietnamese launch Nguyen Hue Offensive,” History.com (truy cập ngày 29/03/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1972, một cuộc tấn công phối hợp lớn của phía cộng sản đã nổ ra với hoạt động quân sự dày đặc nhất kể từ sau cuộc vây hãm các căn cứ quân Đồng Minh (Nam Việt Nam và Hoa Kỳ cùng các quốc gia đồng minh) tại Cồn Tiên và Khe Sanh năm 1968. Hiệp đồng gần như toàn bộ quân đội để tiến công, Bắc Việt Nam đã phát động một cuộc tấn công lớn theo ba mũi nhọn vào Nam Việt Nam. Ba mươi lăm lính Nam Việt đã thiệt mạng trong cuộc tấn công ban đầu, và hàng trăm dân thường và binh sĩ bị thương. Continue reading “30/03/1972: Bắc Việt tiến hành chiến dịch Xuân Hè 1972”