12/09/1974: Bạo lực tại Boston sau sự kiện phân biệt chủng tộc

Nguồn: Violence erupts in Boston over desegregation busing, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, ngày khai giảng năm học mới, tại Boston, Massachusetts, các hành động phản đối “xe buýt” trường học – vốn là một biện pháp tuân theo lệnh của tòa án – đã trở thành bạo lực nghiêm trọng. Xe buýt chở trẻ em người Mỹ gốc Phi đã bị ném trứng, gạch và chai lọ, trong khi cảnh sát có vũ trang phải cố gắng kiểm soát những người biểu tình da trắng giận dữ đang bao vây trường học. Continue reading “12/09/1974: Bạo lực tại Boston sau sự kiện phân biệt chủng tộc”

11/09/1973: Tổng thống Chile Salvador Allende thiệt mạng trong đảo chính

Nguồn: Chilean president Salvador Allende dies in coup, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, lực lượng vũ trang của Chile đã tiến hành một cuộc đảo chính chống lại chính phủ của Tổng thống Salvador Allende, nhà lãnh đạo Marxist dân cử đầu tiên ở Mỹ Latinh. Allende cùng những người ủng hộ mình đã rút về La Moneda – dinh thự tổng thống được xây dựng như pháo đài ở Santiago – khi đó đang bị xe tăng và bộ binh bao vây, đồng thời bị máy bay phản lực của không quân ném bom. Dù sống sót sau vụ không kích, Allende đã tự sát khi quân đội xông vào cung điện đang bốc cháy. Người ta nói rằng tổng thống đã sử dụng khẩu súng trường tự động mà lãnh đạo Cuba, Fidel Castro, tặng cho ông. Continue reading “11/09/1973: Tổng thống Chile Salvador Allende thiệt mạng trong đảo chính”

09/09/1919: Sở cảnh sát Boston đình công

Nguồn: The Boston police department goes on strike, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, một cuộc đình công của Sở cảnh sát Boston đã nổ ra, gây chấn động khắp nước Mỹ, đồng thời cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của các công đoàn đối với đời sống của người dân nước này.

Giữa bối cảnh xã hội đổi thay trong thế kỷ 20, người ta mong đợi cảnh sát sẽ hành xử chuyên nghiệp hơn, và một vài cách hành xử trước đó của họ đã không còn được ủng hộ nữa. Những lời giải thích tương tự như những gì cảnh sát trưởng Dallas sau đó đưa ra để bào chữa cho các chiến thuật khác thường của mình, rằng “[Hành động] bất hợp pháp là cần thiết để bảo vệ luật pháp”, không còn được công chúng chấp nhận. Lần đầu tiên trong lịch sử, lực lượng cảnh sát được xếp vào khuôn khổ dịch vụ dân sự và thậm chí còn phải trải qua quá trình đào tạo. Chẳng bao lâu sau, Liên đoàn Lao động Hoa Kỳ (American Federation of Labor, AFL) bắt đầu thành lập các công đoàn cảnh sát địa phương. Continue reading “09/09/1919: Sở cảnh sát Boston đình công”

07/09/1911: Guillaume Apollinaire bị bắt vì nghi trộm bức tranh Mona Lisa

Nguồn: Guillaume Apollinaire is arrested for stealing the Mona Lisa, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1911, nhà thơ Pháp Guillaume Apollinaire đã bị bắt giữ và bỏ tù vì tình nghi đánh cắp bức tranh Mona Lisa của Leonardo da Vinci từ Bảo tàng Louvre ở Paris.

Nhà thơ 31 tuổi nổi danh nhờ quan điểm cấp tiến và việc ủng hộ phong trào nghệ thuật “tiên phong cực đoan” (extreme avant-garde), nhưng nguồn gốc xuất thân của ông vẫn là một bí ẩn. Ngày nay, người ta tin rằng ông sinh ra ở Rome và lớn lên ở Ý. Ông đến Paris năm 20 tuổi và nhanh chóng hòa mình vào phong cách bohemian của thành phố. Continue reading “07/09/1911: Guillaume Apollinaire bị bắt vì nghi trộm bức tranh Mona Lisa”

05/09/1972: Thảm sát tại Thế vận hội Munich

Nguồn: Massacre begins at Munich Olympics, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, trong Thế vận hội Mùa hè tại Munich, khi vừa rạng sáng, một nhóm khủng bố người Palestine đã xông vào căn hộ của các vận động viên Israel tại Làng Olympic, giết chết 2 người và bắt 9 người khác làm con tin. Những tên khủng bố này là thành viên của một tổ chức lấy tên Black September (Tháng Chín Đen). Để đổi lấy tự do cho các con tin, chúng yêu cầu Israel thả hơn 230 tù nhân người Ả Rập đang bị giam giữ trong nhà tù của nước này và hai kẻ khủng bố người Đức khác. Trong một vụ đấu súng diễn ra sau đó tại sân bay Munich, toàn bộ 9 con tin Israel đã bị sát hại cùng với 5 tên khủng bố và một cảnh sát Tây Đức. Thế vận hội đã tạm ngừng trong vòng 24 giờ để tổ chức lễ tưởng niệm cho các vận động viên thiệt mạng. Continue reading “05/09/1972: Thảm sát tại Thế vận hội Munich”

04/09/1969: Đài phát thanh Hà Nội đưa tin Hồ Chí Minh qua đời

Nguồn: Radio Hanoi announces the death of Ho Chi Minh, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, Đài phát thanh Hà Nội đã đưa tin Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa qua đời trước đó hai ngày, tuyên bố rằng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam sẽ tạm dừng các hoạt động quân sự ở miền Nam trong ba ngày nhằm để tang Bác. Continue reading “04/09/1969: Đài phát thanh Hà Nội đưa tin Hồ Chí Minh qua đời”

02/09/31 TCN: Octavian đánh bại Mark Antony và Cleopatra trong trận Actium

Nguồn: The Battle of Actium, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 31 TCN, trong trận Actium diễn ra ngoài khơi bờ biển phía tây Hy Lạp, nhà lãnh đạo La Mã Octavian đã giành chiến thắng quyết định trước liên minh của Tướng Mark Antony và Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra. Trước khi lực lượng của họ thảm bại, Antony và Cleopatra đã sớm vượt qua chiến tuyến của kẻ thù, chạy trốn đến Ai Cập, nơi cả hai sẽ tự sát một năm sau đó.

Sau khi Julius Caesar bị ám sát vào năm 44 TCN, La Mã rơi vào tình cảnh nội chiến. Để chấm dứt bạo loạn, một liên minh – Tam đầu chế thứ hai (Second Triumvirate) – đã được lập ra bởi ba trong số những chiến binh mạnh nhất. Đó là Octavian, cháu trai đồng thời là người thừa kế chính thức của Caesar; Mark Antony, một vị tướng quyền lực; và Lepidus, một chính khách. Ba người đã phân chia đế chế, và Antony được trao quyền kiểm soát các tỉnh phía đông. Continue reading “02/09/31 TCN: Octavian đánh bại Mark Antony và Cleopatra trong trận Actium”

31/08/1897: Thomas Edison nhận bằng sáng chế cho Kinetograph

Nguồn: Thomas Edison patents the Kinetograph, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1897, Thomas Edison đã nhận được bằng sáng chế cho chiếc máy quay phim của mình, Kinetograph. Trước đó, Edison đã phát triển máy ảnh và thiết bị xem hình ảnh từ đầu thập niên 1890 và cũng từng tổ chức một số buổi xem thử.

Chiếc máy ảnh này dựa trên các nguyên tắc chụp ảnh mà những nhà tiên phong trong lĩnh vực chụp ảnh tĩnh Joseph Nicephone Niepce và Louis Daguerre của Pháp đề xuất. Năm 1877, nhà phát minh Edward Muybridge đã phát triển hình thức sơ khai của ảnh động sau khi Leland Stanford, thống đốc bang California, đề nghị ông phát triển các nghiên cứu bằng hình ảnh về động vật đang chuyển động. Continue reading “31/08/1897: Thomas Edison nhận bằng sáng chế cho Kinetograph”

29/08/2005: Bão Katrina đổ bộ vào Bờ biển Vịnh Mexico

Nguồn: Hurricane Katrina slams into Gulf Coast, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2005, bão Katrina – một cơn bão cấp 4 – đã đổ bộ gần New Orleans, Louisiana, Mỹ. Mặc dù chỉ là cơn bão mạnh thứ ba trong mùa bão năm 2005, Katrina là một trong những thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ. Sau cơn bão, đã có hơn 50 con đê và tường chắn lũ bao quanh New Orleans cũng như các vùng ngoại ô của thành phố bị hư hỏng, từ đó dẫn đến lũ lụt trên diện rộng.

Một thời gian ngắn sau khi đổ bộ vào miền nam Florida vào ngày 25/08, lúc đó vẫn là một cơn bão cấp 1, Katrina đã mạnh dần lên trước khi đổ bộ vào Vịnh Mexico vào ngày 29/08. Không chỉ tàn phá New Orleans, cơn bão còn gây ra thiệt hại dọc theo bờ biển Mississippi và Alabama, cũng như các vùng khác của Louisiana. Continue reading “29/08/2005: Bão Katrina đổ bộ vào Bờ biển Vịnh Mexico”

28/08/1955: Emmett Till bị sát hại

Nguồn: Emmett Till is murdered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1955, trong khi đến thăm gia đình người thân ở Money, Mississippi, Emmett Till, 14 tuổi, một cậu bé người Mỹ gốc Phi đến từ Chicago, đã bị sát hại dã man vì bị nghi ngờ đã tán tỉnh một phụ nữ da trắng bốn ngày trước đó.

Những kẻ tấn công cậu bé – chồng của người phụ nữ da trắng nọ và anh trai của anh ta – đã bắt Emmett vác một chiếc quạt tách bông cotton nặng khoảng 34kg đến bờ sông Tallahatchie và ra lệnh cho cậu cởi bỏ quần áo của mình. Hai tên này sau đó đánh cậu đến gần chết, khoét mắt cậu, bắn vào đầu, rồi dùng kẽm gai trói xác cậu vào chiếc quạt mà ném xuống sông. Continue reading “28/08/1955: Emmett Till bị sát hại”

26/08/1914: Trận Tannenberg trong Thế chiến I

Nguồn: Battle of Tannenberg begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày 26/08/1914, trong những tuần mở đầu Thế chiến I, Tập đoàn quân số 8 của Đức, dưới sự chỉ huy của Paul von Hindenburg và Erich Ludendorff, đã giáng một đòn chí mạng vào Tập đoàn quân số 2 của Nga, khi ấy đang tiến công ở Đông Phổ theo sự hướng dẫn của tướng Aleksandr Samsonov.

Giữa tháng 8/1914, sớm hơn nhiều so với dự đoán, Nga đã đưa hai đạo quân của mình tiến vào Đông Phổ, trong khi người Đức, dựa theo chiến lược của mình, lại tập trung phần lớn lực lượng sang phía tây nhằm chống lại Pháp. Tập đoàn quân số 1 của Nga, dưới sự chỉ huy của tướng Pavel Rennenkampf, đã tiến đến phía đông bắc của Đông Phổ, trong khi Tập đoàn quân số 2 của Samsonov tiến về phía tây nam, dự kiến sẽ kết hợp với người của Rennenkampf, dùng thế gọng kìm đánh Tập đoàn quân số 8 của Đức, vốn áp đảo họ về quân số. Tuy nhiên, sau khi Nga giành chiến thắng trong trận Gumbinnen ngày 20/08, Rennenkampf đã tạm dừng để tập hợp lại lực lượng của mình. Continue reading “26/08/1914: Trận Tannenberg trong Thế chiến I”

24/08/1821: Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của Mexico

Nguồn: Spain accepts Mexican independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1821, 11 năm sau khi Chiến tranh Giành Độc lập Mexico bùng nổ, Quan Tổng trấn đại diện Tây Ban Nha Juan de O’Donojú đã ký Hiệp ước Córdoba, thông qua kế hoạch đưa Mexico trở thành một chế độ quân chủ lập hiến độc lập.

Đầu thế kỷ 19, việc Napoléon chiếm Tây Ban Nha đã khiến nhiều cuộc nổi dậy nổ ra trên khắp các thuộc địa châu Mỹ của Tây Ban Nha. Ngày 16/09/1810, Miguel Hidalgo y Costilla, một linh mục Công giáo, đã trở thành người phát động Chiến tranh Giành Độc lập Mexico khi ban hành cuốn sách Grito de Dolores (Khóc cho Doroles – trong đó Dolores ám chỉ thị trấn Dolores, Mexico). Tác phẩm mang tính cách mạng này kêu gọi chấm dứt chế độ cai trị của Tây Ban Nha ở Mexico, phân chia lại đất đai và bình đẳng chủng tộc. Continue reading “24/08/1821: Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của Mexico”

22/08/1968: Người dân Tiệp Khắc phản đối sự xâm lược của Liên Xô

Nguồn: Czechs protest against Soviet invasion, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, trên khắp các đường phố ở Praha và tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Thành phố New York, người Tiệp Khắc đã biểu tình phản đối việc Liên Xô xâm lược đất nước họ. Các cuộc biểu tình này nhằm nhấn mạnh sự tàn bạo của hành động xâm lược, đồng thời kêu gọi toàn thế giới cùng nhau lên án Liên Xô.

Ngày 21/08/1968, hơn 200.000 quân thuộc khối Hiệp ước Warsaw đã tràn sang Tiệp Khắc nhằm trấn áp những cải cách dân chủ và thị trường tự do do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, Alexander Dubcek, đề xuất. Đàm phán giữa Dubcek và các nhà lãnh đạo của khối Liên Xô đã không thuyết phục được người đứng đầu Tiệp Khắc từ bỏ cương lĩnh cải cách của mình. Continue reading “22/08/1968: Người dân Tiệp Khắc phản đối sự xâm lược của Liên Xô”

21/08/1863: Thảm sát ở Kansas trong Nội chiến Mỹ

Nguồn: Guerillas massacre residents of Lawrence, Kansas, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, chiến tranh du kích ác liệt ở Missouri đã tràn sang Kansas và dẫn đến một trong những hành động bạo lực kinh hoàng nhất trong Nội chiến Mỹ khi 150 người đàn ông ở thị trấn theo chủ nghĩa bãi nô Lawrence bị sát hại trong một cuộc đột kích của lính miền Nam.

Nội chiến diễn ra ở Kansas và Missouri theo một hình thức rất khác so với phần còn lại của nước Mỹ. Có rất ít quân đội chính quy hoạt động tại đây; thay vào đó, các đảng phái tấn công lẫn nhau và tấn công cả thường dân. Xung đột bắt nguồn từ năm 1854, khi biên giới Kansas-Missouri trở thành “khởi điểm” của căng thẳng về chế độ nô lệ. Continue reading “21/08/1863: Thảm sát ở Kansas trong Nội chiến Mỹ”

19/08/1960: Phi công Mỹ Francis Gary Powers bị kết án ở Liên Xô

Nguồn: Captured U.S. spy pilot sentenced in Russia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1960, tại Liên Xô, phi công do thám người Mỹ, Francis Gary Powers, người bị bắt giữ cùng chiếc U-2 của mình, đã bị kết án 10 năm tù sau khi thừa nhận là gián điệp.

Ngày 01/05/1960, Powers cất cánh từ Pakistan, cầm lái chiếc máy bay trinh sát tầm cao Lockheed U-2 cực kỳ tối tân. Là phi công của CIA, ông được giao nhiệm vụ bay qua khoảng 2.000 dặm trên bầu trời Liên Xô đến sân bay quân sự BodØ ở Na Uy, thu thập thông tin tình báo dọc đường đi. Nhưng chỉ mới đi được nửa chặng đường, Powers đã bị Liên Xô bắn hạ, ngay tại Sverdlovsk trên dãy núi Ural. Ông may mắn sống sót sau cú nhảy dù ở độ cao 4500m, nhưng đã bị chính quyền Liên Xô bắt giữ ngay lập tức. Continue reading “19/08/1960: Phi công Mỹ Francis Gary Powers bị kết án ở Liên Xô”

17/08/1984: Kẻ hiếp dâm hàng loạt “The Fox” xuất hiện ở Anh

Nguồn: A serial rapist strikes in England, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1984, gã trộm cắp – hiếp dâm hàng loạt có biệt danh “The Fox” (Cáo) đã đột nhập vào một ngôi nhà gần làng Brampton, Anh và tấn công một cô gái, bạn trai và anh trai của cô. Sau khi cưỡng bức người phụ nữ, kẻ tấn công đã xóa mọi dấu vết bằng chứng khỏi cơ thể nạn nhân và khu vực xung quanh. Vụ việc hóa ra chỉ là một phần trong tội ác đã bắt đầu kể từ mùa xuân năm 1984 khi tên trộm với chiếc áo có mũ trùm đầu đột nhập vào một số ngôi nhà ở khu vực phía bắc London. Vài tháng sau, hắn bắt đầu chuyển sang cưỡng hiếp nạn nhân. Continue reading “17/08/1984: Kẻ hiếp dâm hàng loạt “The Fox” xuất hiện ở Anh”

15/08/1947: Ấn Độ và Pakistan giành độc lập

Nguồn: India and Pakistan win independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, Đạo luật Ấn Độ Độc lập (Indian Independence Bill), chính thức tuyên đố nền độc lập của Ấn Độ và Pakistan dựa trên Đế chế Mogul trước đây, đã chính thức có hiệu lực kể từ nửa đêm. Thỏa thuận được chờ đợi từ lâu này đã kết thúc 200 năm cai trị của Anh; nhà lãnh đạo phong trào độc lập Mohandas Gandhi đã ca ngợi nó là “hành động cao quý nhất của Anh Quốc.”

Tuy nhiên, xung đột tôn giáo giữa những người theo đạo Hindu và đạo Hồi, vốn đã trì hoãn việc Anh trao quyền độc lập cho Ấn Độ sau Thế chiến II, đã sớm khiến cho sự phấn khởi của Gandhi phải lụi tàn. Ở phía bắc tỉnh Punjab, nơi có sự chia rẽ sâu sắc giữa một Ấn Độ do Hindu giáo thống trị và một Pakistan do Hồi giáo thống trị, hàng trăm người đã thiệt mạng chỉ trong vài ngày đầu sau khi đất nước được độc lập. Continue reading “15/08/1947: Ấn Độ và Pakistan giành độc lập”

14/08/1994: Kẻ khủng bố Carlos ‘the Jackal’ bị bắt giữ

Nguồn: The terrorist known as Carlos the Jackal is captured, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1994, tên khủng bố Illich Ramirez Sanchez, hay còn được gọi là Carlos the Jackal (Carlos Chó rừng), đã bị đặc vụ tình báo Pháp bắt ở Khartoum, Sudan. Vì không có hiệp ước dẫn độ với Sudan, các đặc vụ Pháp đã dùng cách chuốc thuốc và bắt cóc Carlos. Chính phủ Sudan, tuyên bố rằng họ đã hỗ trợ vụ bắt giữ, liền yêu cầu Mỹ bỏ nước này ra khỏi danh sách các quốc gia tài trợ chủ nghĩa khủng bố.

Sanchez, người có liên kết với Mặt trận Bình dân Giải phóng Palestine, Tổ chức Đấu tranh Vũ trang Ả Rập và Hồng quân Nhật Bản, được tin là kẻ chịu trách nhiệm cho nhiều vụ tấn công khủng bố từ năm 1973 đến năm 1992. Năm 1974, hắn đã giam đại sứ Pháp và 10 người khác làm con tin tại La Haye, yêu cầu chính quyền Pháp thả Yutaka Furuya của Hồng quân Nhật Bản. Continue reading “14/08/1994: Kẻ khủng bố Carlos ‘the Jackal’ bị bắt giữ”

12/08/2000: Tàu ngầm Kursk của Nga bị chìm

Nguồn: Russian sub, the “Kursk,” sinks with 118 onboard, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2000, một tàu ngầm hạt nhân của Nga đã chìm xuống đáy Biển Barents; tất cả 118 thành viên thủy thủ đoàn sau đó được đưa tin là đã thiệt mạng. Nguyên nhân chính xác của thảm họa này hiện vẫn chưa được xác định.

Kursk rời cảng vào ngày 10/08 để tham gia cuộc diễn tập của quân đội Nga. Các tàu, máy bay và tàu ngầm của Nga đã gặp nhau ở Biển Barents, phía trên Vòng Bắc Cực, để tiến hành diễn tập quân sự. Ngày 12/08, theo lịch dự kiến, Kursk sẽ bắn một quả ngư lôi tập trận; lúc 11:29 sáng, ngay trước giờ bắn ngư lôi, hai vụ nổ liên tiếp đã xảy ra ở phần thân trước của tàu ngầm và nó lao nhanh xuống đáy biển. Continue reading “12/08/2000: Tàu ngầm Kursk của Nga bị chìm”

10/08/1977: Kẻ giết người hàng loạt ‘Son of Sam’ bị bắt

Nguồn: Son of Sam serial killer is arrested, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1977, nhân viên bưu điện 24 tuổi David Berkowitz bị bắt và bị buộc tội chính là “Son of Sam,” kẻ giết người hàng loạt đã khủng bố Thành phố New York suốt hơn một năm, giết chết sáu người và làm bị thương bảy người khác bằng một khẩu súng lục ổ quay cỡ nòng 44. Bởi vì Berkowitz thường nhắm đến những cô gái trẻ trung xinh đẹp với mái tóc dài màu nâu, hàng trăm cô gái đã cắt tóc ngắn và nhuộm vàng trong thời gian hắn khủng bố thành phố trong khi những người khác chỉ đơn giản là quyết định ở nhà vào ban đêm.

Sau khi bị bắt, Berkowitz tuyên bố rằng quỷ dữ và con chó săn giống Labrador thuộc sở hữu của một người hàng xóm tên Sam đã ra lệnh cho mình thực hiện vụ giết người hàng loạt. Continue reading “10/08/1977: Kẻ giết người hàng loạt ‘Son of Sam’ bị bắt”