23/07/1878: Tướng cướp Black Bart xuất hiện trở lại

Nguồn: Black Bart strikes again, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1878, một gã đàn ông đã cướp một chiếc xe ngựa của hãng Wells Fargo ở California. Đội bao tải bột trên đầu, tên cướp có vũ trang đã lấy trộm một chiếc két sắt nhỏ có giá dưới 400 USD, cùng với nhẫn kim cương và đồng hồ đeo tay của một hành khách. Khi chiếc két rỗng được tìm thấy, một bài thơ chế nhạo ký tên Black Bart đã được phát hiện bên trong: Continue reading “23/07/1878: Tướng cướp Black Bart xuất hiện trở lại”

22/07/1862: Lincoln bàn về Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ với nội các

Nguồn: Lincoln tells his cabinet about Emancipation Proclamation, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1862, Tổng thống Abraham Lincoln đã thông báo với các cố vấn trưởng và nội các của ông rằng ông sẽ ban hành một tuyên ngôn giải phóng nô lệ, nhưng sẽ chờ tới khi phe Liên bang (miền Bắc) giành được một chiến thắng quân sự lớn rồi mới đưa ra thông báo.

Với nỗ lực thống nhất một quốc gia bị đắm chìm trong nội chiến đẫm máu, Abraham Lincoln đã đưa ra một quyết định cuối cùng, song được tính toán kỹ lưỡng, liên quan đến chế độ nô lệ ở Mỹ. Vào thời điểm Lincoln họp với nội các, tình hình không được thuận lợi đối với phe Liên bang. Quân Hợp bang miền Nam đã thắng thế quân Liên bang miền Bắc trong những trận chiến quan trọng, đồng thời Anh và Pháp dự kiến sẽ chính thức công nhận Hợp bang miền Nam là một quốc gia riêng biệt. Continue reading “22/07/1862: Lincoln bàn về Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ với nội các”

21/07/1955: Eisenhower trình bày kế hoạch “Bầu trời Mở”

Nguồn: President Eisenhower presents his “Open Skies” plan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1955, Tổng thống Dwight D. Eisenhower trình bày kế hoạch “Bầu trời Mở” (Open Skies) của ông tại hội nghị thượng đỉnh Geneva với đại diện của ba nước – Pháp, Anh và Liên Xô. Dù chưa bao giờ được chấp nhận, kế hoạch này đã đặt nền móng cho chính sách “tin tưởng nhưng phải kiểm chứng” (trust, but verify) sau đó của Tổng thống Ronald Reagan, có liên quan đến các thỏa thuận vũ khí với Liên Xô.

Eisenhower đã gặp Thủ tướng Anthony Eden của Vương quốc Anh, Thủ tướng Edgar Faure của Pháp và Phó Thủ tướng Nikolai Bulganin của Liên Xô (thay mặt nhà lãnh đạo Nikita Khrushchev) tại Geneva vào tháng 07/1955. Chương trình nghị sự của hội nghị bao gồm các cuộc thảo luận về tương lai của Đức và vấn đề kiểm soát vũ khí. Continue reading “21/07/1955: Eisenhower trình bày kế hoạch “Bầu trời Mở””

20/07/1976: Tàu Viking 1 hạ cánh xuống sao Hỏa

Nguồn: Viking 1 lands on Mars, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1976, đúng lễ kỷ niệm lần thứ bảy sự kiện tàu Apollo 11 đổ bộ lên mặt trăng, tàu thăm dò vũ trụ không người lái của Hoa Kỳ Viking 1 đã trở thành tàu vũ trụ đầu tiên hạ cánh thành công xuống bề mặt sao Hỏa. Continue reading “20/07/1976: Tàu Viking 1 hạ cánh xuống sao Hỏa”

19/07/1956: Mỹ rút viện trợ cho đập Aswan của Ai Cập

Nguồn: United States withdraws offer of aid for Aswan Dam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1956, Ngoại trưởng John Foster Dulles tuyên bố rằng Mỹ sẽ rút lại đề nghị hỗ trợ tài chính nhằm giúp Ai Cập xây dựng đập Aswan trên sông Nile. Hành động này đã thúc đẩy Ai Cập tiến gần hơn tới một liên minh với Liên Xô, đồng thời cũng là nhân tố góp phần vào Khủng hoảng Kênh đào Suez trong nửa sau năm 1956.

Tháng 12/1955, Bộ trưởng Dulles tuyên bố rằng Mỹ, cùng với Vương quốc Anh, đã viện trợ gần 70 triệu đô la cho Ai Cập để xây dựng đập Aswan trên sông Nile. Dulles thật ra chỉ miễn cưỡng đồng ý với khoản trợ giúp này. Ông vô cùng nghi ngờ nhà lãnh đạo Ai Cập Gamal Abdel Nasser, người mà ông tin là một người theo chủ nghĩa dân tộc liều lĩnh và nguy hiểm. Tuy nhiên, những người khác trong chính quyền Eisenhower đã thuyết phục Dulles rằng viện trợ của Mỹ có thể kéo Nasser khỏi mối quan hệ với Liên Xô và ngăn chặn sự bành trướng ảnh hưởng của Liên Xô ở Trung Đông. Continue reading “19/07/1956: Mỹ rút viện trợ cho đập Aswan của Ai Cập”

18/07/1969: Thượng nghị sĩ Edward Kennedy gây tai nạn chết người

Nguồn: Senator Ted Kennedy drives car off bridge at Chappaquiddick Island, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, ngay sau khi rời một bữa tiệc trên đảo Chappaquiddick, Thượng nghị sĩ Edward “Ted” Kennedy của Massachusetts đã lái chiếc Oldsmobile của mình rơi khỏi cây cầu gỗ, xuống một cái ao ngập nước triều dâng. Kennedy đã thoát khỏi chiếc xe bị ngập nước, nhưng hành khách đi cùng, Mary Jo Kopechne, 28 tuổi, thì không may mắn như vậy. Ông cũng đã không báo cáo về vụ tai nạn chết người này suốt 10 giờ sau đó.

Tối ngày 18/07/1969, trong khi hầu hết người dân Mỹ ở nhà xem tin tức trên truyền hình về nhiệm vụ đổ bộ mặt trăng Apollo 11, Kennedy và anh họ Joe Gargan lại đang tổ chức một buổi nấu nướng và tiệc tùng trong căn nhà thuê trên đảo Chappaquiddick, một hòn đảo thượng lưu ở Martha’s Vineyard, Massachusetts. Bữa tiệc là cuộc hội ngộ cho Kopechne và năm người phụ nữ khác, tất cả đều là thành viên trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1968 của cố Thượng nghị sĩ Robert (Bobby) F. Kennedy. Continue reading “18/07/1969: Thượng nghị sĩ Edward Kennedy gây tai nạn chết người”

17/07/1975: Hoa Kỳ và Liên Xô gặp nhau ngoài vũ trụ

Nguồn: Superpowers meet in space, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1975, tàu vũ trụ Apollo 18 của Hoa Kỳ và tàu vũ trụ Soyuz 19 của Liên Xô đã gặp nhau và kết nối ngoài vũ trụ trong một sứ mệnh nhằm phát triển năng lực cứu nạn vũ trụ. Khi cửa được mở ra giữa hai tàu, chỉ huy hai tàu là Thomas P. Safford và Aleksei Leonov đã bắt tay và tặng quà nhau nhân lần gặp gỡ đầu tiên ngoài vũ trụ giữa hai quốc gia đối địch thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Khi trở về Trái đất, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kurt Waldheim đã chúc mừng hai siêu cường về dự án thử nghiệm và khen ngợi tinh thần hòa bình và hợp tác chưa từng có của họ trong việc lên kế hoạch và thực hiện sứ mệnh này. Continue reading “17/07/1975: Hoa Kỳ và Liên Xô gặp nhau ngoài vũ trụ”

15/07/2006: Twitter ra mắt

Nguồn: Twitter launches, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 2006, công ty podcasting có trụ sở tại San Francisco là Odeo đã chính thức ra mắt Twttr – sau này Twitter – một dịch vụ ngắn tin ngắn (SMS) cho các nhóm bạn bè.

Với khởi điểm là một dự án phụ bên cạnh nền tảng podcasting chính của Odeo, ứng dụng miễn phí này cho phép người dùng chia sẻ những dòng trạng thái ngắn với các nhóm bạn bè bằng cách gửi một tin nhắn văn bản tới số “40404”. Trong những năm sau đó, Twttr đã trở thành Twitter, một dịch vụ “blog mini” đơn giản mà sau này đã trở nên vô cùng phổ biến và là một trong những nền tảng mạng xã hội hàng đầu thế giới. Continue reading “15/07/2006: Twitter ra mắt”

14/07/1798: Đạo luật Chống Nổi loạn trở thành luật liên bang

Nguồn: Sedition Act becomes federal law, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1798, một trong những vi phạm Hiến pháp nghiêm trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ đã trở thành luật liên bang khi Quốc hội thông qua Đạo luật Chống Nổi loạn (Sedition Act), gây nguy hiểm cho nền tự do mong manh ở quốc gia mới thành lập này. Trong lúc Mỹ vẫn còn đang tham gia xung đột hải quân với nước Pháp Cách mạng (được gọi là Quasi-War), Alexander Hamilton và những người thuộc phe Liên bang trong Quốc hội đã lợi dụng nỗi sợ hãi chiến tranh của công chúng để soạn thảo và thông qua Đạo luật Hạn chế Người Nước ngoài và Chống Nổi loạn (Alien and Sedition Acts of 1798), mà không hề tham vấn ý kiến Tổng thống John Adams. Continue reading “14/07/1798: Đạo luật Chống Nổi loạn trở thành luật liên bang”

13/07/1787: Quốc hội Hoa Kỳ ban hành Pháp lệnh Tây Bắc

Nguồn: Congress enacts the Northwest Ordinance, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1787, Quốc hội Hoa Kỳ đã ban hành Pháp lệnh Tây Bắc để quy hoạch khu định cư của Lãnh thổ Tây Bắc và định hình chính sách cho việc sáp nhập các tiểu bang mới vào liên bang. Các thành viên Quốc hội biết rằng nếu liên bang Hoa Kỳ muốn tồn tại toàn vẹn, họ sẽ phải giải quyết tranh chấp của các tiểu bang đối với lãnh thổ phía tây.

Năm 1781, Virginia bắt đầu chuyển giao yêu sách lãnh thổ rộng lớn của mình cho Quốc hội, một động thái đã giúp các tiểu bang khác thoải mái hơn khi hành động tương tự. Năm 1784, Thomas Jefferson lần đầu đề xuất phương pháp sáp nhập các lãnh thổ phía tây này vào liên bang Hoa Kỳ. Kế hoạch của ông về cơ bản đã biến các lãnh thổ này trở thành thuộc địa của các bang hiện có. Continue reading “13/07/1787: Quốc hội Hoa Kỳ ban hành Pháp lệnh Tây Bắc”

12/07/1943: Liên Xô chặn đường tiến của Đức trong trận Kursk

Nguồn: Russians halt German advance in a decisive battle at Kursk, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, một trong những trận đấu tăng lớn nhất trong lịch sử quân sự đã diễn ra khi cuộc tấn công của Đức nhắm vào Kursk, một trung tâm công nghiệp và đường sắt của Liên Xô, đã bị chặn lại trong một trận chiến tàn khốc, đánh dấu bước ngoặt ở Mặt trận phía Đông theo hướng có lợi cho Liên Xô.

Đức vốn dĩ đã bị đẩy lùi khỏi Kursk, một trung tâm liên lạc quan trọng giữa hai miền bắc và nam của Liên Xô, từ hồi tháng 2. Sang tháng 3, phía Liên Xô đã tạo ra một pháo đài phòng thủ kiên cố nằm ở phía tây Kursk để ngăn chặn một nỗ lực khác của Đức nhằm tiến xa hơn về phía nam Liên Xô. Vào tháng 6, quân xâm lược Đức đã phát động một cuộc không kích vào Kursk; trên mặt đất, Chiến dịch Cottbus được phát động, ban đầu tập trung tiêu diệt hoạt động của quân đội Liên Xô, nhưng thực tế lại dẫn đến việc tàn sát dân thường do lực lượng Liên Xô ẩn náu trong dân. Liên Xô cũng đã đáp trả bằng các cuộc không kích chống lại quân Đức. Continue reading “12/07/1943: Liên Xô chặn đường tiến của Đức trong trận Kursk”

11/07/1960: “Giết con chim nhại” xuất bản lần đầu tiên

Nguồn: “To Kill a Mockingbird” published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1960, tiểu thuyết gia 34 tuổi Nelle Harper Lee đã cho xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình, “Giết con chim nhại” (To Kill a Mockingbird).

Lấy bối cảnh ở Maycomb, một thị trấn nhỏ ở Alabama giống như quê nhà Monroeville của Lee, “Giết con chim nhại” sở hữu nhiều nhân vật không thể xóa nhòa, bao gồm cô bé kể chuyện mang phong cách tomboy, Jean Louise Finch (được biết đến với cái tên “Scout”), ông hàng xóm bí ẩn Boo Radley và cha của Scout, Atticus Finch, một luật sư nổi tiếng, người đã bào chữa cho một người đàn ông da đen bị buộc tội cưỡng hiếp một phụ nữ da trắng. Giờ đây đã trở thành một tác phẩm bắt buộc trong các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông và là chủ đề của nhiều nỗ lực kiểm duyệt, “Giết con chim nhại” đem lại mô tả sống động về cuộc sống ở miền nam nước Mỹ dưới thời kỳ Jim Crow, trong cuộc Đại Khủng hoảng. Continue reading “11/07/1960: “Giết con chim nhại” xuất bản lần đầu tiên”

11/07/1656: Những tín đồ phái Giáo hữu đầu tiên đến Boston

Nguồn: First Quaker colonists land at Boston, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1656, hai người phụ nữ Anh là Ann Austin và Mary Fisher đã trở thành những tín đồ phái Giáo hữu đầu tiên di cư đến các thuộc địa của Mỹ khi con tàu chở họ cập bến tại Thuộc địa Vịnh Massachusetts, Boston. Hai người đến từ Barbados, nơi các tín đồ phái Giáo hữu đã thành lập một trung tâm truyền giáo.

Hiệp hội Giáo hữu (Religious Society of Friends), với các tín đồ thường được gọi là Quaker, là một phong trào Kitô giáo do George Fox khởi xướng tại Anh vào đầu những năm 1650. Những người theo Giáo hữu phản đối việc đến nhà thờ, thay vào đó, họ ưu tiên tìm kiếm sự thấu hiểu về tâm linh và sự đồng thuận qua các cuộc gặp bình đẳng giữa các tín đồ. Họ cũng là những người ủng hộ bình đẳng giới và sớm trở thành một trong những nhóm chống chế độ nô lệ mạnh mẽ nhất ở Mỹ. Continue reading “11/07/1656: Những tín đồ phái Giáo hữu đầu tiên đến Boston”

09/07/1762: Catherine Đại đế lên nắm quyền

Nguồn: Catherine the Great assumes power, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1762, vợ của Nga hoàng Peter III đã tập hợp các trung đoàn quân đội của St. Petersburg chống lại chồng mình và tuyên bố trở thành Nữ hoàng Catherine Đệ nhị, người trị vì duy nhất của nước Nga.

Được biết đến nhiều hơn với cái tên Catherine Đại đế, bà sẽ ngồi lại ngai vàng trong  34 năm tiếp theo, lâu hơn bất kỳ nữ hoàng nào trong lịch sử nước Nga.

Bà ra đời với tên gọi Sophie von Anhalt-Zerbst vào năm 1729 tại Ba Lan ngày nay. Cha của bà là một hoàng thân nhỏ của Phổ; mẹ bà là một thành viên của gia tộc Holstein-Gottorp, một trong những dòng họ nổi tiếng nhất nước Đức. Continue reading “09/07/1762: Catherine Đại đế lên nắm quyền”

08/07/1941: Nhật ký tướng Đức tiết lộ kế hoạch của Hitler đối với Liên Xô

Nguồn: German general’s diary reveals Hitler’s plans for Russia, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1941, sau khi Đức xâm lược Pskov, cách Leningrad của Nga 289 km, tổng tham mưu trưởng quân đội Đức – Tướng Franz Halder – đã ghi lại kế hoạch của Hitler đối với Moskva và Leningrad vào nhật ký của mình như sau: “Loại bỏ toàn bộ dân của chúng, nếu không chúng ta sẽ phải nuôi họ suốt mùa đông.” Continue reading “08/07/1941: Nhật ký tướng Đức tiết lộ kế hoạch của Hitler đối với Liên Xô”

07/07/1865: Người phụ nữ đầu tiên bị chính phủ liên bang Mỹ xử tử

Nguồn: Mary Surratt is first woman executed by U.S. federal government, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1865, chính phủ Mỹ đã quyết định xử tử Mary Surratt vì cho rằng bà là đồng chủ mưu trong vụ ám sát Tổng thống Abraham Lincoln.

Vì khó khăn tài chính, Surratt, chủ sở hữu một quán rượu ở Surrattsville (nay là Clinton), Maryland, đã phải chuyển đổi quán của mình ở Washington, D.C., thành một nhà trọ. Chỉ cách Nhà hát Ford nơi Lincoln bị sát hại vài dãy nhà, ngôi nhà của Surratt là nơi một nhóm những người ủng hộ Hợp bang miền Nam, bao gồm cả John Wilkes Booth, đã lập mưu ám sát tổng thống. Chính mối liên hệ giữa Surratt với Booth cuối cùng đã dẫn đến việc bà bị kết tội, mặc dù người ta vẫn tiếp tục tranh luận về mức độ liên quan của bà, và liệu điều đó có đáng bị trao một bản án khắc nghiệt đến vậy hay không. Continue reading “07/07/1865: Người phụ nữ đầu tiên bị chính phủ liên bang Mỹ xử tử”

05/07/2003: WHO tuyên bố SARS đã được kiểm soát trên toàn thế giới

Nguồn: World Health Organization declares SARS contained worldwide, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2003, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo rằng tất cả các trường hợp lây truyền từ người sang người của Hội chứng Hô hấp Cấp tính Nặng (Severe Acute Respiratory Syndrome; viết tắt: SARS) đã chấm dứt. Trong vòng tám tháng trước đó, căn bệnh này đã giết chết khoảng 775 người ở 29 quốc gia, đồng thời phơi bày những rủi ro từ toàn cầu hóa đối với y tế công cộng. Bất chấp thông báo của WHO, một trường hợp nhiễm bệnh mới đã được xác nhận ở Trung Quốc vào tháng 01/2004 và bốn chẩn đoán tiếp theo được đưa ra vào tháng 04.

Các trường hợp mắc SARS đầu tiên – khi đó được cho là viêm phổi – nhiều khả năng đã xuất hiện ở Quảng Đông, Trung Quốc vào tháng 11/2002. Ngày 15/02/2003, Trung Quốc đã báo cáo về 305 trường hợp viêm phổi không điển hình, mà sau đó được phát hiện là SARS. Trung Quốc đã bị chỉ trích, và sau đó cũng xin lỗi, vì đã không cảnh báo cho các cơ quan y tế thế giới về đợt bùng phát ban đầu và thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp để ngăn chặn dịch bệnh. Continue reading “05/07/2003: WHO tuyên bố SARS đã được kiểm soát trên toàn thế giới”

04/07/1997: Tàu thám hiểm Pathfinder đến sao Hỏa

Nguồn: Pathfinder lands on Mars, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1997, sau hành trình 120 triệu dặm kéo dài bảy tháng, Mars Pathfinder của NASA đã trở thành tàu vũ trụ Mỹ đầu tiên đến được bề mặt sao Hỏa trong hơn hai thập niên. Trong quá trình hạ cánh được lên kế hoạch khéo léo, tiết kiệm chi phí, Pathfinder đã sử dụng những chiếc dù để làm chậm dần vận tốc tiếp cận bề mặt sao Hỏa, sau đó dùng thêm các túi khí để giảm bớt tác động khi chạm đất. Va chạm với Bãi bồi Ares Vallis ở tốc độ 40 dặm/giờ, con tàu vũ trụ đã nảy cao vào bầu khí quyển sao Hỏa tận 16 lần trước khi hạ cánh an toàn. Continue reading “04/07/1997: Tàu thám hiểm Pathfinder đến sao Hỏa”

03/07/1890: Idaho gia nhập liên bang Hoa Kỳ

Nguồn: Idaho becomes 43rd state, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1890, Idaho đã gia nhập liên bang Hoa Kỳ. Việc khám phá lục địa Bắc Mỹ chủ yếu được tiến hành từ bờ biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương vào sâu trong lục địa, hoặc từ Mexico của Tây Ban Nha ngược lên phía Bắc. Do đó, phần lãnh thổ nhiều đồi núi mà sau này là Idaho đã không được động đến bởi những thợ săn và nhà thám hiểm người Tây Ban Nha, Pháp, Anh và Mỹ. Kể cả đến năm 1805, những người da đỏ Idaho như người Shoshone cũng chưa bao giờ gặp một người da trắng nào. Continue reading “03/07/1890: Idaho gia nhập liên bang Hoa Kỳ”

02/07/1839: Nổi loạn trên tàu chở nô lệ Amistad

Nguồn: Mutiny on the Amistad slave ship, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào sáng sớm ngày này năm 1839, những người châu Phi trên chiếc tàu Amistad của Cuba đã nổi dậy chống lại những kẻ bắt giữ họ, giết chết hai thuyền viên và giành quyền kiểm soát con tàu vốn dĩ được dùng để  chở họ đến làm nô lệ ở một đồn điền mía đường tại Puerto Principe, Cuba.

Năm 1807, Quốc Hội Mỹ đã cùng với Vương quốc Anh xóa bỏ việc buôn bán nô lệ châu Phi, mặc dù hành động buôn bán nô lệ ở Mỹ vẫn không bị cấm. Bất chấp lệnh cấm quốc tế về “nhập khẩu” nô lệ châu Phi, Cuba vẫn tiếp tục vận chuyển nô lệ da đen đến các đồn điền mía đường của nước này tới tận những năm 1860, còn Brazil cũng nhận nô lệ đến các đồn điền cà phê cho đến thập niên 1850. Continue reading “02/07/1839: Nổi loạn trên tàu chở nô lệ Amistad”