07/01/2015: Tòa soạn báo Charlie Hebdo bị tấn công khủng bố

Nguồn: 12 people die in shooting at “Charlie Hebdo” offices, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khoảng giữa trưa ngày này này năm 2015, các tay súng đã đột kích văn phòng của tạp chí trào phúng Pháp, Charlie Hebdo, giết chết 12 người. Vụ tấn công, với mục đích đáp trả hành động châm biếm Hồi giáo và nhà tiên tri Muhammad của tòa soạn, đã chứng minh sự nguy hiểm của khủng bố ở châu Âu cũng như xung đột sâu sắc trong xã hội Pháp.

Charlie Hebdo từng nhiều lần bị phản đối và đe dọa bởi các phần tử Hồi giáo. Năm 2006, việc tạp chí cho in lại bộ tranh châm biếm nhà tiên tri Muhammad của tờ báo Hà Lan, Jyllands-Posten, đã khiến các nhân viên nhận rất nhiều lời dọa giết. Năm 2011, trụ sở tòa soạn đã bị phóng hỏa để đáp trả ấn bản Sharia Hebdo, trong đó có rất nhiều miêu tả [mang tính xúc phạm] nhà tiên tri. Continue reading “07/01/2015: Tòa soạn báo Charlie Hebdo bị tấn công khủng bố”

06/01/1941: Franklin D. Roosevelt tuyên bố bốn quyền tự do

Nguồn: Franklin D. Roosevelt speaks of Four Freedoms, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã trình bày trước Quốc hội trong một nỗ lực nhằm đưa Hoa Kỳ thoát khỏi chính sách đối ngoại trung lập. Ông ngày càng lo lắng khi chứng kiến các quốc gia châu Âu vật lộn khó khăn và rơi vào tay chế độ phát xít của Hitler, đồng thời cũng dự tính tập hợp sự ủng hộ của công chúng để Hoa Kỳ thực hiện một sự can thiệp mạnh mẽ hơn. 

Trong bài phát biểu tại Quốc hội nhiệm kỳ thứ 77, Roosevelt tuyên bố rằng điều cần thiết ở thời điểm lúc đó là các hành động và chính sách của Hoa Kỳ phải tập trung chủ yếu – nếu không muốn nói là duy nhất – vào việc đối phó với hiểm họa từ bên ngoài. Các vấn đề trong nước hiện chỉ là một phần của vấn đề bên ngoài cấp thiết đó. Continue reading “06/01/1941: Franklin D. Roosevelt tuyên bố bốn quyền tự do”

05/01/1933: Khởi công xây dựng Cầu Cổng Vàng

Nguồn: Golden Gate Bridge is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1933, Cầu Cổng Vàng chính thức bắt đầu xây dựng, khi các công nhân bắt đầu đào 302 nghìn mét khối đất để chuẩn bị cho công trình cầu treo khổng lồ.

Sau Cơn sốt Vàng bùng nổ vào năm 1849, các nhà đầu cơ nhận ra vùng đất phía bắc vịnh San Francisco sẽ tăng giá trị nếu khả năng tiếp cận thành phố được cải thiện. Chẳng mấy chốc, một kế hoạch đã được ấp ủ để xây dựng một cây cầu bắc qua Cổng Vàng (Golden Gate), một eo biển hẹp sâu 122m, đóng vai trò là cửa vịnh San Francisco, để kết nối bán đảo San Francisco với cực nam của Hạt Marin. Continue reading “05/01/1933: Khởi công xây dựng Cầu Cổng Vàng”

04/01/1965: L.B.J. nói về ‘Xã hội Vĩ đại’ trong Thông điệp Liên bang

Nguồn: L.B.J. envisions a Great Society in his State of the Union address, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, trong Thông điệp Liên bang, Tổng thống Mỹ Lyndon Baines Johnson đã trình bày trước Quốc Hội một danh sách những đạo luật cần thiết để đạt được kế hoạch Xã hội Vĩ đại (Great Society) của ông. Sau cái chết bi thảm của John F. Kennedy, người Mỹ đã bầu Johnson, khi ấy đang là phó Tổng thống, lên vị trí Tổng thống với tỉ lệ phiếu bầu cao nhất trong lịch sử quốc gia. Johnson đã sử dụng nhiệm kỳ này để thúc đẩy những cải cách mà ông tin rằng sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người Mỹ. Continue reading “04/01/1965: L.B.J. nói về ‘Xã hội Vĩ đại’ trong Thông điệp Liên bang”

03/01/1777: Trận Princeton trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ

Nguồn: The Battle of Princeton, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1777, trong một bước đi sáng suốt về chiến lược, Tướng George Washington đã tránh được cuộc đối đầu với Tướng Charles Cornwallis – người được phái đến Trenton để bắt Washington – và chiến thắng nhiều cuộc chạm trán với quân đánh hậu của Anh khi đội quân này rời Princeton để đến Trenton, New Jersey.

Hết sức lo lắng về chiến thắng của Washington trước người Anh tại Trenton vào ngày 26/12/1776, Cornwallis đã đem quân đến Trenton vào tối ngày 2 tháng 1 để chuẩn bị áp đảo 5.000 lính Quân đội Lục địa đã kiệt sức của Washington và lực lượng dân quân bằng 8.000 quân Anh. Washington đủ khôn ngoan để biết rằng không nên đụng độ với một lực lượng như vậy và Cornwallis cũng biết Washington sẽ cố rút lui trong đêm, song không đoán được tuyến đường mà Washington sẽ đi. Continue reading “03/01/1777: Trận Princeton trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ”

02/01/1981: ‘Đồ tể Yorkshire’ bị bắt

Nguồn: The Yorkshire Ripper is apprehended, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1981, gã sát nhân Đồ tể Yorkshire (Yorkshire Ripper) cuối cùng đã bị cảnh sát Anh tóm gọn, kết thúc một trong những cuộc truy lùng tội phạm lớn nhất trong lịch sử. Trong vòng năm năm, các điều tra viên đã theo đuổi mọi đầu mối có được, với hy vọng ngăn chặn kẻ giết người hàng loạt đang khủng bố miền Bắc nước Anh, nhưng vụ bắt giữ lại diễn ra hoàn toàn tình cờ. Bị phát hiện trên một chiếc xe bị đánh cắp cùng với một cô gái điếm, Peter Sutcliffe đã bị trung sĩ Robert Ring bắt giữ. Hắn xin đi vệ sinh ở bụi cây trước khi bị đưa về đồn. Khi Ring trở lại hiện trường, anh tìm thấy một cây búa và một con dao, vũ khí ưa thích của Đồ tể Yorkshire, ngay đằng sau bụi cây. Sutcliffe buộc phải thú tội trước những bằng chứng này. Continue reading “02/01/1981: ‘Đồ tể Yorkshire’ bị bắt”

01/01/1803: Haiti tuyên bố độc lập

Nguồn: Haitian independence proclaimed, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1803, hai tháng sau khi đánh bại lực lượng thực dân của Napoléon Bonaparte, Jean-Jacques Dessalines đã tuyên bố độc lập cho Saint-Domingue, đổi tên thành Haiti theo tên tiếng Arawak ban đầu.  

Năm 1791, một cuộc nổi dậy của các nô lệ đã nổ ra trên thuộc địa này của Pháp, và Toussaint-Louverture – một nô lệ trước đây – đã lãnh đạo phiến quân. Với tài năng quân sự bẩm sinh, Toussaint đã tiến hành một cuộc chiến tranh du kích hiệu quả chống lại chính quyền thực dân của hòn đảo này. Continue reading “01/01/1803: Haiti tuyên bố độc lập”

31/12/1961: Kennedy và Khrushchev chúc mừng năm mới lẫn nhau

Nguồn: Kennedy and Khrushchev exchange holiday greetings, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, Tổng thống John F. Kennedy đã đưa ra một tuyên bố bày tỏ “những lời chúc chân thành” của ông và người dân Mỹ tới Lãnh đạo Nikita Khrushchev và nhân dân Liên Xô cho một năm mới an lành và thịnh vượng. Đó là thời kỷ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ và Liên Xô đang mắc kẹt trong một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân.

Gọi năm 1961 là “năm rắc rối” giữa hai siêu cường, Kennedy nói rằng ông “tha thiết hy vọng” năm 1962 sẽ chứng kiến mối quan hệ được cải thiện giữa hai nước. Kennedy sau đó nói với Khrushchev rằng ông tin rằng trách nhiệm đạt được hòa bình thế giới được đặt trên vai họ. Continue reading “31/12/1961: Kennedy và Khrushchev chúc mừng năm mới lẫn nhau”

30/12/1994: Nhà vận động chống phá thai tiến hành thảm sát

Nguồn: An anti-abortion activist goes on a murder spree, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1994, John Salvi III đã xông vào hai phòng khám chuyên phá thai ở Brookline, Massachusetts và bắn hai nhân viên bằng súng trường, giết hai nhân viên lễ tân và làm bị thương năm nhân viên khác. Anh ta bị bắt vào ngày hôm sau sau khi bắn 23 phát súng vào một phòng khám ở Norfolk, Virginia.

Trước khi tiến hành đợt thảm sát, Salvi từng làm việc tại một thẩm mỹ viện ở New Hamsphire và được những người quen biết mô tả là một “gã đàn ông lập dị”. Bất chấp cách hành xử ngày càng bất thường của Salvi, bố mẹ anh ta kiên quyết không đưa con đi điều trị chuyên khoa. Khi trạng thái tinh thần của Salvi chuyển biến xấu, anh ta trở thành một nhà hoạt động chống nạo phá thai nhiệt tình. Continue reading “30/12/1994: Nhà vận động chống phá thai tiến hành thảm sát”

28/12/1908: Trận động đất tồi tệ nhất châu Âu

Nguồn: Worst European earthquake, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lúc bình minh ngày này năm 1908, trận động đất kinh hoàng nhất từng được ghi nhận trong lịch sử châu Âu đã làm rung chuyển Eo biển Messina ở miền nam nước Ý, san bằng hai thành phố: Messina ở Đảo Sicily và Reggio di Calabria ở đất liền Ý. Trận động đất và sóng thần theo sau đó đã giết chết khoảng 100.000 người.

Sicily và Calabria được gọi là la terra ballerina/the dancing land – vùng đất khiêu vũ, vì các hoạt động địa chấn định kỳ diễn ra tại khu vực. Năm 1693, 60.000 người đã bị giết ở miền nam Sicily bởi một trận động đất, và vào năm 1783, phần lớn bờ biển Tyrrenian xứ Calabria đã bị san bằng bởi một trận động đất lớn khiến 50.000 người thiệt mạng. Continue reading “28/12/1908: Trận động đất tồi tệ nhất châu Âu”

27/12/1979: Liên Xô can thiệp quân sự vào Afghanistan

Nguồn: Soviets take over in Afghanistan, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1979, trong một nỗ lực nhằm ổn định tình hình chính trị hỗn loạn tại Afghanistan, Liên Xô đã đem 75.000 quân vào nước này để đưa Babrak Karmal lên làm nhà lãnh đạo mới của đất nước. Tuy nhiên, chính phủ mới cùng sự hiện diện áp đảo của Liên Xô đã không thành công trong việc dập tắt quân phiến loạn chống chính phủ. Do vậy, sự can thiệp quân sự 10 năm của Liên Xô tại Afghanistan đã trở thành một quá trình đầy đau đớn, mất mát  và cuối cùng không mang lại kết quả gì.

Điều trớ trêu là Karmal đã lật đổ và sát hại một lãnh đạo cộng sản Afghanistan khác là Hafizullah Amin để giành quyền lực. Trước đó, chính quyền của Amin không được lòng dân và đã trở nên bất ổn sau khi cố gắng thiết lập một chế độ cộng sản hà khắc, tuyên bố nền cai trị độc đảng và bãi bỏ hiến pháp Afghanistan. Người Hồi giáo nước này đã từ chối thừa nhận sự cai trị của Amin và thành lập một lực lượng phiến quân mang tên Mujahideen. Continue reading “27/12/1979: Liên Xô can thiệp quân sự vào Afghanistan”

26/12/1944: Patton giải cứu quân Đồng minh ở Bastogne

Nguồn: Patton relieves Bastogne, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Tướng George S. Patton đã sử dụng một chiến lược táo bạo để giải cứu các lính Đồng minh đang bị bao vây ở Bastogne, Bỉ, trong Trận Bulge khốc liệt.

Chiếm Bastogne là mục tiêu quan trọng nhất của Đức trong Trận Bulge, một cuộc tấn công xuyên qua rừng Ardennes. Chiếm được Bastogne sẽ kiểm soát được ngã ba đường tại một khu vực vốn gồ ghề và ít đường đi; nó sẽ mở ra một cửa ngõ giá trị giúp quân Đức xâm nhập xa hơn về phía bắc. Continue reading “26/12/1944: Patton giải cứu quân Đồng minh ở Bastogne”

25/12/1776: Quân của Washington vượt sông băng Delaware

Nguồn: Washington crosses the Delaware, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1776, trong cuộc Cách mạng Mỹ, Tướng của phe Ái quốc George Washington đã cùng 5.400 binh sĩ vượt Sông Delaware với hi vọng sẽ làm bất ngờ lực lượng đánh thuê người Đức của Anh đang đón Giáng sinh tại tổng hành dinh mùa đông của họ tại Trenton, New Jersey. Cuộc tấn công bất ngờ này diễn ra sau nhiều tháng quân đội Washington chịu những thất bại lớn, dẫn đến việc mất New York và các địa điểm mang tính chiến lược khác.

Vào khoảng 11 giờ đêm Giáng sinh, quân đội Washington bắt đầu băng qua dòng sông đã đóng băng một nửa từ ba địa điểm. 2.400 binh sĩ do Washington chỉ huy đã vượt sông thành công trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt để sang bờ New Jersey của sông Delaware trước bình minh. Hai sư đoàn khác với khoảng 3.000 người cùng pháo binh chủ chốt đã không đến được điểm hẹn vào thời gian đã định. Continue reading “25/12/1776: Quân của Washington vượt sông băng Delaware”

24/12/1952: Đạo luật McCarran-Walter chính thức có hiệu lực

Nguồn: McCarran-Walter Act goes into effect, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, Đạo luật McCarran-Walter đã chính thức có hiệu lực, làm thay đổi chính sách nhập cư của Mỹ. Luật này được những người ủng hộ nó ca ngợi như một bước cần thiết nhằm ngăn chặn cộng sản xâm nhập và lật đổ, trong khi những người phản đối lại tuyên bố Luật McCarran-Walter có tính bài ngoại và phân biệt đối xử.

Đạo luật này, được đặt theo tên Thượng nghị sĩ Pat McCarran (Đảng Dân chủ, bang Nevada) và Hạ nghị sĩ Francis Walter (Đảng Dân chủ, bang Pennsylvania), không thay đổi nhiều hệ thống hạn ngạch nhập cư vốn đã được thiết lập theo Đạo luật Di trú năm 1924. Bởi bản chất thiên lệch của hệ thống hạn ngạch này đã quá rõ. Continue reading “24/12/1952: Đạo luật McCarran-Walter chính thức có hiệu lực”

23/12/1982: Thị trấn ở Missouri bị sơ tán vì nhiễm dioxin

Times Beach Dioxin Disaster

Nguồn: Chemical contamination prompts evacuation of Missouri town, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1982, Sở Y tế Missouri và Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) liên bang đã thông báo tới cư dân của Times Beach, Missouri rằng thị trấn của họ đã bị ô nhiễm sau khi chất hóa học dioxin được phun lên những con đường đất, và rằng thị trấn này sẽ phải sơ tán và phá hủy. Đến tháng 2, chính quyền liên bang và tiểu bang đã chi 36 triệu đô la để mua toàn bộ nhà cửa trong thị trấn, chỉ trừ một nhà từ chối bán vì họ đã sống cả đời tại Times Beach. Năm 1985, thành phố chính thức bị giải thể.

Times Beach được thành lập vào năm 1925 và xuất hiện trên báo với dòng quảng cáo: Mua gói đọc báo 6 tháng của Thời báo St. Louis để nhận ngay 67,5 đô la khi mua một lô đất 6x30m tại khu định cư mới dọc theo Sông Meremec. Tuy nhiên, thị trấn đã không bao giờ trở thành một khu nghỉ mát sầm uất như tờ báo dự định mà thay vào đó là một khu dân cư hạ trung lưu của khoảng 2.000 người. Thị trấn nằm ngay gần Tuyến 66, đường cao tốc hai làn từ Chicago đến Los Angeles và từng là một trong những tuyến đường chính qua Tây Nam nước Mỹ. Continue reading “23/12/1982: Thị trấn ở Missouri bị sơ tán vì nhiễm dioxin”

22/12/1941: Churchill và Roosevelt thảo luận về chiến tranh và hòa bình

Nguồn: Churchill and Roosevelt discuss war and peace, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Thủ tướng Anh Winston Churchill đã đến Washington, D.C. để tiến hành một loạt các cuộc gặp với Tổng thống Franklin Delano Roosevelt về một chiến lược chiến tranh chung giữa Anh và Mỹ và một nền hòa bình trong tương lai.

Giờ đây, khi Mỹ tham gia trực tiếp vào cả hai cuộc chiến ở Thái Bình Dương và Châu Âu, cả Anh và Mỹ đều phải tạo dựng và duy trì một mặt trận thống nhất. Để đạt được điều đó, Churchill và Roosevelt đã tạo ra một bộ tổng tham mưu để phối hợp chiến lược quân sự chống lại cả Đức và Nhật, cũng như để phác thảo một cuộc đổ bộ chung vào châu Âu trong tương lai. Continue reading “22/12/1941: Churchill và Roosevelt thảo luận về chiến tranh và hòa bình”

21/12/1968: Apollo 8 đi vào quỹ đạo Mặt Trăng

Nguồn: Apollo 8 departs for moon’s orbit, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, tàu Apollo 8, tàu du hành có người lái đầu tiên lên Mặt Trăng, được phóng thành công từ Mũi Canaveral, Florida, mang theo các phi hành gia Frank Borman, James Lovell, Jr. và William Anders.

Vào đêm Giáng sinh, các phi hành gia đã đi vào quỹ đạo quanh Mặt Trăng, trở thành tàu vũ trụ có người lái đầu tiên từng làm như vậy. Trong 10 lần Apollo 8 đi vào quỹ đạo Mặt Trăng, hình ảnh truyền hình vệ tinh đã được gửi về nhà cùng những bức ảnh ngoạn mục chụp Trái Đất và Mặt Trăng từ tàu vũ trụ. Ngoài việc là người đầu tiên nhìn toàn bộ trái đất, ba phi hành gia trên tàu cũng là những người đầu tiên nhìn thấy mặt tối của Mặt Trăng. Continue reading “21/12/1968: Apollo 8 đi vào quỹ đạo Mặt Trăng”

20/12/1941: Hitler yêu cầu quân đội không rút khỏi mặt trận Nga

Nguồn: Hitler to Halder: No retreat!, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1941, trong hành động đầu tiên trên cương vị tổng tư lệnh mới của quân đội Đức, Adolf Hitler đã tuyên bố với Tướng Franz Halder rằng sẽ không có chuyện rút lui khỏi mặt trận Nga gần Moskva: “Quyết tâm cầm cự phải được truyền đạt tới từng đơn vị!” 

Hitler cũng cho Halder biết ông ta có thể tiếp tục làm tổng tham mưu trưởng quân đội nếu ông ta muốn, nhưng cần hiểu rằng Hitler là người duy nhất nắm quyền điều hành hoạt động và chiến lược của quân đội. Continue reading “20/12/1941: Hitler yêu cầu quân đội không rút khỏi mặt trận Nga”

19/12/1776: Thomas Paine xuất bản loạt bài ‘American Crisis’

Nguồn: Thomas Paine publishes American Crisis, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

“Đây là khoảng thời gian thử thách linh hồn con người; trong cuộc khủng hoảng này, những chiến binh mùa hè và những người ái quốc tỏa ánh dương sẽ ngã xuống khi phụng sự đất nước; nhưng những ai đứng vững trong lúc này đều xứng đáng với tình yêu và lòng biết ơn của mọi người dân. Chế độ chuyên chế, giống như địa ngục, không dễ bị chinh phục; tuy nhiên, chúng ta có niềm an ủi này bên mình, rằng xung đột càng khó khăn, chiến thắng càng vinh quang.”

Khi những từ này lần đầu tiên xuất hiện trên Pennsylvania Journal, quân đội của Tướng George Washington đã bị chặn tại Phà McKonkey, trên sông Delaware đối diện Trenton, New Jersey. Tháng 08, họ đã phải chịu thất bại nhục nhã và để mất thành phố New York vào tay người Anh. Từ tháng 9 đến tháng 12, 11.000 lính tình nguyện Mỹ đã từ bỏ cuộc chiến và trở về với gia đình. Continue reading “19/12/1776: Thomas Paine xuất bản loạt bài ‘American Crisis’”

18/12/1916: Trận Verdun kết thúc

Nguồn: Battle of Verdun ends, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1916, Trận Verdun – trận chiến dài nhất của Thế chiến I – đã kết thúc sau mười tháng với gần một triệu thương vong từ cả Đức và Pháp. 

Trận Verdun bắt đầu vào ngày 21 tháng 2 sau khi quân Đức, chỉ huy bởi Tham mưu trưởng Erich von Falkenhayn, phát triển một kế hoạch tấn công thành phố pháo đài Verdun trên Sông Meuse ở Pháp. Falkenhayn cho rằng quân Pháp dễ bị tổn thương hơn quân Anh và rằng một thất bại lớn ở Mặt trận phía Tây sẽ buộc quân Đồng minh mở các cuộc đàm phán hòa bình. Continue reading “18/12/1916: Trận Verdun kết thúc”