04/11/1922: Lối vào lăng mộ Vua Tutankhamen được phát hiện

Nguồn: Entrance to King Tut’s tomb discovered, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1922, nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter và các công nhân của ông đã phát hiện ra lối đi dẫn vào lăng mộ Vua Tutankhamen tại Thung lũng các vị Vua ở Ai Cập.

Khi Carter đến Ai Cập lần đầu vào năm 1891, hầu hết các ngôi mộ Ai Cập cổ đều đã được phát hiện, ngoại trừ mộ của Vua Tutankhamen – vị vua qua đời năm 18 tuổi và ít được biết đến. Sau Thế chiến I, Carter bắt đầu chuyên tâm tìm kiếm mộ của Vua Tutankhamen, và cuối cùng ông đã tìm thấy những bậc tam cấp dẫn đến phòng chôn cất bị che phủ bởi một lớp đất đá, tại nơi gần lối vào lăng mộ Vua Ramses VI trong Thung lũng các vị Vua. Continue reading “04/11/1922: Lối vào lăng mộ Vua Tutankhamen được phát hiện”

03/11/1903: Panama tuyên bố độc lập

Nguồn: Panama declares independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1903, với sự ủng hộ của chính phủ Mỹ, Panama tuyên bố độc lập khỏi Colombia. Cuộc cách mạng đã được tiến hành bởi một phe được hậu thuẫn bởi Công ty Kênh đào Panama (Panama Canal Company), một công ty Pháp-Mỹ đang nuôi hy vọng kết nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương bằng một tuyến đường thủy qua eo đất Panama.

Năm 1903, Hiệp ước Hay-Herrán được ký, cho phép người Mỹ khai thác Eo Panama, đổi lại, Colombia sẽ được bồi thường tài chính. Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn hiệp ước, nhưng Thượng viện Colombia, vì sợ mất chủ quyền, đã quyết định từ chối. Đáp trả, Tổng thống Theodore Roosevelt đã ngầm chấp thuận cuộc nổi loạn của những người theo chủ nghĩa dân tộc Panama, bắt đầu vào ngày 03/11/1903. Continue reading “03/11/1903: Panama tuyên bố độc lập”

02/11/1917: Balfour tuyên bố ủng hộ người Do Thái

Nguồn: Balfour Declaration letter written, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, Ngoại trưởng Arthur James Balfour đã viết một lá thư quan trọng cho công dân gốc Do Thái nổi tiếng nhất Anh Quốc, Nam tước Lionel Walter Rothschild, bày tỏ sự ủng hộ của chính phủ nước này đối với việc thành lập nhà nước Do Thái ở Palestine. Bức thư sau này được gọi là Tuyên bố Balfour (Balfour Declaration). Continue reading “02/11/1917: Balfour tuyên bố ủng hộ người Do Thái”

01/11/1800: Tổng thống John Adams chuyển vào Nhà Trắng

Nguồn: John Adams moves into White House, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1800, Tổng thống John Adams đã chuyển đến Nhà Tổng thống mới được xây dựng, nơi mà ngày nay gọi là Nhà Trắng, trong năm cuối nhiệm kỳ tổng thống của ông.

Adams đã tạm trú tại khách sạn của thành phố Tunnicliffe gần Tòa nhà Quốc hội đang xây kể từ tháng 6 năm 1800, khi chính quyền liên bang chuyển từ Philadelphia đến thủ đô mới là Washington, D.C. Trong tiểu sử về Tổng thống Adams, nhà sử học David McCullough đã kể về lần đầu Adams đến Washington như sau: ông đã viết thư cho vợ là Abigail ở Quincy, Massachusetts rằng ông hài lòng với nơi ở mới của chính quyền liên bang và thấy mãn nguyện về Nhà Tổng thống sắp khánh thành. Continue reading “01/11/1800: Tổng thống John Adams chuyển vào Nhà Trắng”

31/10/1892: Xuất bản ‘The Adventures of Sherlock Holmes’

Nguồn: The Adventures of Sherlock Holmes published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1892, The Adventures of Sherlock Holmes của Arthur Conan Doyle đã chính thức được xuất bản. Cuốn sách là tuyển tập đầu tiên về Holmes, trong đó có các câu chuyện mà Conan Doyle cho đăng trên các tạp chí từ năm 1887.

Conan Doyle sinh tại Scotland, sau theo học ngành y tại Đại học Edinburgh, nơi ông gặp Tiến sĩ Joseph Bell, một giảng viên có khả năng suy luận phi thường. Bell chính là một phần cảm hứng cho nhân vật Sherlock Holmes của Doyle những năm sau này. Continue reading “31/10/1892: Xuất bản ‘The Adventures of Sherlock Holmes’”

30/10/1864: Thành phố Helena được thành lập

Nguồn: The city of Helena, Montana, is founded after miners discover gold, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1864, thị trấn Helena ở Montana đã được thành lập bởi bốn người thợ đào vàng, những người bỗng trở nên giàu có khi tìm thấy vàng tại một nơi được đặt tên rất phù hợp là “Last Chance Gulch” (Dòng suối may mắn cuối cùng).

Khu định cư lớn đầu tiên của người Anh tại Montana được hình thành hai năm trước đó vào mùa hè năm 1862 khi các nhà thăm dò tìm thấy một mỏ vàng sa khoáng lớn ở phía tây Suối Grasshopper. Sau đó, những mỏ vàng có giá trị khác được phát hiện ở các vùng lân cận và hàng chục nghìn người đã lùng sục khắp lãnh thổ để tìm vàng. Continue reading “30/10/1864: Thành phố Helena được thành lập”

29/10/1618: Sir Walter Raleigh bị xử tử

Nguồn: Sir Walter Raleigh executed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1618, Sir Walter Raleigh, nhà thám hiểm kiêm nhà văn người Anh, và cận thần yêu thích của Nữ hoàng Elizabeth I, đã bị chém đầu tại London, theo một bản án được tuyên cho ông từ 15 năm trước vì âm mưu chống lại vua James I.

Trong thời gian trị vì của Elizabeth, Raleigh đã tổ chức ba cuộc thám hiểm lớn tới Mỹ, bao gồm chuyến đi xây dựng thuộc địa Anh đầu tiên ở Mỹ vào năm 1587 – khu định cư Roanoke tồn tại trong thời gian ngắn ở Bắc Carolina ngày nay. Continue reading “29/10/1618: Sir Walter Raleigh bị xử tử”

28/10/1918: Thủy thủ Đức tiến hành binh biến

Nguồn: German sailors begin to mutiny, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1918, các thủy thủ thuộc Hạm đội Biển khơi Đức đã kiên quyết từ chối ra khơi để thực hiện một cuộc tấn công cuối cùng vào hải quân Anh theo lệnh của Bộ Hải quân Đức, phản ánh tâm trạng thất vọng và nản chí của nhiều người bên phía Liên minh Trung tâm trong những ngày cuối cùng của Thế chiến I.

Vào tuần cuối của tháng 10/1918, ba trong số các nước thuộc Liên minh Trung tâm – Đức, Áo-Hung và Đế chế Ottoman – đang đàm phán với phe Hiệp ước về thỏa thuận ngừng bắn, trong khi nước thứ tư, Bulgaria, đã đạt được một thỏa thuận như vậy vào cuối tháng 9. Khi sự kết thúc của cuộc chiến đã ở trước mắt, bộ chỉ huy hải quân Đức – dẫn đầu bởi tham mưu trưởng Reinhardt Scheer – đã quyết định thực hiện nỗ lực cuối cùng nhằm chống lại người Anh ở Biển Bắc trong một bước đi tuyệt vọng để khôi phục lại uy tín của hải quân Đức. Continue reading “28/10/1918: Thủy thủ Đức tiến hành binh biến”

27/10/1904: Hệ thống tàu điện ngầm New York khai trương

Nguồn: New York City subway opens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1904, lúc 2:35 chiều, Thị trưởng Thành phố New York George McClellan đã cho khởi hành chuyến tàu đầu tiên trong chuỗi hoạt động khai trương hệ thống giao thông mới của thành phố: tàu điện ngầm.

Trong khi London tự hào với mạng lưới tàu điện ngầm lâu đời nhất thế giới (được đưa vào sử dụng kể từ năm 1863) còn Boston thì xây dựng hệ thống tàu điện ngầm đầu tiên ở Mỹ vào năm 1897, thì tàu điện ngầm của Thành phố New York đã sớm trở thành hệ thống giao thông lớn nhất của Mỹ. Continue reading “27/10/1904: Hệ thống tàu điện ngầm New York khai trương”

26/10/1825: Khánh thành Kênh đào Erie

Nguồn: Erie Canal opens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1825, Kênh đào Erie đã chính thức mở cửa, kết nối Ngũ Đại Hồ với Đại Tây Dương qua cửa sông Hudson. Thống đốc bang New York, DeWitt Clinton, nhà bảo trợ chính của dự án, đã mở đầu lễ khai trương và lái chiếc thuyền Seneca Chief từ Buffalo đến Thành phố New York.

Quá trình xây dựng con kênh bắt đầu vào tháng 08/1823. Người ta dùng bò để cày xới mặt đất, nhưng phần lớn công việc đã được thực hiện bởi các thợ đào người Ireland, những người phải dùng đến các công cụ nguyên thủy. Họ được trả lương 10 USD một tháng và những thùng rượu whisky được đặt dọc theo tuyến kênh để khích lệ. Nằm về phía tây thành phố Troy, 83 âu kênh (canal locks) đã được xây dựng để giúp tàu thuyền di chuyển ở độ cao 152m. Sau hơn hai năm thi công, Kênh đào Erie dài 425 dặm đã được Thống đốc Clinton cho mở cửa vào ngày 26/10/1825. Continue reading “26/10/1825: Khánh thành Kênh đào Erie”

24/10/1917: Trận Caporetto

Nguồn: Battle of Caporetto, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, liên quân Đức và Áo-Hung đã giành được một trong những chiến thắng áp đảo nhất của Thế chiến I, tàn phá nước Ý dọc theo bờ bắc của sông Isonzo trong Trận Caporetto, hay còn gọi là Trận Isonzo thứ mười hai, hoặc Trận Karfreit (theo tên gọi của người Đức).

Tính đến mùa thu năm 1917, chiến lược tấn công liên tiếp tại khu vực sông Isonzo của Tổng Tư lệnh Ý, Luigi Cadorna – gồm 11 cuộc tấn công của người Ý kể từ tháng 05/1915 trước khi Áo tiến vào Caporetto – đã khiến người Ý thiệt hại nặng nề, trong khi họ chỉ tiến thêm được khoảng 7 dặm, tương đương một phần ba quãng đường hướng đến mục tiêu ban đầu của họ, thành phố Trieste trên bờ biển Adriatic. Continue reading “24/10/1917: Trận Caporetto”

22/10/1914: Đức chiếm Langemarck trong Trận Ypres đầu tiên

Nguồn: Germans capture Langemarck during First Battle of Ypres, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, trong cuộc đối đầu tay đôi kéo dài hai ngày đầy khốc liệt, quân Đức đã chiếm được thị trấn Flemish, Langemarck từ tay quân phòng vệ Bỉ và Anh trong Trận Ypres đầu tiên.

Chiến hào được xây dựng kể từ mùa thu năm 1914 giữa thị trấn Ypres (phía Anh) và Menin và Roulers (phía Đức) – được gọi là Công sự Ypres (Ypres salient). Nơi đây diễn ra một trong những trận chiến khốc liệt nhất trong Thế chiến I, bắt đầu vào tháng 10/1914, gọi là Trận Ypres đầu tiên. Trận đánh, được phát động vào ngày 19/10, là một nỗ lực của người Đức nhằm buộc người Anh hoàn toàn rút khỏi khu công sự, từ đó dọn đường cho lính Đức chiếm đóng bờ biển Bỉ – vị trí quan trọng giúp tiếp cận Eo biển Manche, và xa hơn là Biển Bắc. Continue reading “22/10/1914: Đức chiếm Langemarck trong Trận Ypres đầu tiên”

21/10/1967: Hàng nghìn người biểu tình phản đối Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Thousands protest the war in Vietnam, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1967, tại Washington, D.C., gần 100.000 người đã tụ tập để phản đối nỗ lực chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Hơn 50.000 người biểu tình đã tuần hành đến Lầu Năm Góc để yêu cầu chấm dứt cuộc xung đột. Cuộc biểu tình là dấu hiệu mạnh mẽ nhất cho thấy sự ủng hộ yếu ớt của người Mỹ đối với cuộc chiến tranh tại Việt Nam của Tổng thống Lyndon Johnson. Các cuộc thăm dò được thực hiện vào mùa hè năm 1967 cho thấy lần đầu tiên sự ủng hộ của người Mỹ đối với cuộc chiến đã xuống dưới 50%. Continue reading “21/10/1967: Hàng nghìn người biểu tình phản đối Chiến tranh Việt Nam”

20/10/1935: Vạn lý Trường chinh kết thúc

Nguồn: Mao’s Long March concludes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1935, chỉ hơn một năm sau khi bắt đầu cuộc Vạn lý Trường chinh, Mao Trạch Đông đã đến Thiểm Tây – một tỉnh nằm ở tây bắc Trung Quốc – với 4.000 người sống sót và thành lập trụ sở Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hành trình rút lui trước Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch kéo dài 368 ngày, đi qua 6.000 dặm đường, gần gấp đôi khoảng cách từ New York đến San Francisco.

Nội chiến ở Trung Quốc giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản nổ ra từ năm 1927. Năm 1931, nhà lãnh đạo Cộng sản Mao Trạch Đông được bầu làm chủ tịch nước Cộng hòa Xô viết Trung Hoa (Soviet Republic of China) mới thành lập, với thủ đô là Thụy Kim, Giang Tây. Trong giai đoạn 1930 – 1934, phe Quốc Dân Đảng đã phát động tổng cộng năm chiến dịch bao vây chống lại nhà nước Cộng hòa Xô viết. Continue reading “20/10/1935: Vạn lý Trường chinh kết thúc”

19/10/1987: Thị trường chứng khoán sụp đổ vào ‘Thứ Hai Đen tối’

Nguồn: Stock markets crash on “Black Monday”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mức sụt giảm phần trăm trung bình một ngày lớn nhất từ trước đến nay của chỉ số Dow Jones Industrial Average không diễn ra vào năm 1929, mà là vào ngày này năm 1987. Khi một số sự kiện không liên quan đến nhau gây ra khủng hoảng thị trường toàn cầu, chỉ số Dow Jones đã giảm 508 điểm – tương đương 22,6% – như một điềm báo cho các vấn đề hệ thống lớn hơn.

Niềm tin vào Phố Wall đã tăng lên trong suốt thập niên 1980, khi nền kinh tế thoát khỏi suy thoái và Tổng thống Ronald Reagan cho triển khai nhiều chính sách thân thiện với doanh nghiệp. Tuy nhiên, vào tháng 10/1987, các chỉ số bắt đầu cho thấy tăng trưởng thị trường trong năm năm trước đó sắp đi đến hồi kết. Chính phủ báo cáo thâm hụt thương mại lớn tới mức đáng ngạc nhiên, khởi đầu cho sự giảm giá đồng đô la Mỹ. Quốc Hội tuyên bố đang xem xét việc thu hẹp các lỗ hổng thuế đối với việc sáp nhập doanh nghiệp, gây lo lắng cho những nhà đầu tư vốn đã quen với lỗ hổng trong quy định. Continue reading “19/10/1987: Thị trường chứng khoán sụp đổ vào ‘Thứ Hai Đen tối’”

18/10/1931: Thomas Edison qua đời

Nguồn: Edison dies, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1931, Thomas Alva Edison, một trong những nhà phát minh tài năng nhất trong lịch sử, qua đời tại West Orange, New Jersey ở tuổi 84.

Sinh ra ở Milan, Ohio năm 1847, Edison ít được tiếp cận với giáo dục chính quy, một điều bình thường đối với hầu hết người Mỹ vào thời điểm đó. Thính giác của ông gặp vấn đề nghiêm trọng từ khi còn nhỏ, và chính hạn chế này đã đem lại động lực cho nhiều phát minh của Edison. Ở tuổi 16, ông bắt đầu công việc là một điện tín viên và sớm cống hiến năng lực bẩm sinh của mình để cải thiện hệ thống điện báo. Năm 1869, ông dành toàn thời gian theo đuổi việc sáng chế và năm 1876, Edison chuyển tới phòng thí nghiệm và xưởng chế tạo máy móc tại Menlo Park, New Jersey. Continue reading “18/10/1931: Thomas Edison qua đời”

17/10/1974: Ford giải thích việc ân xá Nixon trước Quốc hội

Nguồn: Ford explains his pardon of Nixon to Congress, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, Tổng thống Gerald Ford đã tường trình trước Quốc Hội lý do tại sao ông chọn cách tha tội cho người tiền nhiệm Richard Nixon, thay vì cho phép Quốc hội theo đuổi hành động pháp lý chống lại cựu Tổng thống.

Quốc hội đã cáo buộc Nixon cản trở công vụ trong quá trình điều tra vụ bê bối Watergate, bắt đầu từ năm 1972. Các đoạn băng ghi âm của Nhà Trắng tiết lộ rằng Nixon biết và có thể đã cho phép việc nghe trộm các văn phòng của Ủy ban Quốc gia Dân chủ, đặt tại khách sạn Watergate ở Washington D.C. Thay vì bị luận tội và bị cách chức, Nixon đã quyết định chọn từ chức vào ngày 08/08/1974. Continue reading “17/10/1974: Ford giải thích việc ân xá Nixon trước Quốc hội”

16/10/1854: Lincoln lên tiếng chống lại chế độ nô lệ

Nguồn: Lincoln speaks out against slavery, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1854, một luật sư ít tên tuổi và là ứng viên Quốc hội tương lai đến từ tiểu bang Illinois – Abraham Lincoln – đã có bài phát biểu về Đạo luật Kansas-Nebraska vừa được Quốc hội thông qua 5 tháng trước đó. Trong bài phát biểu của mình, vị tổng thống tương lai đã lên án đạo luật và trình bày quan điểm của mình về chế độ nô lệ, điều mà ông gọi là “vô đạo đức”.

Theo các điều khoản của Đạo luật Kansas-Nebraska, hai vùng lãnh thổ mới, Kansas và Nebraska, sẽ được phép gia nhập Liên bang và công dân mỗi lãnh thổ sẽ được trao quyền quyết định liệu chế độ nô lệ có được cho phép trong lãnh thổ của họ hay không. Continue reading “16/10/1854: Lincoln lên tiếng chống lại chế độ nô lệ”

15/10/1991: Clarence Thomas trở thành Thẩm phán Tối cao Pháp viện

Nguồn: Clarence Thomas confirmed to the Supreme Court, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, sau phiên điều trần gay cấn, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu với tỷ lệ 52:48, bổ nhiệm Clarence Thomas vào chiếc ghế trống tại Tối cao Pháp viện.

Tháng 07/1991, Thurgood Marshall, người Mỹ gốc Phi đầu tiên trở thành Thẩm phán Tối cao, tuyên bố nghỉ hưu sau 34 năm cống hiến. Tổng thống George Bush đã nhanh chóng đề cử Clarence Thomas, một thẩm phán người Mỹ gốc Phi 43 tuổi nổi tiếng bảo thủ, vào vị trí này. Thomas từng là Chủ tịch Ủy ban Cơ hội Việc làm Bình đẳng (EEOC) trong chính quyền Reagan, sang năm 1990, Bush đã bổ nhiệm ông vào Tòa Phúc thẩm Liên bang. Continue reading “15/10/1991: Clarence Thomas trở thành Thẩm phán Tối cao Pháp viện”

14/10/1918: Adolf Hitler bị thương trong Thế chiến I

Nguồn: Adolf Hilter wounded in British gas attack, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Trong số những người Đức bị thương tại Ypres Salient, Bỉ, ngày 14/10/1918, có Hạ sĩ Adolf Hitler. Ông đã bị một quả đạn hơi của Anh làm mù tạm thời và được đưa đến một bệnh viện quân đội Đức tại Pasewalk, Pomerania.

Thời trẻ, Hitler từng được gọi đi nghĩa vụ quân sự ở Áo nhưng ông từ chối vì không đủ thể lực. Trong thời gian sống ở Munich vào giai đoạn đầu của Thế chiến I – mùa hè năm 1914, ông đã xin và nhận được sự cho phép đặc biệt để nhập ngũ như một người lính Đức. Là thành viên của Trung đoàn Bộ binh Dự bị Bavaria thứ 16, Hitler đã tới Pháp vào tháng 10/1914. Ông đã chứng kiến sự khốc liệt của Trận Ypres I, được trao huy chương Chữ thập Sắt vào tháng 12 vì đã đưa một đồng đội bị thương đến nơi an toàn. Continue reading “14/10/1918: Adolf Hitler bị thương trong Thế chiến I”