07/05/1915: Tàu ngầm Đức đánh chìm tàu Lusitania

Nguồn: German submarine sinks Lusitania, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau nhiều cuộc tấn công của tàu ngầm Đức nhắm vào các tàu buôn ngoài khơi bờ biển phía nam Ireland, Đô đốc Hải quân Hoàng gia Anh cảnh báo tàu Lusitania nên tránh xa khu vực này hoặc có hành động đánh lừa đơn giản, như dùng hải trình ngoằn ngoèo để gây nhầm lẫn cho các tàu ngầm U-boat đang ngấm ngầm xác định đường đi của con tàu. Dù vậy, Thuyền trưởng của Lusitania vẫn bỏ ngoài tai những khuyến nghị đó, và lúc 2:12 chiều ngày 07/05/1915, tại Biển Celtic, con tàu nặng 32.000 tấn đã bị trúng bom ngư lôi vào bên mạn phải. Theo sau vụ nổ ngư lôi là một vụ nổ khác còn lớn hơn, có thể là do nồi hơi của tàu. Lusitania đã chìm trong vòng 20 phút. Continue reading “07/05/1915: Tàu ngầm Đức đánh chìm tàu Lusitania”

06/05/1954: Kỷ lục điền kinh ‘bốn phút một dặm’ được thiết lập

Nguồn: First four-minute mile, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1954, tại Oxford, Anh, chàng sinh viên y khoa Roger Bannister, 25 tuổi, đã phá vỡ rào cản nổi tiếng nhất của môn điền kinh: chạy một dặm (1.609 m) trong bốn phút. Bannister, người đang chạy cho Hiệp hội Thể thao Nghiệp dư trong cuộc đua đối đầu với trường cũ của mình, Đại học Oxford, đã giành chiến thắng trong cuộc đua một dặm với thời gian 3 phút và 59,4 giây.

Trong nhiều năm, rất nhiều vận động viên đã cố gắng nhưng thất bại trong việc chạy một dặm trong vòng chưa đầy bốn phút, điều vẫn được coi là bất khả thi về mặt thể lực. Kỷ lục thế giới cho cự li một dặm là 4 phút và 1,3 giây, được thiết lập bởi Gunder Hagg của Thụy Điển vào năm 1945. Bất chấp điều đó, hoặc bị thôi thúc vì bí ẩn tâm lý xung quanh rào cản bốn phút, nên một số vận động viên vào đầu những năm 1950 đã tìm cách để trở thành người đầu tiên đạt được mức ba phút. Continue reading “06/05/1954: Kỷ lục điền kinh ‘bốn phút một dặm’ được thiết lập”

05/05/1972: Bắc Việt đẩy lùi quân tiếp viện của Việt Nam CH

Nguồn: North Vietnamese turn back South Vietnamese relief column, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, khi những người lính Sư đoàn 21 Quân lực Việt Nam Cộng hoà cố gắng tiếp cận An Lộc ở tỉnh Bình Long qua quốc lộ 13, họ đã một lần nữa bị đẩy lùi bởi lực lượng cộng sản, những người đã đè bẹp một căn cứ hỏa lực của Việt Nam Cộng hoà. Sư đoàn 21 đã cố gắng tiến vào An Lộc từ giữa tháng 4 khi đơn vị này được chuyển lên từ khu vực đóng quân ở Đồng bằng sông Cửu Long và nhận lệnh tấn công nhằm giải tỏa An Lộc đang bị bao vây. Những người lính miền Nam đã chiến đấu tuyệt vọng để đến An Lộc, nhưng họ đã phải chịu quá nhiều thương vong và phải cần một đơn vị khác đến tiếp viện để thực sự giành lại được An Lộc vào ngày 18/06. Continue reading “05/05/1972: Bắc Việt đẩy lùi quân tiếp viện của Việt Nam CH”

04/05/1886: Bạo loạn Quảng trường Haymarket

Nguồn: The Haymarket Square Riot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1886, tại Quảng trường Haymarket ở Chicago, Illinois, một đội cảnh sát đang cố gắng đàn áp một cuộc biểu tình của người lao động thì bị đám đông ném thiết bị nổ vào. Cảnh sát liền đáp trả bằng súng, giết chết nhiều người trong đám đông và làm bị thương thêm hàng chục người khác.

Thu hút khoảng 1.500 công nhân ở Chicago, cuộc biểu tình được tổ chức bởi những người lao động cực đoan gốc Đức nhằm phản đối việc cảnh sát Chicago giết chết một người biểu tình một ngày trước đó. Continue reading “04/05/1886: Bạo loạn Quảng trường Haymarket”

03/05/1947: Hiến pháp mới của Nhật có hiệu lực

Nguồn: New Japanese constitution goes into effect, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1947, bản hiến pháp hậu chiến của Nhật Bản bắt đầu có hiệu lực. Bản hiến pháp tiến bộ đã trao quyền bầu cử phổ quát, tước bỏ mọi quyền lực của Hoàng đế Hirohito, trừ những quyền lực mang tính tượng trưng, ​​đưa ra một danh sách các quyền con người cơ bản, xóa bỏ giới quý tộc và quyền gây chiến của Nhật Bản. Bản hiến pháp này phần lớn là tác phẩm của vị Tư lệnh Tối cao của lực lượng Đồng minh Douglas MacArthur và các nhân viên đóng tại Nhật của ông, những người đã chuẩn bị dự thảo vào tháng 02 năm 1946 sau khi một bản thảo của Nhật Bản bị coi là không thể chấp nhận được. Continue reading “03/05/1947: Hiến pháp mới của Nhật có hiệu lực”

02/05/1957: Joseph McCarthy qua đời

Nguồn: Joseph McCarthy dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, sau một thời gian chống chọi với bệnh nặng do chứng nghiện rượu, Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy (Đảng Cộng hoà, bang Wisconsin) đã qua đời ở tuổi 48. McCarthy là nhân vật chủ chốt trong cơn cuồng loạn bao trùm nước Mỹ trong những năm sau Thế chiến II, được biết đến với cái tên khét tiếng – “Nỗi sợ Cộng sản” (Red Scare).

McCarthy sinh tại một thị trấn nhỏ ở Wisconsin vào năm 1908. Năm 1942, ông gia nhập Thủy quân Lục chiến và phục vụ ở Thái Bình Dương trong Thế chiến II. Ông trở về vào năm 1944 và quyết định bắt đầu sự nghiệp chính trị. Continue reading “02/05/1957: Joseph McCarthy qua đời”

01/05/1969: Thượng nghị sĩ chỉ trích Nixon về Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Senator criticizes Nixon’s handling of the war, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1969, trong một bài phát biểu tại Thượng viện, George Aiken (Đảng Cộng hòa, bang Vermont), thành viên cao cấp của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, đã kêu gọi chính quyền Nixon bắt đầu “rút một cách có trật tự” các lực lượng Hoa Kỳ ra khỏi miền Nam Việt Nam ngay lập tức. Aiken nói, “Cần phải bắt đầu không được chậm trễ.” Bài phát biểu được coi như là sự kết thúc của một lệnh cấm tự áp đặt đối với việc chỉ trích chính quyền mà các thượng nghị sĩ đã tuân thủ kể từ khi Nixon lên nắm quyền. Continue reading “01/05/1969: Thượng nghị sĩ chỉ trích Nixon về Chiến tranh Việt Nam”

30/04/1939: Hội chợ Thế giới New York khai mạc

Nguồn: New York World’s Fair opens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, Hội chợ Thế giới New York đã khai mạc tại Thành phố New York. Lễ khai mạc, bao gồm các bài phát biểu của Tổng thống Franklin D. Roosevelt và Thống đốc New York Herbert Lehman, đã trở thành ngày đầu tiên trong thời đại phát sóng truyền hình ở New York. Continue reading “30/04/1939: Hội chợ Thế giới New York khai mạc”

29/04/2004: Đài tưởng niệm Thế chiến II mở cửa tại Washington, D.C.

Nguồn: World War II monument opens in Washington, D.C., History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 2004, Đài tưởng niệm Thế chiến II mở cửa tại Washington, D.C., cho hàng ngàn du khách, mang đến sự ghi nhận muộn màng dành cho 16 triệu người Mỹ đã phục vụ trong cuộc chiến. Đài tưởng niệm tọa lạc trên 7,4 mẫu đất thuộc khu vực trước đây là Rainbow Pool của Công viên Quốc gia National Mall, nằm giữa Đài tưởng niệm Washington và Đài tưởng niệm Lincoln. Mái vòm của tòa nhà Quốc hội có thể được nhìn thấy ở phía đông, và Nghĩa trang Arlington nằm ngay bên kia sông Potomac về phía tây. Continue reading “29/04/2004: Đài tưởng niệm Thế chiến II mở cửa tại Washington, D.C.”

28/04/1969: Tổng thống Pháp Charles de Gaulle từ chức

Nguồn: De Gaulle resigns as leader of France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, sau khi các đề xuất của ông nhằm cải cách hiến pháp gặp thất bại trong một cuộc trưng cầu dân ý quốc gia, Charles de Gaulle đã từ chức Tổng thống Pháp.

Là một cựu binh Thế chiến I, de Gaulle đã thất bại trong việc đề xuất hiện đại hóa lực lượng vũ trang của Pháp giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến. Sau khi Henri Pétain và các nhà lãnh đạo Pháp khác ký hiệp định đình chiến với Đức Quốc Xã vào tháng 06/1940, ông trốn sang London, thành lập Lực lượng Nước Pháp Tự do (Free French Forces) và tập hợp các thuộc địa của Pháp tham gia hàng ngũ Đồng minh. Continue reading “28/04/1969: Tổng thống Pháp Charles de Gaulle từ chức”

27/04/1916: ‘Lawrence xứ Arabia’ giúp Anh đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ

Nguồn: British attempt to bargain with Turks over Kut, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, ba sĩ quan Anh, trong đó có vị Đại uý nổi tiếng T.E. Lawrence (được biết đến với tên gọi Lawrence xứ Arabia), cố gắng lập kế hoạch tháo lui cho hàng ngàn binh sĩ Anh đang bị bao vây tại thành phố Kut-al-Amara ở Lưỡng Hà (Mesopotamia) thông qua một cuộc đàm phán bí mật với chỉ huy Thổ Nhĩ Kỳ.

Kể từ tháng 12/1915, quân Anh dưới sự chỉ huy của Sir Charles Townshend đã bị lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và Đức ở Kut bao vây, trên sông Tigris ở Basra, Lưỡng Hà (Iraq ngày nay). Bốn lần nỗ lực đẩy lùi quân địch chỉ khiến họ phải hứng chịu con số thương vong 23.000 người, gần gấp đôi quân số còn lại của trung đoàn. Kiệt sức, thiếu thốn và đau đớn vì bệnh tật, những binh sĩ của Townshend đã sắp sửa phải đầu hàng thì bộ chỉ huy khu vực của Anh quyết định vận dụng ngoại giao. Continue reading “27/04/1916: ‘Lawrence xứ Arabia’ giúp Anh đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ”

26/04/1954: Các cuộc thử nghiệm vắc-xin bại liệt bắt đầu

Nguồn: Polio vaccine trials begin, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1954, các thử nghiệm lâm sàng vắc-xin bại liệt do Jonas Salk bào chế, với sự tham gia của 1,8 triệu trẻ em, đã bắt đầu tại Trường tiểu học Franklin Sherman ở McLean, Virginia. Các trẻ em ở Hoa Kỳ, Canada và Phần Lan đã tham gia vào các thử nghiệm này, lần đầu tiên sử dụng phương pháp mù đôi (double-blind) mà giờ đây đã thành tiêu chuẩn, theo đó, cả bệnh nhân và bác sĩ điều trị đều không biết liệu loại thuốc được tiêm là vắc-xin hay giả dược. Vào ngày 12 tháng 04 năm 1955, các nhà nghiên cứu tuyên bố vắc-xin an toàn và hiệu quả, và nó nhanh chóng trở thành một phần tiêu chuẩn của chương trình tiêm chủng trẻ em ở Hoa Kỳ. Trong những thập niên tiếp theo, vắc-xin bại liệt sẽ loại trừ căn bệnh cực kỳ dễ lây lan này ở Tây bán cầu. Continue reading “26/04/1954: Các cuộc thử nghiệm vắc-xin bại liệt bắt đầu”

25/04/1915: Phe Hiệp Ước bắt đầu xâm chiếm bán đảo Gallipoli

Nguồn: Allies begin invasion of Gallipoli, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, một tuần sau khi cuộc tấn công của hải quân Anh-Pháp vào Dardanelles kết thúc trong thất bại, phe Hiệp Ước đã tiếp tục triển khai một cuộc đổ bộ quy mô lớn lên Bán đảo Gallipoli, vùng đất do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát ở phía bắc Dardanelles.

Tháng 01/1915, hai tháng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ tham gia Thế chiến I về phía phe Liên minh Trung tâm, Nga đã kêu gọi Anh bảo vệ nước này trước các cuộc tấn công của quân đội Ottoman ở vùng Caucasus. Lord Kitchener, Bộ trưởng Chiến tranh Anh Quốc, nói với Churchill, Bộ trưởng Hải quân, rằng không có đội quân nào sẵn sàng giúp đỡ người Nga và nơi duy nhất họ có thể hỗ trợ là tại Dardanelles, để ngăn chặn quân đội Ottoman di chuyển về phía đông đến Caucasus. Đô đốc Thứ nhất của Hải quân Hoàng gia, John Fisher, chủ trương tiến hành một chiến dịch chung giữa bộ binh và hải quân. Continue reading “25/04/1915: Phe Hiệp Ước bắt đầu xâm chiếm bán đảo Gallipoli”

24/04/1916: Cuộc nổi dậy Phục sinh bắt đầu ở Ireland

Nguồn: Easter Rebellion begins, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1916, vào ngày Thứ Hai Phục Sinh tại Dublin, Hội Anh em Cộng hòa Ailen, một tổ chức bí mật của những người theo chủ nghĩa dân tộc Ailen do Patrick Pearse lãnh đạo, đã phát động Cuộc nổi dậy Phục sinh, một cuộc nổi dậy vũ trang chống lại sự cai trị của nước Anh. Được hỗ trợ bởi những người xã hội chủ nghĩa Ailen có vũ trang dưới sự lãnh đạo của James Connolly, Pearse và các bằng hữu Cộng hòa của ông đã gây bạo loạn và tấn công trụ sở chính quyền địa phương của Anh Quốc trên khắp Dublin và chiếm giữ Tổng cục Bưu điện tại thủ đô Ailen. Continue reading “24/04/1916: Cuộc nổi dậy Phục sinh bắt đầu ở Ireland”

23/04/1014: Vua Brian của Ireland bị người Viking sát hại

Nguồn: King Brian of Ireland murdered by Vikings , History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1014, Brian Boru, vị vua tối cao của Ireland, đã bị ám sát bởi một nhóm quân Norse/Viking trên đường rút lui, ngay sau khi lực lượng Ireland của ông đánh bại họ.

Brian, một hoàng tử của tộc Ui Tairdelbach, đã chiếm được ngai vàng xứ Dal Cais ở miền nam Ireland từ tay nhà Eogharacht vào năm 963. Ông chinh phục toàn bộ Munster, mở rộng uy quyền trên toàn bộ miền nam Ireland, và năm 1002, trở thành vị vua tối cao (High King) của Ireland. Continue reading “23/04/1014: Vua Brian của Ireland bị người Viking sát hại”

22/04/1915: Đức đưa khí gas độc vào sử dụng

Nguồn: Germans introduce poison gas, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 22 tháng 04 năm 1915, các lực lượng Đức đã gây sốc cho các binh sĩ Đồng minh trên mặt trận phía tây bằng cách bắn hơn 150 tấn khí clo gây chết người về phía hai sư đoàn Pháp tại Ypres, Bỉ. Đây là cuộc tấn công bằng khí độc lớn đầu tiên của Đức và nó đã phá vỡ phòng tuyến của quân Đồng minh.

Khói độc thỉnh thoảng được sử dụng trong chiến tranh từ thời cổ đại, và vào năm 1912, quân Pháp đã sử dụng một lượng nhỏ hơi cay trong các hoạt động của cảnh sát. Khi Thế chiến I bùng nổ, quân Đức bắt đầu tích cực phát triển vũ khí hóa học. Vào tháng 10/1914, quân Đức đã đặt một số hộp hơi cay nhỏ vào đạn pháo được bắn vào Neuve Chapelle, Pháp, nhưng quân đội Đồng minh đã không bị ảnh hưởng. Continue reading “22/04/1915: Đức đưa khí gas độc vào sử dụng”

21/04/753 TCN: Sáng lập thành Rome

Nguồn: Rome founded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 753 TCN, theo truyền thuyết, Romulus và em trai sinh đôi của mình, Remus, đã cùng nhau lập ra thành Rome tại chính nơi mà cả hai từng được một con sói cho bú mớm khi còn là những em bé sơ sinh mồ côi. Thực tế, huyền thoại Romulus và Remus bắt nguồn từ khoảng thế kỷ 4 TCN, và ngày thành lập chính xác của thành Rome được một học giả người La Mã, Marcus Terentius Varro, đặt ra trong thế 1 TCN.

Theo truyền thuyết, Romulus và Remus là con trai của Rhea Silvia, con gái Vua Numitor xứ Alba Longa. Alba Longa là một thành phố thần thoại nằm ở Đồi Alban, phía đông nam vùng đất sau này sẽ trở thành Rome. Trước khi cặp song sinh ra đời, Numitor đã bị em trai Amulius phế truất, còn Rhea thì bị chú mình bắt phải trở thành trinh nữ vestal (nữ tu) để cô không sinh ra những người thừa kế có thể tranh giành ngai vàng với ông. Continue reading “21/04/753 TCN: Sáng lập thành Rome”

20/04/1871: Đạo luật Ku Klux được Quốc Hội Mỹ thông qua

Nguồn: Ku Klux Act passed by Congress, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1871, với việc thông qua Đạo luật Lực lượng Thứ Ba (Third Force Act), thường được gọi là Đạo luật Ku Klux, Quốc Hội Mỹ đã ủy quyền cho Tổng thống Ulysses S. Grant được tuyên bố thiết quân luật, áp dụng hình phạt nặng đối với các tổ chức khủng bố, và được sử dụng lực lượng quân sự để đàn áp lực lượng Ku Klux Klan (KKK).

Được thành lập vào năm 1865 bởi một nhóm cựu chiến binh Hợp bang miền Nam, KKK nhanh chóng phát triển từ một hội huynh đệ kín thành một lực lượng bán quân sự nhằm đảo ngược những tiến bộ trong Kỷ nguyên Tái thiết (Reconstruction Era) của chính phủ liên bang ở miền Nam, đặc biệt là các chính sách trao quyền cho người Mỹ gốc Phi. Continue reading “20/04/1871: Đạo luật Ku Klux được Quốc Hội Mỹ thông qua”

19/04/1943: Cuộc nổi dậy của người Do Thái ở Warsaw bắt đầu

Nguồn: Warsaw Ghetto Uprising beginsHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943, tại Warsaw, Ba Lan, khi các lực lượng Đức Quốc xã cố gắng dọn sạch khu ổ chuột (ghetto) của người Do Thái trong thành phố, họ đã phải đối đầu với cuộc tấn công bằng súng từ các chiến binh kháng chiến Do Thái, và Cuộc nổi dậy của người Do Thái ở Warsaw bắt đầu.

Ngay sau khi bắt đầu chiếm đóng Ba Lan, Đức Quốc xã đã buộc các công dân Do Thái của thành phố phải lui vào một “khu ổ chuột” bao quanh bởi dây thép gai và lính gác SS có vũ trang. Khu vực được gọi là ‘Ghetto Warsaw’ này có diện tích nhỏ hơn hai dặm vuông nhưng đã nhanh chóng chứa gần 500.000 người Do Thái với điều kiện sống bi thảm. Continue reading “19/04/1943: Cuộc nổi dậy của người Do Thái ở Warsaw bắt đầu”

18/04/1974: Tổ chức Lữ đoàn Đỏ khủng bố nước Ý

Nguồn: The Red Brigade terrorizes Italy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, công tố viên người Ý Mario Sossi đã bị bắt cóc bởi các thành viên của Lữ đoàn Đỏ (Red Brigades). Đây là lần đầu tiên nhóm khủng bố cánh tả trực tiếp tấn công chính phủ Ý, đánh dấu sự khởi đầu của căng thẳng kéo dài tận 10 năm.

Năm 1969, tổ chức Lữ đoàn Đỏ được thành lập bởi một sinh viên đại học, Renato Curcio, nhằm “chiến đấu chống lại nhà nước đế quốc của các công ty đa quốc gia.” Ban đầu, tổ chức non trẻ này hạn chế các hoạt động, chỉ bao gồm các hành động phá hoại và đốt phá nhỏ lẻ. Tuy nhiên, vào năm 1972, họ đã bắt cóc Idalgo Macchiarini, giám đốc của SIT-Siemens, nhưng đã thả ông ra một thời gian ngắn sau cùng với một bảng hiệu, “Đánh 1 để dạy 100. Quyền lực cho quần chúng vũ trang.” (Colpiscine uno per educarne cento! Tutto il potere al popolo armato.) Continue reading “18/04/1974: Tổ chức Lữ đoàn Đỏ khủng bố nước Ý”