16/02/1968: Làn sóng tị nạn bùng nổ sau Tết Mậu Thân

Nguồn: Tet Offensive results in many new refugees, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, các quan chức Mỹ công bố báo cáo rằng, ngoài 800.000 người được liệt kê vào diện tị nạn trước ngày 30/01, giao tranh trong Tết Mậu Thân đã khiến thêm 350.000 người phải đi tị nạn.

Cuộc tấn công của lực lượng Cộng sản, được gọi là chiến dịch Tết Mậu Thân, bắt đầu vào rạng sáng ngày 31/01, ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Tết. Lực lượng Việt Cộng, với sự hỗ trợ của một số lượng lớn quân đội Bắc Việt, đã tiến hành cuộc tấn công lớn nhất và có phối hợp tốt nhất trong chiến tranh, thọc sâu vào trung tâm của bảy thành phố lớn nhất miền Nam và tấn công 30 tỉnh lị, từ Đồng bằng sông Cửu Long đến khu vực phi quân sự (DMZ). Continue reading “16/02/1968: Làn sóng tị nạn bùng nổ sau Tết Mậu Thân”

15/02/1942: Singapore rơi vào tay Nhật

Nguồn: Singapore falls to Japan, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1942, Singapore, “vùng Gibraltar ở phía Đông” và một thành trì chiến lược của Anh, rơi vào tay các lực lượng Nhật Bản.

Là một thành phố trên đảo và là thủ đô của Khu định cư Eo biển thuộc Bán đảo Malay, Singapore là thuộc địa của Anh từ thế kỷ 19. Vào tháng 07/1941, khi quân Nhật chiếm đóng Đông Dương thuộc Pháp, Nhật đã báo hiệu ý định chiếm Singapore từ tay Anh. Vào đêm trước cuộc tấn công Trân Châu Cảng, 24.000 binh sĩ Nhật đã được chuyển từ Đông Dương đến Bán đảo Malay, và các máy bay Nhật Bản đã không kích Singapore, giết chết 61 dân thường . Continue reading “15/02/1942: Singapore rơi vào tay Nhật”

14/02/1919: Trình dự thảo Hiệp ước thành lập Hội Quốc Liên

Nguồn: Wilson presents draft covenant for League of Nations, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, trong một phiên họp toàn thể của hội nghị hòa bình Versailles, Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đã trình bày dự thảo Hiệp ước thành lập Hội Quốc Liên do một uỷ ban liên hiệp được thành lập hai tuần trước đó chuẩn bị.

Ủy ban được thành lập vào ngày 25/01 và có cuộc họp đầu tiên vào ngày 04/02, đã làm được điều bất khả thi khi đặt ra các nguyên lý cụ thể cho tầm nhìn đầy tham vọng nhưng rất đỗi mơ hồ của Wilson về một tổ chức quốc tế nhằm giải quyết xung đột trong tương lai giữa các quốc gia và giữ gìn hòa bình thế giới. Ngay từ đầu, ủy ban này đã bao gồm hai đại diện của mỗi quốc gia thuộc Nhóm Năm Siêu Cường (Big Five, gồm Anh, Pháp, Ý, Nhật và Mỹ); sau đó bổ sung thêm chín đại diện từ các nước khác có mặt tại hội nghị hòa bình. Continue reading “14/02/1919: Trình dự thảo Hiệp ước thành lập Hội Quốc Liên”

13/02/1633: Galileo tới Rome, đối mặt Tòa án dị giáo

Nguồn: Galileo in Rome for Inquisition, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1633, nhà triết học, thiên văn học và toán học người Ý Galileo Galilei đã tới Rome để đối mặt với tội danh dị giáo vì ủng hộ học thuyết Copernic, học thuyết cho rằng Trái đất xoay quanh Mặt Trời. Galileo chính thức đối mặt với Tòa án dị giáo La Mã vào tháng Tư cùng năm và đồng ý nhận tội để đổi lấy một bản án nhẹ hơn. Bị lãnh án quản thúc tại gia vô thời hạn bởi Giáo hoàng Urban VIII, Galileo đã sống những ngày còn lại tại ngôi nhà của mình ở Arcetri, gần Florence, trước khi qua đời vào ngày 08 tháng 01 năm 1642. Continue reading “13/02/1633: Galileo tới Rome, đối mặt Tòa án dị giáo”

12/02/1941: Tướng Rommel đến châu Phi

Nguồn: Rommel in Africa, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tướng Erwin Rommel của Đức đến Tripoli, Libya, với Quân đoàn Afrika mới thành lập, để chi viện cho lực lượng của Ý đang bị bao vây tại đây.

Tháng 01/1941, Adolf Hitler đã thành lập Quân đoàn Afrika với mục đích rõ ràng là giúp đồng minh phe Trục của mình là Ý duy trì lợi ích lãnh thổ ở Bắc Phi. Quốc trưởng tuyên bố rằng “Vì lý do chiến lược, chính trị và tâm lý, Đức phải hỗ trợ Ý ở Châu Phi.” Anh đã giáng những đòn chí mạng lên quân Ý; chỉ trong ba tháng, họ đã đẩy lùi người Ý ra khỏi Ai Cập, đồng thời làm bị thương hoặc giết chết 20.000 lính và bắt giữ 130.000 người khác làm tù binh. Continue reading “12/02/1941: Tướng Rommel đến châu Phi”

11/02/1918: Tướng Nga Kaledin tự sát

Nguồn: Russia’s General Kaledin commits suicide, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1918, Tướng Nga Alexei Maximovitch Kaledin, một chỉ huy của lực lượng Nga trong Thế chiến I và là đối thủ kiên định của những người Bolshevik, đã tự sát.

Kaledin, sinh năm 1861, là con trai của một sĩ quan người Cossack vùng sông Don (Don Cossack). Người Cossack, một nhóm nông dân-quân nhân bao gồm phần lớn những người gốc Nga và Ukraine sống chủ yếu trên các thảo nguyên kéo dài từ phía bắc Biển Đen và dãy Caucasus đến dãy Altai ở Siberia phía đông, đã thành lập nước cộng hòa Don Cossack gần như độc lập dọc theo Sông Don vào năm 1635. Vào giữa thế kỷ 19, nó được chính quyền Nga hoàng tiếp quản, chính quyền này đã ban cho người Cossack các đặc quyền để đổi lấy sự phục vụ của họ trong quân đội. Trong những năm sau đó, Nga đã sử dụng các đội quân Cossack nhằm tuần tra biên giới và dập tắt tình trạng bất ổn nội bộ, bao gồm cả việc đàn áp cuộc Cách mạng năm 1905. Continue reading “11/02/1918: Tướng Nga Kaledin tự sát”

10/02/1763: Chiến tranh Bảy năm kết thúc

Nguồn: The French and Indian War ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1763, Chiến tranh Bảy năm, cuộc xung đột toàn cầu mà người Mỹ gọi là Chiến tranh với Pháp và người Da đỏ, kết thúc bằng việc ký kết Hiệp ước Paris giữa Pháp, Anh và Tây Ban Nha.

Đầu những năm 1750, việc Pháp bành trướng sang thung lũng sông Ohio đã liên tục khiến nước này rơi vào xung đột vũ trang với các thuộc địa của Anh. Năm 1756, Anh chính thức tuyên chiến. Continue reading “10/02/1763: Chiến tranh Bảy năm kết thúc”

09/02/1942: Mỹ thay đổi thời gian ban ngày

Nguồn: Daylight saving time instituted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Quốc Hội Mỹ đã quyết định tăng thêm thời gian chuẩn ban ngày thêm một giờ cho mỗi múi giờ, thực hiện thời gian tiết kiệm nhờ ánh sáng ban ngày (daylight saving time) – mà khi ấy còn gọi là “thời gian chiến tranh.”

Thời gian tiết kiệm nhờ ánh sáng ban ngày, được đề xuất bởi Tổng thống Roosevelt, được áp dụng nhằm tiết kiệm nhiên liệu và có nguồn gốc từ Thế chiến I, khi Quốc Hội Mỹ, đi theo mô hình ở châu Âu, đặt ra một mốc thời gian chuẩn nhằm cho phép nước này sử dụng tốt hơn các nguồn tài nguyên. Continue reading “09/02/1942: Mỹ thay đổi thời gian ban ngày”

08/02/1943: Mỹ chiếm Guadalcanal từ tay Nhật

Nguồn: Americans secure Guadalcanal, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943, quân đội Nhật đã sơ tán khỏi Guadalcanal, để hòn đảo này rơi vào tay quân Đồng minh sau một chiến dịch kéo dài. Chiến thắng của Mỹ đã mở đường cho các chiến thắng khác của quân Đồng minh tại Quần đảo Solomon.

Guadalcanal là hòn đảo lớn nhất của quần đảo Solomon, một nhóm gồm 992 hòn đảo và đảo san hô vòng, trong đó 349 đảo có người sinh sống ở Nam Thái Bình Dương. Đảo quốc Solomon, nằm ở phía đông bắc Australia và có 87 ngôn ngữ bản địa, được phát hiện vào năm 1568 bởi nhà hàng hải Tây Ban Nha Alvaro de Mendana de Neyra (1541-95). Năm 1893, Anh sáp nhập Guadalcanal, cùng với các đảo miền trung và nam khác của Solomon. Đức nắm quyền kiểm soát miền bắc Solomon vào năm 1885, nhưng đã chuyển giao những hòn đảo này, ngoại trừ Bougainville và Buka (những đảo cuối cùng sẽ thuộc về Australia) cho Anh vào năm 1900. Continue reading “08/02/1943: Mỹ chiếm Guadalcanal từ tay Nhật”

07/02/1915: Trận chiến Mùa đông ở Hồ Masurian

Nguồn: Winter Battle of the Masurian Lakes begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, giữa cơn bão tuyết dày đặc, Tướng Fritz von Below và Tập đoàn quân số 8 của Đức đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào tiền tuyến của Nga ở phía bắc Hồ Masurian ở Mặt trận phía Đông, bắt đầu Trận chiến Mùa đông ở Hồ Masurian (còn gọi là Trận Hồ Masurian lần II).

Trước đó ở khu vực Hồ Masurian, gần các làng Frogenau và Tannenberg tại Đông Phổ, một trận chiến đã diễn ra vào tháng 9/1914 và kết thúc với thất bại thứ hai của người Nga trước quân Đức dưới quyền Erich Ludendorff (thất bại đầu tiên là ở Tannenberg trong tháng trước). Trận chiến thứ hai này đánh dấu khởi đầu của chiến lược xâm lăng nhắm vào quân Nga do Tổng Tư lệnh Paul von Hindenburg đề xuất, người đã lý luận rằng nếu Liên minh Trung tâm có thể liên tục giành chiến thắng trong chuỗi các trận chiến quan trọng ở Mặt trận phía Đông, thì họ có thể loại Nga ra khỏi cuộc chiến và tập trung vào thách thức thực sự: đối đầu với Anh và Pháp ở phía Tây. Continue reading “07/02/1915: Trận chiến Mùa đông ở Hồ Masurian”

06/02/1778: Pháp và Hoa Kỳ ký Hiệp ước Liên minh

Nguồn: Franco-American alliances signed, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1778, trong Chiến tranh giành độc lập Hoa Kỳ, đại diện của Hoa Kỳ và Pháp đã ký Hiệp ước Thân thiện và Thương mại và Hiệp ước Liên minh tại Paris.

Hiệp ước Thân thiện và Thương mại công nhận Hoa Kỳ là một quốc gia độc lập và khuyến khích thương mại giữa Pháp và Mỹ, trong khi Hiệp ước Liên minh thiết lập một liên minh quân sự chống lại Vương quốc Anh, quy định rằng việc công nhận nền độc lập tuyệt đối của Hoa Kỳ là một điều kiện cho hòa bình và rằng Pháp sẽ được phép chinh phục Tây Ấn thuộc Anh. Continue reading “06/02/1778: Pháp và Hoa Kỳ ký Hiệp ước Liên minh”

05/02/1941: Hitler yêu cầu Mussolini tăng cường chiến đấu

Nguồn: Hitler to Mussolini: Fight harder!, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Adolf Hitler đã nổi giận với đồng minh phe Trục của mình, Benito Mussolini, vì đã rút lui trước quân Anh ở Libya. Hitler yêu cầu Mussolini buộc lực lượng của mình phải ở lại chiến đấu.

Từ năm 1912, Ý đến chiếm đóng Libya hoàn toàn vì động cơ “mở rộng” kinh tế. Năm 1935, Mussolini bắt đầu gửi hàng chục ngàn người Ý đến Libya, chủ yếu là nông dân và những người lao động nông thôn khác, một phần để giải quyết vấn đề dân số ở nước này. Vì vậy, vào thời điểm Thế chiến II bùng nổ, người Ý đã hiện diện sẵn ở Bắc Phi và Mussolini bắt đầu mơ mộng về chuyện mở rộng lãnh thổ, để mắt đến vùng lãnh thổ mà “Đế quốc La Mã” cũ đã từng chinh phục. Continue reading “05/02/1941: Hitler yêu cầu Mussolini tăng cường chiến đấu”

04/02/1915: Đức tuyên bố vùng chiến sự quanh Quần đảo Anh

Nguồn: Germany declares war zone around British Isles, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1915, hai năm trước khi chính sách hải quân hiếu chiến của Đức đẩy Hoa Kỳ vào cuộc chiến chống lại họ, Hoàng đế Đức Wilhelm đã tuyên bố một bước đi quan trọng dẫn tới điều này bằng cách tuyên bố Biển Bắc là một vùng chiến sự, theo đó tất cả các tàu buôn, kể cả những tàu từ các nước trung lập, đều có khả năng bị đánh chìm mà không cần cảnh báo trước.

Đức mở rộng ranh giới của cuộc hải chiến nhằm trả đũa quân Đồng minh và Anh vì đã áp đặt lệnh phong tỏa đối với Đức ở Biển Bắc, một phần quan trọng trong chiến lược chiến tranh của Anh nhằm bóp nghẹt kẻ thù về kinh tế. Theo tính toán chính thức của Anh, tính đến thời điểm kết thúc Thế chiến I, cuộc phong tỏa đã cướp đi khoảng 770.000 sinh mạng của người Đức. Continue reading “04/02/1915: Đức tuyên bố vùng chiến sự quanh Quần đảo Anh”

03/02/1955: Ngô Đình Diệm phát động cải cách nông nghiệp

Nguồn: Diem institutes limited agrarian reforms, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1955, sau nhiều tháng bị các cố vấn Hoa Kỳ thúc giục, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm đã giới thiệu biện pháp đầu tiên trong loạt các biện pháp cải cách nông nghiệp của mình – một nghị định điều chỉnh mức địa tô nông nghiệp.

Các quan chức Mỹ ban đầu đã mạnh mẽ thúc giục Diệm thực hiện cải cách để giành được sự ủng hộ của toàn dân, nhưng sau đó lại phê phán rằng chương trình cải cách ruộng đất của ông bắt đầu quá muộn, tiến triển quá chậm và chưa bao giờ đạt được mục tiêu cần thiết. Những gì nông dân miền Nam Việt Nam mong muốn là tái phân phối đất từ tay địa chủ về cho những người nông dân thực sự làm ruộng, nhưng chương trình trả lại đất canh tác của Diệm chỉ được thực hiện một cách nửa vời và không đáp ứng được nhu cầu ruộng đất ngày càng tăng của nông dân miền Nam. Continue reading “03/02/1955: Ngô Đình Diệm phát động cải cách nông nghiệp”

02/02/1971: Idi Amin lên nắm quyền ở Uganda

Nguồn: Idi Amin takes power in Uganda, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1971, một tuần sau khi lật đổ chế độ của Milton Obote, Thiếu tướng Idi Amin tự xưng Tổng thống kiêm Tổng tư lệnh Quân đội Uganda. Amin, người đứng đầu quân đội và không quân Uganda từ năm 1966, lên nắm quyền khi Obote chạy khỏi đất nước.

Sau khi lên nắm quyền, Amin sớm thể hiện là một người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan và là một tên bạo chúa. Năm 1972, ông đã tiến hành một chương trình diệt chủng để thanh trừng tộc người Lango và Acholi của Uganda. Cuối năm đó, ông ra lệnh buộc tất cả các nhóm người gốc Á rời khỏi đất nước, khoảng 60.000 người Ấn Độ và Pakistan đã chạy trốn, đẩy kinh tế Uganda đến bờ vực sụp đổ. Continue reading “02/02/1971: Idi Amin lên nắm quyền ở Uganda”

01/02/1790: Phiên họp đầu tiên của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ

Nguồn: First session of the U.S. Supreme CourtHistory.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1790, tại Tòa nhà Royal Exchange trên đường Broad, thành phố New York, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ lần đầu tiên nhóm họp, với Chánh án John Jay của New York làm chủ tọa.

Tòa án Tối cao Hoa Kỳ được thành lập theo Điều Ba của Hiến pháp Hoa Kỳ, có hiệu lực vào tháng 03 năm 1789. Hiến pháp đã trao cho Tòa quyền tài phán tối cao đối với tất cả các đạo luật, đặc biệt là các luật mà tính hợp hiến đang gây tranh cãi. Tòa cũng được chỉ định để phán quyết các trường hợp liên quan đến các hiệp ước của Hoa Kỳ, các nhà ngoại giao nước ngoài, luật hàng hải và quyền tài phán hàng hải. Continue reading “01/02/1790: Phiên họp đầu tiên của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ”

31/01/1950: Truman tuyên bố phát triển bom H

Nguồn: Truman announces development of H-bomb, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Tổng thống Harry S. Truman công bố quyết định hỗ trợ phát triển bom hydro, vũ khí được cho là mạnh hơn hàng trăm lần so với những quả bom nguyên tử từng được thả xuống Nhật Bản trong Thế chiến II.

Năm tháng trước đó, Mỹ đã mất đi lợi thế hạt nhân khi Liên Xô kích nổ thành công một quả bom nguyên tử tại địa điểm thử nghiệm của họ ở Kazakhstan. Vài tuần sau đó, tình báo Anh và Mỹ đã đi đến kết luận đáng kinh ngạc rằng Klaus Fuchs, người Đức, một nhà khoa học hàng đầu trong chương trình hạt nhân của Mỹ, là gián điệp của Liên Xô. Hai sự kiện này, cùng với thực tế rằng Liên Xô giờ đã biết mọi thứ mà người Mỹ biết về cách chế tạo bom hydro đã khiến Truman chấp nhận tài trợ cho chạy đua phát triển “siêu bom” đầu tiên trên thế giới. Continue reading “31/01/1950: Truman tuyên bố phát triển bom H”

30/01/1649: Vua Charles I bị hành quyết vì tội phản quốc

Nguồn: King Charles I executed for treason, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1649, tại Luân Đôn, vua Charles I đã bị chặt đầu vì tội phản quốc.

Charles lên ngôi vua nước Anh vào năm 1625 sau cái chết của cha mình, Vua James I. Trong năm đầu tiên trị vì, Charles đã xúc phạm các thần dân theo đạo Tin lành của mình bằng cách kết hôn với Henrietta Maria, một công chúa nước Pháp theo Công giáo. Sau đó, ông đã phản ứng với sự phản đối chính trị dưới sự cai trị của mình bằng cách giải tán Nghị viện nhiều lần và năm 1629 quyết định cai trị mà hoàn toàn không có Nghị viện. Năm 1642, cuộc đấu tranh quyết liệt giữa nhà vua và Nghị viện để giành quyền lực tối cao đã dẫn đến sự bùng nổ của cuộc nội chiến đầu tiên ở Anh. Continue reading “30/01/1649: Vua Charles I bị hành quyết vì tội phản quốc”

29/01/1942: Iran ký Hiệp ước Liên minh với Anh và Liên Xô

Nguồn: Iran signs Treaty of Alliance with Great Britain and USSR, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Anh và Liên Xô đã ký một thỏa thuận đảm bảo an toàn cho Iran và tạo ra một “hành lang Ba Tư” (Persian corridor) cho quân Đồng minh, một tuyến đường tiếp tế từ phương Tây đến Nga.

Đầu chiến tranh, Iran đã hợp tác với Đức bằng cách xuất khẩu ngũ cốc sang phe Trục để đổi lấy kỹ thuật viên. Nhưng phe Đồng minh coi Iran là một mỏ dầu giá trị và có vị trí thuận tiện để trở thành một tuyến đường vận chuyển quân trang của phương Tây sang phía đông cho Liên Xô. Ngày 25/08/1941, hai cường quốc phe Đồng minh đã xâm chiếm Iran (mà Thủ tướng Winston Churchill thích gọi là “Ba Tư” để không có sự nhầm lẫn giữa Iran và Iraq), Liên Xô từ phía Bắc và Anh từ miền Nam. Trong bốn ngày, quân Đồng minh đã kiểm soát được Iran trên thực tế. Continue reading “29/01/1942: Iran ký Hiệp ước Liên minh với Anh và Liên Xô”

28/01/1986: Thảm họa tàu con thoi Challenger

Nguồn: Challenger disaster, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1986, lúc 11:38 sáng giờ miền đông, tàu con thoi Challenger rời khỏi Mũi Canaveral, Florida và Christa McAuliffe đang trên đường trở thành thường dân Mỹ đầu tiên du hành vào vũ trụ. McAuliffe, một giáo viên 37 tuổi chuyên ngành nghiên cứu xã hội ở một trường trung học New Hampshire, đã giành chiến thắng trong một cuộc thi giúp cô có được một vị trí trong số bảy thành viên của Challenger. Cô đã trải qua nhiều tháng huấn luyện với tàu con thoi nhưng sau đó, bắt đầu từ ngày 23 tháng 01, buộc phải chờ sáu ngày vì thời điểm phóng tàu Challenger liên tục bị đẩy lùi vì vấn đề thời tiết và kỹ thuật. Cuối cùng, vào ngày 28 tháng 01, tàu con thoi này đã rời khỏi bệ phóng. Continue reading “28/01/1986: Thảm họa tàu con thoi Challenger”