10/07/1985: Pháp đánh chìm tàu của tổ chức Hòa Bình Xanh

Nguồn: The sinking of the Rainbow Warrior, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, tại bến cảng Auckland ở New Zealand, tàu Rainbow Warrior của Tổ chức Hòa bình Xanh (Greenpeace) đã chìm sau khi các đặc vụ Pháp đi thuyền máy đã gài một quả bom trên thân tàu. Một người, nhiếp ảnh gia người Hà Lan Fernando Pereira, đã thiệt mạng. Rainbow Warrior, con tàu đại diện cho Tổ chức bảo tồn quốc tế Greenpeace, đang chuẩn bị cho một chuyến đi biểu tình đến một địa điểm thử nghiệm hạt nhân của Pháp ở Nam Thái Bình Dương. Continue reading “10/07/1985: Pháp đánh chìm tàu của tổ chức Hòa Bình Xanh”

09/07/1877: Giải Quần vợt Wimbledon ra đời

Nguồn: Wimbledon tournament begins, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1877, Câu lạc bộ Croquet và Quần vợt Sân cỏ toàn Vương quốc Anh bắt đầu giải đấu quần vợt sân cỏ đầu tiên tại Wimbledon, khi đó là một vùng ngoại ô London. Hai mươi mốt vận động viên nghiệp dư xuất hiện để cạnh tranh trong nội dung đơn nam, nội dung duy nhất tại Wimbledon đầu tiên. Người chiến thắng đã mang về nhà một chiếc cúp trị giá 25 guinea.

Quần vợt có nguồn gốc từ môn bóng ném của Pháp thế kỷ 13 có tên là jeu de paume, hay “trò chơi của bàn tay”, từ đó được phát triển thành một trò chơi với vợt và bóng trong nhà được gọi là quần vợt trong nhà, hay quần vợt “hoàng gia”. Quần vợt trong nhà phát triển thành quần vợt sân cỏ, tức môn thể thao được chơi ngoài trời trên sân cỏ, và đã đón nhận một làn sóng ưa chuộng vào cuối thế kỷ 19. Continue reading “09/07/1877: Giải Quần vợt Wimbledon ra đời”

08/07/1965: Taylor từ chức Đại sứ tại Việt Nam Cộng hòa

Nguồn: Taylor resigns Saigon post, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, Đại sứ Maxwell Taylor đã từ chức tại Việt Nam. Cựu Đại sứ Henry Cabot Lodge đã thay thế Taylor. Trên cương vị đại sứ, Taylor đã thúc ép để chính quyền dân sự được thiết lập trở lại sau cuộc đảo chính quân sự lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm vào tháng 11/1963.

Mặc dù ban đầu Taylor phản đối việc Mỹ sử dụng lực lượng chiến đấu, ông dần dần đã chấp nhận chiến lược này. Tuy nhiên, Taylor đã có một cuộc tranh cãi với Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara và Tướng William Westmoreland, Tư lệnh Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam, tại một hội nghị ở Honolulu hồi tháng 4. Ông phản đối sự thay đổi trong chiến lược từ chống chiến tranh du kích sang các hoạt động mặt đất quy mô lớn thực hiện bởi các đơn vị của Hoa Kỳ. Theo nhà báo David Halberstam, cuộc tranh luận này đánh dấu “lần cuối cùng Max Taylor là một nhân vật quan trọng, đúng hơn, là lời từ biệt của ông.” Continue reading “08/07/1965: Taylor từ chức Đại sứ tại Việt Nam Cộng hòa”

07/07/1976: Học viên nữ được ghi danh tại West Point

Nguồn: Female cadets enrolled at West Point, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1976, lần đầu tiên trong lịch sử, học viên nữ được phép ghi danh nhập học Học viện Quân sự Hoa Kỳ (United States Military Academy) tại West Point, New York. Ngày 28/05/1980, 62 trong số các học viên nữ này tốt nghiệp và được bổ nhiệm chức thiếu úy.

Học viện Quân sự Hoa Kỳ – trường quân sự đầu tiên ở Mỹ – được Quốc Hội thành lập năm 1802 với mục đích giáo dục và đào tạo thanh niên trẻ về các lý thuyết và thực tiễn khoa học quân sự. Được thành lập tại West Point, New York, Học viện Quân sự Hoa Kỳ thường được gọi đơn giản là [trường] West Point. Continue reading “07/07/1976: Học viên nữ được ghi danh tại West Point”

06/07/1775: Quốc hội lục địa tuyên bố vũ trang chống Anh

Nguồn: Congress issues a “Declaration on the Causes and Necessity of Taking Up Arms”, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1775, một ngày sau khi tuyên bố một lần nữa sự trung thành với vua George III và chúc ông “một triều đại lâu dài và thịnh vượng” trong Kiến ​​nghị Nhành Olive, Quốc hội lục địa đã công bố “nguyên nhân và sự cần thiết của việc vũ trang” chống lại chính quyền Anh tại các thuộc địa Mỹ. Tuyên bố này cũng đưa ra lựa chọn của người dân thuộc địa “thà chết như những người tự do thay vì sống như nô lệ.” Continue reading “06/07/1775: Quốc hội lục địa tuyên bố vũ trang chống Anh”

05/07/1775: Quốc Hội Lục địa thông qua Kiến nghị Nhành Olive

Nguồn: Congress adopts Olive Branch Petition, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày năm 1775, Quốc hội Lục địa đã thông qua Kiến nghị Nhành Olive (Olive Branch Petition), được viết bởi John Dickinson. Đây là đơn thỉnh nguyện được gửi trực tiếp cho Vua George III nhằm bày tỏ hy vọng hòa giải giữa các thuộc địa và Vương quốc Anh. Dickinson, người rất mong tránh được việc phá vỡ quan hệ với Anh, đã phản đối chính sách thuộc địa của Anh như sau: “Các công sứ của Đức vua, kiên quyết trước các đạo luật của mình, và sẵn sàng gây nên sự thù địch để thực thi chúng, đã khiến chúng thần phải vũ trang để tự bảo vệ mình và đã kéo chúng thần vào một cuộc đối đầu vốn đi ngược lại lòng tôn quý của những người dân thuộc địa trung thành này, rằng khi chúng thần cân nhắc xem mình phản đối ai trong sự vụ này, và nếu nó vẫn tiếp tục, thì đâu sẽ là hậu quả, những bất hạnh này cũng chỉ là một phần trong sự phiền muộn của chúng thần mà thôi.” Continue reading “05/07/1775: Quốc Hội Lục địa thông qua Kiến nghị Nhành Olive”

04/07/1943: Tướng Ba Lan chiến đấu cho công lý chết thảm

Nguồn: Polish general fighting for justice dies tragically, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943, vị tướng Ba Lan Wladyslaw Sikorski, người muốn đưa vụ Thảm sát Katyn ra ánh sáng, qua đời khi chiếc máy bay của ông bị rơi ngay sau khi cất cánh chưa đến một dặm tại Gibraltar. Vẫn còn tranh cãi về việc liệu đó là một tai nạn hay một vụ ám sát.

Sinh vào ngày 20 tháng 05 năm 1888, tại Ba Lan thuộc Áo (phần đất Ba Lan bị Đế quốc Áo-Hung chiếm), Sikorski phục vụ trong quân đội Áo. Ông tiếp tục phục vụ trong quân đoàn lê dương Ba Lan, gắn với quân đội Áo, trong Thế chiến I, và đã chiến đấu trong cuộc chiến tranh Ba Lan-Liên Xô năm 1920-21. Ông trở thành thủ tướng Ba Lan trong một thời gian ngắn (1922-23). Continue reading “04/07/1943: Tướng Ba Lan chiến đấu cho công lý chết thảm”

03/07/1957: Khrushchev củng cố quyền lực

Nguồn: Khrushchev consolidates his power, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, Nikita Khrushchev lên nắm quyền kiểm soát tại Liên Xô sau khi đã dàn xếp để loại bỏ những đối thủ nặng ký nhất của mình khỏi các vị trí quan trọng trong chính phủ. Hành động của Khrushchev làm hài lòng nước Mỹ vốn coi ông như một nhân vật ôn hòa hơn trong chính phủ cộng sản Nga.

Khrushchev đã tham gia tranh giành quyền kiểm soát Liên Xô kể từ sau cái chết của nhà độc tài lâu năm Joseph Stalin vào tháng 03/1953. Sau khi Stalin qua đời, Liên Xô được cai trị bởi một Đoàn chủ tịch (presidium) gồm 10 thành viên. Khrushchev chỉ là một thành viên trong hội đồng này, nhưng chỉ trong vòng bốn năm, ông đã dần dần nắm quyền kiểm soát toàn bộ. Continue reading “03/07/1957: Khrushchev củng cố quyền lực”

02/07/1881: Tổng thống Garfield bị bắn

Nguồn: President Garfield shot, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1881, chỉ bốn tháng sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Hoa Kỳ James A. Garfield đã bị bắn khi ông đi qua một phòng chờ đường sắt ở Washington, DC. Kẻ tấn công ông, Charles J. Guiteau, là  người đang tìm kiếm một vị trí trong chính quyền có xu hướng bất mãn và có lẽ điên rồ, đã không thành công trong nỗ lực để được để bổ nhiệm làm Lãnh sự Hoa Kỳ tại Paris. Tổng thống bị bắn ở phía sau lưng và cánh tay, và Guiteau đã bị bắt. Continue reading “02/07/1881: Tổng thống Garfield bị bắn”

01/07/1947: Bài viết của ‘Mr.X’ xuất bản trên Foreign Affairs

Nguồn: “Mr. X” article appears in Foreign Affairs, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ, George Kennan, đã sử dụng bút danh “Mr. X” để xuất bản một bài báo có tựa đề The Sources of Soviet Conduct (Nguồn gốc hành vi của Liên Xô) trong ấn bản tháng 7 của tờ Foreign Affairs. Bài báo tập trung vào lời kêu gọi của Kennan cho chính sách ngăn chặn Liên Xô (containment) và thiết lập nền tảng cho phần lớn chính sách đối ngoại của nước Mỹ trong giai đoạn đầu Chiến tranh Lạnh.

Tháng 02/1946, khi đang là đại biện lâm thời (charge d’affaires) của Mỹ ở Moscow, Kennan đã viết The Long Telegram (Bức điện Dài) nổi tiếng của mình gửi cho Bộ Ngoại giao. Trong bức điện này, ông lên án sự lãnh đạo của cộng sản tại Liên Xô và kêu gọi người Mỹ dùng vũ lực chống lại sự bành trướng của Liên Xô. Được bạn bè và đồng nghiệp khuyến khích, Kennan đã chỉnh sửa bức điện thành một bài báo, The Sources of Soviet Conduct và xuất bản bài viết trong ấn bản tháng 07 của Foreign Affairs. Continue reading “01/07/1947: Bài viết của ‘Mr.X’ xuất bản trên Foreign Affairs”

30/06/1943: Chiến dịch Cartwheel bắt đầu

Nguồn: Operation Cartwheel is launched, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Tướng Douglas MacArthur phát động Chiến dịch Cartwheel, một cuộc tấn công đa hướng nhắm vào Rabaul và một số hòn đảo ở Biển Solomon ở Nam Thái Bình Dương. Phải mất chín tháng để hoàn thành chiến dịch, nhưng nó đã thành công trong việc chiếm lại nhiều lãnh thổ do Nhật Bản kiểm soát và tiếp tục làm suy giảm uy quyền của họ ở phương Đông.

Mục đích của Chiến dịch Cartwheel là phá hủy rào cản mà Nhật Bản đã xây dựng trong quần đảo Bismark, một tập hợp các hòn đảo phía đông New Guinea ở Biển Solomon. Người Nhật coi khu vực này là rất quan trọng để bảo vệ các cuộc chinh phục của họ ở Đông Ấn Hà Lan (tức Indonesia) và Philippines. Đối với phe Đồng minh, Rabaul, ở New Britain, là chìa khóa để giành quyền kiểm soát trong chiến dịch này, vì nơi đây là trụ sở hải quân và căn cứ chính của Nhật Bản. Continue reading “30/06/1943: Chiến dịch Cartwheel bắt đầu”

29/06/1970: Lực lượng Hoa Kỳ rút khỏi Campuchia

Nguồn: U.S. ground troops return from Cambodia, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1970, các lực lượng chiến đấu lục quân Hoa Kỳ chấm dứt hai tháng hoạt động tại Campuchia và trở về miền Nam Việt Nam. Các quan chức quân sự cho biết 354 lính Mỹ đã thiệt mạng và 1.689 người bị thương trong chiến dịch này. Nam Việt Nam báo cáo có 866 người thiệt mạng và 3.724 người bị thương. Khoảng 34.000 binh lính Nam Việt Nam vẫn ở lại Campuchia. Continue reading “29/06/1970: Lực lượng Hoa Kỳ rút khỏi Campuchia”

28/06/1969: Bạo loạn Stonewall bắt đầu

Nguồn: The Stonewall Riots begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, khoảng 3 giờ sáng, cảnh sát đã tiến hành đột kích vào Stonewall Inn — một câu lạc bộ đồng tính nằm trên Phố Christopher của Thành phố New York. Cuộc đột kích dần biến thành bạo lực khi khách hàng và người dân địa phương ủng hộ cộng đồng người đồng tính đã bắt đầu nổi loạn chống lại cảnh sát.

Dù cuộc đột kích của cảnh sát là hợp pháp vì câu lạc bộ này đang phục vụ rượu mà không có giấy phép kinh doanh, cùng với nhiều hành vi vi phạm khác, cộng đồng người đồng tính tại New York đã quá mệt mỏi khi sở cảnh sát liên tục nhắm vào các câu lạc bộ đồng tính, nhiều trong số đó đã bị đóng cửa. Continue reading “28/06/1969: Bạo loạn Stonewall bắt đầu”

27/06/1829: Di sản khác thường của Smithson

Nguồn: Smithson’s curious bequest, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1829, tại Genoa, Ý, nhà khoa học người Anh James Smithson đã qua đời sau một thời gian lâm bệnh kéo dài, để lại một bản di chúc với một chú thích đặc biệt. Trong trường hợp người cháu trai duy nhất của ông qua đời mà không có bất kỳ người thừa kế nào, Smithson yêu cầu rằng toàn bộ tài sản của ông sẽ được chuyển đến “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, để thành lập tại Washington, dưới tên gọi Viện Smithsonian, một tổ chức nhằm phát triển và truyền bá kiến ​​thức.” Di sản gây hiếu kỳ của Smithson cho một quốc gia mà ông chưa bao giờ viếng thăm thu hút sự chú ý đáng kể trên cả hai bờ Đại Tây Dương. Continue reading “27/06/1829: Di sản khác thường của Smithson”

26/06/1541: Nhà Chinh phục Đế chế Inca bị ám sát

Nguồn: Conqueror of the Incas assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1541, Francisco Pizarro, thống đốc Peru và là người chinh phục nền văn minh Inca, đã bị các đối thủ người Tây Ban Nha ám sát ở Lima.

Là con ngoài giá thú của một người đàn ông Tây Ban Nha, Pizarro phục vụ dưới quyền Chinh phục Tướng công (conquistador) Alonso de Ojeda trong chuyến thám hiểm tới Colombia năm 1510, và sau đó lại theo phục vụ Vasco Nunez de Balboa khi ông này phát hiện ra Thái Bình Dương năm 1513. Biết đến truyền thuyết về sự giàu có của người Inca ở Nam Mỹ, Pizarro đã thành lập một liên minh với một Chinh phục Tướng công khác là Diego de Almagro vào năm 1524 và giong buồm trở về châu Mỹ. Trong chuyến thám hiểm đầu tiên, họ chỉ đi được tới Ecuador ngày nay, nhưng trong chuyến thứ hai, họ đã tiến xa hơn và phát hiện bằng chứng về sự tồn tại của Vương quốc Inca. Continue reading “26/06/1541: Nhà Chinh phục Đế chế Inca bị ám sát”

25/06/1910: Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Mann

Nguồn: Congress passes Mann Act, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1910, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Mann, còn được gọi là Đạo luật mua bán nô lệ da trắng. Bộ luật này bề ngoài là nhằm mục đích ngăn các cô gái vô tội khỏi bị lôi kéo vào nghề mại dâm, nhưng thực tế lại cung cấp một cách để hình sự hóa nhiều loại hình hoạt động tình dục có đồng thuận.

Sự phẫn nộ về “chế độ nô lệ da trắng” bắt đầu với một ủy ban được chỉ định vào năm 1907 để điều tra vấn đề mại dâm của người nhập cư. Người ta cho rằng nhiều phụ nữ được đưa đến Mỹ với mục đích bị ép buộc trở thành nô lệ tình dục; tương tự như vậy, những người đàn ông nhập cư đã bị cáo buộc dụ dỗ các cô gái người Mỹ vào con đường mại dâm. Continue reading “25/06/1910: Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Mann”

24/06/1948: Liên Xô phong tỏa Tây Berlin

Nguồn: Soviets blockade West Berlin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1948, một trong những sự kiện nổi bật nhất trong lịch sử Chiến tranh Lạnh bắt đầu khi Liên Xô chặn tất cả lưu thông đường bộ và đường sắt đến và đi từ Tây Berlin. Lệnh phong tỏa này hóa ra lại là một động thái ngoại giao sai lầm của Liên Xô, trong khi Mỹ nổi lên sau cuộc đối đầu với những mục đích và sự tự tin mới.

Sau Thế chiến II, Đức bị chia thành các khu chiếm đóng. Mỹ, Anh, Liên Xô, và sau có thêm Pháp, lần lượt chiếm đóng các khu vực cụ thể, mà tại đó họ tiếp nhận sự đầu hàng của lực lượng phát xít và khôi phục trật tự. Liên Xô chiếm đóng phần lớn miền đông nước Đức, trong khi các quốc gia Đồng Minh khác chiếm đóng miền tây. Tương tự, thủ đô Berlin của Đức cũng được chia thành bốn khu vực chiếm đóng. Continue reading “24/06/1948: Liên Xô phong tỏa Tây Berlin”

23/06/1915: Trận chiến Isonzo đầu tiên

Nguồn: First Battle of the Isonzo, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, đúng một tháng sau khi tuyên chiến với Áo-Hung, quân Ý đã tấn công các vị trí do Áo-Hung nắm giữ gần Sông Isonzo, phía Đông mặt trận Ý. Sự kiện này sẽ trở thành trận đầu tiên trong số 12 trận chiến Isonzo trong Thế chiến I.

Trong tất cả các mặt trận của Thế chiến I, đất Ý là nơi ít phù hợp nhất, không chỉ cho các hoạt động tấn công quân sự mà còn cho bất kỳ hình thức chiến tranh nào. Bốn phần năm đường biên giới dài 600 km của Ý với Áo-Hung là đồi núi, với một số đỉnh núi cao hơn 3.000 mét. Mặc dù vậy, vị chỉ huy người Ý, Luigi Cadorna, vẫn muốn đáp ứng yêu cầu của chính phủ – cũng như của các Đồng minh phe Hiệp ước khác – bằng cách chiếm thêm nhiều lãnh thổ nhằm chống lại Áo-Hung khi tuyên bố chiến tranh vào ngày 23/05/1915. Continue reading “23/06/1915: Trận chiến Isonzo đầu tiên”

22/06/1611: Hudson bị thả trôi trên biển bởi những kẻ nổi loạn

Nguồn: Hudson set adrift by mutineers, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1611, sau khi trải qua một mùa đông bị mắc kẹt trong băng tuyết ở Vịnh Hudson ngày nay, thủy thủ đoàn đói khát của chiếc thuyền Discovery đã nổi dậy chống lại thuyền trưởng của họ, nhà hàng hải người Anh Henry Hudson, bỏ mặc ông cùng với người con trai nhỏ tuổi và bảy người ủng hộ ông trôi dạt trên một chiếc thuyền nhỏ không có mái che. Không ai nhìn thấy Hudson và tám người còn lại thêm một lần nào nữa. Continue reading “22/06/1611: Hudson bị thả trôi trên biển bởi những kẻ nổi loạn”

21/06/1963: Hải quân Pháp rút khỏi NATO

Nguồn: French withdraw navy from NATO, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, chính phủ Pháp đã gây sốc cho các đồng minh của mình khi thông báo rằng họ sẽ rút hải quân nước mình ra khỏi hạm đội Bắc Đại Tây Dương của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hành động này của Pháp được  người phương Tây cho là bằng chứng của việc Pháp sẽ theo đuổi một chính sách vũ khí hạt nhân độc lập.

Suốt nhiều tháng trước khi Pháp rút quân, Mỹ đã kêu gọi các đồng minh NATO của mình chấp nhận một kế hoạch mà theo đó hạm đội Bắc Đại Tây Dương của NATO sẽ được trang bị tên lửa hạt nhân Polaris. Thủy thủ đoàn của các tàu sẽ đến từ các quốc gia NATO khác nhau. Tuy nhiên, kế hoạch này lại mâu thuẫn với một kế hoạch của Pháp trong đó họ muốn giữ phần lớn kho vũ khí hạt nhân quốc gia trong lực lượng hải quân của mình. Continue reading “21/06/1963: Hải quân Pháp rút khỏi NATO”