21/01/1968: Trận Khe Sanh bắt đầu

Nguồn: Battle for Khe Sanh begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, một trong những trận đánh được biết đến nhiều nhất và gây tranh cãi nhất trong Chiến tranh Việt Nam đã nổ ra tại căn cứ Khe Sanh, nằm cách khu vực phi quân sự (DMZ) 14 dặm và cách biên giới Lào 6 dặm.

Bị Thủy quân Lục chiến Mỹ chiếm đóng từ một năm trước đó, căn cứ Khe Sanh, vốn là một tiền đồn cũ của thực dân Pháp, đã được sử dụng làm căn cứ tiến hành các chuyến tuần tra tiền phương, đồng thời là điểm xuất phát tiềm năng cho các chiến dịch dự tính trong tương lai nhằm cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh ở Lào. Continue reading “21/01/1968: Trận Khe Sanh bắt đầu”

20/01/1942: Hội nghị Wannsee được tổ chức

Nguồn: The Wannsee Conference, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, các quan chức Đức Quốc xã đã nhóm họp để thảo luận chi tiết về “Giải pháp sau cùng cho Vấn đề người Do Thái”.

Tháng 07/1941, theo chỉ thị của Hitler, Herman Goering đã ra lệnh cho Reinhard Heydrich, Tổng tư lệnh SS và cánh tay phải của Heinrich Himmler, “càng sớm càng tốt, lập ra kế hoạch chung về các biện pháp hành chính, vật chất và tài chính cần thiết để đạt được giải đáp sau cùng cho vấn đề người Do Thái.” Continue reading “20/01/1942: Hội nghị Wannsee được tổ chức”

19/01/1977: Ford ân xá cho Tokyo Rose

Nguồn: Ford pardons Tokyo Rose, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1977, Tổng thống Gerald R. Ford đã ân xá cho Tokyo Rose. Mặc dù biệt hiệu này ban đầu được dùng để chỉ một nhóm nữ phát thanh viên Nhật Bản trong chương trình tuyên truyền của phe Trục nhắm vào binh lính Đồng minh trong Thế chiến II, nhưng cuối cùng tên gọi này đã gắn liền với một phụ nữ người Mỹ gốc Nhật Bản tên là Iva Toguri. Theo lệnh của chính phủ Nhật Bản, Toguri và các phụ nữ khác đã phát sóng các bài hát Mỹ ủy mị và các tuyên bố giả mạo về tổn thất của quân Mỹ – một nỗ lực vô ích để tiêu diệt tinh thần của quân đội Đồng minh. Continue reading “19/01/1977: Ford ân xá cho Tokyo Rose”

18/01/1778: James Cook phát hiện ra Hawaii

Nguồn: Cook discovers Hawaii, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1778, nhà thám hiểm người Anh James Cook đã trở thành người châu Âu đầu tiên khám phá ra quần đảo Hawaii khi ông đi qua đảo Oahu. Hai ngày sau, ông đến Waimea trên đảo Kauai và đặt tên cho quần đảo là Quần đảo Sandwich, để vinh danh John Montague, người từng là Bá tước xứ Sandwich và là một trong số những người bảo trợ của ông.

Năm 1768, Cook, một nhà khảo sát thuộc Hải quân Hoàng gia, đã được ủy nhiệm làm trung úy chỉ huy tàu HMS Endeavour và dẫn đầu cuộc thám hiểm đưa các nhà khoa học đến Tahiti để ghi lại hành trình (quỹ đạo) của sao Kim. Continue reading “18/01/1778: James Cook phát hiện ra Hawaii”

17/01/1961: Eisenhower cảnh báo về ‘tổ hợp công nghiệp-quân sự’

Nguồn: Eisenhower warns of the “military-industrial complex”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, trong diễn văn từ biệt của mình, Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã cảnh báo người dân Mỹ nên để mắt đến cái mà ông gọi là “tổ hợp công nghiệp – quân sự” (military-industrial complex) vốn phát triển trong những năm hậu Thế chiến II.

Là một người bảo thủ về mặt ngân sách, Eisenhower đã quan ngại về quy mô và chi phí ngày càng gia tăng của ngành quốc phòng Mỹ kể từ khi ông trở thành Tổng thống năm 1953. Trong bài diễn văn cuối cùng của mình, ông bày tỏ quan ngại đó bằng những từ ngữ thẳng thắn, thậm chí đã gây sốc cho một số thính giả. Continue reading “17/01/1961: Eisenhower cảnh báo về ‘tổ hợp công nghiệp-quân sự’”

16/01/1945: Hitler rời xuống boong ke

Nguồn: Hitler descends into his bunker, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Adolf Hitler đã xuống boong ke dưới lòng đất của mình và sống 105 ngày ở đó trước khi tự tử.

Hitler xuống boong ke sau khi quyết định ở lại Berlin trong đợt bao vây cuối cùng của cuộc chiến. Nằm sâu 16m dưới Văn phòng Thủ tướng, nơi trú ẩn này gồm 18 phòng nhỏ và hoàn toàn tự cung tự cấp, với nguồn nước và điện riêng. Hitler rất ít khi ra khỏi nơi này (chỉ một lần để trao huân chương cho một phi đội của Đoàn Thanh niên Hitler) và dành hầu hết thời gian để quản lý sát sao những gì còn lại của hệ thống phòng thủ Đức và động viên các tướng lĩnh Đức Quốc xã như Hermann Goering, Heinrich Himmler, và Joachim von Ribbentrop. Luôn luôn ở bên cạnh ông trong thời gian này là người tình Eva Braun, và con chó giống Alsatian, tên là Blondi. Continue reading “16/01/1945: Hitler rời xuống boong ke”

15/01/1870: Con lừa Dân chủ xuất hiện lần đầu

Nguồn: First appearance of the Democratic donkey, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1870, trên tờ Harper’s Weekly, người ta đã ghi nhận lần đầu tiên hình ảnh con lừa được sử dụng để đại diện cho Đảng Dân chủ. Được vẽ bởi họa sĩ minh họa chính trị Thomas Nast, bức vẽ được đặt tên “A Live Jackass Kicking a Dead Lion” (Lừa sống đá sư tử chết). Con lừa là để chỉ “Copperhead Papers”, ám chỉ tờ báo nổi tiếng của Đảng Dân chủ[1] ở miền Nam, còn con sư tử chết đại diện cho Edwin McMasters Stanton quá cố, người là Bộ trưởng Chiến tranh dưới thời Tổng thống Abraham Lincoln trong ba năm cuối cùng của nội chiến. Phần nền hậu cảnh là một con đại bàng đậu trên tảng đá, đại diện cho sự thống trị tại miền Nam của phe liên bang sau nội chiến, và xa xa là hình ảnh Điện Capitol. Continue reading “15/01/1870: Con lừa Dân chủ xuất hiện lần đầu”

14/01/1964: Westmoreland được bổ nhiệm làm cấp phó của Harkins

Nguồn: Westmoreland appointed as Harkins’ deputy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, Trung tướng William Westmoreland được bổ nhiệm làm phó cho Tướng Paul Harkins, Tư lệnh Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (U.S. Military Assistance Command Vietnam, MACV). Ai cũng ngầm hiểu rằng Westmoreland sẽ sớm thay thế Harkins. Quan điểm lạc quan của Harkins về tiến triển của cuộc chiến đang ngày càng bị chỉ trích.

Ngày 20/06/1964, Harkins rời Việt Nam và Westmoreland lên đảm nhận vị trí lãnh đạo MACV. Nhiệm vụ ban đầu của ông là cung cấp tư vấn quân sự và hỗ trợ cho chính phủ miền Nam. Tuy nhiên, với cam kết của quân đội Mỹ, Tướng Westmoreland còn đảm nhiệm thêm trách nhiệm chỉ huy lực lượng vũ trang của Mỹ trong cuộc chiến tại Việt Nam. Continue reading “14/01/1964: Westmoreland được bổ nhiệm làm cấp phó của Harkins”

13/01/1966: Johnson bổ nhiệm bộ trưởng gốc Phi đầu tiên

Nguồn: Johnson appoints first African-American cabinet member, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã bổ nhiệm thành viên nội các người Mỹ gốc Phi đầu tiên, đưa Robert C. Weaver trở thành Bộ trưởng Bộ Gia cư và Phát triển Đô thị (HUD), cơ quan phát triển và thực hiện chính sách nhà ở quốc gia và thực thi luật nhà ở một cách công bằng.

Theo quan điểm của ông về Xã hội Vĩ đại (Great Society), Johnson đã cố gắng để cải thiện quan hệ chủng tộc và chỉnh trang đô thị. Do nhiều người Mỹ gốc Phi sống ở các khu vực nội thành xuống cấp, việc bổ nhiệm Weaver là một nỗ lực để cho cử tri người Mỹ gốc Phi thấy rằng ông rất nghiêm túc trong cả hai nỗ lực trên. Continue reading “13/01/1966: Johnson bổ nhiệm bộ trưởng gốc Phi đầu tiên”

12/01/1984: Bí ẩn kim tự tháp được giải quyết

Nguồn: Pyramid mystery unearthed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1984, một hội đồng quốc tế giám sát việc phục chế Kim tự tháp ở Ai Cập đã vượt qua được quãng thời gian thất vọng khi họ quyết định từ bỏ các kỹ thuật xây dựng hiện đại và thay bằng phương pháp mà người Ai Cập cổ đại sử dụng.

Nằm ở Giza bên ngoài Cairo, những công trình nhân tạo lâu đời nhất trên Trái Đất này bắt đầu có những dấu hiệu hư hại nghiêm trọng vào đầu những năm 1980. Năm 1981, công việc sửa chữa đạt thành công bước đầu tại tượng Nhân sư 4.600 năm tuổi, nhưng việc phục chế kim tự tháp nhanh chóng trở thành hành động phá hoại khi nước trong loại xi măng hiện đại khiến những tảng đá vôi liền kề bị vỡ. Ngày 12/01/1984, nhóm phục chế đã ngừng sử dụng vữa mà thay bằng hệ thống các khối liên động mà các nhà xây dựng kim tự tháp cổ xưa từng dùng. Kể từ đó, dự án được tiến hành suôn sẻ. Continue reading “12/01/1984: Bí ẩn kim tự tháp được giải quyết”

11/01/1965: Biểu tình nổ ra ở Sài Gòn và Huế

Nguồn: Demonstrations erupt in Saigon and Hue, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, các thành phố lớn của Việt Nam – đặc biệt là Sài Gòn và Huế – và phần lớn miền Trung đã bị ảnh hưởng bởi các cuộc biểu tình và đình công của các Phật tử.

Từ chối chấp nhận bất kỳ chính phủ nào lãnh đạo bởi Trần Văn Hương, người mà họ cho là một con rối của người Mỹ, các Phật tử đã chống đối các thể chế của Mỹ và các cuộc biểu tình của họ ngày càng mang tính chống Mỹ hơn. Hòa thượng Thích Trí Quang, một nhà lãnh đạo Phật giáo, và các nhà sư khác đã tham gia tuyệt thực. Một nữ Phật tử ở Nha Trang đã tự thiêu (đây là lần tự thiêu đầu tiên kể từ năm 1963). Mặc dù Hương đã cố gắng xoa dịu các Phật tử bằng cách cải tổ lại chính quyền của mình, nhưng họ không hài lòng. Continue reading “11/01/1965: Biểu tình nổ ra ở Sài Gòn và Huế”

10/01/1901: Ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ ra đời

Nguồn: Gusher signals start of U.S. oil industry, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1901, một dàn khoan ở Spindletop Hill gần Beaumont, Texas, đã làm phun trào một lượng lớn dầu thô tràn ra cả một khu vực dài hàng trăm feet, báo hiệu sự xuất hiện của ngành công nghiệp dầu mỏ tại Mỹ. Giếng dầu được phát hiện ở độ sâu hơn 1.000 feet, chảy với tốc độ ban đầu là xấp xỉ 100.000 thùng mỗi ngày và mất chín ngày để bịt được miệng giếng. Theo sau khám phá này, dầu mỏ – cho đến thời điểm đó đã được sử dụng ở Mỹ chủ yếu như một chất bôi trơn và chất đốt cho đèn – sẽ trở thành nguồn nhiên liệu chính cho những phát minh mới như ô tô và máy bay; các phương thức vận tải sử dụng than bao gồm cả tàu thuyền và tàu hỏa cũng sẽ chuyển sang nhiên liệu lỏng. Continue reading “10/01/1901: Ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ ra đời”

09/01/1965: Nguyễn Khánh cam kết hỗ trợ chính phủ Trần Văn Hương

Nguồn: Support is pledged to civilian government, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, dưới áp lực của các quan chức Mỹ, Tướng Nguyễn Khánh và các tướng lĩnh thuộc Hội đồng Quân lực mới thành lập – những người tham gia vào cuộc đảo chính không đổ máu vào ngày 19/12/1964 – đã đồng ý ủng hộ chính phủ dân sự của Thủ tướng Trần Văn Hương.

Cuộc đảo chính diễn ra khi Khánh và một nhóm các tướng lĩnh, dưới sự lãnh đạo của Đại tá Không Quân Nguyễn Cao Kỳ và Thiếu tướng Lục Quân Nguyễn Văn Thiệu, đã bắt hơn ba mươi viên chức cao cấp và quan chức dân sự, giành quyền kiểm soát chính phủ. Cuộc đảo chính là một phần trong tình trạng bất ổn chính trị liên tục diễn ra sau cuộc đảo chính tháng 11/1963 vốn dẫn đến việc ám sát Ngô Đình Diệm. Giai đoạn sau khi lật đổ Diệm được đánh dấu bằng một loạt các cuộc đảo chính và các chính phủ “cửa xoay”. Continue reading “09/01/1965: Nguyễn Khánh cam kết hỗ trợ chính phủ Trần Văn Hương”

08/01/1790: Washington đọc Thông điệp Liên bang đầu tiên

Nguồn: President George Washington delivers first State of the Union, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1790, Tổng thống George Washington đã trình bày Thông điệp Liên bang đầu tiên trước các đại biểu Quốc Hội tại thành phố New York.

Washington bắt đầu bằng lời chúc người dân về triển vọng thuận lợi đối với các vấn đề công của đất nước, đáng chú ý nhất trong số đó là quyết định gần đây của tiểu bang North Carolina về việc gia nhập liên bang. North Carolina đã bác bỏ Hiến pháp vào tháng 07/1788 bởi vì nó thiếu Tuyên ngôn Nhân Quyền. Theo các điều khoản của Hiến pháp, chính phủ mới sẽ chỉ có quyền sau khi 11 trong số 13 tiểu bang chấp nhận văn kiện. Continue reading “08/01/1790: Washington đọc Thông điệp Liên bang đầu tiên”

07/01/1915: Bolshevik tiếp cận Đại sứ Đức tại Thổ Nhĩ Kỳ

Nguồn: Bolshevik envoy approaches German ambassador in Turkey, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, khi các nhóm Bolshevik đang cố gắng kích động cách mạng trong tầng lớp nông dân , Alexander Helphand, một doanh nhân giàu có theo phe Bolshevik và đang làm điệp viên cho Đức, đã tiếp cận đại sứ Đức tại Thổ Nhĩ Kỳ ở Constantinople để cho ông biết những lợi ích gần gũi giữa Đức và Bolshevik.

Helphand khẳng định lợi ích của chính phủ Đức giống hệt với lợi ích của các nhà cách mạng Nga. Những người Bolshevik đã sốt sắng tìm cách tiêu diệt chế độ Sa hoàng và chia nhỏ đất nước thành các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Continue reading “07/01/1915: Bolshevik tiếp cận Đại sứ Đức tại Thổ Nhĩ Kỳ”

06/01/2001: Quốc hội xác nhận Bush đắc cử tổng thống

Nguồn: Congress certifies Bush winner of 2000 elections, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2001, sau đợt cạnh tranh bầu cử căng thẳng, Phó Tổng thống Al Gore đã chủ trì phiên họp chung của Quốc Hội theo đó chứng nhận George W. Bush là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2000. Trong một trong những cuộc bầu cử Tổng thống cạnh tranh sít sao nhất trong lịch sử Mỹ, George W. Bush cuối cùng đã tuyên bố thắng cử, hơn năm tuần sau khi vòng bỏ phiếu kết thúc, do tranh chấp về số phiếu bầu tại bang Florida. Continue reading “06/01/2001: Quốc hội xác nhận Bush đắc cử tổng thống”

05/01/1945: Liên Xô công nhận Chính phủ lâm thời Ba Lan

Nguồn: Soviets recognize pro-Soviet Polish Provisional Government, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, ngay trước một cuộc tấn công lớn vào Ba Lan, Liên Xô quyết định công nhận Ủy ban Lublin thân Liên Xô là Chính phủ lâm thời của Ba Lan, thay cho chính phủ lưu vong tạm thời đang ở London.

Ngày 01/09/1939, quân Đức đã xâm chiếm Ba Lan. Mười sáu ngày sau, Liên Xô cũng tiến vào Ba Lan từ phía đông. Trong giai đoạn hỗn loạn này, Tướng Wladyslaw Sikorski trở thành lãnh đạo của một chính phủ Ba Lan lưu vong ở London. Ông đã gầy dựng và duy trì quan hệ tốt đẹp với quân Đồng Minh cho đến tháng 04/1943, khi lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin cắt đứt quan hệ ngoại giao giữa Ba Lan và Liên Xô sau khi Sikorski yêu cầu Hội Chữ Thập Đỏ điều tra vụ giết hại các sĩ quan Ba Lan tại khu rừng Katyn ở miền đông Ba Lan vào năm 1942. Continue reading “05/01/1945: Liên Xô công nhận Chính phủ lâm thời Ba Lan”

04/01/1950: Cuốn ‘The God That Failed’ được xuất bản

Nguồn: The God That Failed published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, cuốn sách The God That Failed, một tuyển tập tiểu luận của sáu nhà văn và trí thức, những người hoặc tham gia hoặc có cảm tình với cộng sản trước khi từ bỏ ý thức hệ này, đã được Harpers cho xuất bản.

Cuốn sách cung cấp cái nhìn sâu sắc về lý do tại sao chủ nghĩa cộng sản ban đầu lại rất có sức hút, nhưng sau lại gây thất vọng, cho rất nhiều người ủng hộ ở Mỹ và Châu Âu, đặc biệt là trong những năm 1920 và 1930. Các bài tiểu luận cũng cho thấy nhiều cá nhân với lương tâm và ý định tốt đẹp đã hy vọng hết mực rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ mang lại trật tự, công lý và hòa bình cho một thế giới mà họ lo là đang nằm trên bờ vực thảm họa. Continue reading “04/01/1950: Cuốn ‘The God That Failed’ được xuất bản”

03/01/1521: Martin Luther bị rút phép thông công

Nguồn: Martin Luther excommunicated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1521, Đức Thánh Cha Leo X đã ra Sắc lệnh Giáo Hoàng Decet Romanum Pontificem, theo đó rút phép thông công của Martin Luther, khai trừ ông khỏi Giáo hội Công giáo.

Martin Luther, người thúc đẩy chủ nghĩa Tin Lành Kháng cách, đang là giáo sư chuyên về giải thích Kinh Thánh tại Đại học Wittenberg (Đức) vào thời điểm ông đưa ra 95 Luận Đề lên án Giáo hội Công giáo vì hành động tham nhũng khi bán “giấy xá tội” nhằm tha thứ tội lỗi cho kẻ khác. Ông tiếp tục công cuộc cách mạng của mình với các tác phẩm thần học gây tranh cãi và mang tính đột phá, và những lời lẽ mạnh mẽ của ông đã khơi dậy cảm hứng cho nhiều nhà cải cách tôn giáo trên khắp châu Âu. Continue reading “03/01/1521: Martin Luther bị rút phép thông công”

02/01/1905: Hạm đội Nga đầu hàng tại Cảng Arthur

Nguồn: Russian fleet surrenders at Port Arthur, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1905, trong Chiến tranh Nga – Nhật, Cảng Arthur (Lữ Thuận), căn cứ hải quân Nga ở Trung Quốc, đã rơi vào tay lực lượng hải quân Nhật dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Heihachiro Togo. Đây là thất bại đầu tiên trong một loạt những thất bại mà cho đến tháng 6 đã khiến cuộc chiến tranh giữa hai đế quốc trở thành không thể cứu vãn đối với người Nga.

Tháng 02/1904, sau khi Nga bác bỏ kế hoạch chia cắt Mãn Châu và Triều Tiên thành các khu vực ảnh hưởng, Nhật Bản đã phát động một cuộc tấn công hải quân bất ngờ vào Cảng Arthur, làm suy yếu hạm đội của Nga. Trong cuộc chiến tiếp sau đó, người Nhật đã giành được một loạt các chiến thắng quyết định trước Nga, những người đánh giá thấp tiềm năng quân sự của đối phương vốn không phải là người phương Tây. Continue reading “02/01/1905: Hạm đội Nga đầu hàng tại Cảng Arthur”