17/10/1931: Al Capone vào tù

Nguồn: Capone goes to prison, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1931, tay gangster Al Capone đã bị kết án 11 năm tù vì tội trốn thuế và phải nộp phạt 80.000 USD. Đây là điềm báo hiệu ngày tàn của một trong những tên tội phạm khét tiếng nhất trong thập niên 1920 và 1930.

Alphonse Gabriel Capone sinh ra ở Brooklyn, New York, vào năm 1899 trong một gia định người nhập cư người Ý. Gã bị đuổi học vào năm 14 tuổi, sau đó tham gia vào một băng nhóm và nhận được biệt danh Scarface (Mặt Sẹo) sau lần bị rạch má trong một trận đánh nhau. Đến năm 1920, Capone chuyển đến Chicago, nơi gã sớm điều hành các đường dây bất hợp pháp của ông chủ Johnny Torrio, bao gồm buôn lậu rượu, cờ bạc và mại dâm. Torrio nghỉ hưu vào năm 1925 sau khi sống sót trong một âm mưu ám sát và Capone, được biết đến với sự khôn ngoan và tàn nhẫn, đã trở thành kẻ đứng đầu trong tổ chức. Continue reading “17/10/1931: Al Capone vào tù”

16/10/1946: Alfred Rosenberg bị hành quyết

Nguồn: Alfred Rosenberg is executed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, Alfred Rosenberg, “kiến trúc sư trưởng” giúp hình thành và phổ biến hệ tư tưởng của Phát xít Đức, đã bị treo cổ vì là tội phạm chiến tranh.

Sinh ra ở Estonia vào năm 1893, Rosenberg theo học kiến trúc tại Đại học Moskva. Sau khi nhận bằng cử nhân, ông ở lại Nga trong những ngày đầu của Cách mạng Nga và thậm chí có lẽ đã đi theo chủ nghĩa cộng sản một thời gian ngắn. Năm 1919, ông chuyển đến sống ở Munich, gặp gỡ với Dietrich Eckart, biên tập viên của Voelkischer Beobachter, tờ báo tuyên truyền của Đảng Quốc xã. Thông qua Eckart, Rosenberg đã gặp Adolf Hitler và Rudolf Hess và gia nhập Đảng Quốc xã vừa mới thành lập. Hitler sau đó đã thay Eckart bằng Rosenberg cho vị trí tổng biên tập, vì rất ấn tượng với vị kiến trúc sư “trí thức.” Continue reading “16/10/1946: Alfred Rosenberg bị hành quyết”

15/10/1917: Mata Hari bị xử tử

Nguồn: Mata Hari executed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, Mata Hari, hình mẫu nguyên thủy của những nữ điệp viên quyến rũ, đã bị một đội hành quyết Pháp xử tử hình vì tội làm gián điệp tại Vincennes, bên ngoài Paris.

Mata Hari đặt chân đến Paris lần đầu tiên vào năm 1905 và sau đó nhanh chóng nổi danh là một nghệ sĩ biểu diễn những điệu vũ tuyệt đẹp lấy cảm hứng  từ châu Á. Cô đã sớm lưu diễn khắp châu Âu, kể lại câu chuyện về cách cô được sinh ra trong một ngôi đền Ấn Độ thiêng liêng và được dạy các vũ điệu cổ xưa từ một nữ tu, người đã đặt tên cho cô là Mata Hari, có nghĩa là “đôi mắt của ban ngày” trong tiếng Malay. Thực ra, Mata Hari sinh ra ở một thị trấn nhỏ ở bắc Hà Lan vào năm 1876, và tên thật của cô là Margaretha Geertruida Zelle. Continue reading “15/10/1917: Mata Hari bị xử tử”

14/10/1964: Martin Luther King, Jr. giành Nobel Hòa bình

Nguồn: King wins Nobel Peace Prize, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, nhà lãnh đạo dân quyền người Mỹ gốc Phi, Tiến sĩ Martin Luther King, Jr., đã được trao Giải Nobel Hoà bình vì hành động phản kháng bất bạo động của ông đối với nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ. Ở tuổi 35, vị mục sư sinh ra ở Georgia là người trẻ nhất từng được nhận giải thưởng này.

Martin Luther King, Jr. sinh ra ở Atlanta vào năm 1929, là con trai của một mục sư Tin Lành. Ông sở hữu bằng tiến sĩ thần học, và vào năm 1955, đã tổ chức thành công đợt biểu tình lớn đầu tiên của phong trào dân quyền: Cuộc Tẩy chay Xe buýt Montgomery (Montgomery Bus Boycott). Chịu ảnh hưởng bởi Mohandas Gandhi, King chủ trương bất tuân dân sự bằng bất bạo động để phản đối nạn phân biệt chủng tộc. Những cuộc biểu tình ôn hòa mà ông lãnh đạo ở miền Nam Hoa Kỳ thường bị đáp trả bằng bạo lực, nhưng King và những người ủng hộ ông vẫn kiên trì, và phong trào bất bạo động của họ đã đạt được bước tiến. Continue reading “14/10/1964: Martin Luther King, Jr. giành Nobel Hòa bình”

13/10/1943: Ý tuyên chiến với Đức

Nguồn: Italy declares war on Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, chính phủ Ý đã tuyên chiến với cựu đồng minh phe Trục của mình, Đức, và từ đó chính thức tham gia cuộc chiến bên phe Đồng minh.

Sau khi Mussolini bị tước bỏ quyền lực và chính phủ phát xít sụp đổ vào tháng 7, Tướng Pietro Badoglio, cựu chỉ huy trưởng của Mussolini và người nắm giữ quyền lực thay thế ông, theo yêu cầu của Vua Victor Emanuel, đã bắt đầu đàm phán với Eisenhower về một thỏa thuận đầu hàng có điều kiện của Ý trước Đồng minh. Nó được hiện thực hóa vào ngày 08/09, khi chính phủ mới của Ý cho phép quân Đồng minh đổ bộ lên Salerno, miền Nam nước Ý, nhằm mục đích đánh bại quân Đức trên bán đảo. Continue reading “13/10/1943: Ý tuyên chiến với Đức”

12/10/1946: Tướng Joseph Stilwell qua đời

Nguồn: Gen. Joseph Stilwell dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, Tướng Joseph W. Stilwell, người đã chỉ huy lực lượng Mỹ và Quốc dân Đảng Trung Quốc chống lại cuộc xâm lược của Nhật Bản vào Trung Quốc và Miến Điện, đã qua đời ở tuổi 63.

Sinh ngày 19/03/1883 tại Palatka, Florida, sau đó tốt nghiệp Học viện Quân sự West Point, Stilwell đã sớm bắt đầu trở nên nổi bật trong sự nghiệp của mình. Trong Thế chiến I, ông phục vụ trong Lực lượng Viễn chinh Mỹ ở Châu Âu, cũng như ở Philippines. Đồng thời ông cũng là một sinh viên theo học tiếng Trung Quốc, nhờ đó đã được bổ nhiệm vào vị trí tùy viên quân sự tại Bắc Kinh từ năm 1935 đến năm 1939. Continue reading “12/10/1946: Tướng Joseph Stilwell qua đời”

11/10/1899: Chiến tranh Boer bắt đầu ở Nam Phi

Nguồn: Boer War begins in South Africa, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1899, Chiến tranh Boer đã bắt đầu giữa Đế Quốc Anh và những người Boer sinh sống tại Transvaal (Cộng hòa Nam Phi) và Orange Free State.

Người Boer, còn được gọi là người Afrikaner, là hậu duệ của những người di cư gốc Hà Lan đến sống tại Nam Phi. Người Anh đã chiếm giữ thuộc địa Cape của Hà Lan vào năm 1806 trong Chiến tranh Napoléon, dẫn đến sự phản kháng của người Boer đang mong muốn giành độc lập. Người Boer cũng chống lại chủ trương Anh hóa (Anglicization) Nam Phi và chính sách chống nô lệ của Anh. Continue reading “11/10/1899: Chiến tranh Boer bắt đầu ở Nam Phi”

10/10/1957: Eisenhower xin lỗi các nhà ngoại giao châu Phi

Nguồn: President Dwight D. Eisenhower apologizes to African diplomat, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower đã phải chính thức xin lỗi Bộ trưởng Tài chính Ghana, Komla Agbeli Gbdemah, người đã bị từ chối phục vụ tại một nhà hàng ở Dover, Delaware. Đây là sự kiện đầu tiên trong chuỗi những sự kiện mà các nhà ngoại giao châu Phi phải đối mặt với sự phân biệt chủng tộc ở Mỹ. Mặc dù tình hình tương đối nhẹ nhàng hơn so với các sự kiện khác trong Chiến tranh Lạnh, nhưng các hành động phân biệt chủng tộc đối với các nhà ngoại giao châu Phi (và châu Á) trong những năm 1950 và 1960 vẫn là quan ngại lớn đối với các quan chức Mỹ. Trong những thập niên này, Mỹ và Liên Xô đang cạnh tranh để giành lấy “trái tim và khối óc” của hàng trăm triệu người da màu ở châu Á và châu Phi. Continue reading “10/10/1957: Eisenhower xin lỗi các nhà ngoại giao châu Phi”

09/10/1974: Oskar Schindler qua đời

Nguồn: Oskar Schindler dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, thương gia người Đức, Oskar Schindler, người được cho là đã cứu sống 1.200 người Do Thái khỏi Thảm họa Holocaust, đã qua đời ở tuổi 66.

Là một thành viên của Đảng Quốc xã, Schindler điều hành một nhà máy sản xuất men sứ ở Krakow trong suốt thời kỳ Đức chiếm đóng Ba Lan, sử dụng lao động của khu ổ chuột Do Thái gần đó. Khi khu ổ chuột được lệnh di dời, ông thuyết phục các quan chức Quốc xã cho phép chuyển các công nhân của mình sang trại lao động Plaszow, nhờ đó cứu họ khỏi bị trục xuất đến các trại tử thần. Continue reading “09/10/1974: Oskar Schindler qua đời”

08/10/1998: Hạ viện Mỹ khởi xướng điều trần Clinton

Nguồn: U.S. House of Representatives initiates Clinton impeachment inquiry, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1998, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu để tiến hành luận tội Tổng thống Bill Clinton vì tội khai gian và cản trở thực thi công lý. Vào tháng 12/1998, Hạ viện do đảng Cộng hòa chiếm đa số đã thu thập được đủ thông tin từ một ủy ban điều tra để bỏ phiếu ủng hộ việc buộc tội, và từ đó đưa vụ việc lên Thượng viện.

Quyết định của Hạ viện nhằm đưa quá trình luận tội lên Thượng viện diễn ra sau một cuộc điều tra kéo dài bốn năm về những cáo buộc rằng Clinton và vợ, bà Hillary, có liên quan đến nhiều vụ bê bối, trong đó có những giao dịch bất động sản đáng ngờ ở Arkansas, các vụ tình nghi gây quỹ trái phép, các cáo buộc quấy rối tình dục và áp dụng chủ nghĩa thân hữu khi sa thải các đặc vụ của Nhà Trắng. Continue reading “08/10/1998: Hạ viện Mỹ khởi xướng điều trần Clinton”

06/10/1945: Pierre Laval cố gắng tự sát

Nguồn: Pierre Laval attempts suicide, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, cựu Thủ tướng Pháp và người ủng hộ chế độ Vichy, Pierre Laval, đã cố gắng tự tử vào ngày ông bị xét xử vì tội phản quốc. Nhưng ý định này đã thất bại.

Laval từng hai lần giữ chức Thủ tướng Pháp, nhiệm kỳ thứ hai của ông là từ tháng 06/1935 đến tháng 01/1936. Tuy nhiên, ông ta đã đánh mất quyền lực của mình, chủ yếu vì hành động xoa dịu nước Ý sau khi Mussolini cùng chế độ phát xít Ý xâm lược và chiếm đóng Ethiopia vào năm 1935. Đến khi quân Đức xâm lược Pháp vào năm 1940, Laval, một kẻ cơ hội, đã nhìn thấy hy vọng tìm lại quyền lực bằng cách ủng hộ một chính phủ bù nhìn lãnh đạo bởi Henri Philippe Petain, người mà khi Laval gia nhập vào tháng 06/1940, đã tưởng thưởng bằng cách đưa ông lên làm Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng. Continue reading “06/10/1945: Pierre Laval cố gắng tự sát”

05/10/1986: Bê bối Iran-Contra bị tiết lộ

Nguồn: Iran-Contra scandal unravels, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1986, Eugene Hasenfus đã bị quân đội của chế độ Sandinista ở Nicaragua bắt giữ sau khi chiếc máy bay mà ông đang điều khiển bị bắn rơi; hai người khác trên máy bay chết trong vụ tai nạn. Khi bị thẩm vấn, Hasenfus đã thú nhận rằng ông đã vận chuyển viện trợ quân sự đến Nicaragua cho Contra, một lực lượng chống Sandinista được Mỹ thành lập và tài trợ. Quan trọng hơn, ông tuyên bố rằng hoạt động này thực sự được tiến hành bởi Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA). Continue reading “05/10/1986: Bê bối Iran-Contra bị tiết lộ”

04/10/1993: Cuộc bao vây tòa nhà Quốc hội Nga chấm dứt

Nguồn: White House siege ends in Moscow, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1993, mười giờ đồng hồ sau một cuộc tấn công bằng xe tăng vào tòa nhà Quốc hội Nga, nhóm các nghị sĩ nổi dậy dẫn đầu bởi Phó Tổng thống Aleksandr Rutskoi và Chủ tịch Ruslan Khasbulatov, đã đầu hàng trước Tổng thống Nga Boris Yeltsin. Continue reading “04/10/1993: Cuộc bao vây tòa nhà Quốc hội Nga chấm dứt”

03/10/1917: Mỹ thông qua Đạo luật Thu ngân sách thời chiến

Nguồn: War Revenue Act passed in U.S., History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, sáu tháng sau khi Mỹ tuyên chiến với Đức và bắt đầu tham gia Thế chiến I, Quốc Hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Thu ngân sách thời chiến (War Revenue Act), theo đó sẽ tăng thuế thu nhập lên mức chưa từng có nhằm tăng nguồn thu cho nỗ lực chiến tranh của họ.

Tu chính án thứ 16, vốn cho Quốc Hội quyền thu thuế thu nhập, đã trở thành một phần của Hiến pháp Mỹ vào năm 1913; vào tháng 10 năm đó, luật thuế thu nhập mới đã giới thiệu một hệ thống thuế với mức thuế suất bắt đầu từ 1% và tăng lên 7% cho người đóng thuế có thu nhập trên 500.000 USD. Continue reading “03/10/1917: Mỹ thông qua Đạo luật Thu ngân sách thời chiến”

02/10/1966: Báo Liên Xô đưa tin sĩ quan Nga bị tấn công

Nguồn: Soviets report that Russian military personnel have come under fire, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, tờ báo của Bộ Quốc phòng Liên Xô, Krasnaya Zuezda, đã đưa tin rằng các chuyên gia quân sự Nga đã bị tấn công trong một đợt tấn công của Mỹ vào các khu chứa tên lửa Bắc Việt, nơi phía Liên Xô đang đào tạo binh lính Bắc Việt sử dụng các tên lửa chống máy bay do Liên Xô chế tạo.

Điều này vô cùng quan trọng vì đây là lần đầu tiên Liên Xô thừa nhận công khai rằng mình đã huấn luyện và đang giám sát nhóm bộ đội tên lửa của Bắc Việt. Các quan chức Mỹ từ lâu đã biết rằng Liên Xô và Trung Quốc đã cung cấp viện trợ quân sự – bao gồm các cố vấn huấn luyện, vũ khí và trang thiết bị – cho phép Bắc Việt tiếp tục tiến hành chiến tranh. Cho đến thời điểm đó, cả Liên Xô và Trung Quốc đều phủ nhận mình có nhân sự ở miền Bắc Việt Nam. Continue reading “02/10/1966: Báo Liên Xô đưa tin sĩ quan Nga bị tấn công”

01/10/1961: VNCH muốn ký hiệp ước quốc phòng với Mỹ

Nguồn: South Vietnam requests a bilateral defense treaty, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, Việt Nam Cộng Hòa đã yêu cầu ký kết một hiệp ước quốc phòng song phương với Mỹ. Tổng thống John F. Kennedy đã phải đối mặt với tình trạng lưỡng nan nghiêm trọng ở Việt Nam. Chính phủ Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn ngày càng không được lòng người dân miền Nam vì ông từ chối tiến hành cải cách chính trị và đàn áp các phe phái chính trị và tôn giáo dám chống đối. Tuy nhiên, Diệm lại là người kiên quyết chống cộng, điều đó khiến ông thu hút được sự chú ý của Tổng thống Mỹ, người lo ngại về sức mạnh ngày càng tăng của phe Cộng sản ở Đông Nam Á. Continue reading “01/10/1961: VNCH muốn ký hiệp ước quốc phòng với Mỹ”

30/09/1968: Humphrey tuyên bố sẽ ngừng ném bom Bắc Việt

Nguồn: Humphrey announces that he would halt the bombing of North Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, trong một động thái rõ ràng nhằm tách mình ra khỏi chính sách của Johnson, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Hubert Humphrey tuyên bố rằng, nếu thắng cử, ông sẽ ngừng ném bom Bắc Việt Nam nếu có “bất cứ bằng chứng nào, trực tiếp hay gián tiếp, bằng hành động hay lời nói, về sự sẵn lòng của phía cộng sản” nhằm phục hồi khu vực phi quân sự giữa hai miền Bắc và Nam Việt Nam. Continue reading “30/09/1968: Humphrey tuyên bố sẽ ngừng ném bom Bắc Việt”

29/09/1941: Thảm sát Babi Yar bắt đầu

Nguồn: Babi Yar massacre begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Thảm sát Babi Yar với cái chết của gần 34.000 người Do Thái, cả đàn ông, phụ nữ lẫn trẻ em, đã bắt đầu ở vùng ngoại ô Kiev, Ukraine – đất nước đang bị quân Đức Quốc xã chiếm đóng.

Quân đội Đức đã chiếm Kiev vào ngày 19/09, và các toán lính thuộc Lực lượng Đặc nhiệm SS đã chuẩn bị thực hiện mệnh lệnh của lãnh đạo đảng Quốc xã Adolf Hitler, theo đó sẽ tiêu diệt tất cả những người Do Thái và các sĩ quan Xô Viết tại Ukraine. Continue reading “29/09/1941: Thảm sát Babi Yar bắt đầu”

28/09/48 TCN: Pompey Vĩ đại bị ám sát

Nguồn: Pompey the Great assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 48 TCN, khi đặt chân đến Ai Cập, vị tướng chỉ huy và chính trị gia người La Mã, Pompey, đã bị giết hại theo lệnh của vua Ptolemy của Ai Cập.

Trong suốt sự nghiệp lẫy lừng của mình, Pompey Vĩ đại đã thể hiện khả năng quân sự thiên tài trên chiến trường. Ông đã chiến đấu ở châu Phi và Tây Ban Nha, đã dập tắt cuộc nổi dậy của nô lệ ở Spartacus, giải phóng Địa Trung Hải khỏi tay cướp biển, đồng thời chinh phục Armenia, Syria và Palestine. Khi được bổ nhiệm trở thành người quản lý vùng lãnh thổ mà La Mã mới giành được ở phương Đông, ông đã chứng tỏ mình là một nhà quản lý xuất sắc. Continue reading “28/09/48 TCN: Pompey Vĩ đại bị ám sát”

27/09/1915: John Kipling bị giết trong Trận Loos

Nguồn: John Kipling killed at the Battle of Loos, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, Thiếu úy John Kipling của quân đội Anh, con trai duy nhất của nhà văn từng đoạt giải Nobel, Rudyard Kipling, đã tử trận trong Trận Loos, ở vùng Artois của Pháp.

Trận Loos, một phần trong đợt tấn công phối hợp của phe Hiệp ước trên Mặt trận phía Tây, bắt đầu vào ngày 25/09/1915, với sự tham gia của 54 sư đoàn Pháp và 13 sư đoàn Anh tại một mặt trận rộng khoảng 90 km, từ Loos ở phía Bắc đến dãy núi Vimy ở phía Nam. Số người chết ở Loos lớn hơn so với bất kỳ trận chiến nào trước đó. Tên của những người lính Anh bị giết vào ngày bắt đầu trận đánh đã lấp đầy bốn cột trong tờ Times of London vào sáng hôm sau. Continue reading “27/09/1915: John Kipling bị giết trong Trận Loos”