03/09/1939: Anh và Pháp tuyên chiến với Đức

Nguồn: Britain and France declare war on Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, nhằm đáp trả cuộc xâm lược Ba Lan của Hitler, Anh và Pháp đã đồng thời tuyên chiến với Đức.

Nạn nhân đầu tiên của tuyên bố đó lại không phải là người Đức – mà là tàu Athenia của Anh, bị đánh chìm bởi một tàu ngầm U-30 của Đức, vì cho rằng con tàu Anh đã được vũ trang và rất hiếu chiến. Lúc bấy giờ có hơn 1.100 hành khách ở trên Athenia, 112 người trong số đó thiệt mạng, với 28 người là người Mỹ. Nhưng Tổng thống Roosevelt đã không nao núng trước bi kịch này; ông tuyên bố rằng không ai “lại suy nghĩ không thấu đáo hoặc sai lầm khi nói rằng Mỹ đang đưa quân đội tới các chiến trường châu Âu.” Người Mỹ vẫn tiếp tục trung lập. Continue reading “03/09/1939: Anh và Pháp tuyên chiến với Đức”

02/09/1944: Phi đội của George H.W. Bush bị tấn công

Nguồn: Navy aviator George H.W. Bush and his squadron attacked, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Tổng thống tương lai của nước Mỹ, George Herbert Walker Bush, khi ấy đang là phi công ném ngư lôi tại mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến II – và phi đội của ông đã bị tấn công bởi súng chống máy bay của Nhật. Bush đã buộc phải nhảy khỏi máy bay của mình, và rơi xuống đại dương. Theo hồ sơ của Hải quân Mỹ, phi đội của ông Bush đang tiến hành ném bom vào một căn cứ của Nhật Bản trên đảo Chi Chi Jima ở Thái Bình Dương thì gặp phải đợt tấn công dữ dội này. Động cơ máy bay của Bush đã bốc cháy, nhưng ông đã tìm cách thả được bom và quay trở lại tàu sân bay San Jacinto trước khi phải thoát ra khỏi máy bay. Ba thành viên khác trong phi đội đã chết trong vụ tấn công. Continue reading “02/09/1944: Phi đội của George H.W. Bush bị tấn công”

01/09/1970: Dự luật McGovern-Hatfield bị bác bỏ

Nguồn: McGovern-Hatfield amendment defeated in the Senate, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Thượng viện Mỹ đã bác bỏ Dự luật McGovern-Hatfield với tỷ lệ phiếu 55-39. Được đề xuất bởi Thượng nghị sĩ George McGovern từ bang South Dakota và Mark Hatfield từ bang Oregon, dự luật này đặt ra thời hạn để Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi Nam Việt Nam là ngày 31/12/1971. Thượng viện cũng đã từ chối, với tỷ lệ phiếu 71-22, một đề nghị cấm Quân đội Mỹ phái thêm lính tới Việt Nam. Dù đã thất bại trong cả hai phương án này, dự luật đã cho thấy cách thức tiến hành chiến tranh của Tổng thống Nixon đang gặp phải sự không hài lòng ngày càng gia tăng. Continue reading “01/09/1970: Dự luật McGovern-Hatfield bị bác bỏ”

31/08/1944: Người Anh vượt qua Phòng tuyến Gothic

Nguồn: The British cross the Gothic Line, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Tập đoàn quân thứ 8 của Anh đã vượt qua “Phòng tuyến Gothic” của Đức, một tuyến phòng thủ được dựng dọc theo miền bắc nước Ý.

Lực lượng Đồng Minh đã đẩy quân Đức đang chiếm đóng bán đảo Ý lùi ngày một xa hơn về phía bắc. Ngày 04/06, Tướng Mark Clark đã chiếm được Rome. Bây giờ Đức đã lùi sâu về phía bắc Florence. Continue reading “31/08/1944: Người Anh vượt qua Phòng tuyến Gothic”

30/08/1918: Âm mưu Belfort

Nguồn: The Belfort Ruse, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, tại Belfort, Pháp, một thị trấn nhỏ gần biên giới với Đức, Đại tá Arthur L. Conger thuộc Lực lượng Viễn chinh Mỹ (American Expeditionary Force, AEF) đã ném bản sao một chiến dịch tấn công giả của Đồng Minh vào một thùng rác. Đúng như dự định, nó sau đó được tìm thấy và mang đi bởi một điệp viên Đức.

Âm mưu Belfort là một mồi nhử bắt nguồn từ đề xuất của Philippe Petain, Tổng Tư lệnh Pháp, người đã lo lắng về tình trạng thiếu an ninh xung quanh cuộc tấn công sắp tới của Đồng Minh gần St Mihiel, Pháp. Được lên kế hoạch vào ngày 09/09/1918, cuộc tấn công là chiến dịch đáng kể đầu tiên trong chiến tranh dưới sự chỉ huy của Mỹ; Pháp cũng dự định tham gia. Continue reading “30/08/1918: Âm mưu Belfort”

29/08/1914: Phụ nữ tham gia chiến tranh ở Anh

Nguồn: Women join British war effort, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, khi Thế chiến I nổ ra được một tháng, Quân đoàn Phụ nữ Cứu viện (Women’s Defense Relief Corps) đã được thành lập ở Anh.

Mặc dù các tổ chức vì quyền phụ nữ ở Anh đã phản đối việc nước này tham gia vào Thế chiến I, nhưng họ đã nhanh chóng đảo ngược quan điểm của mình, nhận ra tiềm năng của chiến tranh trong việc giúp đạt được tiến bộ cho phụ nữ Anh ở trong nước. Ngay từ ngày 06/08/1914, chỉ một ngày sau khi Anh tuyên chiến với Đức, một bài báo đăng trên tờ Common Cause của phụ nữ đã khẳng định rằng: “Trong thời điểm khủng hoảng và lo âu khủng khiếp này, sẽ thoải mái hơn đôi chút khi nghĩ rằng tổ chức lớn của chúng ta, vốn được xây dựng trong những năm qua để thúc đẩy quyền bầu cử của phụ nữ, nay có thể được sử dụng để giúp đất nước chúng ta vượt qua giai đoạn căng thẳng và buồn phiền.” Continue reading “29/08/1914: Phụ nữ tham gia chiến tranh ở Anh”

28/08/1941: Thảm sát người Do Thái ở Ukraine

Nguồn: Mass slaughter in Ukraine, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, hơn 23.000 người Hungary gốc Do Thái đã bị Cơ quan mật vụ Gestapo của Đức Quốc xã giết chết ở Ukraine, vốn đang bị Đức chiếm đóng.

Đợt xâm lăng của Đức vào Liên Xô đã dẫn tới các cuộc không kích hàng loạt vào Moskva và việc chiếm đóng một phần Ukraine. Ngày 26/08, Hitler đã thể hiện niềm hân hoan chinh phục của mình bằng cách mời Benito Mussolini tới Brest-Litovsk, nơi đã bị người Đức phá hủy thành lũy. Mỉa mai thay khi người Ukraine từng xem người Đức là những người giải phóng họ khỏi sự áp bức của Liên Xô và là đồng minh của họ trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Continue reading “28/08/1941: Thảm sát người Do Thái ở Ukraine”

27/08/1916: Romania tham gia Thế chiến I

Nguồn: Romania enters World War I, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, sau khi Romania tuyên chiến với Áo-Hung, chính thức bước vào Thế chiến I, quân đội Romania đã vượt biên giới Đế quốc Áo-Hung vào tỉnh Transylvania.

Khi chiến tranh nổ ra ở châu Âu vào năm 1914, Romania từng có thời gian chiến đấu chống lại Áo – Hung về vấn đề chủ quyền lãnh thổ – đặc biệt là ở Transylvania, vốn có dân số là người Romania nhưng lại là một phần của Hungary. Nhìn thấy thành công của Nga trước Áo trên các chiến trường của Mặt trận phía Đông trong mùa hè năm 1916, Romania hy vọng có thể tham gia chiến tranh một cách thuận lợi, để có thể thực hiện giấc mơ ấp ủ từ lâu về việc mở rộng lãnh thổ và thống nhất quốc gia. Continue reading “27/08/1916: Romania tham gia Thế chiến I”

26/08/1957: Liên Xô thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa

Nguồn: Russia tests an intercontinental ballistic missile, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, Liên Xô tuyên bố đã thử thành công một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có khả năng nhắm đến “bất cứ nơi nào trên thế giới.” Tuyên bố này đã gây quan ngại lớn ở Mỹ và bắt đầu một cuộc tranh luận toàn quốc về “khoảng cách tên lửa” giữa Mỹ và Liên Xô.

Trong nhiều năm sau Thế chiến II, cả Mỹ và Liên Xô đều đã cố gắng hoàn thiện một tên lửa tầm xa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Dựa trên thành công của Đức Quốc xã trong việc phát triển các tên lửa V-1 và V-2 có để bắn đến tận Anh trong những tháng cuối cùng của Thế chiến II, các nhà khoa học Mỹ và Liên Xô đã chạy đua để cải tiến phạm vi và tính chính xác của tên lửa. (Cả hai bên đều phụ thuộc rất nhiều vào các nhà khoa học Đức bị họ bắt giữ.) Continue reading “26/08/1957: Liên Xô thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa”

25/08/325: Kết thúc Công đồng Nicaeca

Nguồn: Council of Nicaea concludes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 325, Công đồng Nicaea, công đồng đầu tiên được tổ chức bởi Giáo hội Cơ Đốc giáo nguyên thủy, đã kết thúc với việc thành lập học thuyết về Thiên Chúa Ba Ngôi. Được triệu tập bởi Hoàng đế La Mã Constantine I vào tháng 05, công đồng cũng lên án niềm tin của phe Arian, cho rằng Chúa Jesus ở địa vị thấp hơn Đức Chúa Trời, là dị giáo, từ đó giúp giải quyết một cuộc khủng hoảng ở Giáo hội trong giai đoạn đầu.

Tranh cãi bắt đầu khi Arius, một linh mục ở Alexandria, đã đặt ra nghi vấn về bản tính Thiên Chúa của Chúa Jesus bởi vì, không giống như Đức Chúa Trời, Chúa Jesus đã được sinh ra và có khởi đầu (khác với Đức Chúa Trời là Đấng Hằng Hữu). Continue reading “25/08/325: Kết thúc Công đồng Nicaeca”

24/08/1572: Cuộc tàn sát ngày Thánh Bartholomew

Nguồn: Saint Bartholomew’s Day Massacre, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1572, vua Charles IX của Pháp, dưới sự ảnh hưởng của mẹ, Thái hậu Catherine de Medici, đã ra lệnh ám sát các nhà lãnh đạo Tin Lành Huguenot ở Paris, tạo ra một đợt thảm sát giết chết hàng chục ngàn người Huguenot khắp nước Pháp.

Hai ngày trước đó, Catherine đã ra lệnh giết Đô đốc Gaspard de Coligny, một nhà lãnh đạo Huguenot mà bà cho rằng đang dẫn con trai bà vào cuộc chiến với Tây Ban Nha. Tuy nhiên, Coligny chỉ bị thương, và Charles hứa sẽ điều tra vụ ám sát để xoa dịu những người Huguenot đang tức giận. Catherine sau đó đã thuyết phục vị vua trẻ rằng người Huguenot đang chuẩn bị nổi loạn, và ông đã cho phép người Thiên Chúa giáo được giết hại các lãnh đạo Huguenot. Hầu hết những người Huguenot này đang ở Paris vào thời điểm đó, để mừng lễ kết hôn giữa nhà lãnh đạo của họ, Henry xứ Navarre, với em gái của nhà vua, Margaret. Continue reading “24/08/1572: Cuộc tàn sát ngày Thánh Bartholomew”

23/08/1979: Aleksandr Godunov đào thoát sang Mỹ

Nguồn: Aleksandr Godunov defects to United States, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, ngôi sao ba lê của Liên Xô, Aleksandr Godunov, đã đào thoát sau khi trình diễn tại thành phố New York. Ông trở thành vũ công đầu tiên đào thoát khỏi vũ đoàn nổi tiếng, Bolshoi Ballet.

Godunov là người mới nhất trong hàng loạt các vũ công ballet đào thoát khỏi Liên Xô để đến Mỹ vào những năm 1960 và 1970. Rudolf Nureyev (1961), Natalia Makarova (1970) và Mikhail Baryshnikov (1974) đã tìm cách xin tị nạn ở Mỹ, rồi sau đó theo đuổi sự nghiệp nghệ thuật thành công ở Mỹ và trên toàn thế giới. Tuy nhiên, Godunov thuộc về một tầng lớp khác. Một bài báo của tờ New York Times sau khi bàn luận vụ đào thoát của ông đã nói rằng “với mái tóc dài vàng óng và dáng người cao ráo, Godunov có thể là vũ công ballet tiên phong của thế hệ rock. … Các khán giả trẻ dễ dàng nhận ra ông ấy.” Continue reading “23/08/1979: Aleksandr Godunov đào thoát sang Mỹ”

22/08/1944: Romania bị Liên Xô chiếm

Nguồn: Romania captured by the Soviet Union, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, quân đội Liên Xô đã tiến vào Jassy, đông bắc Romania, thuyết phục vua Romania ký thỏa thuận đình chiến với phe Đồng Minh và chuyển quyền kiểm soát đất nước của mình cho Liên Xô.

Ngay từ năm 1937, Romania đã nằm dưới quyền kiểm soát của một chính phủ phát xít rất giống với chính phủ Đức, bao gồm cả các luật bài Do Thái tương tự. Vua Romania, Carol II, đã giải tán chính phủ một năm sau đó, nhưng ông không thể ngăn chặn được tổ chức bán quân sự Cảnh vệ Sắt (Iron Guard) của lực lượng phát xít. Continue reading “22/08/1944: Romania bị Liên Xô chiếm”

21/08/1911: Phát hiện bức họa Mona Lisa bị trộm

Nguồn: Theft of Mona Lisa is discovered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1911, một họa sĩ nghiệp dư đã đến đặt giá vẽ của mình gần bức họa Mona Lisa của Leonardo da Vinci tại Bảo tàng Louvre ở Paris, chỉ để  phát hiện ra rằng kiệt tác đã biến mất. Một ngày trước đó, trong vụ trộm tranh có lẽ là táo tợn nhất mọi thời đại, Vincenzo Perugia đã bước vào Bảo tàng Louvre, gỡ bức tranh nổi tiếng khỏi bức tường, giấu nó dưới áo của mình và trốn thoát.

Trong khi toàn thể nước Pháp bị choáng váng, đã bắt đầu xuất hiện các giả thuyết về điều có thể xảy ra với tác phẩm nghệ thuật vô giá này. Hầu hết mọi người đều tin rằng những kẻ trộm chuyên nghiệp không thể thực hiện vụ trộm này, vì chúng đều biết sẽ rất nguy hiểm nếu cố bán bức tranh nổi tiếng nhất thế giới. Một tin đồn lan khắp Paris là người Đức đã đánh cắp bức tranh để làm nhục người Pháp. Continue reading “21/08/1911: Phát hiện bức họa Mona Lisa bị trộm”

20/08/1944: Anh hỗ trợ lực lượng Kháng chiến Pháp

Nguồn: Brits launch Operation Wallace and aid French Resistance, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, 60 binh sĩ Anh, chỉ huy bởi Thiếu tá Roy Farran, đã tiến đánh về phía đông từ Rennes đến Orleans, xuyên qua khu rừng bị Đức chiếm đóng và buộc người Đức phải rút lui. Anh cũng đã giúp đỡ quân Kháng chiến Pháp trong cuộc chiến giải phóng của họ. Được đặt tên là Chiến dịch Wallace, lần tiến quân về phía đông này chỉ là một sự kiện khác trong chuỗi thất bại của người Đức ở Pháp.

Người Đức vốn đã mất Normandy và đã rút lui khỏi miền nam nước Pháp. Hầu hết các binh sĩ Đức ở phía tây đều bị mắc kẹt – hoặc bị giết chết hoặc bị bắt làm tù binh – trong sự kiện được gọi là “Trận Falaise Pocket,” diễn ra ở một vùng đất xung quanh thị trấn Falaise nằm ở miền đông, vốn được bao quanh bởi quan đội Đồng Minh. Continue reading “20/08/1944: Anh hỗ trợ lực lượng Kháng chiến Pháp”

19/08/1934: Adolf Hitler trở thành Tổng thống Đức

Nguồn: Adolf Hitler becomes president of Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1934, Adolf Hitler, vốn đang làm Thủ tướng, đã được bầu làm Tổng thống Đức trong một hành động củng cố quyền lực chưa từng có trong lịch sử ngắn ngủi của nền cộng hòa.

Năm 1932, Tổng thống Paul von Hindenburg – người đã già nua, mệt mỏi và có chút lẩn thẩn, đã thắng cử chức Tổng thống, nhưng ông đã mất một phần đáng kể sự ủng hộ của cánh hữu/Bảo thủ vào tay Đảng Quốc xã. Những người thân thiết với Tổng thống muốn có mối quan hệ mật thiết hơn với Hitler và Đảng Quốc xã. Hindenburg đã khinh miệt sự vô luật pháp của Đức Quốc xã, nhưng cuối cùng đã phải chấp nhận để thay thế Heinrich Bruning, vị thủ tướng của ông, bằng Franz von Papen, người sẵn sàng xoa dịu Đức Quốc xã bằng cách dỡ bỏ lệnh cấm Đội quân Áo nâu của Hitler (tên gọi khác của Sturmabteilung hay Sư đoàn Bão táp) và đơn phương hủy bỏ các khoản bồi thường chiến phí của Đức theo quy định trong Hiệp ước Versailles, ký kết vào thời điểm kết thúc Thế Chiến I. Continue reading “19/08/1934: Adolf Hitler trở thành Tổng thống Đức”

18/08/1958: Lolita của Vladimir Nabokov được xuất bản

Nguồn: Lolita by Vladimir Nabokov is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1958, cuốn tiểu thuyết gây tranh cãi của Vladimir Nabokov, Lolita, đã được xuất bản ở Mỹ.

Cuốn tiểu thuyết viết về nỗi ám ảnh của một người đàn ông dành cho một cô bé 12 tuổi đã bị bốn nhà xuất bản từ chối trước khi G.P. Putnam’s Sons chấp nhận nó. Cuốn tiểu thuyết đã trở thành một tác phẩm bestseller, cho phép Nabokov giã từ sự nghiệp giáo sư đại học của mình.

Nabokov sinh năm 1899 tại St. Petersburg, Nga, trong một gia đình giàu có và ưu tú. Ông sống trong một ngôi nhà ở St. Petersburg và một dinh thự khác ở miền quê; ông còn được học quyền anh, tennis, và cờ vua. Nabokov sử dụng thành thạo tiếng Anh và tiếng Nga, theo học Đại học Cambridge, và được thừa kế 2 triệu đô la từ một ông chú. Tuy nhiên, gia đình ông đã mất phần lớn của cải khi Cách mạng Nga buộc họ phải trốn đến Đức. Continue reading “18/08/1958: Lolita của Vladimir Nabokov được xuất bản”

17/08/1998: Clinton ra làm chứng trước bồi thẩm đoàn

Nguồn: Clinton testifies before grand jury, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1998, Tổng thống Bill Clinton đã trở thành vị Tổng thống đầu tiên ra làm chứng trước Văn phòng Công tố Độc lập (Office of Independent Counsel) với tư cách đối tượng trong một cuộc điều tra của bồi thẩm đoàn.

Việc ra làm chứng này diễn ra sau cuộc điều tra kéo dài bốn năm về các cáo buộc rằng Clinton và Hillary có dính líu đến nhiều vụ tai tiếng, bao gồm quấy rối tình dục, giao dịch bất động sản bất hợp pháp và nghi ngờ về “chủ nghĩa thân hữu” trong việc sa thải các nhân viên của Nhà Trắng. Công tố viên độc lập, Kenneth Starr, sau đó đã phát hiện ra một vụ ngoại tình giữa Clinton và một thực tập sinh Nhà Trắng tên là Monica Lewinsky. Khi bị thẩm vấn về vụ việc, Clinton đã bác bỏ điều này, và Starr đã buộc tội Tổng thống khai man và cản trở công lý, điều đã buộc Clinton phải ra làm chứng vào ngày 17/08. Continue reading “17/08/1998: Clinton ra làm chứng trước bồi thẩm đoàn”

16/08/1945: Tướng Mỹ được Liên Xô phóng thích

Nguồn: Senior U.S. POW is released, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Trung tướng Jonathan Wainwright, vị chỉ huy bị quân Nhật bắt trên đảo Corregidor, ở Philippines, đã được quân Liên Xô thả ra khỏi trại giam tù nhân chiến tranh ở Mãn Châu, Trung Quốc.

Khi Tổng thống Franklin Roosevelt ra lệnh chuyển Tướng Douglas MacArthur từ Philippines sang Úc vào tháng 03/1942, Wainwright, khi đó vẫn là Thiếu tướng dưới quyền MacArthur, đã được thăng cấp tạm thời lên Trung tướng và trở thành chỉ huy tất cả các lực lượng của Mỹ ở Philippines. Quyết định chiến lược quan trọng đầu tiên của ông là đưa quân đội đến khu đồn trú được phòng vệ kỹ càng tại Corregidor. Khi người Nhật chiếm được Bataan và cho thực hiện “Hành trình Chết chóc Bataan[1]”, Corredigor trở thành chiến trường tiếp theo. Wainwright và 13.000 binh lính của ông đã chiến đấu suốt một tháng, dù gặp phải pháo binh hạng nặng. Cuối cùng, Wainwright và lực lượng của ông, khi hoàn toàn kiệt sức, đã đầu hàng vào ngày 06/05. Continue reading “16/08/1945: Tướng Mỹ được Liên Xô phóng thích”

15/08/1057: Malcolm giết Macbeth

Nguồn: Malcolm slays Macbeth, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1057, trong Trận Lumphanan, vua Macbeth của Scotland đã bị Malcolm Canmore giết chết. 17 năm trước, cha của Malcolm, vua Duncan I, đã bị chính Macbeth giết chết.

Macbeth là cháu nội của vua Kenneth II và có quyền thừa kế ngai vàng nhờ vợ của ông, Gruoch, là cháu của Kenneth III – vị vua Scotland bị lật đổ bởi người tiền nhiệm của Duncan là vua Malcolm II. Dưới triều vua Duncan, Macbeth là thống đốc tỉnh Moray của Scotland và là một chỉ huy quân sự được tin tưởng. Tuy nhiên, ông phản đối mối quan hệ của Duncan với người Saxon ở miền Nam, và đã nổi loạn. Ngày 14/08/1040, Macbeth giết Duncan trong một trận chiến gần Elgin, sau đó, ông được trao vương miện làm vua của Scotland. Continue reading “15/08/1057: Malcolm giết Macbeth”