Tro tàn của dòng họ Romanov

Nguồn: Anastasia Edel, “The Remains of the Romanovs”, The New York Times, 10/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày 17/07/1918, khi lực lượng Bạch Vệ tiến về khu vực do Hồng Quân kiểm soát ở quanh Yekaterinburg, Siberia, 12 lính Bolshevik được vũ trang đã đưa một nhóm 11 người đang bị lưu đày xuống tầng hầm trong căn biệt thự của một thương gia, nơi từng được gọi là Nhà Ipatiev, nay là “Nhà Mục đích Đặc biệt” (House of Special Purpose). Người nhỏ tuổi nhất trong nhóm này, cậu bé ốm yếu 13 tuổi tên là Aleksei, được bế trên tay cha cậu, người đàn ông mà cả gia đình quen gọi là Nicky, còn với tôi, và hàng triệu người Liên Xô khác, là “bạo chúa khát máu” Nicholas II.

Vị Sa hoàng bị lưu đày đã đi cùng với các cô con gái nhỏ, Anastasia, Maria, Tatyana và Olga; vợ ông, Alexandra; và người hầu của họ. Chỉ huy toán lính, Yakov Yurovsky, đọc nhanh những gì được viết trên một tờ giấy: “Cách mạng đang chết dần và các người cũng phải chết cùng nó.” Đêm cứ thế tràn ngập tiếng súng. Continue reading “Tro tàn của dòng họ Romanov”

Đặt lại vấn đề thời điểm ra đời của nhà nước Lâm Ấp

Tác giả: Đổng Thành Danh

Dẫn luận

Lâm Ấp (Linyi) là một quốc gia thường được nhắc đến trong các văn bản của Trung Hoa để chỉ chính thể đầu tiên là tiền thân của vương quốc Chiêm Thành, tức là Champa sau này. Trong các nguồn sử liệu của Trung Hoa, Lâm Ấp thường được mô tả như một chính thể ở biên giới phía Nam thỉnh thoảng triều cống Thiên triều, nhưng cũng là nguồn gốc của các xung đột quân sự ở phía cực Nam của đế chế Trung Hoa. Cũng theo các văn bản này, Lâm Ấp là một chính thể ra đời từ kết quả của cuộc đấu tranh giành độc lập với nhà Hán, sau đó phát triển, mở rộng lãnh thổ để trở thành một chính thể độc lập và hùng mạnh trong khu vực[1]. Trong hầu hết các nghiên cứu về Lâm Ấp, các học giả cho rằng nhà nước này được thành lập vào năm 192, tuy nhiên việc đánh giá lại các nguồn sử liệu sơ cấp và các nghiên cứu thứ cấp về Lâm Ấp sẽ cho ta thấy một cách nhìn mới về niên đại khởi đầu của chính thể Lâm Ấp. Continue reading “Đặt lại vấn đề thời điểm ra đời của nhà nước Lâm Ấp”

Friedrich Engels và hai mối tình ở Manchester

Tác giả: Nguyễn Giang

Friedrich Engels trở thành người cộng sản vào năm 1842 và thực trạng giới cần lao ở Manchester, Anh Quốc đã hình thành quan điểm của ông.

Sinh ra tại Đức nhưng Engels đã đến sống ở Manchester 30 năm liền và gắn bó với thành phố này tới mức để lại hai mối tình tại đây.

Đời Engels (1820-1895), nhân vật thứ nhì chỉ sau Karl Marx trong giới cộng sản tiền bối, luôn có hai mặt: vừa hưởng thụ và kiếm tiền, vừa theo đuổi lý tưởng.

Ngay khi còn ở Đức, ông đã đăng lính trong lúc vẫn mang quan điểm ‘phản chiến’. Continue reading “Friedrich Engels và hai mối tình ở Manchester”

Về quốc hiệu nhà Lý

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vào năm 1054, sau khi  lên  ngôi,  vua  Lý Thánh Tông đặt ra quốc  hiệu là ĐẠI VIỆT  (建國號曰大越),[1] và từ đó về sau được các triều đại  Trần,  Hậu Lê, Lê Trung Hưng, chúa Trịnh –  Nguyễn vẫn sử dụng lại quốc hiệu này (quốc hiệu Đại Việt chỉ bị gián đoạn khi nhà Hồ cải quốc hiệu là Đại Ngu và chấm dứt vào thời nhà Nguyễn  với quốc hiệu mới là Việt Nam). Hầu như mọi sử gia, học giả trong và ngoài nước Việt Nam từ xưa đến nay đều tin tưởng không chút hoài nghi là quốc hiệu ĐẠI VIỆT do vua Lý Thánh Tông lần đầu tiên đặt ra. Tuy nhiên, trong bài viết “Nhận  thức mới về quốc  hiệu nhà Đinh”,[2]  chúng  tôi đã gợi ý, nhận định như sau: Sự xuất hiện  quốc hiệu ĐẠI VIỆT trên viên  gạch  thời Đinh  ở Hoa Lư đã là bằng chứng  quan trọng để phủ nhận định kiến xưa nay về quốc  hiệu ĐẠI VIỆT do Lý Thánh Tông đặt ra. Sự thật là nhà Lý chỉ dùng lại tên nước cũ từ thời Đinh – Tiền Lê mà thôi. Continue reading “Về quốc hiệu nhà Lý”

Nam Việt Nam cũng có phong trào chống chiến tranh

Nguồn: Van Nguyen Marshall, “South Vietnam had an anti-war movement, too”, The New York Times, 15/09/2017.

Biên dịch: Trần Hoàng Nhị

Năm 1967 là một năm bước ngoặt trong phong trào chống chiến tranh ở Hoa Kỳ, từ những phát biểu mạnh mẽ như bài diễn văn của Mục sư Tiến sĩ Martin Luther King Jr. tại nhà thờ Riverside vào Tháng Tư, đến cuộc tuần hành đến Lầu Năm Góc vào tháng Mười. Cũng đáng chú ý như vậy, nhưng ít được biết đến hơn, là phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên miền Nam Việt Nam.

Thanh niên Việt Nam, cho dù theo xu hướng chính trị nào, cũng đã đóng vai trò tích cực và quan trọng trong nền chính trị của Nam Việt Nam, nhiều khi như một lực lượng đối lập chính thức, có khả năng định hình các sự kiện trên sân khấu quốc gia. Và cũng như ở Hoa Kỳ, 1967 là một năm trọng đại của phong trào này. Continue reading “Nam Việt Nam cũng có phong trào chống chiến tranh”

Hình ảnh ‘vua hổ’ và ‘hầu vương’ trong Mao Trạch Đông

Nguồn: Roderick MacFarquhar, “How Mao Molded Communism to Create a New China“, The New York Times, 23/10/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong thời khắc cuối đời, khi đang hấp hối vì căn bệnh xơ cứng teo cơ (bệnh Lou Gehrig), Mao Trạch Đông tuyên bố hai thành tựu của mình là gồm đưa cách mạng cộng sản đi đến chiến thắng và phát động Cách mạng Văn hoá. Bằng cách nhấn mạnh những giai đoạn này, ông cũng nhấn mạnh mâu thuẫn suốt đời trong thái độ của ông đối với cách mạng và quyền lực nhà nước.

Mao định hình chủ nghĩa cộng sản cho phù hợp với hai khía cạnh tính cách của mình. Nói như người Trung Quốc, ông vừa là một vị vua hổ, vừa là một hầu vương.

Continue reading “Hình ảnh ‘vua hổ’ và ‘hầu vương’ trong Mao Trạch Đông”

Thế hệ trí thức thời đại Minh Mệnh

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Mỗi thời đại tạo ra thế hệ trí thức của riêng mình. Tầm nhìn, phẩm chất và vai trò của họ được đo bằng đóng góp cho sự phát triển của xã hội và các giá trị nhân văn.

Đánh giá tầm vóc thời đại chính là việc đánh giá tầm cỡ, bản lĩnh, trí tuệ, khả năng sáng tạo của người trí thức và độ dấn thân của họ, nhằm mang tri thức của mình phục vụ cho sự phát triển xã hội. Vì thế, sứ mệnh cốt lõi của mỗi thế hệ trí thức là xác định và giải quyết vấn đề của thời đại mình. Việc không nhận thức được câu hỏi cốt lõi của thời đại, né tránh hay thất bại trong việc trả lời câu hỏi này hoàn toàn thuộc về trách nhiệm của thế hệ trí thức đó đối với thời đại của mình. Họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và hậu thế.

Bài viết này đề cập đến thế hệ trí thức xuất hiện dưới thời kỳ Minh Mệnh (1820-1841), cách họ xác định câu hỏi của thời đại mình và nỗ lực trả lời nó trong thực tiễn. Cũng như cách thức họ trưởng thành và phát triển với tinh thần “đổi mới sáng tạo” trong thời đại mình. Continue reading “Thế hệ trí thức thời đại Minh Mệnh”

Trung Quốc dùng trường học để gây ảnh hưởng lên Bắc Việt ra sao?

Nguồn: Olga Dror, “How China used schools to win over Hanoi“, The New York Times, 26/01/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào tháng 12 năm 1966, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hay Bắc Việt Nam, đã ký một thỏa thuận với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc thành lập các trường học dành cho trẻ em Bắc Việt Nam tại Trung Quốc. Theo đó Trung Quốc sẽ cung cấp địa điểm, tài chính và trang thiết bị. Vào thời điểm đó, chiến dịch đánh bom miền Bắc của Mỹ đang ở cao trào và Hà Nội muốn chuyển học sinh của mình tới một nơi an toàn.

Khía cạnh thực sự đặc biệt của hoạt động hợp tác giáo dục xuyên biên giới này là việc nó xảy ra giữa thời kỳ Cách mạng Văn hoá ở Trung Quốc. Cách mạng Văn hoá bắt đầu vào tháng 5 năm 1966 và đã hủy hoại hệ thống giáo dục của Trung Quốc (và khiến kinh tế Trung Quốc kiệt quệ). Nhưng người Trung Quốc đã sẵn sàng dành chỗ cho học sinh Bắc Việt vì điều này phù hợp với một mục tiêu địa chính trị cao hơn: cạnh tranh với Liên Xô để lãnh đạo phong trào cộng sản toàn cầu. Continue reading “Trung Quốc dùng trường học để gây ảnh hưởng lên Bắc Việt ra sao?”

Hình tượng voi trong nghệ thuật Đông Sơn và vấn đề lịch sử Tượng Quận

Tác giả: Phạm Quốc Quân

Trong nền nghệ thuật văn hóa Đông Sơn nổi tiếng ở nước ta, cách ngày nay trên dưới  2000 năm, đã xuất trình hàng loạt bộ  sưu tập, phản ánh muôn mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, tín ngưỡng và tâm linh của cư dân Việt cổ, để rồi, tạo nên một ngôi sao sáng chói trên bầu trời khu vực lúc bấy giờ. Trong những  bộ  sưu tập phong  phú ấy, hình ảnh voi là vô cùng ấn tượng với những  biểu hiện tư duy đa ngữ nghĩa, và phong cách thể hiện vô cùng phong phú, mà giờ đây, sự tích lũy tư liệu ngày một điền đầy có thể dễ nhận ra, trong khi, vài thập niên trước còn khá mờ nhạt, do tài liệu còn ít ỏi. Rồi, đâu đó, trong  các văn liệu sử và khảo cổ học,  có đôi ba gợi ý về mối liên hệ giữa hình ảnh con voi với  danh xưng Tượng Quận, khiến khó có  thể bỏ  qua, dẫu rằng, giải mã mối quan hệ ấy là vô cùng  phức tạp, khi tính đa chức năng, đa ngữ nghĩa của vật dụng từ những sáng tạo của con người  nói chung và người Việt cổ  nói riêng, dường  như không  có biên  độ rõ ràng.  Bài viết này, xin mạnh dạn gợi mở vài ý ban đầu qua những kiến giải chủ quan và trực quan, mong lần ra được sợi dây liên hệ mong manh giữa chúng, khi di vật khảo cổ học và tư liệu lịch sử dường như có sự trùng khớp ít nhiều. Continue reading “Hình tượng voi trong nghệ thuật Đông Sơn và vấn đề lịch sử Tượng Quận”

Tống Sơn Quận chúa Ngọc Vạn: Huyền Trân công chúa của phương Nam

Trước nay khi bàn đến công lao mở đất về phương Nam dưới thời chúa Nguyễn, mọi người đều đề cập đến công lao của công nữ Ngọc Vạn, ái nữ của chúa Sãi Nguyễn Phương Nguyên, người có tầm nhìn chiến lược sâu sắc trong công cuộc thực hiện di ngôn chánh trị của chúa tiên Nguyễn Hoàng, qua cuộc hôn nhân với quốc vương Chân Lạp Chey Chetta II. Nhưng do điều kiện tư liệu, nên tiểu sử của vị công nữ đã từng là thái hậu của vương quốc Chân Lạp, chưa được viết đầy đủ. Chỉ biết bà kết hôn với quốc vương Chân Lạp về Ouđông từ năm 1620, đến năm 1628, quốc vương qua đời, bà được tôn làm thái hậu và trong những năm cuối đời bà về Sài Côn ( Tên gọi cũ của Sài Gòn) rồi lên núi chứa chan ( Biên Hoà) dựng chùa ẩn tu cho đến lúc qua đời. Continue reading “Tống Sơn Quận chúa Ngọc Vạn: Huyền Trân công chúa của phương Nam”

Vai trò của lực lượng nô lệ trong xã hội Đại Việt thời Lý

Tác giả: Đinh Thị Duyệt

Tìm hiểu lịch sử Đại Việt thời Lý (1009 – 1225), chúng ta cần làm sáng tỏ một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự sung túc của đất nước thời kỳ này. Đó là lực lượng nhân công được “nhập khẩu” về từ nhiều nguồn khác nhau: Trung Hoa, Chiêm Thành, Ai Lao… đã tham gia trong hầu hết các hoạt động kinh tế với thân phận nô lệ, góp phần tạo nên nhiều kiến trúc và công trình văn hóa trong giai đoạn đầu tự chủ. Bài viết đóng góp một giả thuyết mới vào vấn đề Việt Nam có chế độ chiếm hữu nô lệ hay không, từng là vấn đề được nhiều nhà sử học quan tâm và tranh luận. Continue reading “Vai trò của lực lượng nô lệ trong xã hội Đại Việt thời Lý”

460 năm Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa (1558-2018)

Tác giả: Trần Viết Ngạc

Nguyễn Phúc tộc thế phả chép về Nguyễn Hoàng có đoạn:

“Năm Ất Tỵ (1545) đức Triệu Tổ mất, lúc này ngài 21 tuổi, được tập phong tước Hạ Khê Hầu…

Đời Lê Trang Tông, ngài được tấn phong tước Đoan Quận công, khi Trịnh Kiểm chuyên quyền, ám hại Lãng Quận công Nguyễn Uông (anh của ngài), ngài nghe mưu của cậu là Nguyễn Ư Kỷ, cáo bệnh giữ mình. Hiểu ý câu nói của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại chung thân” và theo lời khuyên của cậu, ngài nhờ chị Ngọc Bảo xin với Trịnh Kiểm (chồng của bà Ngọc Bảo) cho vào trấn đất Thuận Hóa”.[1]

Đại Nam liệt truyện tiền biên, Đại Việt sử ký toàn thư (trong lời chú của dịch giả) và những tác giả viết về chúa Nguyễn, triều Nguyễn đều viết với nội dung tương tự. Continue reading “460 năm Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa (1558-2018)”

Chiến lược kinh tế của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương

Nguồn: Matthew P. Goodman, Scott Miller & Amy Searight, “U.S. Economic Strategy in the Asia Pacific“, CSIS, 10/2017.

Biên dịch: Trần Quang

Giới thiệu 

Tháng 1/2017, Ủy ban chiến lược kinh tế châu Á CSIS lưỡng đảng đã công bố một báo cáo khuyến nghị rằng Chính phủ Mỹ dưới thời Donald Trump nên thông qua một chiến lược kinh tế toàn diện đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương năng động. Báo cáo đó, mang tên Củng cố chiến lược kinh tế của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, đã phác thảo các xu hướng kinh tế lớn định hình khu vực, biện luận ủng hộ sự lãnh đạo của Mỹ trong các vấn đề khu vực, và đặt ra một chiến lược toàn diện để đảm bảo thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ.  Continue reading “Chiến lược kinh tế của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương”

Từ một bản đồ hàng hải cổ luận bàn về danh tính nước Việt

Tác giả: Trần Gia Ninh

Dải đất chữ S dưới con mắt của các nhà hàng hải phương Tây xưa

Tấm bản đồ hàng hải (nautical map) trong ảnh được vẽ vào khoảng giữa của thế kỷ 16, có lẽ là một bản đồ cổ nhất và khá đầy đủ mà các nhà hàng hải phương Tây vẽ về Phương Đông. Bản đồ gốc hiện được treo trên tường thư phòng của Hoàng Đế Phelipe II (1527-1598), trong cung điện El Escorial của Vương quốc Tây Ban Nha.

Tấm bản đồ này được vẽ cùng thời với N. Copernicus cho rằng trái đất tròn quay quanh mặt trời (1543) và  G. Galilei  mới chào  đời (1564). Thế kỷ 16 bắt đầu là triều đại nhà Lê (vua Lê Tương Dực) tiếp đó là nhà Mạc 1527-1593, ở nước ta lúc đó có tên là nước Đại Việt. Khi xem tấm bản đồ, chắc người Việt nào cũng  giật mình thấy trong khi các địa danh CAMBODIA (Campuchia), CHAMPA (Chiêm Thành) được ghi rất rõ ràng, thì không thấy tên nước Đại Việt ở đâu cả. Continue reading “Từ một bản đồ hàng hải cổ luận bàn về danh tính nước Việt”

Nagara Vijaya trong lịch sử Mandala Champa

Tác giả: Đỗ Trường Giang

Sự trỗi dậy của Nagara Vijaya và bước ngoặt trong lịch sử mandala Champa thế kỷ XII

Những nghiên cứu trước đây, hầu hết dựa vào công trình nổi tiếng của G.Maspero, đều cho rằng vào cuối thế kỷ X, cùng với sự chấm dứt của vương triều Đồng Dương, đã diễn ra một sự “dời đô” từ vùng Quảng Nam về Bình Định với kinh đô mới đặt tại thành Đồ Bàn. Sự thay đổi trung tâm chính trị đó cũng dẫn tới sự suy tàn của thương cảng Hội An và từ đây thương cảng Thi Nại đã thay thế Hội An trở thành trung tâm ngoại thương và giao lưu văn hóa chính của Champa. Đó là cách diễn giải của các học giả người Pháp từ đầu thế kỷ XX và được chấp nhận như là cách hiểu “chính thống” về sự ra đời của “vương triều Vijaya” được cho là kéo dài từ cuối thế kỷ X cho đến năm 1471 khi vua Lê Thánh Tông tấn công lần cuối cùng vào thành Đồ Bàn. Luận giải của G.Maspero về sự “dời đô” của Champa từ Đồng Dương về Vijaya (Bình Định) là dựa trên quan niệm cho rằng Champa là một quốc gia thống nhất giống như Trung Hoa hay Đại Việt đương thời, và vì thế trong mỗi thời kỳ lịch sử chỉ có một trung tâm quyền lực duy nhất ở Champa, và theo đó các vua Champa đã “dời đô” từ Amaravati về Vijaya vào cuối thế kỷ X.[1] Continue reading “Nagara Vijaya trong lịch sử Mandala Champa”