Thân phận phụ nữ Việt Nam Cộng hòa thời chiến

Nguồn: Heather Stur, South Vietnam’s ‘Daredevil Girls’, The New York Times, 01/08/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đã hơn một tuần kể từ khi Đặng Nguyệt Anh được tin về một cuộc tấn công của Việt Cộng ở tỉnh Phước Long, phía đông bắc Sài Gòn, dọc biên giới Campuchia, nơi chồng cô đang đóng quân. Cô vẫn chưa nghe tin gì từ anh, và sự đợi chờ sớm trở nên không thể chịu đựng nổi.

Vậy là người phụ nữ quyết định bắt xe buýt từ nhà ở Sài Gòn đến thị trấn Đồng Xoài, nơi cô quá giang trên một chiếc xe quân đội để đến trung tâm huấn luyện nơi chồng mình đang ở. Trên đường đi, Việt Cộng tấn công chiếc xe, cô bị bắn vào cả hai tay và còn bị gãy xương bàn chân. Continue reading “Thân phận phụ nữ Việt Nam Cộng hòa thời chiến”

Lược sử Chiến tranh Lạnh và sự tham gia của Mông Cổ

Biên dịch: Hoàng Tuấn Thịnh

Nhiều lần nghe các thầy giáo cao niên của trường đại học phàn nàn thanh niên thời nay không biết, không quan tâm đến lịch sử, không có những kiến thức sơ đẳng nhất về lịch sử thế giới. Bản thân tôi, lúc đầu là giáo viên dạy môn Lịch sử Quan hệ quốc tế nên tôi nhất trí với nhận xét này. Để sẻ chia lời phàn nàn đó, tôi quyết định trả lời câu hỏi của nhiều người thường nêu ra. Tôi muốn làm rõ về “Chiến tranh Lạnh” là gì, tại sao nó xuất hiện, diễn biến ra sao và kết thúc lúc nào. Tôi muốn tóm lược các sự kiện một cách giản đơn nhất có thể và cũng muốn điểm lại sự tham gia của Mông Cổ trong cuộc chiến này. Continue reading “Lược sử Chiến tranh Lạnh và sự tham gia của Mông Cổ”

Xã hội nước ta dưới thời vua Lê Đại Hành

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Thiên Phúc: 980-988; Hưng Thống: 989-993; Ứng Thiên 994-1005

Lãnh thổ nước Đại Cồ Việt thời Vua Lê Đại Hành về phía bắc rộng hơn thời nhà Lý; do bởi dưới thời Vua Lý Nhân Tông, hai Tù trưởng Nùng Tôn Đán, Nùng Trí Hội tại biên giới qui phụ nhà Tống, nạp cho Tống hai động Vật Dương, Vật Ác, nay thuộc Tĩnh Tây, tỉnh Quảng Tây . Bộ sử Tục Tư Trị Trường Biên của Lý Đào đời Tống chép như sau: Continue reading “Xã hội nước ta dưới thời vua Lê Đại Hành”

Sự bí ẩn của nàng ‘Hannah Hà Nội’

Nguồn: Don North, “The Mystery of Hanoi Hannah”, The New York Times, 28/02/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tên thật là Trịnh Thị Ngọ, nhưng cô tự gọi mình là Thu Hương, “Hương của mùa Thu.” Còn chúng tôi gọi cô là Hannah Hà Nội – giọng nữ chính trong chương trình tuyên truyền của Bắc Việt qua làn sóng phát thanh nhắm vào quân nhân Mỹ trên khắp miền Nam Việt Nam, cố gắng thuyết phục họ rằng chiến tranh là trái đạo đức và hãy buông bỏ vũ khí mà trở về quê nhà.

Công việc của Hannah là khiến người ta thư giãn pha chút lo lắng, chứ không phải dụ dỗ hay quyến rũ. Tiếng Anh của cô gần như hoàn hảo và bất cứ gã đàn ông nào cũng sẽ “sa ngã” khi nghe tiếng cô qua radio và chẳng thể nào quay đi. “Các anh có khỏe không, chàng lính Mỹ vô danh?”- cô hỏi trong một chương trình phát sóng tháng 06/1967. “Tôi thấy rằng hầu hết các anh đều không được biết nhiều về diễn biến của cuộc chiến, chẳng một ai cho các anh lời giải thích rành rọt cho sự hiện diện của các anh ở đây. Không gì khó hiểu hơn là bị ra lệnh bước vào một cuộc chiến để rồi phải mất mạng hay thương tật cả đời mà chẳng có lấy một ý niệm, dù là mờ nhạt nhất, về những chuyện đang xảy ra.” Continue reading “Sự bí ẩn của nàng ‘Hannah Hà Nội’”

Quan hệ Mông Cổ – Nhật Bản và vai trò của Liên Xô

Biên dịch: Hoàng Tuấn Thịnh

Năm 1968, với khẩu hiệu “sẽ chấm dứt chiến tranh Việt Nam”, Richard Nixon trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. Nhưng sự lây lan của cuộc chiến đã trở nên trầm trọng và điều trị nó giống như phải điều trị căn bệnh ung thư. Tiến sỹ Henry Kissinger được mời làm Cố vấn An ninh quốc gia. Hai chính trị gia này trở thành những người điều chỉnh lớn trong bối cảnh quan hệ quốc tế phức tạp và nhạy cảm. Để chấm dứt chiến tranh Việt Nam, họ đã sử dụng chiến thuật thích hợp với hai cường quốc cộng sản (Liên Xô và Trung Quốc), chỗ dựa của cuộc chiến. Điều khá thú vị là hai cường quốc này lại biến Hoa Kỳ trở thành đồng minh của mình để chống lại nhau. Continue reading “Quan hệ Mông Cổ – Nhật Bản và vai trò của Liên Xô”

Bang giao Việt – Trung thời Vua Lê Đại Hành

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau cuộc chiến tranh Việt – Trung năm 981, vua Tống Thái Tông chủ trương thôi đánh nước Đại Cồ Việt, ý định của nhà vua được tiết lộ với quần thần qua văn bản trả lời sớ can gián của viên Chuyển vận sứ Điền Tích vào tháng 9 năm Thái Bình Thiên Quốc thứ 6 [981]. Tuy nhiên đối với nước Việt, Vua Tống vẫn tiếp tục đe dọa, bằng cách sai viên Chuyển vận sứ Lãnh Nam [Quảng Đông, Quảng Tây] Hứa Trọng Tuyên điều động quân tại biên giới và dọa sẽ sang đánh. Phía Đại Cồ Việt cũng tỏ ra hòa hoàn, Vua Lê Đại Hành dùng tên Vua cũ Đinh Toàn dâng biểu tạ tội và triều cống: Continue reading “Bang giao Việt – Trung thời Vua Lê Đại Hành”

Quan hệ Mông Cổ – Triều Tiên trong 30 năm gần đây

Tác giả: Baabar | Biên dịch: Hoàng Tuấn Thịnh

Triều Tiên là nước thứ hai thiết lập quan hệ ngoại giao với Mông Cổ, vào ngày 15/10/1948. Năm 1946, Liên Xô và Trung Quốc công nhận nền độc lập của nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ, nhưng Chính phủ Quốc dân đảng ở Trung Quốc không thiết lập quan hệ ngoại giao với Mông Cổ, đến năm 1950 nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới mở Đại sứ quán của mình tại Ulan Bato. Do đó, Triều Tiên là quốc gia thứ hai trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại giao với Mông Cổ.

Trong thời kỳ chiến tranh Triều Tiên (1950 -1953), Mông Cổ là quốc gia cộng sản luôn đứng về phía Triều Tiên, đã giúp rất nhiều vật chất cũng như tinh thần. Ngoài việc cung cấp thịt cho Triều Tiên, Mông Cổ còn cung cấp ngựa chiến cho quốc gia này cũng như nhận nuôi dưỡng nhiều trẻ em Triều Tiên bị mồ côi trong chiến tranh. Continue reading “Quan hệ Mông Cổ – Triều Tiên trong 30 năm gần đây”

Lễ giáo phong kiến liên quan gì với nạn ăn thịt người ở TQ thời xưa?

Tác giả: Nguyên Hải

Trong Nhật ký người điên, Lỗ Tấn mượn lời người điên để tố cáo bản chất ăn thịt người của lễ giáo phong kiến: “Mình đã sống bao nhiêu năm ở một nơi người ta ăn thịt lẫn nhau”… “Sách thánh hiền chép toàn những điều nhân nghĩa nhưng người đọc chỉ thấy thấp thoáng giữa các trang sách mấy chữ Ăn Thịt Người!

Thánh hiền ở đây là Khổng Tử, nhà sáng lập Nho giáo với thành phần chính là lễ giáo phong kiến. Như vậy giữa Nho giáo với nạn ăn thịt người có mối quan hệ gì chăng? Bài này thử bàn chuyện ấy. Việc này nên làm, vì Nho giáo hiện nay vẫn còn tác động tới đời sống mọi mặt ở ta, làm chậm bước tiến của nền dân chủ, do đó cần phê phán mặt tiêu cực của Nho giáo. Continue reading “Lễ giáo phong kiến liên quan gì với nạn ăn thịt người ở TQ thời xưa?”

Cuộc chiến chống lại chính sách Trung Quốc hóa của Mông Cổ

Biên dịch: Hoàng Tuấn Thịnh

Ngay sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố độc lập, Mao Trạch Đông đã tiến hành chính sách Trung Quốc hóa người Mông Cổ và bắt đầu thực thi nhiều hành động chống lại nền độc lập của Mông Cổ.

Lãnh tụ Mông Cổ lúc đó là  Khorloogiin Choibalsan nói với Yumjaagiin Tsedenbal rằng, “dã tâm của Trung Quốc đối với Mông Cổ là không bao giờ thay đổi, nhưng vì thông lệ ngoại giao, chúng ta sẽ gửi điện mừng cho họ”.  Vì vậy, Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ đã gửi điện mừng nhân ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tại Bắc Kinh, khi tiếp đoàn đại biểu Chính phủ Mông Cổ do Yumjaagiin Tsedenbal dẫn đầu, Mao Trạch Đông nói: “Trung Quốc đã áp bức Mông Cổ trong nhiều thế kỷ”. Yumjaagiin Tsedenbal lập tức đáp lại: “Người Mông Cổ chúng tôi cũng áp bức, làm khổ nhân dân Trung Quốc trong nhiều năm (ám chỉ việc Thành Cát Tư hãn và hậu duệ của ông đô hộ Trung Quốc gần 100 năm – ND); vấn đề này chúng ta không nên bàn luận nữa, nó có thể làm tất cả chúng ta đi lạc hướng; chúng ta cần phải nhìn về phía trước, hợp tác để cùng nhau phát triển”. Continue reading “Cuộc chiến chống lại chính sách Trung Quốc hóa của Mông Cổ”

Hai cống hiến lớn về văn hóa của học giả Phạm Quỳnh

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Học giả Phạm Quỳnh sinh ra vào thời đại văn minh phương Tây ồ ạt tràn vào châu Á, va chạm với văn minh phương Đông. Giới trí thức Á Đông bừng tỉnh trước sự vượt trội của văn minh phương Tây và sức mạnh quân sự hơn hẳn của các nước Âu Mỹ. Tự đắc với nền văn minh 5.000 năm, triều đình nhà Thanh  ra sức chống lại các đế quốc phương Tây, kết cục thất bại nhục nhã. Giới trí thức Trung Quốc giận dữ đổ tội cho nền văn hóa truyền thống nước mình. Người Nhật khôn ngoan vội “bái địch vi sư”, bỏ ông thầy Tàu, dốc lòng học ông thầy Tây, tiến nhanh lên con đường hiện đại hóa, trở thành cường quốc số Một châu Á.

Việt Nam phản ứng ra sao trước sự xâm nhập của văn minh phương Tây ? Khi ấy nước ta đã trở thành thuộc địa của Pháp. Sau khi bình định xong các cuộc nổi dậy của nhân dân ta, thực dân Pháp bắt đầu thi hành chiến lược đồng hóa dân tộc ta bằng văn hóa. Chính quyền thuộc địa dùng các biện pháp hành chính mở rộng giảng dạy chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp, hạn chế giáo dục chữ Hán. Tây học bắt đầu hưng thịnh, Hán học suy tàn dần. Continue reading “Hai cống hiến lớn về văn hóa của học giả Phạm Quỳnh”

Lê Đại Hành dẹp loạn, phạt Tống, bình Chiêm

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vua Lê Đại Hành họ Lê tên Hoàn, người đất Ái Châu [Thanh Hóa],[1] làm quan nhà Đinh đến chức Thập đạo tướng quân; khi quân Tống xâm lược nước ta, đem quân ra chống cự thắng lợi, rồi thay nhà Đinh làm vua; ở ngôi 24 năm, thọ 65 tuổi [941 – 1005]. Vua trừ nội loạn lên ngôi, đuổi giặc ngoại xâm yên dân, trong nước thanh bình.

Trước kia cha vua là Mịch, mẹ là Đặng thị khi mới có thai chiêm bao thấy trong bụng nở hoa sen, chỉ chốc lát đã kết hạt, bèn lấy hạt chia cho mọi người, còn mình thì không ăn, tỉnh dậy không hiểu nguyên do thế nào; đến ngày 15 tháng 7 năm Tân Sửu [941], sinh ra vua. Bà mẹ thấy con tướng mạo khác thường, lại nhân giấc mộng suy ra, bảo với mọi người rằng: Continue reading “Lê Đại Hành dẹp loạn, phạt Tống, bình Chiêm”

Quan hệ Liên Xô – Mông Cổ qua hồi ký một nhà ngoại giao Liên Xô

Biên dịch: Hoàng Tuấn Thịnh

Lời người dịch: Liên bang Nga đã xuất bản cuốn hồi ký của Mi-kha-in Ca-pi- xa dưới đầu đề “Ghi chép của nhà ngoại giao, chu du nhiều nước”. Điều đáng tiếc là một năm sau khi ông mất, quyển sách mới được ấn hành. Ông làm việc ở Bộ Ngoại giao Liên Xô khoảng 40 năm, từ cương vị Bí thư thứ nhất đến Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Mi-kha-in Ca-pi-xa không chỉ là nhà ngoại giao, mà còn là nhà bác học lớn. Chỉ riêng về quan hệ Liên Xô – Trung Quốc và về chính sách của Liên Xô đối với khu vực Viễn Đông, châu Á- Thái Bình Dương, ông đã viết nhiều tác phẩm và có trên 100 đề tài nghiên cứu. Ông cũng là người đứng đầu Viện phương Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô trong thời gian 07 năm. Cuộc đời hoạt động phong phú của ông được thể hiện trong cuốn hồi ký “Ghi chép của nhà ngoại giao, chu du nhiều nước”. Dưới đây là phần lược dịch từ chương nói về quan hệ Liên Xô – Mông Cổ trong cuốn hồi ký của ông. Continue reading “Quan hệ Liên Xô – Mông Cổ qua hồi ký một nhà ngoại giao Liên Xô”

Tư liệu lịch sử về quan hệ Hồ Chí Minh – Stalin những năm 1950

Biên dịch: Hồ Anh Hải

1. Đối thoại thân mật Hồ Chí Minh – Stalin ngày 16/02/1950

Tạp chí Triển vọng, tiếng Trung Quốc, xuất bản tại Hong Kong, số 511 tháng 11/1983 có đăng một bài trích trong cuốn “Trải nghiệm tám năm ở Bộ Ngoại giao” của ông Ngũ Tu Quyền[1] nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Bài này viết về sự kiện Liên Xô và Trung Quốc ký kết Hiệp ước Hữu hảo đồng minh tương trợ Xô-Trung ngày 14/02/1950 tại Moskva. Tối 16/2, phía Liên Xô tổ chức chiêu đãi tiễn đoàn Trung Quốc về nước.[2] Chủ tịch Hồ Chí Minh được mời tới dự, ngồi cùng bàn với Stalin, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai. Dưới đây dịch nguyên văn đoạn Ngũ Tu Quyền kể về mấy câu đối thoại giữa Hồ Chí Minh với Stalin tại buổi chiêu đãi nói trên: Continue reading “Tư liệu lịch sử về quan hệ Hồ Chí Minh – Stalin những năm 1950”

Đừng để ‘triều cống’ đánh lừa: Quan hệ Trung Hoa và Đông Nam Á thời Tống

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Bài viết này đặt lại vấn đề tiếp cận quan hệ “triều cống” như mô thức trung tâm trong các nghiên cứu quan hệ giữa Đông Nam Á với Trung Hoa. Thông qua việc khảo sát tương tác giữa các vương quốc Đông Nam Á với nhà Tống (thế kỷ X-XIII), bài viết lập luận rằng có sự dịch chuyển liên tục trong cấu trúc tương tác giữa Trung Hoa với Đông Nam Á mà khái niệm “triều cống” tỏ ra cứng nhắc và không phản ánh hết được những thay đổi của mô hình tương tác này, bao gồm việc di cư và sự bùng nổ của thương mại tư nhân. Điều này có thể gợi ý về sự cần thiết phải đặt triều cống trong khung cảnh của các mối tương tác hơn là đặt các mối tương tác trong khung cảnh triều cống. Với cách thức đó, bài viết này thách thức góc nhìn truyền thống về vai trò và quyền lực của ‘triều cống’ trong lịch sử bang giao Đông Á. Continue reading “Đừng để ‘triều cống’ đánh lừa: Quan hệ Trung Hoa và Đông Nam Á thời Tống”

Thời đại đồ sắt và nghề luyện sắt của tổ tiên người Việt

Tác giả: Trần Gia Ninh

Lời giới thiệu của Tia Sáng: Cho đến nay, các nghiên cứu khảo cổ học, lịch sử cho thấy người Việt cổ luyện kim thành thạo từ sớm, với những dấu vết của luyện kim đồng thau ngay từ giai đoạn kết thúc của văn hóa Phùng Nguyên (niên đại 4000-3500 năm cách ngày nay). Đối với đồ sắt, các phát hiện khảo cổ học gần đây cũng cho thấy dấu hiệu của nghề luyện sắt từ thế kỷ 2-3 trước Công nguyên với những vết tích lò luyện sắt, hòn quặng sắt, xỉ sắt hình giọt nước tại di chỉ Đồng Mỏm, xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Các hiện vật sắt, gỉ sắt không rõ hình dạng, chức năng cũng được phát hiện tại di chỉ Đường Mây, Cổ Loa, Hà Nội. Các nhà khảo cổ học, lịch sử vẫn đang tiếp tục tìm kiếm những minh chứng mới về nghề luyện sắt của người Việt cổ. Bài viết dưới đây của tác giả Trần Gia Ninh, tập hợp từ những tài liệu thành văn, bước đầu đưa ra một góc nhìn về lịch sử nghề luyện sắt của người Việt cũng như vị trí của nó trong bối cảnh khu vực. Continue reading “Thời đại đồ sắt và nghề luyện sắt của tổ tiên người Việt”

Những nét đặc trưng về Vua Đinh Tiên Hoàng

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tư chất lãnh tụ của vua Đinh Tiên Hoàng, tức Đinh Bộ Lĩnh, đã sớm xuất hiện từ thuở nhi đồng. Bấy giờ cha là Đinh Công Trứ, từng làm Thứ sử châu Hoan [Nghệ An] cho Dương Diên Nghệ và Ngô Quyền, chẳng may mất sớm; mẹ là Đàm Thị đem về động Hoa Lư [Ninh Bình] nuôi nấng; ngài thường đi chăn trâu ngoài đồng, chơi với đám trẻ con, chúng đều chịu phục. Cương Mục chép:[1]

Hễ ngài đi đâu, chúng cứ phải tréo tay làm kiệu rước đi, giống như kiệu thật; lại lấy bông lau làm cờ rước kèm hai bên làm như nghi vệ Thiên tử. Kéo nhau đi đánh trẻ con thôn khác: đi đến đâu, ở đấy cũng phải phục tùng. Đám thì kiếm củi, thổi cơm; đám thì nộp lương, giúp việc. Mẹ thấy thế, mừng lắm, giết lợn nhà để khao chúng. Khi đã hơi lớn, ngài sai bảo được những người ở ấp lân cận. Phụ lão trong các sách[2] đều bảo nhau rằng: Continue reading “Những nét đặc trưng về Vua Đinh Tiên Hoàng”

Lịch sử ảnh hưởng toàn cầu của Chủ nghĩa Mao

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đinh Nho Minh

Maoism: A Global History. Tác giả: Julia Lovell. Bodley Head; 624 trang; £30. Sẽ được xuất bản ở Hoa Kỳ bởi Knof vào tháng Chín; $37.50.

Tên của các nhà độc tài khát máu nhất thế kỉ 20 đồng nghĩa với cái ác. Hitler, Pol Pot, Stalin: nói đùa về họ thường cũng chẳng hay ho chút nào. Nhưng một bạo chúa khác có ảnh hưởng ôn hòa hơn. Thật vậy, nhiều người vẫn tôn trọng ông. Khuôn mặt của ông xuất hiện trên gần như mọi đồng tiền của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Hàng nghìn người xếp hàng hàng ngày để được nhìn thi hài của ông trong buồng kính. Khi Barack Obama còn là Tổng thống, một nhà thiết kế Trung Quốc chèn bộ quần áo của Mao với khuôn mặt của Obama và in lên áo phông. Nhiều người—bao gồm các du khách phương Tây—mua chúng vì tò mò. Họ có lẽ không hiểu rằng những chiếc áo này đang so sánh vị lãnh đạo người Mỹ với một người đã khiến hàng chục triệu người phải chết. Continue reading “Lịch sử ảnh hưởng toàn cầu của Chủ nghĩa Mao”

Graham Martin: Đại sứ Mỹ cuối cùng tại Nam Việt Nam

Sáng ngày 30/04/1975, Graham Martin là đại sứ Hoa Kỳ cuối cùng tại VNCH bước lên trực thăng rời thành phố Sài Gòn.

Một trong những lý do ông Martin chỉ ra đi vào phút chót là ông tin vào khả năng của Tướng Lê Minh Đảo có thể cầm chân lực lượng cộng sản ở Xuân Lộc.

Nhờ đó, Hoa Kỳ có thể có cơ hội “đàm phán” cho một giải pháp “thứ ba” nào đó ở Sài Gòn với phe cách mạng.

Nhưng còn có ý kiến nói Đại sứ Martin quá gắn bó về tình cảm với cuộc chiến nên từ chối ra lệnh di tản sớm hơn cho người Mỹ, điều sau này khiến ông bị chỉ trích. Continue reading “Graham Martin: Đại sứ Mỹ cuối cùng tại Nam Việt Nam”

Điệp viên Hoàn hảo: Richard Sorge, Trùm Gián điệp của Stalin

Tác giả: The Economist | Biên dịch: Đinh Nho Minh

An Impeccable Spy: Richard Sorge, Stalin’s Master Agent.  Tác giả: Owen Matthews. Bloomsbury; 448 trang ; Giá: $30 và £25.

Với cuộc đại đối đầu về hệ tư tưởng và địa chính trị, thế kỉ 20 là bối cảnh tự nhiên cho các hoạt động gián điệp. Những kế hoạch được hình thành ở các đại sứ quán, quán bar và hội quán bí mật đã quyết định số phận các quốc gia, khiến cho công việc gián điệp trở nên quan trọng tột cùng. Và trong số họ, Richard Sorge có lẽ là người giỏi nhất. Ông là “một cá nhân không hoàn hảo, nhưng là một điệp viên hoàn hảo—dũng cảm, tài năng, và kiên nhẫn”, theo Owen Matthews trong câu chuyện thú vị và cảm động về cuộc đời của Sorge. Continue reading “Điệp viên Hoàn hảo: Richard Sorge, Trùm Gián điệp của Stalin”

Hơn 800 triệu người châu Á hiện nay là hậu duệ của 11 cụ tổ thời xưa?

Tổng hợp và ghi chú: Nguyễn Hải Hoành

Một nghiên cứu mới đây cho thấy hơn 800 triệu người đang sống thời nay đều là hậu duệ của 11 cụ tổ, trong đó có Genghis Khan, tức Thành Cát Tư Hãn (1162-1227), vị hoàng đế tàn bạo của Mông Cổ.

Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học di truyền ở Đại học Leicester nước Anh. Họ đã phát hiện 11 trình tự [sequence] độc đáo trong nhiễm sắc thể Y (đoạn DNA chỉ có ở nam giới) hiện vẫn tồn tại trong cơ thể người châu Á hiện đại. Qua phân tích một cách hệ thống DNA của hơn 5000 nam giới, nhóm nghiên cứu đã truy ngược dòng phụ hệ [huyết thống nam giới – male lineages] đến những tổ tiên gần nhau của họ. Continue reading “Hơn 800 triệu người châu Á hiện nay là hậu duệ của 11 cụ tổ thời xưa?”