Nhật đầu hàng: Vì Stalin, không phải bom nguyên tử (P1)

hiroshima-bombing-enola-gay

Nguồn: Ward Wilson, “The Bomb Didn’t Beat Japan… Stalin Did”, Foreign Policy, 30/5/2013.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Phải chăng 70 năm chính sách về vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ đã dựa trên một lời nói dối?

Việc Hoa Kỳ sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Nhật Bản trong Thế Chiến II từ lâu đã là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận cảm tính. Ban đầu, ít ai đặt ra nghi vấn về quyết định của Tổng thống Truman là thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Nhưng vào năm 1965, nhà sử học Gar Alperovitz đã lập luận rằng mặc dù bom nguyên tử đã trực tiếp chấm dứt chiến tranh, song giới lãnh đạo Nhật Bản dù gì cũng đã muốn đầu hàng và có thể đã đầu hàng trước khi cuộc đổ bộ của Mỹ dự kiến vào ngày 1 tháng 11 năm 1945 diễn ra. Do vậy, việc sử dụng bom nguyên tử là không cần thiết. Rõ ràng là nếu việc thả bom là không cần thiết để giành chiến thắng thì việc ném bom xuống Hiroshima và Nagasaki là sai lầm. Trong 48 năm sau đó, rất nhiều người đã tham gia vào cuộc tranh cãi: một số người ủng hộ Alperovitz và lên án vụ ném bom, những người khác lại phản bác nảy lửa và cho rằng những vụ ném bom là cần thiết, hợp đạo đức, và giúp cứu mạng rất nhiều người. Continue reading “Nhật đầu hàng: Vì Stalin, không phải bom nguyên tử (P1)”

Tướng Lê Đức Anh: Đưa VN thoát vòng xoáy nước lớn

k6_2_wofg

LTS: Năm 2016 được xác định có ý nghĩa đặc biệt đối với kinh tế – xã hội khi Việt Nam là thành viên trong Khối Cộng đồng Kinh tế Asean (AEC). Từ những ý kiến nhận định sáng suốt của Đại tướng-nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh tại thời điểm hơn 40 năm trước, thư ký của ông, Đại tá Khuất Biên Hòa đã viết về câu chuyện “Ý tưởng gia nhập Asean – khởi điểm hành trình đến AEC hôm nay”.

Trong vòng xoáy các nước lớn

Trước thềm Đại hội Đảng VI, tại đại hội Đảng toàn quân từ ngày 13-18/10/1986, đồng chí Lê Đức Anh được bổ nhiệm làm Tổng tham mưu trưởng thay cho Đại tướng Tổng tham mưu trưởng Lê Trọng Tấn vừa đột ngột qua đời. Vừa nhậm chức, ông lập tức lên thị sát biên giới phía Bắc, rồi trở vào Nam Trung Bộ thám sát tất cả các đảo của quần đảo Trường Sa và quân cảng Cam Ranh. Lúc này, nhận định về vị thế “VN đang bị cuốn vào các vòng xoáy các nước lớn” trong tâm trí ông càng rõ. Continue reading “Tướng Lê Đức Anh: Đưa VN thoát vòng xoáy nước lớn”

Bảo tàng Boris Yeltsin âm thầm thách thức Putin

BORIS YELTSIN PRESIDENTIAL CENTER

Nguồn: Masha Gessen, “Boris Yeltsin quietly challenges Putin”, The New Yorker, 09/12/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Người Nga lâu nay bị ám ảnh bởi những đặc lợi, và biểu tượng của nó là các phương tiện vận chuyển. Đó là lý do vì sao ba khu trưng bày quan trọng đầu tiên tại Trung tâm Tổng thống Boris Yeltsin, được khai trương vào cuối tháng 7 vừa qua tại Yekaterinburg, lại bao gồm hai xe hơi và một xe buýt điện.

Chiếc đầu tiên, được dùng để thu hút khách đến bảo tàng, được tọa lạc tại một tòa nhà mới xây chung với một số cửa hàng và phòng tranh, là một chiếc Zil lớn màu đen, chiếc siêu limousine cực kỳ vuông vắn mà Yeltsin từng sử dụng khi ông còn là bí thư thứ nhất – chức tương tự như thị trưởng – ở Yekaterinburg (hồi đó được gọi là Sverdlovsk) vào thập niên 1970 và 1980. Chiếc thứ hai, được đặt tại lối vào của bảo tàng, là một chiếc Zil còn to hơn – có tính năng chống đạn và được lắp ráp bằng tay –  được Yeltsin sử dụng khi ông còn là tổng thống, từ năm 1991 đến 1999. Continue reading “Bảo tàng Boris Yeltsin âm thầm thách thức Putin”

Đằng sau quá trình bình thường hóa quan hệ Xô-Trung

image0091

Nguồn: Robert Service, The End of the Cold War: 1985-1991 (PublicAffairs: 2015), pp. 7243- 7462 (Kindle edition).

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung

Xem phần trước: Ngoại giao Liên Xô giai đoạn kết thúc Chiến tranh Lạnh

Tại khu vực châu Á, trong khi những quốc gia đối địch cũ của Liên Xô vẫn còn nghi ngờ về tính chân thành trong chính sách đối ngoại mới mà Gorbachëv đề ra, thì những nước phụ thuộc lại cảm thấy khó chịu trước những dấu hiệu cho thấy ông đang có ý định hàn gắn quan hệ với Mỹ. Và do đó, một trong những nhiệm vụ chính của Shevardnadze trong chuyến công du châu Á lần này là thuyết phục các đồng minh thân tín lâu năm rằng Moskva vẫn sẽ sát cánh bên họ. Đây có thể là lý do khiến ông không đến thăm Việt Nam, vì ban lãnh đạo Liên Xô đã đưa ra lựa chọn căn bản là ưu tiên mối quan hệ đang dần cải thiện với Trung Quốc. Continue reading “Đằng sau quá trình bình thường hóa quan hệ Xô-Trung”

70 năm Ngoại giao Việt Nam đồng hành cùng dân tộc

Tác giả: Phạm Bình Minh

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có bài viết về chặng đường lịch sử 70 năm qua của ngành ngoại giao VN.

Đúng 70 năm trước, trong không khí cách mạng sục sôi của mùa Thu tháng Tám, Sắc lệnh do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 28/8/1945 thành lập Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chính thức khai sinh ra nền ngoại giao Việt Nam hiện đại.

Ngành ngoại giao vô cùng tự hào được đặt dưới sự lãnh đạo, dìu dắt trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Bộ trưởng đầu tiên của ngành. Vinh dự lớn lao này cho thấy ngay từ buổi đầu lập nước, Đảng và Bác Hồ đã hết sức coi trọng vai trò của công tác đối ngoại với tư cách là một vũ khí quan trọng để bảo vệ lợi ích dân tộc. Người từng nói: “Dùng binh giỏi nhất là đánh bằng mưu, thứ hai là đánh bằng ngoại giao, thứ ba mới đánh bằng binh.” Continue reading “70 năm Ngoại giao Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”

Ngoại giao Liên Xô giai đoạn kết thúc Chiến tranh Lạnh

451790884

Nguồn: Robert Service, The End of the Cold War: 1985-1991 (PublicAffairs: 2015), pp. 7243- 7462 (Kindle edition).

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung

Ở giai đoạn gần kết thúc Chiến tranh Lạnh, trong mắt các lãnh đạo Xô-viết, trọng tâm quan hệ quốc tế vẫn chủ yếu xoay quanh chính sách dành cho Mỹ và Tây Âu, đặc biệt các cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ là quan trọng hơn cả. Phải đến mùa đông 1988 – 1989, sự quan tâm về châu Á của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Gorbachëv và Bộ trưởng Ngoại giao Shevardnadze mới bắt đầu vượt ra ngoài ranh giới quốc gia Afghanistan vốn đầy bất ổn. Tháng 7/1986, Gorbachëv đã có bài diễn văn quan trọng về khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại thành phố cảng phía Đông Vladivostok, đến tháng 12 cùng năm ông cũng phát biểu trước Bộ Chính trị: “Ánh sáng văn minh của thế kỷ hai mươi mốt sẽ dịch chuyển sang phương Đông.” Continue reading “Ngoại giao Liên Xô giai đoạn kết thúc Chiến tranh Lạnh”

Bài học từ trận Trân Châu Cảng cho nước Mỹ ngày nay

Arizona_Memorial_in_Pearl_Harbor,_Hawaii

Nguồn: Catherine Putz, “The Lessons of Pearl Harbor: Fear Itself, Then and Now”, The Diplomat, 08/12/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 07 tháng 12 năm 1941, Đế quốc Nhật tung ra một cuộc tấn công bất ngờ vào lực lượng hải quân Hoa Kỳ đồn trú tại Hawaii. Khi thúc giục Quốc hội Mỹ tuyên chiến, Tổng thống Franklin Roosevelt đã gọi ngày 07 tháng 12 là “ngày ô nhục”.

Đúng vậy. Cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng đã gây sốc cho người Mỹ và đưa đất nước này tham gia vào Thế chiến II. Nó cũng dẫn đến các cuộc vây ráp người Mỹ gốc Nhật rồi giam giữ họ ở các trại khắp miền tây Hoa Kỳ. Trân Châu Cảng tạo nên sự thống nhất quốc gia, nhưng cũng gây ra những biểu hiện đáng lo ngại về tệ phân biệt chủng tộc bài Nhật và nỗi sợ hãi ở Mỹ. Cả hai di sản cần được ghi nhớ cùng nhau, đặc biệt nếu xét đến các xu hướng hiện tại trong diễn ngôn chính trị của Mỹ vốn “ác quỷ hóa” cả một khối người, song lần này dựa trên lý do tôn giáo hơn là sắc tộc. Continue reading “Bài học từ trận Trân Châu Cảng cho nước Mỹ ngày nay”

Đất và máu: Nguồn gốc của Thế chiến II tại châu Á

osaka-sb01s

Nguồn: Panka J. Mishra, “Land and blood: The origins of the Second World War in Asia”, The New Yorker, 25/11/2013.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đánh giá lại tầm quan trọng của chiến tranh Trung – Nhật

“Chúng ta sẽ có một cuộc chiến của riêng mình”, W. H. Auden nói với Christopher Isherwood trong lúc họ đang trên đường đến Hồng Kông vào tháng 1/1938 để viết một cuốn sách về cuộc xâm lược Trung Quốc của Nhật. Trong khi cuộc nội chiến Tây Ban Nha, theo Isherwood, “đã đầy những nhà quan sát có tên tuổi”, thì ít ai ở Phương Tây biết đến những Guernica (một thành phố Tây Ban Nha bị tàn phá) của chiến tranh Trung-Nhật lần hai, bao gồm cuộc hãm hiếp và tàn sát hàng vạn dân thường tại Nam Kinh bởi lính Nhật. Auden, trong bài thơ “Trong thời chiến” (In Time of War) (1939) viết, “Bản đồ có thể chỉ những nơi/Mà cuộc sống giờ thật bạo tàn/Nam Kinh. Dachau.” Tại Vũ Hán, thủ đô thời chiến bị vây hãm của Trung Quốc, Isherwood có trực cảm rằng “ẩn chứa ở đây là tất cả những đầu mối vốn cho phép một chuyên gia nếu tìm ra được chúng sẽ có thể dự đoán được những sự kiện trong 50 năm tiếp theo.” Continue reading “Đất và máu: Nguồn gốc của Thế chiến II tại châu Á”

Phản ứng của nhà Thanh khi được tin vua Quang Trung mất

quang-trung-nguyen-hue

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tìm hiểu nền bang giao Trung Việt; hầu như bất cứ lúc nào trong nước ta có biến, đều được Trung Quốc dòm ngó hết sức kỹ lưỡng. Lịch sử thường ghi nhận những cuộc xâm lăng của Trung Quốc được khởi đầu bởi những biến cố trong nước ta; hoặc do chính bàn tay Trung Quốc tạo ra, hoặc tự phát trong nội bộ.

Nếu cần phải dẫn chứng, thì nguyên nhân gần mở đầu cảnh ngàn năm đô hộ, phải kể đến việc Sứ giả Trung Quốc có mặt trong cung đình nhà Triệu, xúi dục mẹ con Cù Thị bán nước; việc không thành, xảy ra cuộc chính biến của Lữ Gia. Tiếp đó Hán Vũ Đế ra lệnh mang đại quân sang xâm lăng; biến lãnh thổ Nam Việt thành 9 quận của nhà Hán: Continue reading “Phản ứng của nhà Thanh khi được tin vua Quang Trung mất”

Vài nét về ngôi Giáo Hoàng

pope-francis-corruption-mafia.si_

Tác giả: Phạm Văn

Ngôi Giáo hoàng của Giáo hội Công giáo La Mã là một chức vụ đã có từ lâu và thường giữ vai trò quan trọng trên thế giới cho đến nay. Kitô giáo ra đời trong Đế quốc La Mã giữa cộng đồng dân Do Thái với câu chuyện Thánh kinh về Jesus, con của Chúa. Mặc dù Thánh kinh không nói tới chức Giáo hoàng như hình ảnh ngày nay, ngôi Giáo hoàng, với vai trò kế vị Peter, dựa trên một diễn giải thần học có tính lịch sử: Vị trí nổi bật của Peter trong 12 tông đồ. Phúc âm Matthew 16:18-19 ghi lời Jesus nói với Simon:

“Ta bảo cho ngươi, ngươi là Peter [nghĩa là đá], ta sẽ xây Hội Thánh của ta trên tảng đá này, và cổng âm phủ sẽ không thắng nổi nó. Ta sẽ cho ngươi chìa khóa nước thiên đàng; bất cứ điều gì ngươi buộc dưới đất cũng sẽ buộc trên trời, và bất cứ điều gì ngươi cởi dưới đất cũng sẽ cởi trên trời”.

Continue reading “Vài nét về ngôi Giáo Hoàng”

So sánh thái độ học hỏi nước ngoài của Trung-Nhật

mk_map_of_east_asia

Tác giả: Hư Châu (Trung Quốc) | Biên dịch:  Nguyễn Hải Hoành

Nhật Bản có rất nhiều cái để Trung Quốc học, trong đó thái độ học tập của họ là cái đặc biệt đáng học.

Thái độ học tập khiêm tốn cẩn thận của Nhật Bản không xa lạ gì đối với Trung Quốc. Từ đời Hán trở đi, sự giao lưu văn hóa Trung Quốc-Nhật Bản dần dần tăng cường; thời nhà Tùy, nhà Đường, các sứ thần Nhật Bản nối tiếp nhau vượt biển sang Trường An [kinh đô Trung Quốc thời ấy].

Trước nền văn hóa Hán xán lạn, người Nhật mở to mắt và say sưa học văn hóa Hán. Không những họ bê nguyên xi về Nhật toàn bộ các điển chương, thể chế, văn hóa tư tưởng, phong tục tập quán của Trung Quốc mà cả đến chữ Hán họ cũng cứ thế mà dùng không sai một tý nào – chữ Katakana sau này người Nhật sử dụng tuy có khác với chữ khối vuông [của Hán tự] nhưng thực ra là dùng bộ thủ của chữ khối vuông. Continue reading “So sánh thái độ học hỏi nước ngoài của Trung-Nhật”

Lần theo dấu vết một thời ngang dọc của Chế Bồng Nga

full_du_lich_ninh_thuan_thap_Po_Klong_Garai-771x510

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Không rõ năm sinh của Chế Bồng Nga [1] , nhưng vào năm Hồng Vũ thứ 2 (1369) khi vua Thái Tổ nhà Minh sai sứ báo tin cho các nước về việc nhà Minh giành ngôi từ nhà Nguyên, thì Chế Bồng Nga (tên ghi trong Minh Thực lục là Ha Đáp Ha Giả) đã làm vua và sai sứ sang triều cống Trung Quốc. Chế Bồng Nga bị quân nhà Trần bắn chết tại sông Hoàng Giang vào năm Hồng Vũ thứ 23 (1390), như vậy thời gian trị vì của vua họ Chế cũng xấp xỉ với vua Minh Thái Tổ. Riêng các vua nhà Trần nước ta thì một phần yểu mệnh, một phần gặp biến cố nên trong thời gian này tính có đến 6 đời vua: Dụ Tông, Dương Nhật Lễ, Nghệ Tông, Duệ Tông, Phế Đế, Thuận Tông. Continue reading “Lần theo dấu vết một thời ngang dọc của Chế Bồng Nga”

Di sản của Đế chế Ottoman đối với trật tự Trung Đông

Ottoman_Empire_b

Nguồn: Carl Bildt, “Preserving the Ottoman Mosaic”, Project Syndicate, 30/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nguồn gốc sâu xa của rất nhiều xung đột tại Trung Đông nằm ở sự tan rã của Đế chế Ottoman vào đầu thế kỷ 20, cùng với đó là sự thất bại trong việc xây dựng một trật tự ổn định cho khu vực kể từ thời điểm nói trên. Trong quá trình hướng tới mục tiêu đảm bảo nền hòa bình bền vững cho toàn vùng, các nhà lãnh đạo của cộng đồng quốc tế cần ghi nhớ bài học lịch sử từ Đế chế Ottoman.

Ottoman – một đế chế từng trải dài từ thành phố Bihac của Bosnia ngày nay đến tận Basra, Iraq – là bức tranh đầy màu sắc bởi sự pha trộn văn hóa, truyền thống và ngôn ngữ dưới quyền cai quản tối cao của vị Sultan[1] ở Istanbul. Đây từng là nơi đặc biệt ổn định, tạo ra nền tảng hòa bình cho toàn khu vực suốt hàng trăm năm. Tuy nhiên, khi sự tan rã bắt đầu nhen nhóm, nó đã khiến tình hình trở nên vô cùng bạo lực. Continue reading “Di sản của Đế chế Ottoman đối với trật tự Trung Đông”

Lịch sử và vai trò bị lãng quên của Ủy hội châu Âu

arton3955

Nguồn: Fabio Liberti, Why we need the Council of Europe, Le monde Diplomatique, 09/2012.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Ủy hội châu Âu (Council of Europe), có trụ sở tại Strasbourg, có lẽ là tổ chức bị hiểu lầm nhiều nhất của lục địa già. Ngay cả người hiểu biết cũng thường nhầm lẫn nó với Hội đồng châu Âu (European Council) – nơi gặp gỡ định kỳ giữa các lãnh đạo Nhà nước hoặc lãnh đạo Chính phủ các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) – và với Hội đồng Liên minh châu Âu (Council of the European Union, tức Hội đồng Bộ trưởng châu Âu – ND) nơi các bộ trưởng từ mỗi quốc gia thành viên, cùng với Nghị viện châu Âu, có trách nhiệm thông qua các đạo luật và phê duyệt ngân sách EU. Continue reading “Lịch sử và vai trò bị lãng quên của Ủy hội châu Âu”

Ghi chép của Sứ thần Nguyên về chuyến thăm nước ta năm 1292

hoang thanh thang long - triptargets

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Gần 50 năm về trước (1961), Viện Đại học Huế do Linh mục Cao Văn Luận làm Viện trưởng, cho dịch bộ sử An Nam chí lược của Lê Trắc, trong đó có phụ lục “Trương Thượng thư hành lục” (Thượng thư Trương Lập Đạo ghi chép về chuyến đi). Bản “Hành lục” này, có kể qua các cung điện và các công trình xây dựng của thành Đại La (tức thành Thăng Long). Không rõ các nhà nghiên cứu di tích thành Thăng Long hiện nay đã tham khảo văn bản này hay chưa, nên tôi xin chua thêm chữ Nho bên cạnh tên các công trình xây dựng để dễ nhận diện. Nếu quí vị đã từng làm, thì bài viết dưới đây cũng không thừa, vì có thể cung cấp cho độc giả một vài sử liệu về thời nhà Trần. Văn kiện trưng ra đây, chúng tôi căn cứ sách An Nam chí lược [1] hiện lưu trữ lại trường đại học Princeton. Continue reading “Ghi chép của Sứ thần Nguyên về chuyến thăm nước ta năm 1292”

Nguồn gốc Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ

democrat-republican-party

Nguồn: Melanie Mayne, “The Origin Of The American Democratic Party”, TodayIfindout.com, 29/03/2013.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Dù rằng hiện tại Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa Mỹ có vẻ như cực kỳ đối lập, nhưng nguồn gốc của hai đảng này thì không như vậy. Thực chất, cả hai đều bắt nguồn từ một đảng duy nhất, Đảng Dân chủ- Cộng hòa (Democratic-Republican Party), thành lập năm 1791 bởi James Madison và Thomas Jefferson. Mục đích của Đảng Dân chủ- Cộng hòa khi ấy là nhằm đối lập với Đảng Liên bang (Federalist Party) trong những cuộc bầu cử sau đó.

Đảng Dân chủ- Cộng hòa ủng hộ quyền của các tiểu bang, và việc diễn giải chặt chẽ Hiến pháp theo đúng nghĩa đen. Họ cũng ưu tiên hỗ trợ tài chính và pháp lý cho nền nông nghiệp dựa trên hộ gia đình. Vì sợ Mỹ sẽ giống với chế độ quân chủ nước Anh, Đảng Dân chủ- Cộng hòa chống lại giới tinh hoa. Họ xem thường và sợ hãi những người thuộc Đảng Liên bang, những quý tộc cực kỳ giàu có, những người muốn tạo ra một ngân hàng liên bang, và đề cao sức mạnh của chính quyền liên bang chứ không phải là chính quyền tiểu bang. Continue reading “Nguồn gốc Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ”

Thành Cát Tư Hãn và đế quốc Mông Cổ

Genghis-Khan-SF

Tác giả: Thúc Nguyên

1. Lược sử xứ Mạc Bắc

Những cổ thư của Trung Hoa ít khi nhắc đến địa danh Mạc Bắc. Xứ Mạc Bắc là miền đất nằm ở phía bắc sa mạc. Sa mạc nói đến ở đây là sa mạc Qua Bích (Gobi), theo nghĩa Mông Cổ là “nơi trống rỗng”. Bởi vậy, định được địa giới của xứ sở bát ngát này không phải là dễ. Đại khái thì xứ Mạc Bắc phía đông sát tới biển Thái Bình bao la, phía tây tới sông Ob hoặc sông Irtych, phía bắc tiếp giáp với miền băng giá quanh năm tuyết phủ, mênh mông vô tận và vô chủ, ngày nay gọi là Tây Bá Lợi Á hoặc Xi Bia (Sibérie), phía nam là sa mạc Qua Bích khô cằn, nóng lạnh thất thường, với khoảng chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm rất cao. Continue reading “Thành Cát Tư Hãn và đế quốc Mông Cổ”

9 điều luật cổ đi trước thời đại

westindians-570x447

Nguồn:Top 10 Ancient Laws Way Ahead Of Their Time“, Toptenz.net, 24/03/2012.

Biên dịch: Hoàng Thảo Anh

Những bộ cổ luật đã được biên soạn bài bản từ cách đây hơn 4000 năm (từ khoảng những năm 2000 TCN). Đa số chúng thường có những quy định rất hà khắc và bị xem là man rợ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp, các luật lệ cổ xưa đó thực sự có tính từ bi và công bằng, thậm chí còn vượt trội nếu so với các nền pháp luật hiện hành.

9. Quyền động vật – Luật Brehon

“Việc cưỡi một con ngựa cho đến khi nó kiệt sức, bắt một con bò đau yếu làm việc quá mức hay hành hạ một con vật trong cơn giận dữ mà khiến nó gãy xương, là bất hợp pháp”

Nguồn: Luật Brehon (cổ luật của người Celtic, nay thuộc Ireland) Continue reading “9 điều luật cổ đi trước thời đại”

Chính sách ngăn chặn (Containment policy)

Tác giả: Trần Nam Tiến

Chính sách ngăn chặn là chính sách chống chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn cầu của Mỹ, tiến hành từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945), qua đó chủ trương kìm giữ “sự bành trướng” ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản, thực chất là giành địa vị đứng đầu “thế giới tự do” và tiến lên làm bá chủ toàn cầu của Mỹ. Đối thủ hàng đầu của chính sách ngăn chặn là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, sau đó là phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh. Continue reading “Chính sách ngăn chặn (Containment policy)”

Lý giải sự kình địch giữa Iran và Ả-rập Saudi

iransaudi-1

Nguồn: Nawaf Obaid, “Iran’s Syrian Power Grab”, Project Syndicate, 19/11/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc mời Iran tham gia vòng đàm phán kế tiếp về cuộc khủng hoảng Syria tại Thủ đô Vienna (Áo) – lời mời vốn đã được nhắc lại vào tuần trước – có những ảnh hưởng sâu rộng. Trên thực tế, chính quyền hiện tại của Iran đang cố gắng phá vỡ thế cân bằng quyền lực đã kéo dài khoảng 1.400 năm, còn Ả-rập Saudi, vốn là cái nôi là thế giới Hồi giáo, sẽ không chấp nhận điều này.

Sự chia rẽ giữa Iran và Ả-rập Saudi, hai cường quốc nổi bật nhất Trung Đông của hai nhánh Hồi giáo Shia và Sunni, có nguồn gốc sâu xa. Nếu chúng ta muốn hiểu được những gì thật sự đang diễn ra tại Trung Đông ngày nay – không chỉ ở Syria – thì cần phải nhắc lại nguồn gốc của sự phân chia hai dòng Sunni và Shia, sự chia rẽ giữa Ả-rập và Ba Tư, và những cuộc đấu tranh giành quyền lực trong quá khứ của Đạo Hồi. Continue reading “Lý giải sự kình địch giữa Iran và Ả-rập Saudi”