Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm, 1945-54 (P3)

ngo_dinh_diem_22_FLPT

Nguồn: Edward Miller “Vision, Power and Agency: The Ascent of Ngô Ðình Diệm, 1945–54“, Journal of Southeast Asian Studies, 35 (3), October 2004, pp 433–458.

Biên dịch: Hoài Phi & Vy Huyền

Chiến dịch tranh cử thủ tướng của ông Ngô Đình Diệm, 1953-1954

Quyết định rời Hoa Kỳ đến châu Âu tháng 5 năm 1953 của Ngô Đình Diệm là một bước khởi đầu trong ván cờ chính trị mới. Mặc dù cuộc chiến ở Đông Dương vẫn ở thế bế tắc, ông và những đồng minh của ông nhận thấy có sự thay đổi chính trị mà họ hy vọng rằng sẽ có lợi cho ông. Nhờ vị trí thuận lợi của mình ở Sài Gòn, Ngô Đình Nhu nhận thấy rằng những nhà quốc gia không cộng sản đang mất hết kiên nhẫn với Bảo Đại và chiến lược giành độc lập trong Liên hiệp Pháp của Bảo Ðại. Bốn năm kể từ ngày ký kết Hoà ước Elysée, Pháp rất ít khi nhượng bộ chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam, và với Paris, Quốc gia Việt Nam nhiều nhất là độc lập trên danh nghĩa. Đa số người quốc gia thất vọng với Thủ tướng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Tâm, một người có tiếng là thân Pháp và chuyên quyền. Cuối cùng, những người quốc gia đã nổi giận vì quyết định đơn phương của Paris trong việc phá giá đồng bạc Đông Dương vào đầu tháng 5 năm 1953, một hành động vi phạm những thoả thuận trước đó với các Quốc gia Liên hiệp, đồng thời làm gia tăng lạm phát và khó khăn ở Đông Dương. [1] Khi những bất mãn với Pháp và Bảo Đại tăng cao, anh em họ Ngô ý thức được rằng thời gian đã chín muồi để có thể đưa ra ván cược quyền lực mới. Continue reading “Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm, 1945-54 (P3)”

Hội nghị Yalta (Yalta Conference)

History_FDR_Moscow_Conference_rev_SF_HD_still_624x352

Tác giả: Nguyễn Hồng Bảo Thi

Hội nghị Yalta (còn gọi là Hội nghị Crimea và tên mật là Hội nghị Argonaut) diễn ra từ ngày 04 đến 12 tháng 02 năm 1945 tại lâu đài Livadia gần thành phố Yalta trên bán đảo Crimea – Liên Xô (nay thuộc Ucraina). Tham gia Hội nghị có 3 vị nguyên thủ của 3 cường quốc là: Joseph Stalin (Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô), Franklin D. Roosevelt (Tổng thống Hoa Kỳ) và Winston Churchill (Thủ tướng Anh).

Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh, như việc nhanh chóng đánh bại phát xít, tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, hay phân chia thành quả chiến thắng. Chính vì vậy, Mỹ, Anh và Liên Xô đã tiến hành Hội nghị Yalta để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết trên và hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh. Trong khoảng thời gian 8 ngày đàm phán, các bên đã đưa ra những thỏa thuận cuối cùng tập trung vào những vấn đề sau: Continue reading “Hội nghị Yalta (Yalta Conference)”

Tần Thủy Hoàng – Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất

XmSAsBE

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 3/9/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Tần Thủy Hoàng xuất thân là Hoàng tử Triệu Chính ở nước Tần. Ông cai trị đất nước bằng triết lý của Pháp gia, theo đó đề cao luật pháp nghiêm minh, các hình phạt hà khắc, và sử dụng gián điệp. Một trong những tài năng lớn nhất của Triệu Chính chính là dùng người. Ông sử dụng Lý Tư, một viên quan thông thái, để nghe ý kiến về những triết lý của Pháp gia, dùng các tướng để chống lại các nước thù địch ở Trung Quốc, và các quan lại để trị quốc. Continue reading “Tần Thủy Hoàng – Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất”

Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm, 1945-54 (P2)

4-4-1955

Nguồn: Edward Miller “Vision, Power and Agency: The Ascent of Ngô Ðình Diệm, 1945–54“, Journal of Southeast Asian Studies, 35 (3), October 2004, pp 433–458.

Biên dịch: Hoài Phi & Vy Huyền

Bước lưu vong của Ngô Đình Diệm ở Mỹ, 1950-1953

Vào đầu năm 1950, không gian cho cuộc vận động chính trị của Ngô Đình Diệm giảm xuống trầm trọng do sự phát triển của tình hình ở cả Ðông Dương và nước ngoài. Vào tháng 2 năm đó, Việt Minh đã đạt được một đột phá về ngoại giao khi cả Trung Quốc và Liên Xô đều chính thức thừa nhận và ủng hộ Hồ Chí Minh và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong khi đó, việc phê chuẩn Hiệp ước Elysée sau một thời gian trì hoãn dài dẫn đến việc Mỹ và Anh chính thức hậu thuẫn cho Quốc gia Việt Nam và Bảo Ðại. Những thay đổi trên trường quốc tế này báo trước các lập trường chính trị ở Ðông Dương trở nên cứng rắn hơn. Với việc nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà giờ đây nghiêng về khối cộng sản, Hồ Chí Minh và các đồng sự không còn muốn nhượng bộ để đạt được sự hợp tác với các phe nhóm quốc gia không cộng sản như trước nữa. Continue reading “Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm, 1945-54 (P2)”

Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm, 1945-54 (P1)

ngo-dinh-diem1

Nguồn: Edward Miller “Vision, Power and Agency: The Ascent of Ngô Ðình Diệm, 1945–54“, Journal of Southeast Asian Studies, 35 (3), October 2004, pp 433–458.

Biên dịch: Hoài Phi & Vy Huyền

Tóm lược: Bài viết này phản bác lại những diễn giải hiện có về Ngô Ðình Diệm bằng cách xem xét những hoạt động của ông trong vòng một thập kỷ trước khi ông trở thành lãnh đạo của miền Nam Việt Nam vào năm 1954. Ngô Ðình Diệm đã chủ động tìm cách nắm quyền trong những năm đó, và ông thành công chủ yếu nhờ nỗ lực của chính mình và của những đồng minh người Việt của ông. Cùng thời gian đó, ông và em trai là Ngô Ðình Nhu cũng phác thảo ra viễn kiến đặc biệt về quá trình hiện đại hoá, so rõ cho chúng ta thấy chiến lược xây dựng quốc gia ở miền Nam Việt Nam sau năm 1954.

Ngô Ðình Diệm là ai? Trong nhiều thập niên sau vụ ám sát ông vào năm 1963, các sử gia và nhiều cây bút đã đưa ra những diễn giải rất khác nhau về cuộc đời và sự nghiệp của ông. Mặc dù việc Ngô Đình Diệm là một nhân vật quan trọng trong lịch sử các cuộc chiến Ðông Dương là điều không ai phản bác – suy cho cùng, cuộc xung đột sau này trở thành “cuộc chiến tranh Mỹ” ở Việt Nam được bắt đầu bằng một cuộc nổi dậy chống lại chính thể miền Nam của Ngô Đình Diệm – nhưng người ta không nhất trí được rằng vì sao và làm thế nào mà Ngô Đình Diệm bước vào một vai trò chủ chốt như vậy. Continue reading “Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm, 1945-54 (P1)”

Đằng sau tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (P2)

tuyen ngon doc lap

Nguồn: David G. Marr, “Hồ Chí Minh’s Independence Declaration”, Essays into Vietnamese Pasts,  K. W. Taylor & John K. Whitmore chủ biên (New York: Cornell University Southeast Asia Program, 1995), trang 221-231.

Biên dịch: Duy Đoàn | Hiệu đính: Nguyễn Tiến Văn

Bài liên quan: Đằng sau tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (P1)

Chính bản Tuyên ngôn, chỉ dài 760 chữ, được thiết kế để thể hiện lập trường chung của chính quyền gửi tới người dân trong nước lẫn quốc tế.[1] Do muốn liên kết hiện tại của Việt Nam với những truyền thống cách mạng thế giới trong quá khứ, và để thể hiện sự tôn trọng ngoại giao với Washington và Paris, Hồ Chí Minh mở đầu bằng câu trích dẫn từ Tuyên ngôn Độc lập Mỹ 1776, như đã đề cập trước đó, và tiếp theo là đoạn văn trích từ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp 1791. Những lí tưởng về cuộc sống, tự do, hạnh phúc, và bình đẳng khi đó được so sánh với các hành vi trong hơn 80 năm cai trị của thực dân Pháp – ông Hồ đặc biệt đề cập đến chuyện Việt Nam bị phân chia thành ba hệ thống hành chính, việc giết hại hay cầm tù những người yêu nước, bán thuốc phiện và rượu để “làm cho nòi giống ta suy nhược”, cưỡng đoạt đất đai và các nguyên liệu thô, và đặt ra “hàng trăm thứ thuế vô lí”. Những lời lẽ này gợi nhớ tới bản thỉnh nguyện ở Versailles năm 1919, cũng như bài luận Le procès de la colonisation française (Bản án chế độ thực dân Pháp) của ông Hồ năm 1925, những văn bản mà một số rất ít người có thể đã biết tới. Continue reading “Đằng sau tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (P2)”

Đằng sau tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (P1)

t5bac1

Nguồn: David G. Marr, “Hồ Chí Minh’s Independence Declaration”, Essays into Vietnamese Pasts,  K. W. Taylor & John K. Whitmore chủ biên (New York: Cornell University Southeast Asia Program, 1995), trang 221-231.

Biên dịch: Duy Đoàn | Hiệu đính: Nguyễn Tiến Văn

Nói về mặt chính trị, Tuyên ngôn Độc lập do Hồ Chí Minh đọc trước đám đông ở Hà Nội vào ngày 2/9/1945 là một trong những văn bản quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Đối với nhiều người thì nó biểu trưng cho hồi cáo chung của sự cai trị ngoại quốc, mặc dù chuyện này còn cần đến chín năm thử thách bằng máu lửa. Chắc chắn nó đánh dấu việc thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH), tiền thân của hệ thống nhà nước ngày nay, mặc dù ông Hồ đã cẩn trọng gọi tên chính quyền của mình là lâm thời, đợi tổng tuyển cử cả nước và ban hành hiến pháp. Continue reading “Đằng sau tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (P1)”

Những bài học từ lịch sử của Tập Cận Bình

20150815_LDP001_1

Nguồn:Xi’s History Lessons,” The Economist, 14/08/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đầu tháng 9 tới, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đến dự một buổi duyệt binh lớn ở Bắc Kinh. Đây sẽ là sự khẳng định quyền lực rõ nét nhất của ông kể từ khi lên nắm quyền năm 2012: lần đầu xuất hiện trước công chúng trong một buổi biểu dương các lực lượng tên lửa, xe tăng, và binh lính diễu hành. Được biết, sự kiện sẽ hoàn toàn liên quan đến các vấn đề quá khứ, kỷ niệm Thế chiến II kết thúc năm 1945 và tưởng nhớ 15 triệu người Trung Quốc đã mất trong một trong những chương đẫm máu nhất của lịch sử Trung Quốc: thời kỳ Đế quốc Nhật xâm lược và chiếm đóng Trung Quốc 1937-1945.

Nó sẽ là một lời nhắc nhở về lòng quả cảm của các quân nhân Trung Quốc cũng như vai trò quan trọng của Trung Quốc trong việc đương đầu với đế quốc hung tàn của châu Á. Quả đúng như vậy: những hy sinh của Trung Quốc trong suốt thời kỳ địa ngục đó xứng đáng được ghi nhận rộng rãi hơn. Continue reading “Những bài học từ lịch sử của Tập Cận Bình”

Hội chứng Việt Nam (Vietnam Syndrome)

Tác giả: Trần Nam Tiến

Hội chứng Việt Nam là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến tại Mỹ, để mô tả những chấn động trong tâm lý của người Mỹ cũng như những tranh cãi nội bộ của chính giới Mỹ liên quan đến chính sách can thiệp của Mỹ vào cuộc Chiến tranh Việt Nam. Hội chứng này được bộc lộ ở các hiện tượng xã hội – chính trị – kinh tế… như: khủng hoảng lòng tin, tâm trạng chán chường, mặc cảm của nhân dân Mỹ, đặc biệt là thanh niên đối với cuộc chiến (phong trào chống quân dịch, phản đối chiến tranh); sự ám ảnh bởi tội lỗi do họ gây ra của phần lớn lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam…; nội bộ nước Mỹ chia rẽ, giới cầm quyền mâu thuẫn sâu sắc, nhất là trong hoạch định chính sách đối ngoại; sự gia tăng tốc độ suy thoái kinh tế và các tệ nạn xã hội; sự suy giảm vị thế của Mỹ trên thế giới… Continue reading “Hội chứng Việt Nam (Vietnam Syndrome)”

Về vụ máy bay quân sự Trung Quốc bỏ trốn sang Liên Xô

Shenyang_J-6

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tường thuật của sĩ quan trực ban

Chiều ngày 25/8/1990, khi tôi đang trực tại Ban Chính trị bộ đội không quân quân khu Đông Bắc thì bỗng nhận được thông báo điện thoại của Sở Chỉ huy cho biết một chiếc máy bay J-6 của đội bay thuộc trung đoàn không quân tỉnh Hắc Long Giang mất tích không lâu sau khi cất cánh vào lúc khoảng 12 giờ trưa. Người lái máy bay là Vương Bảo Ngọc (Wang Baoyu). Qua rà soát trên bầu trời chưa phát hiện bất cứ dấu vết nào, dù là máy bay hay phi công đều không biết kết cục ra sao, hiện đang mở rộng phạm vi tìm kiếm. Đề nghị các đại đội không quân chú ý hướng phát triển của vụ mất tích này, có tin gì lập tức báo ngay lên cấp trên. Continue reading “Về vụ máy bay quân sự Trung Quốc bỏ trốn sang Liên Xô”

Học thuyết Truman (Truman Doctrine)

maxresdefault (1)

Tác giả: Lê Thành Lâm

Học thuyết Truman là một chính sách của chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Harry S. Truman được thông qua vào tháng 3 năm 1947 với mục đích hỗ trợ Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ bằng viện trợ quân sự và kinh tế nhằm ngăn hai quốc gia này rơi vào vòng kiểm soát của các lực lượng cộng sản. Học thuyết này đã chính thức đánh dấu sự chuyển hướng chính sách của Mỹ từ hòa hoãn sang ngăn chặn đối với Liên Xô, trở thành một nền tảng quan trọng của chính sách đối ngoại Mỹ thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Năm 1946, một nhà ngoại giao Mỹ ở Liên Xô tên là George Kennan đã gửi một bức điện về nước cho chính quyền Truman cảnh báo về sự gia tăng sức mạnh của Liên Xô và gợi ý chính quyền Mỹ nên có một “chính sách ngăn chặn” đối với “mưu đồ bành trướng” của Liên Xô. Thực tế chính quyền Truman ngày càng tỏ ra quan ngại trước việc chủ nghĩa cộng sản dưới sự lãnh đạo của Liên Xô liên tục mở rộng ảnh hưởng ở Địa Trung Hải, bán đảo Bancăng và nhiều nước Đông Âu khác. Continue reading “Học thuyết Truman (Truman Doctrine)”

Ý nghĩa lịch sử của Hòa ước Sèvres đối với Trung Đông

sevres-map

Nguồn: Nick Danforth, “Forget Sykes-Picot. It’s the Treaty of Sèvres That Explains the Modern Middle East”, Foreign Policy, 10/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chín mươi lăm năm trước, các nhà ngoại giao châu Âu đã nhóm họp tại một nhà máy sứ ở ngoại ô Sèvres của Paris, và ký một hiệp ước nhằm xây dựng lại Trung Đông từ đống tro tàn của Đế quốc Ottoman. Dù kế hoạch ấy nhanh chóng sụp đổ, và chúng ta hầu như chẳng nhớ gì đến nó, nhưng tương tự Thỏa thuận Sykes-Picot mà chúng ta không ngừng bàn luận, Hòa ước Sèvres ngắn ngủi này cũng có những hậu quả kéo dài cho tới ngày nay. Chúng ta nên xem xét một vài hậu quả trong số đó khi lễ kỷ niệm Hòa ước bị lãng quên này lặng lẽ trôi qua.

Năm 1915, khi quân đội Anh chuẩn bị tiến vào Istanbul thông qua bán đảo Gallipoli, chính quyền London đã in những chiếc khăn tay lụa báo trước sự kết thúc của Đế quốc Ottoman. Điều này có hơi quá sớm (bởi trận Gallipoli hóa ra lại là một chiến thắng hiếm hoi của người Ottoman trong Thế chiến I) nhưng đến năm 1920, sự tự tin của người Anh đã được chứng minh: với quân đội đồng minh chiếm đóng thủ đô Ottoman, đại diện các nước thắng trận đã ký một hòa ước với Ottoman bại trận, chia đế quốc thành những vùng chịu ảnh hưởng của châu Âu. Continue reading “Ý nghĩa lịch sử của Hòa ước Sèvres đối với Trung Đông”

Lịch sử và cách vận hành của Thượng viện Anh

20150801_blp513

Nguồn:What the House of Lords is for“, The Economist, 29/07/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong thời gian gần đây, Thượng viện Vương quốc Anh hay còn được biết đến với tên gọi Viện Quý tộc (House of Lords) xuất hiện trên các mặt báo vì những lý do chẳng mấy hay ho. Vào ngày 26 tháng Bảy, tờ Sun on Sunday, một tờ báo lá cải hữu khuynh, đã đăng tải hình ảnh cùng đoạn phim quay cảnh Thượng nghị sĩ Sewel (Phó Chủ tịch Thượng viện và cũng là cựu đồng minh của nguyên Thủ tướng Tony Blair) đang mua vui cùng gái bán hoa, hít ma túy và than vãn về thu nhập còm cõi của mình. Sau hai ngày chịu áp lực liên tục từ giới truyền thông, ông tuyên bố từ chức khỏi Thượng viện vào ngày 28 tháng Bảy, dựa trên một cơ chế mới vừa được đưa ra vào năm ngoái. Vụ bê bối xảy ra trong thời điểm vai trò và mục đích của Thượng viện đang được chú ý gắt gao. Thượng viện là cơ quan lập pháp có đông thành viên thứ hai trên thế giới chỉ sau Quốc hội Trung Quốc, tất cả thành viên đều không qua dân cử và Viện sắp tiếp nhận một lượng lớn tân nghị viên nữa. Vậy Viện Quý tộc này được dùng vào mục đích gì? Continue reading “Lịch sử và cách vận hành của Thượng viện Anh”

Tìm hiểu vấn đề biển đảo giữa Việt Nam và Campuchia

phu_quoc

Tác giả: TS. Trần Công Trục

Bài liên quan: Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ 

I. Vấn đề Phú Quốc và Nam Bộ

Ngày 24/7 trong phiên họp Nội các Campuchia, Thủ tướng nước này Hun Sen tuyên bố rằng: “Ở thời điểm đó, họ đã “bỏ rơi” đảo Koh Tral (tức đảo Phú Quốc của Việt Nam) và Kampuchea Krom (tức người Khmer ở Nam Bộ, Việt Nam)…cho Việt Nam. Tôi không thể đòi lại được”.

Để tìm hiểu tại sao ông Hun Sen lại có câu nói đầy ẩn ý này, tôi xin tóm lược về vị trí địa lý cũng như thực trạng lịch sử và pháp lý các hải đảo trong vịnh Thái Lan và quá trình xác lập chủ quyền theo đúng nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ mà Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ đã thực hiện để dư luận có thể thấy rõ bản chất của vấn đề ở đây là gì. Continue reading “Tìm hiểu vấn đề biển đảo giữa Việt Nam và Campuchia”

Học thuyết Monroe (Monroe Doctrine)

james-monroe-portrait

Tác giả: Lê Thành Lâm

Vào những thập niên đầu của thế kỷ 19, phong trào cách mạng ở Trung và Nam Mỹ nổ ra mạnh mẽ, tư tưởng tự do đã khuấy động nhân dân Mỹ Latinh từ thời các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ giành được độc lập. Và cho đến năm 1822, tất cả các nước trong khu vực nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở Châu Mỹ – từ Achentina và Chile ở miền Nam tới Mexico ở miền Bắc – đều đã giành được độc lập. Nhân dân Mỹ ngày càng phản đối việc duy trì các thuộc địa của Châu Âu ở Tân Thế giới, họ cũng mong muốn Mỹ tăng cường ảnh hưởng và mở rộng các mối quan hệ trao đổi tới Nam Mỹ. Trước áp lực ngày càng lớn của dư luận, năm 1822, Tổng thống James Monroe đã cho phép công nhận các quốc gia mới ở Mỹ Latinh và nhanh chóng trao đổi công sứ với các quốc gia này. Tổng thống đã công nhận họ là các quốc gia độc lập thực sự, hoàn toàn tách khỏi những mối ràng buộc trước kia với Châu Âu. Continue reading “Học thuyết Monroe (Monroe Doctrine)”