Hai mặt đối lập của ‘chủ nghĩa cộng sản tự do’

Nguồn: Slavoj Žižek, “Nobody has to be vile: The Philanthropic Enemy”, London Review of Books, 06/04/2006.

Người dịch: Lê Thành Trung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Từ năm 2001, Davos và Porto Alegre đã trở thành cặp thành phố sinh đôi của toàn cầu hóa: Davos, một khu nghỉ dưỡng xa hoa ở Thụy Sĩ, nơi giới tinh hoa của thế giới trong lĩnh vực quản lý, chính trị và truyền thông góp mặt ở Diễn đàn Kinh tế Thế giới, dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt của cảnh sát, để thuyết phục chúng ta (và cả bọn họ) rằng toàn cầu hóa là phương thuốc tốt nhất; Porto Alegre, thành phố cận nhiệt đới ở Brazil, nơi nhóm người chống lại tầng lớp thượng lưu và phản đối toàn cầu hóa tụ họp để thuyết phục chúng ta (và cả bọn họ) rằng chủ nghĩa toàn cầu hóa tư bản không phải là định mệnh không thể tránh khỏi – như khẩu hiệu chính thức của họ rằng ‘một thế giới khác là điều có thể’. Tuy nhiên, dường như những buổi gặp mặt ở Porto Alegre không còn giữ được năng lượng vốn có – chúng ta dần nghe ít tin tức về họ hơn trong những năm qua. Những ngôi sao sáng của Porto Alegre nay đâu rồi? Continue reading “Hai mặt đối lập của ‘chủ nghĩa cộng sản tự do’”

Tính chất cách mạng, tiến bộ của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Đông kinh nghĩa thục (ĐKNT) nghĩa là “trường tư thục vì nghĩa (vì dân, không vì lợi ích riêng) ở Đông Kinh (tên thành Thăng Long thời nhà Hồ). ĐKNT mô phỏng hình mẫu Khánh Ứng Nghĩa Thục (Keio Gijuku慶應義塾) của Fukuzawa Yukichi lập năm 1868 tại kinh đô Tolyo nước Nhật đầu thời Duy tân Minh Trị.

Sáng lập ĐKNT là cố gắng chung của nhiều sĩ phu yêu nước.[1] ĐKNT khai giảng tháng 3 năm 1907 tại Hà Nội. Tuy giấy phép mở trường có nói trường phải “theo phương châm khai hóa của chính phủ bảo hộ”, song thực ra ĐKNT chú trọng giáo dục quần chúng lòng yêu nước, các kiến thức phổ thông (chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật), truyền bá chữ quốc ngữ, tân học, lối sống mới và văn minh phương Tây. Continue reading “Tính chất cách mạng, tiến bộ của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục”

Các diễn ngôn về thể chế chính trị của Champa

Tác giả: Đổng Thành Danh

Tóm tắt: Bài viết này sẽ điểm lại những nghiên cứu liên quan đến thể chế chính trị của các chính thể ở miền Trung Việt Nam thời kỳ cổ – trung đại thông qua những nghiên cứu về thể chế chính trị của vương quốc Champa, từ những quan điểm cho rằng Champa là một vương quốc theo kiểu tập quyền đến quan điểm coi đây là một liên bang (hoặc liên hiệp). Sau đó, chúng tôi trình bày những công trình về thể chế liên bang Champa khi ý tưởng này đã được chấp thuận rộng rãi. Những nghiên cứu về thể chế chính trị của liên bang Champa giúp chúng ta có những tiếp cận tham chiếu về nguồn gốc và những đặc thù của thể chế chính trị ở miền Trung thời kỳ Chúa Nguyễn. Continue reading “Các diễn ngôn về thể chế chính trị của Champa”

Vụ ném bom nguyên tử đã cứu sống hàng triệu người, gồm cả người Nhật 

Nguồn: John C. Hopkins, “The Atomic Bomb Saved Millions—Including Japanese”, Wall Street Journal, 05/08/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Các vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, lần lượt cách đây 75 năm vào thứ Năm và Chủ nhật tuần này, được coi là những sự kiện kinh hoàng và đáng tiếc. Nhưng không sử dụng bom nguyên tử sẽ còn tồi tệ hơn nhiều. Tổng số người Nhật thiệt mạng do hai vụ ném bom được ước tính là từ 129.000 đến 226.000 người. Một báo cáo của chính phủ Hoa Kỳ vào tháng 7 năm 1945 ước tính rằng việc chiếm các đảo chính của Nhật sẽ khiến người Nhật tổn thất từ 5 triệu đến 10 triệu sinh mạng.

Cuộc đổ bộ của Hoa Kỳ, dự định vào ngày 1 tháng 11 năm 1945, sẽ lớn hơn đáng kể so với cuộc đổ bộ Normandy năm 1944 ở châu Âu. Hơn 156.000 quân Đồng minh đã đổ bộ vào ngày “D-Day”. Họ phải chịu hơn 10.000 thương vong, trong đó có 4.400 người thiệt mạng trong lúc đổ bộ. Họ phải đối mặt với 50.000 quân Đức. Cuộc xâm lược Nhật Bản dự kiến sẽ có khoảng 766.000 binh lính Đồng minh tham gia. Continue reading “Vụ ném bom nguyên tử đã cứu sống hàng triệu người, gồm cả người Nhật “

Nhật ký Bắc Kinh (08/06/20): Bát Lý Kiều và quan hệ Trung – Anh

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 6/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Biến cố Lư Câu Kiều (cầu Marco Paolo) năm 1937 thường được biết đến rộng rãi là đã châm ngòi cho Chiến tranh Trung – Nhật lần thứ hai. Nhưng chắc không mấy ai, ít nhất là ở Nhật, biết về chuyện xảy ra vài thập niên trước đó tại một cây cầu khác ở Bắc Kinh – Bát Lý Kiều (Baliqiao).

Tháng 9 năm 1860, các lực lượng nhà Thanh và lính Anh – Pháp đánh một trận lớn ở khu vực quanh cây cầu, cách khoảng 20 cây số về phía đông Tử Cấm Thành. Đó là tuyến phòng thủ cuối cùng bảo vệ Bắc Kinh trong Chiến tranh Nha phiến lần thứ hai bùng nổ bốn năm trước đó. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (08/06/20): Bát Lý Kiều và quan hệ Trung – Anh”

Đại Việt dưới thời Thiên Ứng Chính Bình của Trần Thái Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Triều vua Trần Thái Tông với 8 năm thời Kiến Trung đã trình bày ở phần trước; xin khảo tiếp sự việc khoảng gần 20 năm dưới thời Thiên Ứng Chính Bình [1232-1250]. Bấy giờ đất nước tương đối thanh bình, nên triều đình chú trọng củng cố chính quyền, xây dựng, sắp xếp học hành thi cử, đắp đê ngăn lụt; lưu ý an ninh biên giới phía bắc, nhắm ngăn chặn đám du binh Nguyên Mông từ Vân Nam sang quấy phá tỉnh Quảng Tây, để có thể tiếp tục liên lạc ngoại giao với triều Tống tại miền đông bắc.

Nhắm củng cố chính quyền, nguồn nhân lực quan trọng đứng hàng đầu; tại Thanh Hóa, Nghệ An thời Kiến Trung [1225-1231] đã có lệnh xét duyệt về hộ tịch, đến nay lại giao cho các viên trọng thần như Phùng Tá Chu, Trần Thủ Độ duyệt lại; riêng toàn quốc thì đến các năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 11, 12 [1242-1243] mới làm. Sử gia Ngô Thì Sĩ có nhận xét rằng Nghệ An, Thanh Hóa là các vùng thuộc phía nam đất nước, các đời trước chưa có dịp làm công tác hộ tịch kỹ như tại miền bắc, nên đòi hỏi phải làm kỹ hơn: Continue reading “Đại Việt dưới thời Thiên Ứng Chính Bình của Trần Thái Tông”

Đằng sau hành trình 25 năm quan hệ Việt – Mỹ

Tác giả: Trường Minh – Việt Lâm

Kỳ 1: Những người Mỹ nhiều “duyên nợ” với Việt Nam bắc nhịp cầu hàn gắn

Đầu tháng 4/2020, dòng tweet của Tổng thống Mỹ Donald Trump thu hút sự chú ý của đông đảo công luận quốc tế, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoành hành dữ dội tại Mỹ và nhiều quốc gia.

Tổng thống Hoa Kỳ cảm ơn những người bạn ở Việt Nam đã hỗ trợ để chuyển giao nhanh chóng các trang thiết bị bảo hộ cá nhân cho nước Mỹ.

Đó chỉ là một trong những chi tiết cho thấy mối quan hệ giữa hai cựu thù giờ đã tiến đến mức độ tin cậy và nồng ấm như thế nào. Nhưng với những người đã từng tham gia tích cực vào quá trình bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ, đó là cả một hành trình đằng đẵng kéo dài hai thập kỉ, với biết bao nghi kị, thù địch, bao lực cản tưởng chừng không thể vượt qua. Continue reading “Đằng sau hành trình 25 năm quan hệ Việt – Mỹ”

Đại Việt dưới thời Trần Thái Tông [1225-1257]

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Kiến Trung 1225-1231; Thiên Ứng Chính Bình 1232-1250; Nguyên Phong 1251-1257

Vua họ Trần, tên húy là Cảnh, trước tên húy là Bồ, làm Chi hậu chính triều Lý, được Chiêu Hoàng nhường ngôi, ở ngôi 33 năm [1226-1258], nhường ngôi cho con 19 năm, thọ 60 tuổi [1218-1277], băng tại cung Vạn Thọ, táng ở Chiêu Lăng. Truyền thuyết kể rằng trước kia, tổ tiên Vua là người đất Phúc Kiến; lại có người bảo là người Quế Lâm, Quảng Tây. Tổ 5 đời tên là Kinh đến sinh sống tại hương Tức Mặc [huyện Xuân Trường, Nam Định], mấy đời làm nghề đánh cá. Vua là con thứ của Phụ quốc thái úy đời Lý, Trần Thừa; mẹ họ Lê, sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần Kiến Gia thứ 8 [1218]; nhà Vua tướng mạo uy nghi, mũi cao, mặt rộng. Khi mới 8 tuổi, làm Chi hậu chính chi ứng cục triều Lý; được vào hầu trong cung. Lý Chiêu Hoàng thấy vua thì ưa; ngày 12 tháng 12 năm Ất Dậu [1225], được Chiêu Hoàng nhường ngôi Hoàng Đế, đổi niên hiệu là Kiến Trung. Continue reading “Đại Việt dưới thời Trần Thái Tông [1225-1257]”

Những nét đặc trưng về triều đại nhà Lý (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

3. Đánh Tống, bình Chiêm

Đánh Tống

Đánh Tống khác với các cuộc chiến tranh khác thời xưa; đây là cuộc chiến tranh đa dạng, sử dụng ý thức hệ, tình báo, và cả nội tuyến:

Về chiến tranh ý thức hệ, lúc đánh Tống quân ta đi đến đâu đều trưng lên bản tuyên cáo gọi là “Lộ Bố[1] nêu cao cuộc chiến chính nghĩa tự vệ, do phía Tống gây hấn trước. Lại chỉ trích việc nhà Tống dưới sự chỉ đạo của Tể tướng Vương An Thạch với danh nghĩa cải cách, đặt ra các phép Thanh miêu,[2] Trợ dịch,[3] Bảo giáp;[4] kềm kẹp dân chúng. Vì lòng dân Trung Quốc sẵn mối bất mãn với các quan lại hà khắc, cưỡng bách thi hành cải cách, bắt dân đoàn ngũ hóa giống như trại lính; nên hưởng ứng lời chỉ trích trong bản Lộ Bố, quay sang ủng hộ quân ta: Continue reading “Những nét đặc trưng về triều đại nhà Lý (P2)”

Khởi nguồn của Champa: Một tiếp cận dựa trên sử liệu phi truyền thống

Tác giả: Đổng Thành Danh

Tóm tắt: Bài viết này xem xét lại lần lượt các nguồn sử liệu cũng như các cách sử dụng và diễn giả các nguồn sử liệu liên quan đến sự hình thành của (các) vương quốc Champa cổ ở miền Trung Việt Nam. Thông qua đó tác giả muốn gợi ý một số cách tiếp cận mới về sự hình thành và biến đổi của các vương quốc cổ ở miền Trung trong quá khứ từ quá trình hình thành, liên kết thông qua sự xuất hiện của một chính thể chung gọi là Champa.

Đối với những Nhà nghiên cứu sử học cổ – trung đại và những người quan tâm đến lịch sử, cái tên Champa không phải là một danh xưng xa lạ, nhưng đến nay vẫn còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn. Hầu hết những diễn ngôn gần nhất của giới học giả đều nhìn nhận Champa như một vương quốc tập hợp nhiều tiểu quốc ở miền Trung Việt Nam (đôi khi cả khu vực Tây Nguyên),  chưa có tư liệu nào chứng minh Champa là “một quốc gia”(G. Maspero 1928; Dohamide – Dorohiem 1965; Po Dharma 1999, tr. 9 – 36; P-B. Lafont 1999, tr. 39 – 54, P-B. Lafont 2011; Lương Ninh 2006). Về thời gian tan rã của Champa hiện có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người lấy mốc 1471 để kết thúc sự tồn tại của nhà nước Champa. Sau 1471 chỉ còn tồn tại tiểu vương Kauthara và Panduranga và lấy núi Đá Bia là ranh giới lãnh thổ. Continue reading “Khởi nguồn của Champa: Một tiếp cận dựa trên sử liệu phi truyền thống”

Tiếng Việt kỳ diệu: Hành trình từ chữ Nho, chữ Nôm đến chữ Quốc ngữ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Đã hơn trăm năm nay nước ta chính thức sử dụng chữ Quốc ngữ, thứ chữ viết được các nhà trí thức tiên tiến đầu thế kỷ20 ca ngợi là Hồn trong nước; Công cụ kỳ diệu giải phóng trí tuệ người Việt và tin rằng Nước Nam ta sau này hay dở cũng ở chữ Quốc ngữ.

Dư luận nước ta trước đây quy công trạng làm ra thứ chữ kỳ diệu ấy cho giáo sĩ người Pháp Alexandre de Rhodes. Gần đây lại có dư luận yêu cầu ghi công các giáo sĩ không phải người Pháp như Francisco de Pina, António Barbosa, Gaspar do Amaral, António de Fontes… và đóng góp của giáo dân miền Nam nước ta từng giúp các giáo sĩ đó học tiếng Việt, và đóng vai trò “giám định” trong quá trình thí điểm sử dụng thứ chữ mới ấy. Continue reading “Tiếng Việt kỳ diệu: Hành trình từ chữ Nho, chữ Nôm đến chữ Quốc ngữ”

Hồng Kông: Từ đấu tranh cho người Việt tị nạn đến đấu tranh cho chính mình

Nguồn: Jana Lipman, “Why Hong Kong’s untold history of protecting refugee rights matters now in its struggle with China”, The Conversation, 04/06/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Dự luật an ninh quốc gia mới do chính quyền Trung Quốc đề xuất sẽ làm xói mòn nghiêm trọng nền pháp quyền của Hồng Kông, hạn chế quyền tự do ngôn luận, quyền được xét xử theo trình tự công bằng (due process) và các quyền tự do dân sự cơ bản khác. Những người Hồng Kông đã và đang đấu tranh quyết liệt cho quyền tự trị của đặc khu trước chính quyền trung ương trong nhiều năm qua sẽ phải đối mặt với một rủi ro rất lớn.

Sự tôn trọng đối với quyền con người và nền pháp quyền, thứ được xem là bản sắc của cựu thuộc địa Anh so với Trung Quốc đại lục, bắt nguồn phần nào từ một chương ít được biết đến trong lịch sử Hồng Kông. Continue reading “Hồng Kông: Từ đấu tranh cho người Việt tị nạn đến đấu tranh cho chính mình”

Mỹ đã thay Pháp bước vào Chiến tranh Việt Nam như thế nào?

Trích dịch: Lê Đỗ Huy

Cuốn Kết thúc một cuộc chiến tranh: Đông Dương năm 1954 (End of a war: Indochina 1954) của Jean Lacouture và Philippe Devillers được NXB Fredrick A. Praeger (Mỹ) xuất bản năm 1969, đề cập tình hình quốc tế và Đông Dương giai đoạn Hiệp định Geneva 1954. Các tác giả, cũng là những nhà Việt Nam học nổi tiếng, phê phán các cường quốc phương Tây cố tình lập các “bức màn sắt” chia cắt các dân tộc, chia cắt thế giới, nhằm thực hiện chính sách “chia để trị” của chủ nghĩa thực dân cũ trong hoàn cảnh hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành. Xin giới thiệu cùng bạn đọc một số nội dung của cuốn sách (các đầu đề nhỏ là của người dịch). Continue reading “Mỹ đã thay Pháp bước vào Chiến tranh Việt Nam như thế nào?”

Trần Quốc Hương: Người chỉ huy những nhà tình báo huyền thoại

Tác giả: Hoàng Hải Vân

1. Người chỉ huy 4 lưới tình báo chiến lược của trung ương và khối điệp báo chủ yếu của miền

Ông Trần Quốc Hương (Mười Hương) hoạt động cách mạng từ tiền khởi nghĩa, từng bị thực dân Pháp cầm tù, là cộng sự thân cận gần gũi Cụ Hồ, Tổng bí thư Trường Chinh và nhiều nhà lãnh đạo “khai quốc” khác.

Trong kháng chiến chống Pháp, ông làm Phó giám đốc Nha Tình báo trung ương. Năm 1954, ông được cử vào Nam làm nhiệm vụ đặc biệt cùng với Xứ ủy Nam Bộ tổ chức mạng lưới tình báo nhằm chuẩn bị thi hành Hiệp định Genève thống nhất đất nước. Continue reading “Trần Quốc Hương: Người chỉ huy những nhà tình báo huyền thoại”

Tại sao Việt Nam cải cách thành công chữ viết, Trung Quốc thì không?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tiếng Việt kỳ diệu

Hai dân tộc Kinh Việt Nam và Hán Trung Quốc (TQ) có nhiều điểm giống và khác nhau. Trong 1000 năm Bắc thuộc, nước ta bị Hán hóa toàn diện, các khác biệt bị xói mòn rất nhiều, kể cả về huyết thống. May sao tổ tiên ta vẫn giữ được một khác biệt căn bản nhất – ngôn ngữ. Giữ được thế cũng là nhờ tiếng Việt tiềm ẩn những tính năng kỳ diệu, chẳng hạn ngữ âm cực kỳ phong phú, có thể ghi âm hầu như mọi ngữ âm ngoại ngữ.

Sau 1.000 năm bị Hán hóa, ngôn ngữ Việt chấp nhận chữ Hán nhưng cấm cửa tiếng Hán. Tổ tiên ta đã nghĩ ra cách đọc chữ Hán bằng tiếng Việt (gọi là từ Hán-Việt) mà không đọc bằng tiếng Hán, tức Việt Nam hóa phần ngữ âm của chữ Hán, biến thành chữ của mình, gọi là chữ Nho với ý nghĩa “Chữ của người có học”. Chữ Nho chính là chữ Hán đượcphiên âm ra tiếng Việt, vì thế dễ học hơn. Tổ tiên ta có thể dùng chữ Nho bút đàm giao dịch với quan chức chính quyền chiếm đóng, đạt được yêu cầu bắt dân ta học chữ của chúng. Rốt cuộc người Việt có chữ để ghi chép và giao tiếp nhưng vẫn đời đời nói tiếng mẹ đẻ, không ai nói tiếng Hán. Mưu toan Hán hóa ngôn ngữ hoàn toàn thất bại. Continue reading “Tại sao Việt Nam cải cách thành công chữ viết, Trung Quốc thì không?”

Toan tính của các cường quốc đằng sau Hiệp định Geneva 1954

Biên dịch: Lê Đỗ Huy

Sách “Những viên than hồng của cuộc chiến: Sự sụp đổ một đế quốc và sự tạo tác một Việt Nam Cộng hòa” (Embers of War: The Fall of an Empire and the Making of America’s Vietnam) được NXB Random House xuất bản năm 2012. Sách đoạt giải Pulitzer và nhiều giải thưởng khác ở phương Tây, vì các giá trị sử học và quan hệ quốc tế. Theo Nhà sách trên mạng Amazon, nhờ khai thác hồ sơ lưu trữ ngoại giao mới giải mật ở một số quốc gia, tác giả Mỹ Fredrik Logevall đã dẫn người đọc lần theo lối mòn từng dẫn hai cường quốc phương Tây lạc lối một cách bi thảm trong rừng rậm ở Đông Nam Á.

Dưới đây là trích dịch chương nói về kết quả Hội nghị Geneva của sách. Các đầu đề nhỏ là của người dịch. Continue reading “Toan tính của các cường quốc đằng sau Hiệp định Geneva 1954”

Lịch sử xung đột biên giới Trung – Ấn

Nguồn: Russell Goldman, “India-China Border Dispute: A Conflict Explained“, The New York Times, 17/06/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Cái chết của 20 binh sĩ Ấn Độ trong vụ ẩu đả với phía Trung Quốc là cuộc đụng độ chết chóc nhất trong nhiều thập niên giữa hai quốc gia sỡ hữu vũ khí hạt nhân, nhưng đây không phải là lần đầu tiên.

Không có bên nào nổ súng trong cuộc đụng độ mặc dù đây là lần chạm trán dữ dội nhất trong nhiều thập niên giữa quân đội hai nước dọc đường biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya.

Thay vào đó, quân lính của hai quốc gia có vũ khí hạt nhân sử dụng vũ khí làm từ những gì tìm thấy được ở vùng đất khắc nghiệt cao 4.200m so với mực nước biển. Continue reading “Lịch sử xung đột biên giới Trung – Ấn”

Có phải Einstein là người chống phân biệt chủng tộc?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Năm 1922 nhà khoa học người Đức Albert Einstein được trao giải Nobel Vật lý. Cũng năm đó ông cùng vợ là bà Elsa làm một chuyến du lịch dài tới 5 tháng rưỡi để khám phá vùng Viễn Đông và Trung Đông.

Trong chuyến đi này ông bà từng được Hoàng hậu Nhật Bản tiếp và mời cơm, được yết kiến Vua Tây Ban Nha. Einstein đã ghi chép chuyến du lịch ấy trong cuốn nhật ký của mình, trong đó đôi khi ông dùng những từ ngữ có tính chất phân biệt chủng tộc khá nặng nề để ghi lại ấn tượng của mình về người dân ở Hong Kong, Singapore, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ và Pakistan, là những nơi ông có dừng lại thăm. Continue reading “Có phải Einstein là người chống phân biệt chủng tộc?”

Những nét đặc trưng về triều đại nhà Lý (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tóm tắt về triều đại nhà Lý nước ta, Tống Sử chép:

Họ Lý có được nước từ Công Uẩn đến Hạo Sam, truyền ngôi 8 lần, được hơn 220 năm thì mất”.[1] Tống Sử, quyển 488, Giao Chỉ.

Lời nhận xét này chưa được hoàn toàn chính xác, bởi họ Lý chấm dứt sau triều đại Lý Chiêu Hoàng, chứ không phải thời Vua cha Hạo Sam tức Lý Huệ Tông, tổng cộng 9 đời; còn về thời gian trị vì là 215 năm, chứ không phải là trên 220 năm. Lược kê về năm từng triều đại, theo thứ tự như sau: Continue reading “Những nét đặc trưng về triều đại nhà Lý (P1)”

Giang sơn Đại Việt chuyển từ nhà Lý sang nhà Trần

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vào cuối năm 1210, Vua Cao Tông không khỏe, lập Thái tử Sảm lên kế vị, miếu hiệu là Huệ Tông. Nhà Vua tôn mẹ Đàm thị làm Hoàng thái hậu, sai đón vợ là người con gái họ Trần về làm Hoàng hậu:

Mùa đông, tháng 10, năm Trị Bình Long Ứng thứ 6 [1210], vua không khỏe, gọi Đỗ Kính Tu vào nhận mệnh ký thác. Ngày 28 Nhâm Ngọ, vua băng ở cung Thánh Thọ.

Hoàng thái tử Sảm lên ngôi ở trước linh cữu bấy giờ mới 16 tuổi. Tôn mẹ là Đàm thị là Hoàng thái hậu, cùng nghe chính sự. Lại đem thuyền rồng đi đón Trần thị. Anh Trần thị là Trần Tự Khánh cho rằng bấy giờ đương lúc loạn lạc, chưa đưa đi ngay được.” Toàn Thư, Bản Kỷ quyển 4. Continue reading “Giang sơn Đại Việt chuyển từ nhà Lý sang nhà Trần”