Thế giới hôm nay: 09/02/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Volodymyr Zelensky tuyên bố tổng tư lệnh của quân đội Ukraine, Valery Zaluzhny, sẽ rời khỏi chức vụ. Vị tướng này là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất đất nước, nhưng đã nhiều lần bất đồng với tổng thống về cách tiến hành chiến tranh. Ông Zelensky cho biết đã yêu cầu ông Zaluzhny tiếp tục là “một phần của đội ngũ.” Bộ trưởng quốc phòng Rustem Umerov cho biết giới lãnh đạo quân sự của Ukraine cần phải được thay máu. Oleksandr Syrskyi, chỉ huy lục quân Ukraine, đã lên thay ông Zaluzhny.

Pakistan bắt đầu kiểm phiếu trong cuộc tổng tuyển cử. Cho đến nay có ít nhất 9 người thiệt mạng trong các cuộc tấn công của phiến quân; và chính quyền đã đình chỉ các dịch vụ điện thoại di động với lý do ” gia tăng các vụ khủng bố gần đây.” Hôm thứ Tư, hai vụ đánh bom gần các văn phòng bầu cử ở Balochistan đã giết chết ít nhất 30 người. Nhà nước Hồi giáo sau đó nhận trách nhiệm. Các nhóm chiến binh khác cũng đã tiến hành các vụ tấn công trong những tháng gần đây. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/02/2024”

Hành trình Trung Quốc trở thành siêu cường chế tạo duy nhất của thế giới

Nguồn: Richard Baldwin, “China is the world’s sole manufacturing superpower: A line sketch of the rise,” CEPR, 17/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ là siêu cường quân sự duy nhất của thế giới. Chi tiêu cho quân sự của họ nhiều hơn mười quốc gia chi tiêu cao nhất tiếp theo cộng lại. Trong khi đó, Trung Quốc là siêu cường chế tạo duy nhất của thế giới. Sản lượng của họ vượt quá sản lượng của chín nhà chế tạo lớn nhất tiếp theo cộng lại. Bài viết này sử dụng bản cập nhật năm 2023 của cơ sở dữ liệu TiVA của OECD, mới được công bố gần đây, để tạo ra 8 biểu đồ ghi lại hành trình trở thành siêu cường chế tạo của Trung Quốc và tác động khổng lồ từ sự thống trị của nước này lên chuỗi cung ứng toàn cầu. Continue reading “Hành trình Trung Quốc trở thành siêu cường chế tạo duy nhất của thế giới”

08/02/1725: Peter Đại đế qua đời

Nguồn: Peter the Great dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1725, Peter Đại đế, Hoàng đế nước Nga, đã qua đời và vợ ông, Catherine I, lên kế vị.

Triều đại của Peter, người trở thành sa hoàng duy nhất của nước Nga vào năm 1696, được đặc trưng bởi một loạt các cải cách quân sự, chính trị, kinh tế, và văn hóa sâu rộng dựa trên các mô hình Tây Âu. Continue reading “08/02/1725: Peter Đại đế qua đời”

Vấn đề biên giới tiếp giáp giữa Tây Bắc Việt Nam và Trung Quốc

Tác giả: TS. Phạm Văn Lực (Đại học Tây Bắc)

1. Vài nét khái quát về địa giới của Tây Bắc trong lịch sử

Cho đến nay về địa giới của Tây Bắc vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau; nhưng theo chúng tôi, Tây Bắc chủ yếu bao gồm các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu và một phần của Hòa Bình. Trong lịch sử cũng như hiện nay, Tây Bắc luôn là một phần của lãnh thổ Việt Nam, một bộ phận của Tổ quốc Việt Nam, là địa bàn sinh sống lâu đời của trên 20 dân tộc anh em: Thái, Mông, Lự, Hoa, Kinh, La Ha, Khơ Mú, Kháng, Mảng, La Hủ, Mường, Tày, Dao, Kinh, Hoa…

Từ thời các vua Hùng dựng nước chia nước ta thành 15 bộ: Văn Lang, Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Cửu Đức, Tân Hưng; Tây Bắc thuộc bộ Tân Hưng. Theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi: “Tây Bắc xưa thuộc bộ Tân Hưng” [5, tr.33]. Continue reading “Vấn đề biên giới tiếp giáp giữa Tây Bắc Việt Nam và Trung Quốc”

Thế giới hôm nay: 08/02/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu đã bác bỏ đề xuất ngừng bắn của Hamas vì cho rằng yêu cầu của họ là “kỳ lạ” và “chiến thắng toàn diện” của Israel có thể đến trong những tháng tới. Ông Netanyahu giải thích quan điểm của mình ngay sau cuộc gặp với ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Đề xuất của Hamas kêu gọi đình chiến 135 ngày và rút toàn bộ lực lượng Israel. Đây là đề xuất mới của Hamas sau khi nhóm này từ chối đề xuất trước đó do Mỹ hậu thuẫn.

Balochistan, khu vực bất ổn nằm giữa Pakistan và Iran, đã bị rung chuyển bởi hai vụ đánh bom khiến ít nhất 30 người thiệt mạng. Các cuộc tấn công diễn ra ở phía biên giới Pakistan, bất chấp việc tăng cường triển khai cảnh sát và lực lượng bán quân sự trên khắp đất nước. Những kẻ tấn công nhắm vào văn phòng của các ứng cử viên chính trị, trong bối cảnh Pakistan sẽ tổ chức bầu cử vào thứ Năm, sau một giai đoạn tranh cử đầy bạo lực. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/02/2024”

Liệu AMD có thể đuổi kịp Nvidia trong cuộc đua chip AI?

Nguồn:, “Could AMD break Nvidia’s chokehold on chips?The Economist, 31/01/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

“Đây là công cụ tăng tốc AI (AI accelerator) tiên tiến nhất trong ngành,” Lisa Su, CEO của Advanced Micro Devices (AMD), tuyên bố tại buổi ra mắt chip MI300 mới của công ty vào tháng 12. Bà Su trình bày một loạt thông số kỹ thuật: 153 tỷ bóng bán dẫn, 192 gigabyte bộ nhớ, và băng thông bộ nhớ 5,3 terabyte mỗi giây. Tức là lần lượt gấp khoảng 2, 2,4 và 1,6 lần so với H100, chip trí tuệ nhân tạo hàng đầu của Nvidia. Trong năm qua, sức mạnh của Nvidia trong vai trò công ty hàng đầu cung cấp phần cứng cho cuộc đua AI đã đưa họ trở thành công ty có giá trị thứ năm nước Mỹ, với vốn hóa thị trường lên tới 1,5 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng cả những con số lẫn bà Su đều không hề nói dối: MI300 thực sự vượt trội hơn H100. Các nhà đầu tư cũng thích nó – thể hiện qua việc giá cổ phiếu AMD tăng 10% trong ngày hôm sau. Continue reading “Liệu AMD có thể đuổi kịp Nvidia trong cuộc đua chip AI?”

Thế giới hôm nay: 07/02/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một tòa án ở Washington DC ra phán quyết rằng Donald Trump không có đặc quyền miễn trừ truy tố xoay quanh cáo buộc âm mưu lật ngược kết quả bầu cử 2020. Cựu tổng thống, người đang dẫn đầu đảng Cộng hòa trong cuộc chạy đua đề cử ứng viên tổng thống năm nay, đã viện dẫn quyền miễn trừ của tổng thống khi lập luận phản bác cáo buộc của Jack Smith, luật sư bộ tư pháp. Ông Trump dự kiến sẽ kháng cáo và có thể trình vụ việc lên Tòa Tối cao.

Tình báo Israel tin rằng hơn 1/5 số con tin Israel bị Hamas bắt giữ đã thiệt mạng, theo New York Times. Trong khi đó ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã gặp tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah al-Sisi trong chuyến công du Trung Đông. Mỹ đang thúc đẩy ngừng bắn ở Gaza, từ đó cho phép thả những con tin còn lại. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/02/2024”

Thành công và hạn chế trong chính sách Đông Nam Á của Tổng thống Biden

Nguồn: Derek Grossman, “The Good and the Bad for Biden in Southeast Asia,” Foreign Policy, 05/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ba năm qua, chính sách của Biden ở Đông Nam Á đã có nhiều điểm sáng, nhưng vẫn thiếu một chiến lược rõ ràng cho khu vực.

Kể từ khi nhậm chức vào năm 2021, một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của chính quyền Biden là một chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hiệu quả hơn để cạnh tranh với Trung Quốc, đặc biệt là ở Đông Nam Á. Ba năm sau, chính quyền mới chỉ hoàn thành được một phần mục tiêu này. Dù Washington đã củng cố một số quan hệ đối tác song phương quan trọng, nhưng họ lại ngó lơ những quan hệ đối tác khác. Điều quan trọng là, nếu xét đến quan hệ thương mại và đầu tư khổng lồ của Trung Quốc với Đông Nam Á, chính quyền Biden vẫn đang thiếu một kế hoạch kinh tế tổng thể cho khu vực. Continue reading “Thành công và hạn chế trong chính sách Đông Nam Á của Tổng thống Biden”

06/02/1820: Những người từng là nô lệ lên đường quay về Châu Phi

Nguồn: Formerly enslaved people depart on journey to Africa, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1820, đợt di cư có tổ chức đầu tiên của những người nô lệ được trả tự do đã khởi hành từ cảng New York, trên hành trình đến Freetown, Sierra Leone, Tây Phi. Chuyến đi này diễn ra phần lớn là nhờ Hiệp hội Thuộc địa Mỹ (American Colonization Society), một tổ chức của Mỹ do Robert Finley thành lập vào năm 1816 nhằm đưa những người châu Phi trước đây bị bắt làm nô lệ trở lại châu Phi. Tuy nhiên, một phần kinh phí cũng đến từ Quốc hội Mỹ, những người vào năm 1819 đã dành 100.000 đô la để hỗ trợ những người gốc Phi bị đưa đến Mỹ bất hợp pháp sau khi buôn bán nô lệ bị bãi bỏ vào năm 1808 trở về châu Phi. Continue reading “06/02/1820: Những người từng là nô lệ lên đường quay về Châu Phi”

Chúa Sãi mở cửa biển để giao thương

Tác giả: GS Trịnh Sinh

Nước Việt Nam sở hữu cả chiều dài phần phía Đông đất liền là biển cả. Người Việt đã làm chủ và khai thác Biển Đông từ vài ngàn năm trước. Tuy nhiên, có lẽ vùng châu thổ sông Hồng màu mỡ đủ nuôi sống cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, nhưng cũng đưa cuộc sống người Việt vào chính nghề làm nông mà chưa khai thác đúng chuyện buôn bán với các vùng biển xa.

Chỉ đến thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1563-1635), người Việt mới thực sự nhận ra giá trị của biển không chỉ là con tôm, con cá, mà biển còn là vàng, là bạc nữa. Đó chính là ngoại thương, mang lại nguồn lợi khổng lồ gấp nhiều lần giá trị mà hạt gạo đem lại. Cái nông nghiệp chỉ đủ ăn no mà chưa đem lại sự sung túc của người dân, sự cường thịnh của quân đội, sự giàu có của một quốc gia cùng với giữ vững chủ quyền thực sự cho đất nước. Chỉ có ngoại thương mới là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đem lại những điều này. Từ trước đến nay đều thế cả. Continue reading “Chúa Sãi mở cửa biển để giao thương”

Thế giới hôm nay: 06/02/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump đã giáng một đòn mạnh vào dự luật an ninh biên giới lưỡng đảng vừa được Thượng viện Mỹ công bố sau nhiều tháng tranh cãi. Ứng viên dẫn đầu của phe Cộng hòa trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới đã lên án dự luật này là “khủng khiếp” và kêu gọi có một đạo luật khác để điều chỉnh vấn đề nhập cư. Thỏa thuận trị giá 118 tỷ USD này gắn titlean ninh biên giới với viện trợ cho Israel và Ukraine, mà các nhà lập pháp của đảng Cộng hòa đã phản đối suốt mấy tháng qua. Cuộc bỏ phiếu đầu tiên về dự luật được lên kế hoạch vào thứ Tư.

Cung điện Buckingham thông báo Vua Charles III bị mắc ung thư. Các nhiệm vụ công của ông sẽ phải tạm dừng dù tình hình ông “vẫn hoàn toàn tích cực” và ông mong sớm trở lại công việc. Ung thư được phát hiện vào tháng trước khi nhà vua, 75 tuổi, được điều trị chứng phì đại tuyến tiền liệt; song cung điện không nói rõ là loại ung thư nào. Ông đăng quang vào tháng 5 năm ngoái. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/02/2024”

Vai trò đang lên của Lưu Kiến Siêu trong đối ngoại của Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s rising star visits U.S. over warming Putin-Kim ties,” Nikkei Asia, 01/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chuyến thăm của nhà ngoại giao Lưu Kiến Siêu diễn ra khi Tập tìm cách ‘kết nối’ với Biden về vấn đề Triều Tiên.

Sau vụ cách chức đầy bất ngờ đối với cựu Ngoại trưởng Tần Cương hồi năm ngoái, giới ngoại giao Trung Quốc đang chào đón một ngôi sao mới đang lên.

Đó là Lưu Kiến Siêu, Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc – người phụ trách các vấn đề đối ngoại do đảng lãnh đạo. Chức vụ của ông tuy không nổi bật bằng ngoại trưởng, nhưng cũng được xếp ở cấp bộ trưởng. Continue reading “Vai trò đang lên của Lưu Kiến Siêu trong đối ngoại của Trung Quốc”

Phiên dịch: “Bà đỡ” của văn học Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trung Quốc hiện nay có số lượng nhà văn và tác phẩm văn học nhiều nhất thế giới, tuy vậy thế giới lại ít biết về văn học nước này. Nền văn hoá, văn học Trung Quốc có lịch sử lâu đời mấy nghìn năm mà vẫn chưa có tác giả và tác phẩm văn học nổi tiếng toàn cầu. Trước năm 2012 nước này chưa có nhà văn Trung Quốc nào được trao giải Nobel Văn. Continue reading “Phiên dịch: “Bà đỡ” của văn học Trung Quốc”

04/02/1962: Trực thăng đầu tiên của Mỹ bị bắn rơi ở Việt Nam

Nguồn: First U.S. helicopter is shot down in Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, trực thăng đầu tiên của Mỹ đã bị bắn hạ ở Việt Nam. Nó là một trong 15 chiếc trực thăng chở binh sĩ Việt Nam Cộng hoà đến chiến trường gần làng Hồng Mỹ ở đồng bằng sông Cửu Long. Continue reading “04/02/1962: Trực thăng đầu tiên của Mỹ bị bắn rơi ở Việt Nam”

Vai trò quan trọng của tình báo nguồn mở trong Chiến tranh Ukraine

Nguồn: “Open-source intelligence is piercing the fog of war in UkraineThe Economist, 12/01/2023.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vào ngày 29 tháng 5 năm 1982, phóng viên đài BBC Robert Fox vừa chứng kiến 36 giờ giao tranh khốc liệt giữa Anh và Argentina tại Goose Green, một địa điểm xa xôi trên Quần đảo Falkland, Nam Đại Tây Dương. Đó là trận quyết định cả cuộc chiến và người Anh đã thắng. Nhưng dù rất muốn báo tin về ngay lập tức, ông Fox phải mất mười giờ mới có được điện thoại vệ tinh trên tàu chiến. Phải mất thêm tám giờ nữa để London giải mã được tin nhắn của ông, và do đó câu chuyện đã không được phát sóng cho tới 24 giờ sau. Các nhà báo truyền hình còn tệ hơn, ông Fox nói. Những khung hình của họ phải mất mười ngày mới về đến Anh. Continue reading “Vai trò quan trọng của tình báo nguồn mở trong Chiến tranh Ukraine”

03/02/2005: Tổng Chưởng lý gốc Tây Ban Nha đầu tiên của Mỹ nhậm chức

Nguồn: Alberto Gonzales becomes first Hispanic U.S. attorney general, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2005, Alberto Gonzales đã được Thượng viện Mỹ phê chuẩn trở thành Tổng Chưởng lý gốc Tây Ban Nha đầu tiên của đất nước, bất chấp những phản đối xoay quanh lịch sử lạm dụng tra tấn của ông.

Thượng viện đã phê chuẩn việc đề cử Gonzales trong một cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ 60-36, phản ánh sự chia rẽ giữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ về việc liệu các chính sách chống khủng bố của chính quyền có dẫn đến việc lạm dụng tù nhân ở Iraq và nhiều nơi khác hay không. Ngay sau cuộc bỏ phiếu của Thượng viện, Phó Tổng thống Dick Cheney đã tổ chức lễ nhậm chức Tổng Chưởng lý cho Gonzales trong một buổi lễ nhỏ tại Phòng Roosevelt ở Nhà Trắng. Tổng thống Bush, khi đó đang đi công tác, đã gọi điện chúc mừng ông. Continue reading “03/02/2005: Tổng Chưởng lý gốc Tây Ban Nha đầu tiên của Mỹ nhậm chức”

Những điều ít biết về Lũy Thầy

Tác giả: PGS.TS Trịnh Sinh

Trong lịch sử quân sự Việt Nam có một hệ thống thành lũy khá lợi hại. Dân gian vẫn gọi là Lũy Thầy. Nhờ có Lũy Thầy mà nhà Nguyễn mới tồn tại chín chúa, mười ba vua. Nhưng tại sao lại có tên là Lũy Thầy?

Sở dĩ thành lũy trên vùng đất Quảng Bình có tên Lũy Thầy là do sự tôn kính của các chúa Nguyễn và người dân địa phương đặt tên công trình phòng thủ này mà  “Thầy” Đào Duy Từ, một nhà chiến lược thiên tài giúp chúa Nguyễn và cũng là tổng công trình sư tạo ra ở nơi đây. Continue reading “Những điều ít biết về Lũy Thầy”

Chuyển động Quốc Phòng (26/1 – 1/2/2024)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (26/1 – 1/2/2024)”

Thế giới hôm nay: 02/02/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Liên minh châu Âu đã thông qua gói hỗ trợ trị giá 50 tỷ euro (54 tỷ USD) cho Ukraine sau nhiều tháng bị Hungary cản trở. Đầu tuần này, các quan chức và lãnh đạo châu Âu được cho là đã đe dọa sẽ rút tài trợ cho kinh tế Hungary để gây áp lực lên thủ tướng thân Nga Viktor Orban. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết thỏa thuận này đảm bảo sự hỗ trợ “ổn định, lâu dài” cho Ukraine. Trong khi đó viện trợ của Mỹ vẫn còn mắc kẹt ở Quốc hội.

Lực lượng Mỹ tiếp tục tấn công vào các mục tiêu của Houthi ở Yemen, lần này nhắm vào một trạm kiểm soát và 10 máy bay không người lái được xác định là gây ra “mối đe dọa tiềm năng” đối với các tàu nước ngoài. Mỹ và Anh đã thực hiện nhiều đợt tấn công kể từ khi Houthi bắt đầu tấn công các tàu thương mại vào giữa tháng 11. Hôm thứ Tư, Houthi cho biết họ có kế hoạch tiếp tục tấn công các tàu chiến của Mỹ và Anh. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/02/2024”

Nghịch lý của việc tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa ở Việt Nam (P2)

Nguồn: Christelle Nguyen, “Vietnam’s Paradox: Commemorating the Battle of the Paracels,” The Diplomat, 19/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Người chết và kẻ bại trận

Bất chấp thất bại năm 1974, những người lính trở về miền Nam vẫn được chào đón như những anh hùng, trước khi Sài Gòn thất thủ. Một con phố ở Sài Gòn đã được đặt theo tên Trung tá Ngụy Văn Thà, người hy sinh khi chiến đấu ở Hoàng Sa. Sau năm 1975, con đường mang tên người anh hùng đó đã không còn nữa.

Trong cuốn “Nothing is Impossible: America’s Reconciliation With Vietnam” (Không gì là không thể: Hòa giải giữa Mỹ và Việt Nam) xuất bản năm 2022, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đã chia sẻ câu chuyện cá nhân của ông khi đến thăm nghĩa trang Biên Hòa được kiểm soát gắt gao nằm gần Sài Gòn, nơi duy nhất được dùng để chôn cất các binh sĩ của chế độ cũ. Ông cũng nêu chi tiết những nỗ lực ngoại giao của mình đối với các quan chức Việt Nam, để xin phép thực hiện các hoạt động đơn giản như đào mương và dọn dẹp rễ cây trong nghĩa trang. Osius coi nghĩa trang Biên Hoà là “điểm bản lề” (pivot point) cho sự hòa giải giữa hai miền Nam và Bắc Việt Nam. Continue reading “Nghịch lý của việc tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa ở Việt Nam (P2)”