Trung Quốc và tham vọng thống trị thị trường tài chính toàn cầu

Nguồn: Henry M. Paulson Jr., “China Wants to Be the World’s Banker”, WSJ, 9/12/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Hoa Kỳ có nguy cơ đánh mất vị trí thống lĩnh trong ngành dịch vụ tài chính quốc tế.

Hoa Kỳ hiện vẫn là thế lực thống trị trong ngành dịch vụ tài chính, dẫn đầu gần như tất cả các địa hạt của ngành này, từ các quỹ đầu tư mạo hiểm và quỹ đầu tư nhân đến lĩnh vực ngân hàng và quản lý tài sản. Quy mô và tính thanh khoản của thị trường vốn Hoa Kỳ là bệ đỡ duy trì vị thế ưu việt của đồng đô-la (USD), cho phép người Mỹ chi trả ít hơn khi mua hàng hóa nước ngoài cũng như tài trợ cho việc chi tiêu của chính phủ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vị trí thống lĩnh trong ngành tài chính của nước Mỹ đang ngày càng bị thách thức bởi sự cạnh tranh gay gắt từ nước ngoài cùng các chính sách thiếu tầm nhìn và phản tác dụng từ trong nước. Duy trì tính ưu việt của Hoa Kỳ trong lĩnh vực tài chính nên là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Biden. Continue reading “Trung Quốc và tham vọng thống trị thị trường tài chính toàn cầu”

10/12/1977: Liên Xô bắt người bất đồng chính kiến vào Ngày Nhân quyền LHQ

Nguồn: Soviets arrest dissidents on United Nations Human Rights Day, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1977, tại Moskva, các quan chức Liên Xô đã bắt giữ bốn nhà bất đồng chính kiến, đồng thời ngăn cản ít nhất 20 người khác tham dự một cuộc biểu tình ôn hòa chống lại đàn áp chính trị của chính quyền cộng sản vào Ngày Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Theo một số người tham dự biểu tình, các quan chức Liên Xô đã đe dọa rằng sẽ sử dụng bạo lực nếu biểu tình được tổ chức. Vụ việc là bằng chứng cho thấy chính phủ Liên Xô đang ngày càng cứng rắn trong việc chống lại bất kỳ cuộc biểu tình chính trị nào. Continue reading “10/12/1977: Liên Xô bắt người bất đồng chính kiến vào Ngày Nhân quyền LHQ”

Thế giới hôm nay: 12/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hơn một phần ba người Mỹ sống ở những địa phương mà các giường hồi sức cấp cứu trong bệnh viện phải hoạt động gần đầy công suất, theo dữ liệu liên bang mới. Một phân tích của Thời báo New York về thông tin địa lý chi tiết của covid-19 trong các bệnh viện, được công bố lần đầu, cho thấy cứ mười người Mỹ thì có một người sống ở những khu vực mà các đơn vị hồi sức cấp cứu đã kín chỗ hoặc có ít hơn 5% số giường khả dụng. Nhiều trong số họ là ở vùng Trung Tây.

Cảnh sát cho biết 5 người đã thiệt mạng hôm thứ Hai vì bạo lực liên quan đến bầu cử ở Ghana. Tổng cộng có hơn 60 vụ bạo lực. Các nhà quan sát độc lập trước đây từng ca ngợi nước này tiến hành các cuộc bầu cử trong hòa bình. Nhưng căng thẳng đã gia tăng vào đầu tuần này khi cả tổng thống đương nhiệm, Nana Akufo-Addo, và đối thủ chính của ông, John Mahama, một cựu nguyên thủ quốc gia, đều tuyên bố dẫn trước. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/10/2020”

Tại sao đừng quá kỳ vọng vào Hiệp định RCEP?

Nguồn: Salvatore Babones, “Cutting Through the Hype on Asia’s New Trade Deal”, Foreign Policy, 02/12/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

RCEP thực chất là một hiệp định thương mại mang đậm phong cách Trung Quốc: sáo rỗng và kém hiệu quả.

Tháng trước, 15 quốc gia đã ký Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), một thỏa thuận thương mại đáng chú ý ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương được kỳ vọng sẽ “tạo ra các cơ hội việc làm mới, nâng cao mức sống, và cải thiện phúc lợi chung cho người dân”. RCEP được khởi xướng bởi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), bên đóng góp 10 nước trong số các quốc gia tham gia hiệp định. Tuy vậy, chỉ hai quốc gia là Trung Quốc và Nhật Bản đã chiếm khoảng 80% trên tổng GDP 25 nghìn tỷ USD của khối. Các nước ASEAN đóng góp 3 nghìn tỷ USD và phần còn lại đến từ Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Continue reading “Tại sao đừng quá kỳ vọng vào Hiệp định RCEP?”

Thế giới hôm nay: 09/12/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chính phủ Anh cho biết đã đạt một thỏa thuận trên nguyên tắc với EU về việc thực hiện các quy chế về Bắc Ireland vốn được nêu trong hiệp ước rút khỏi EU của Anh. Anh sẽ loại bỏ các phần liên quan khỏi dự luật đã được lên kế hoạch vốn có thể khiến Anh vi phạm thỏa thuận ký đầu năm nay. Các cuộc đàm phán thỏa thuận thương mại vẫn tiếp tục.

Anh đã dùng những liều vắc-xin covid-19 đầu tiên do Pfizer và BioNTech sản xuất. 800.000 liều nữa sẽ được phân phối trong những tuần tới. Trong khi đó, chính phủ Anh thông báo một loại vắc-xin khác của Đại học Oxford và AstraZeneca đã bị trì hoãn do các vấn đề sản xuất. Nhưng nghiên cứu công bố trên tạp chí y học Lancet cho thấy nó “an toàn và hiệu quả”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/12/2020”

Cạnh tranh Mỹ – Trung tại khu vực Mekong

Nguồn: Thitinan Pongsudhirak, “China-US rivalry on Mekong mainland”, Bangkok Post, 27/11/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Không như các lĩnh vực chính sách đối ngoại then chốt khác nơi Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ đảo ngược hướng đi của Tổng thống mãn nhiệm Donald Trump, tiểu vùng Mekong tại Đông Nam Á lục địa là một nơi Mỹ dễ dàng đạt được đồng thuận để giữ nguyên lập trường. Trong bối cảnh Trung Quốc thống trị không gian Mekong bằng một chuỗi đập thượng nguồn và thao túng tài nguyên nước ở hạ lưu, các nước ven sông bị ảnh hưởng nặng nề, gồm Campuchia, Lào, Thái Lan, và Việt Nam, đã tìm cách giảm nhẹ và cân bằng lại thái độ hung hăng nhằm kiểm soát nguồn nước của Trung Quốc. Chính quyền Biden cần chú ý đến Mekong và hợp tác với các đối tác cùng chí hướng nhằm giữ không cho các nước Đông Nam Á lục địa trở thành sân sau của Bắc Kinh. Continue reading “Cạnh tranh Mỹ – Trung tại khu vực Mekong”

08/12/1980: Ca sĩ John Lennon bị bắn chết

Nguồn: John Lennon shot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, John Lennon, cựu thành viên The Beatles, nhóm nhạc rock đã thay đổi nền âm nhạc đại chúng trong thập niên 1960, đã bị bắn chết bởi một fan cuồng ở Thành phố New York.

Người nghệ sĩ 40 tuổi đang bước vào tòa nhà nơi có căn hộ sang trọng của ông ở Manhattan thì bị Mark David Chapman bắn bốn phát ở cự ly gần bằng khẩu súng lục ổ quay cỡ 38 ly. Trong tình trạng bị mất rất nhiều máu, Lennon được đưa ngay đến bệnh viện nhưng đã chết trên đường. Trước đó cùng ngày, Chapman vừa nhận chữ ký từ Lennon và cũng tự nguyện ở lại hiện trường vụ nổ súng cho đến khi hắn ta bị cảnh sát bắt giữ. Trong vòng một tuần, hàng trăm người hâm mộ đã đến canh thức bên ngoài chung cư Dakota – nơi có nhà của Lennon – và các cuộc diễu hành để tang ông đã được tổ chức trên khắp thế giới. Continue reading “08/12/1980: Ca sĩ John Lennon bị bắn chết”

Thế giới hôm nay: 08/12/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mỹ áp đặt trừng phạt đối với 14 nhà lập pháp Trung Quốc để đáp trả việc Trung Quốc trục xuất 4 thành viên đối lập ủng hộ dân chủ khỏi cơ quan lập pháp Hồng Kông. Các biện pháp trừng phạt này bổ sung thêm vào những lệnh trừng phạt trước đó đã áp dụng đối với trưởng đặc khu Carrie Lam và một số quan chức cấp cao của bà. Tổng thống Trump muốn Mỹ duy trì áp lực lên Trung Quốc ngay cả sau khi ông rời nhiệm sở.

Hội đồng Châu Âu đã thông qua một khuôn khổ pháp lý cho phép cơ quan này áp đặt các biện pháp trừng phạt lên các cá nhân và tổ chức có liên quan đến vi phạm nhân quyền. Các biện pháp trừng phạt, bao gồm cấm đi lại và đóng băng tài khoản, có thể được áp dụng cho những cá nhân liên quan đến tội ác diệt chủng, tội ác chiến tranh và các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng khác, bất kể hành vi xảy ra ở đâu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/12/2020”

Sống dưới bóng con rồng: Đông Nam Á trong thế kỷ Trung Quốc

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sự trỗi dậy ngoạn mục của Trung Quốc trong bốn thập niên qua đã mang lại cho thế giới những cơ hội và thách thức chưa từng có, nhưng không khu vực nào trải nghiệm thực tế địa chính trị mới này một cách sống động như khu vực Đông Nam Á. Mười một quốc gia khu vực đã được hưởng lợi rất nhiều từ sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc, nhưng họ cũng là những nước đầu tiên cảm nhận được những bước dậm chân mạnh mẽ của người khổng lồ đang tỉnh giấc.

Cuốn sách In the Dragon’s Shadow: Southeast Asia in the Chinese Century (Sống dưới bóng con rồng: Đông Nam Á trong thế kỷ Trung Quốc) cung cấp một góc nhìn sâu sắc về sự trỗi dậy của Trung Quốc và tác động tới bối cảnh kinh tế và chiến lược của khu vực, cũng như cách các nước láng giềng Đông Nam Á nhỏ hơn của Trung Quốc đã phải vật lộn như thế nào để đối phó với siêu cường mới nổi. Continue reading “Sống dưới bóng con rồng: Đông Nam Á trong thế kỷ Trung Quốc”

Thế giới hôm nay: 07/12/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bầu cử quốc hội Venezuela đang được tiến hành. Tổng thống Nicolás Maduro kỳ vọng giành được đa số trong cơ quan lập pháp, giúp ông củng cố quyền kiểm soát các thể chế nhà nước. Một số đảng đối lập đã tẩy chay cuộc bỏ phiếu. Mỹ, EU và Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ đều nói cuộc bầu cử không tuân thủ các tiêu chuẩn dân chủ cơ bản.

Bộ trưởng các vấn đề xã hội của Indonesia, Juliari Batubara, tự nộp mình cho cảnh sát sau khi được xác địch là nghi phạm trong một vụ hối lộ liên quan đến viện trợ lương thực cho người bị ảnh hưởng bởi đại dịch covid-19. Các quan chức chống tham nhũng đã thu giữ số tiền tương đương hơn 1 triệu đô la được nhét vào vali, ba lô và phong bì trong một cuộc đột kích hôm thứ Bảy. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/12/2020”

Chủ thuyết “Giày Vừa Chân” của Tập Cận Bình

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Có lẽ vì cho rằng nước mình là một nước lớn nên các tân lãnh đạo Trung Quốc khi mới “lên ngôi” bao giờ cũng đưa ra một chủ thuyết mới khác với người tiền nhiệm.

Đặng Tiểu Bình có thuyết Mèo trắng mèo đen mà người Trung Quốc gọi là Lý luận Đặng Tiểu Bình. Giang Trạch Dân có thuyết Ba Đại diện. Hồ Cẩm Đào có Quan điểm phát triển một cách khoa học. Các thuyết nói trên đều được đưa vào Lời Nói Đầu Hiến pháp Trung Quốc và các văn kiện chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Năm 2012, Tập Cận Bình lên nắm các chức vụ cao nhất ở Trung Quốc: Tổng Bí thư ĐCSTQ, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy trung ương. Vậy ông đưa ra chủ thuyết gì? Continue reading “Chủ thuyết “Giày Vừa Chân” của Tập Cận Bình”

06/12/1917: Vụ nổ Halifax

Nguồn: The Great Halifax Explosion, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, lúc 9:05 sáng, tại bến cảng Halifax ở tỉnh Nova Scotia của Canada, vụ nổ nhân tạo kinh hoàng nhất trong thời kỳ tiền nguyên tử đã xảy ra khi Mont Blanc, một tàu vũ khí của Pháp, phát nổ chỉ 20 phút sau khi va chạm với một tàu khác.

Khi Thế chiến I nổ ra ở châu Âu, thành phố cảng Halifax ngày càng trở nên nhộn nhịp với rất nhiều con tàu chở theo binh lính, hàng cứu trợ và đạn dược vượt qua Đại Tây Dương. Sáng ngày 06/12, tàu Imo của Na Uy rời cảng Halifax để lên đường đến Thành phố New York. Cùng lúc đó, tàu Mont Blanc của Pháp, với khoang hàng chứa đầy các loại bom đạn dễ phát nổ – 2.300 tấn axit picric, 200 tấn thuốc nổ TNT, 35 tấn xăng có trị số octan cao và 10 tấn bông thuốc súng – đang cố gắng đi qua bến cảng chật hẹp để tham gia vào một đoàn tàu sẽ hộ tống nó qua Đại Tây Dương. Continue reading “06/12/1917: Vụ nổ Halifax”

Về truyền thuyết Kiến quốc phu nhân giúp vua Lê đánh thành Cổ Lộng

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tạp chí Tri Tân, số 2, ngày 10/6/1941 có bài nghiên cứu của học giả Chu Thiên Hoàng Minh Giám với nhan đề Một nữ anh hùng bị mai một! Bà Lương giết giặc Minh hạ thành Cổ Lộng.Trong bài viết, học giả trưng lên sự tích liệt nữ họ Lương, ghi trong U Linh Lục do Thượng thư Lê Tung, vị quan đời Lê Uy Mục [1505] soạn. Học giả thuật lại như sau:

Về khoảng cuối đời Trần, một gia đình họ Lương ở làng Chuế Cầu, tổng Tử Mặc, huyện Ý Yên nay thuộc Nam Định chỉ được một người con gái, có chí khí, có sức khỏe hơn người, lại thêm nhan sắc diễm lệ. Cha mẹ muốn kén những chỗ sang trọng xứng đáng để trao tơ. Song Lương thị xin với cha mẹ chỉ lấy người trong làng, dù hèn hạ cũng cam; miễn là được sớm hôm hầu hạ cha mẹ. Cha nghe nói cảm động, cũng chiều ý con, đem gả cho một người cùng làng là Đinh Tuấn. Hai vợ chồng ăn ở với nhau rất hoà thuận. Continue reading “Về truyền thuyết Kiến quốc phu nhân giúp vua Lê đánh thành Cổ Lộng”

05/12/1873: Sát nhân Tháp chuông Boston giết nạn nhân đầu tiên

Nguồn: The Boston Belfry Murderer kills his first victim, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1873, Bridget Landregan đã được tìm thấy trong tình trạng bị đánh đập và bóp cổ đến chết ở ngoại ô Dorchester, Boston. Theo các nhân chứng, một người đàn ông mặc trang phục màu đen với áo choàng kín mít đã cố gắng xâm phạm thi thể cô gái trước khi bỏ chạy. Năm 1874, một người đàn ông có nhân dạng tương tự đã đánh một cô gái trẻ khác, Mary Sullivan, cho đến chết. Nạn nhân thứ ba của hắn, Mary Tynan, đã bị tấn công trên giường vào năm 1875. Mặc dù cô sống thêm được một năm sau vụ tấn công nghiêm trọng, Tynan vẫn không bao giờ có thể xác định được kẻ tấn công mình. Continue reading “05/12/1873: Sát nhân Tháp chuông Boston giết nạn nhân đầu tiên”

George Eliot: Nữ nhà văn Anh nổi tiếng thế kỷ 19

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

George Eliot (1819 – 1880) là bút danh của Mary Ann Evans, một trong những tiểu thuyết gia người Anh hàng đầu của thế kỷ 19. Những tiểu thuyết của bà, nổi tiếng nhất là tác phẩm ‘Middlemarch’, được ca ngợi vì những suy ngẫm sâu sắc về chủ nghĩa hiện thực và tâm lý nhân vật.

George Eliot sinh ngày 22/11/1819 tại vùng nông thôn Warwickshire. Khi mẹ bà mất vào năm 1836, Eliot đã nghỉ học để giúp đỡ cha việc gia đình. Năm 1841, bà cùng cha chuyển đến Coventry và sống với ông cho tới khi ông qua đời vào năm 1849. Sau đó, Eliot đã du hành châu Âu và cuối cùng định cư tại London. Continue reading “George Eliot: Nữ nhà văn Anh nổi tiếng thế kỷ 19”