30/05/1971: Mariner 9 khởi hành đến Sao Hỏa

Nguồn: Mariner 9 departs for Mars, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1971, tàu thăm dò không gian không người lái Mariner 9 của Mỹ đã được phóng lên không gian với nhiệm vụ thu thập thông tin khoa học trên Sao Hỏa, hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời. Con tàu vũ trụ nặng 1.116 pound (khoảng 500 kg) đã tiến vào quỹ đạo Hành tinh Đỏ vào ngày 13/11/1971 và quay quanh nó hai lần mỗi ngày trong gần một năm, chụp ảnh bề mặt và phân tích bầu khí quyển bằng các thiết bị hồng ngoại và tử ngoại. Mariner 9 thu thập dữ liệu về thành phần khí quyển, mật độ, áp suất và nhiệt độ của Sao Hỏa, cũng như thông tin về thành phần bề mặt, nhiệt độ và địa hình của hành tinh. Continue reading “30/05/1971: Mariner 9 khởi hành đến Sao Hỏa”

Những cộng đồng tưởng tượng: Một số suy nghĩ về nguồn gốc và sự lan truyền của chủ nghĩa dân tộc

Tác giả: Phạm Quang Minh

Lẽ ra cuốn sách “Những cộng đồng tưởng tượng: Một số suy nghĩ về nguồn gốc và sự lan truyền của chủ nghĩa dân tộc”1 của Benedict Anderson phải được dịch ra tiếng Việt từ sớm ngay sau khi nó ra đời, bởi như chính Benedict Anderson đã thừa nhận trong lời tựa cho ấn bản lần thứ hai2 là chính những cuộc xung đột vũ trang những năm 1978-1979 ở Đông Dương, tức là giữa Việt Nam và Campuchia và giữa Việt Nam và Trung Quốc, đã là “cú hích” cho sự ra đời của bản thảo này.

Vào những năm 1970 của thế kỷ trước, nhiều nhà nghiên cứu đều cho rằng nguyên nhân chính của cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ 3 là sự mâu thuẫn giữa một bên là Liên Xô-Việt Nam và bên kia là Trung Quốc-Khmer Đỏ, hoặc là xung đột địa chính trị giữa ba cường quốc là Mỹ-Liên Xô-Trung Quốc. Nhưng riêng Anderson thì cho rằng người ta phải tìm nguyên nhân của cuộc chiến này trong tầng sâu của lịch sử – đó là chủ nghĩa dân tộc, chứ không phải là vấn đề ý thức hệ hay địa chính trị. Continue reading “Những cộng đồng tưởng tượng: Một số suy nghĩ về nguồn gốc và sự lan truyền của chủ nghĩa dân tộc”

Tại sao đàm phán thương mại Mỹ – Trung bế tắc?

Nguồn: Bonnie Girard, “Why the US-China Trade Negotiations Are Stuck”, The Diplomat, 18/05/2019.

Biên dịch: Nguyễn Vũ Thắng

Những người có chút hiểu biết về Trung Quốc sẽ nói với bạn rằng yếu tố quan trọng nhất cho một cuộc đàm phán thành công với người Trung Quốc là guanxi, nghĩa là “quan hệ”. Nói cách khác, để đạt được mục tiêu của mình ở Trung Quốc cần phải dành thời gian và công sức xây dựng mối quan hệ tốt với đối tác của mình. Người ta thường cho rằng sự tin tưởng, những ý định chân thành và đáng tin cậy, và sự thành tâm, là nền tảng cho bất cứ cuộc làm ăn nào ở Trung Quốc.

Điều này có đúng không? Continue reading “Tại sao đàm phán thương mại Mỹ – Trung bế tắc?”

29/05/1913: Vở Le Sacre du printemps được biểu diễn tại Paris

Nguồn: Controversial ballet Le Sacre du printemps performed in Paris, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1913, đoàn ba lê Ballet Russes của Nga đã biểu diễn vở ba lê Le Sacre du printemps (Nghi lễ mùa xuân) của Igor Stravinsky, được biên đạo bởi vũ công nổi tiếng Vaslav Nijinsky, tại Nhà hát Champs-Elysees ở Paris.

Khi thành lập vũ đoàn Ballet Russes vào năm 1909, vị nghệ sĩ nổi tiếng Serge Diaghilev đã tìm kiếm phiên bản Gesamtkunstwerk (nghệ thuật tổng thể) của riêng mình, một khái niệm được giới thiệu bởi nhà soạn nhạc người Đức nhiều ảnh hưởng Richard Wagner trong cuốn sách Oper und Drama (Opera và Kịch, 1850-51). Continue reading “29/05/1913: Vở Le Sacre du printemps được biểu diễn tại Paris”

Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P6)

Nguồn: The trouble with putting tariffs on Chinese goods”, The Economist, 16/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

6. Tại sao đánh thuế hàng Trung Quốc không hiệu quả?

Donald Trump không phải là tổng thống Mỹ đầu tiên hứa hẹn một đường lối cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, nhưng ông là người đầu tiên tiến hành một cuộc chiến tranh thương mại mà nghe giống như một cuộc thương lượng lại tiền thuê nhà. “Tôi là một Người đánh thuế”, ông đã tweet vào tháng 12 năm ngoái, khoe rằng nước Mỹ đang thu được hàng tỷ đô la nhờ thuế nhập khẩu mà ông đã áp đặt (ông quên mất thuế nhập khẩu chủ yếu là do người tiêu dùng Mỹ gánh). Ông Trump làm cho thị trường Mỹ nghe giống như một mảnh bất động sản có giá trị mà người nước ngoài phải trả nhiều tiền hơn nếu muốn tiếp cận. Hay như ông Trump nói: “Khi người dân hoặc các quốc gia khác đến để lợi dụng sự giàu có của Quốc gia chúng ta, tôi muốn họ phải trả tiền cho đặc quyền đó”. Continue reading “Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P6)”

28/05/1940: Bỉ đầu hàng Đức vô điều kiện

Nguồn: Belgium surrenders unconditionally, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, sau đợt bắn phá không ngừng kéo dài 18 ngày của quân Đức, nhà vua Bỉ, trông chờ một hiệp định đình chiến nhưng chỉ nhận được yêu cầu đầu hàng vô điều kiện. Và ông đã chấp nhận.

Quân Đức đã tiến vào Bỉ từ ngày 10/05 trong chiến dịch tấn công phương Tây ban đầu của Hitler. Mặc dù có một số hỗ trợ của lực lượng Anh, người Bỉ đã bị áp đảo về quân số và vũ khí ngay từ phút đầu. Hành động đầu hàng đầu tiên của Bỉ diễn ra chỉ một ngày sau cuộc xâm lược, khi toán lính bảo vệ Pháo đài Eben-Emael đầu hàng. Continue reading “28/05/1940: Bỉ đầu hàng Đức vô điều kiện”

Thời đại đồ sắt và nghề luyện sắt của tổ tiên người Việt

Tác giả: Trần Gia Ninh

Lời giới thiệu của Tia Sáng: Cho đến nay, các nghiên cứu khảo cổ học, lịch sử cho thấy người Việt cổ luyện kim thành thạo từ sớm, với những dấu vết của luyện kim đồng thau ngay từ giai đoạn kết thúc của văn hóa Phùng Nguyên (niên đại 4000-3500 năm cách ngày nay). Đối với đồ sắt, các phát hiện khảo cổ học gần đây cũng cho thấy dấu hiệu của nghề luyện sắt từ thế kỷ 2-3 trước Công nguyên với những vết tích lò luyện sắt, hòn quặng sắt, xỉ sắt hình giọt nước tại di chỉ Đồng Mỏm, xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Các hiện vật sắt, gỉ sắt không rõ hình dạng, chức năng cũng được phát hiện tại di chỉ Đường Mây, Cổ Loa, Hà Nội. Các nhà khảo cổ học, lịch sử vẫn đang tiếp tục tìm kiếm những minh chứng mới về nghề luyện sắt của người Việt cổ. Bài viết dưới đây của tác giả Trần Gia Ninh, tập hợp từ những tài liệu thành văn, bước đầu đưa ra một góc nhìn về lịch sử nghề luyện sắt của người Việt cũng như vị trí của nó trong bối cảnh khu vực. Continue reading “Thời đại đồ sắt và nghề luyện sắt của tổ tiên người Việt”

Nhà văn Diêm Liên Khoa: Sách cấm có phải là sách hay?

Tác giả: Diêm Liên Khoa (Trung Quốc)* | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tôi đi đến đâu cũng được người ta giới thiệu là nhà văn Trung Quốc bị tranh cãi nhiều nhất, có nhiều tác phẩm bị cấm xuất bản nhất. Những lúc ấy tôi chỉ có thể im lặng, chẳng cảm thấy vinh dự lại cũng chẳng cảm thấy có gì không vui, mà chỉ có thể coi lời giới thiệu ấy là một thứ lễ nghi không thích hợp.

Diêm Liên Khoa được giới nhà văn Trung Quốc đánh giá là một trong các nhà văn có hy vọng nhất được trao giải Nobel Văn sau Mạc Ngôn. Bạn đọc Trung Quốc coi ông là “Đại sư của chủ nghĩa hiện thực hoang đường”. Bài dưới đây do Diêm Liên Khoa ủy quyền cho chuyên mục “Duyệt độc” trên mạng Văn hóa Đằng Tấn công bố, nội dung được chỉnh lý từ diễn từ Diêm Liên Khoa đọc tại trường Đại học Duke (Mỹ) ngày 29/03/2013, và được đưa vào bộ sách mới chưa xuất bản của Diêm Liên Khoa “Xả hơi trong im lặng”. Continue reading “Nhà văn Diêm Liên Khoa: Sách cấm có phải là sách hay?”

27/05/1813: Thomas Jefferson viết thư cho John Adams

Nguồn: Thomas Jefferson writes to John Adams, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1813, cựu Tổng thống Thomas Jefferson viết thư cho cựu Tổng thống John Adams để báo cho ông biết rằng người bạn chung của họ, Tiến sĩ Benjamin Rush, đã qua đời.

Việc Rush qua đời khiến cho Jefferson phải suy ngẫm về sự ra đi của thế hệ đã tiến hành Cách mạng Mỹ. Ông viết: “Chúng ta rồi cũng sẽ phải ra đi; và điều đó sẽ sớm xảy ra. Tôi tin rằng hiện chỉ còn một vài người trong số chúng ta; ý tôi là những người đã ký bản Tuyên ngôn.” Continue reading “27/05/1813: Thomas Jefferson viết thư cho John Adams”

Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P5)

Nguồn: “America’s military relationship with China needs rules”, The Economist, 16/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

5. Quan hệ quân sự Mỹ – Trung cần có quy tắc

Bíp, bíp, bíp… và Sputnik 1, vệ tinh đầu tiên đã được phóng lên quỹ đạo Trái đất vào năm 1957. Việc nó không có công dụng gì mấy chẳng quan trọng. Việc những người cộng sản Liên Xô giành chiến thắng trong cuộc chạy đua vũ trụ đầu tiên đã gây ra một cuộc khủng hoảng niềm tin cho người Mỹ. Điều này đã có tác dụng hữu ích. Ở nước ngoài, Mỹ tăng cường các liên minh như NATO. Ở trong nước, những khoản tiền lớn đã được đổ vào nghiên cứu khoa học. Cuộc khủng hoảng Sputnik tạo cảm giác sự vô tư không còn nữa: kẻ thù đã ở trên đầu. Nhưng mối đe dọa thực tế của Liên Xô đã không thay đổi nhiều. Liên Xô, như trước đây, vẫn là một kẻ thù được trang bị vũ khí hạt nhân đang cố gắng truyền bá một hệ tư tưởng đối địch. Continue reading “Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P5)”

26/05/1897: Tiểu thuyết Dracula chính thức được bán ở London

Nguồn: Dracula goes on sale in London, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1897, những bản sao đầu tiên của tiểu thuyết ma cà rồng kinh điển Dracula của nhà văn người Ireland, Bram Stoker, đã bắt đầu xuất hiện trong các hiệu sách ở London.

Dù có tuổi thơ ốm yếu, Stoker lớn lên vẫn trở thành một ngôi sao bóng đá tại trường Đại học Trinity, Dublin. Sau khi tốt nghiệp, ông vừa làm nhân viên tại Lâu đài Dublin suốt 10 năm, vừa viết các bài phê bình kịch cho tờ Dublin Mail. Nhờ đó, Stoker đã gặp nam diễn viên nổi tiếng Sir Henry Irving, người đã thuê ông làm quản lý. Stoker tiếp tục làm công việc này ba thập niên tiếp theo, đảm nhiệm việc viết một lượng thư từ rất lớn cho Irving, và đi cùng ông trong các chuyến lưu diễn ở Mỹ. Suốt những năm này, Stoker bắt đầu viết một số truyện kinh dị cho các tạp chí, và vào năm 1890, ông đã xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình, The Snake’s Pass. Continue reading “26/05/1897: Tiểu thuyết Dracula chính thức được bán ở London”

Những nét đặc trưng về Vua Đinh Tiên Hoàng

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tư chất lãnh tụ của vua Đinh Tiên Hoàng, tức Đinh Bộ Lĩnh, đã sớm xuất hiện từ thuở nhi đồng. Bấy giờ cha là Đinh Công Trứ, từng làm Thứ sử châu Hoan [Nghệ An] cho Dương Diên Nghệ và Ngô Quyền, chẳng may mất sớm; mẹ là Đàm Thị đem về động Hoa Lư [Ninh Bình] nuôi nấng; ngài thường đi chăn trâu ngoài đồng, chơi với đám trẻ con, chúng đều chịu phục. Cương Mục chép:[1]

Hễ ngài đi đâu, chúng cứ phải tréo tay làm kiệu rước đi, giống như kiệu thật; lại lấy bông lau làm cờ rước kèm hai bên làm như nghi vệ Thiên tử. Kéo nhau đi đánh trẻ con thôn khác: đi đến đâu, ở đấy cũng phải phục tùng. Đám thì kiếm củi, thổi cơm; đám thì nộp lương, giúp việc. Mẹ thấy thế, mừng lắm, giết lợn nhà để khao chúng. Khi đã hơi lớn, ngài sai bảo được những người ở ấp lân cận. Phụ lão trong các sách[2] đều bảo nhau rằng: Continue reading “Những nét đặc trưng về Vua Đinh Tiên Hoàng”

25/05/1895: Oscar Wilde vào tù vì tội quan hệ đồng tính

Nguồn: Oscar Wilde is sent to prison for indecency, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1895, nhà viết kịch Oscar Wilde được đưa đến nhà tù Reading Gaol, London, sau khi bị kết án về tội quan hệ đồng tính. Tác giả của Dorian GrayThe Importance of Being Earnest đã bị phơi bày cuộc sống riêng tư vì mối thâm thù với Sir John Sholto Douglas, người có con trai chính là người tình của Wilde.

Vào thời bấy giờ, đồng tính luyến ái là một hành vi phạm tội hình sự và bị cấm kỵ nghiêm ngặt trong xã hội Anh. Wilde đã chật vật vừa che giấu xu hướng tính dục của mình, vừa cố gắng tìm kiếm sự chấp nhận ở một mức độ nhất định. Sau khi Douglas, một người kỳ thị đồng tính, bắt đầu công khai phản đối các hành vi của Wilde, nhà văn cảm thấy buộc phải kiện ông này với tội phỉ báng. Continue reading “25/05/1895: Oscar Wilde vào tù vì tội quan hệ đồng tính”

Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P4)

Nguồn: America still leads in technology, but China is catching up fast”, The Economist, 16/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

4. Mỹ vẫn dẫn đầu về công nghệ, nhưng Trung Quốc đang bắt kịp nhanh

Một điều hiếm gặp đã xảy ra tại một khu công nghiệp gần Washington, DC, vào tháng 11 năm ngoái. Dự án mở rộng trị giá 3 tỷ đô la của một nhà máy thiết bị bán dẫn thuộc sở hữu của Micron Technologies, nhà sản xuất chip nhớ tiên tiến, có trụ sở tại Idaho, bắt đầu tiến hành xây dựng. “Mấy năm trước, nếu mở rộng nhà máy kiểu như vậy sẽ có người nói rằng nó sẽ sớm được chuyển đến Trung Quốc, phải không?”, James Mulvenon, một chuyên gia về chính sách và gián điệp không gian mạng của Trung Quốc, nói.

Nhưng bây giờ thì khác. Thay vào đó, nhà máy của Micron cho thấy viễn cảnh tương lai. Niềm tin vào Trung Quốc đã sụp đổ trong giới quan chức chính phủ cũng như lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ, và một sự đồng thuận đã tăng lên cho rằng các công ty Trung Quốc đã thu hẹp khoảng cách công nghệ với các đối thủ phương Tây một cách không đàng hoàng và bằng các biện pháp bất hợp pháp. Continue reading “Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P4)”

24/05/1883: Khánh thành cầu Brooklyn

Nguồn: Brooklyn Bridge opens, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1883, sau 14 năm và với 27 người thiệt mạng trong quá trình xây dựng, Cầu Brooklyn bắc qua sông Đông được khánh thành, lần đầu tiên trong lịch sử kết nối các thành phố lớn New York và Brooklyn. Hàng ngàn cư dân của Brooklyn và Đảo Manhattan đã tới để chứng kiến ​​buổi lễ khánh thành do Tổng thống Chester A. Arthur và Thống đốc New York Grover Cleveland chủ trì. Được thiết kế bởi John A. Roebling, cầu Brooklyn là cây cầu treo lớn nhất từng được xây dựng cho đến thời điểm đó. Continue reading “24/05/1883: Khánh thành cầu Brooklyn”

Hậu quả toàn cầu của Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung

Nguồn: Nouriel Roubini, “The Global Consequences of a Sino-American Cold War”, Project Syndicate, 20/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vài năm trước, khi tham gia một phái đoàn phương Tây đến thăm Trung Quốc, tôi đã được gặp Chủ tịch Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh. Khi nói chuyện với chúng tôi, ông Tập lập luận rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ hòa bình, và các quốc gia khác – cụ thể là Hoa Kỳ – không cần phải lo lắng về “Bẫy Thucydides”, được đặt theo tên nhà sử học Hy Lạp, người đã ghi lại nỗi sợ hãi của thành Sparta trước một Athens đang trỗi dậy, khiến chiến tranh giữa hai bên trở nên không thể tránh khỏi. Trong cuốn sách năm 2017 “Destined for War: Can America and China Escape Thucydides’s Trap?”  Graham Allison thuộc Đại học Harvard đã nhìn lại 16 cuộc cạnh tranh trước đó giữa một cường quốc mới nổi và một cường quốc bá chủ, và ông nhận thấy 12 trong số đó đã dẫn đến chiến tranh. Rõ ràng ông Tập muốn chúng tôi tập trung vào bốn trường hợp còn lại. Continue reading “Hậu quả toàn cầu của Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung”

23/05/1941: Tàu của Lord Mountbatten bị Đức đánh chìm

Nguồn: Lord Mountbatten, cousin to a king, sunk by German dive-bombers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Đô đốc Louis Mountbatten, anh họ của Vua George VI và là người duy nhất ngoài nhà vua nắm giữ đồng thời chức vụ ở ba đơn vị quân đội, là một trong số những người bị ném xuống biển Địa Trung Hải khi tàu khu trục của ông, chiếc HMS Kelly, bị đánh chìm.

Tàu của Mountbatten là một trong số các tàu tuần dương, tàu khu trục và tàu chiến của Anh bị đánh chìm ngoài khơi đảo Crete bởi máy bay ném bom bổ nhào (Sturzkampfflugzeug/dive-bombers) của Đức. Chỉ riêng chiếc khu trục Kelly đã bị tấn công bởi 24 máy bay ném bom, khiến 130 thuyền viên thiệt mạng. Continue reading “23/05/1941: Tàu của Lord Mountbatten bị Đức đánh chìm”

‘Kẻ cắp gặp bà già’: Tại sao Trung Quốc đáng gặp phải Donald Trump?

Tác giả: Thomas L. Friedman “China Deserves Donald Trump”, The New York Times, 21/05/2019.

Biên dịch: Nguyễn Quý Tâm

Một anh bạn doanh nhân Mỹ làm việc ở Trung Quốc gần đây nói với tôi rằng nước Mỹ không đáng phải có một tổng thống như Donald Trump, nhưng ông ta chính xác là vị tổng thống Mỹ mà Trung Quốc đáng phải đối đầu.

Nhận thức bản năng của Trump cho rằng Mỹ cần phải cân bằng lại quan hệ thương mại với Bắc Kinh, trước khi Trung Quốc trở nên quá mạnh để có thể thỏa hiệp, là chính xác. Và phải cần tới kẻ chuyên phá huỷ như Trump thì mới buộc được Trung Quốc phải chú ý. Đến lúc này khi chuyện đang xảy ra, cả hai bên cần phải nhận ra thời điểm hiện tại quan trọng đến mức nào.

Sự mở cửa ban đầu giữa Mỹ và Trung Quốc hồi thập niên 1970 đã giúp khôi phục quan hệ thương mại song phương, lúc đó vẫn còn rất hạn chế. Việc chúng ta để Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001 đã giúp Trung Quốc trở thành cường quốc thương mại trong khuôn khổ những qui định vốn mang lại cho Trung Quốc nhiều ưu đãi trên danh nghĩa một nước đang phát triển. Continue reading “‘Kẻ cắp gặp bà già’: Tại sao Trung Quốc đáng gặp phải Donald Trump?”

22/05/1977: Jimmy Carter tái khẳng định cam kết về nhân quyền

Nguồn: Jimmy Carter reaffirms his commitment to human rights, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1977, trong một bài phát biểu tại Đại học Notre Dame, Tổng thống Jimmy Carter đã tái khẳng định cam kết của mình đối với nhân quyền như là nền tảng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và phê phán “sự sợ hãi quá mức đối với chủ nghĩa cộng sản, điều đã từng khiến chúng ta ủng hộ bất kỳ nhà độc tài nào chia sẻ cùng chúng ta nỗi sợ hãi đó.” Bài phát biểu của Carter đã đánh dấu một hướng đi mới cho chính sách Chiến tranh Lạnh của Hoa Kỳ, điều đã mang đến cả sự khen ngợi cũng như tranh cãi. Continue reading “22/05/1977: Jimmy Carter tái khẳng định cam kết về nhân quyền”

Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P3)

Nguồn: In Beijing, views of America have become deeply cynical”, The Economist, 16/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

3. Trung Quốc ngày càng khinh miệt Mỹ

Nếu nói chuyện đủ lâu với các học giả và quan chức Trung Quốc nghiên cứu về Mỹ, ở một thời điểm nào đó bạn sẽ nghe họ so sánh mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ với một cuộc hôn nhân tồi. Đó là một sự so sánh cho thấy nhiều ý nghĩa. Trung Quốc có lợi ích ở các châu lục khác, nhưng Mỹ là một nỗi ám ảnh thường trực. So sánh quan hệ Mỹ – Trung với một cuộc hôn nhân hàm ý sự ngưỡng mộ kéo dài xen lẫn với sự ghen tị và phẫn nộ mà giới tinh hoa Trung Quốc dành cho đối thủ toàn cầu của họ. Tuy nhiên, trong thời đại Trump, một cảm xúc mới nguy hiểm khác cũng đang ngày càng nổi lên, đó là sự khinh miệt dành cho Hoa Kỳ. Continue reading “Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P3)”