12/06/1963: Nhà lãnh đạo dân quyền Medgar Evers bị sát hại

Nguồn: Civil rights leader Medgar Evers is assassinated, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1963, trên lối chạy xe bên ngoài nhà của mình ở Jackson, Mississippi, nhà lãnh đạo dân quyền người Mỹ gốc Phi Medgar Evers đã bị bắn chết bởi Byron De La Beckwith – một người theo tư tưởng da trắng thượng đẳng.

Trong Thế chiến II, Evers đã hoạt động tình nguyện cho Quân đội Hoa Kỳ và tham gia cuộc đổ bộ Normandy. Năm 1952, ông gia nhập Hiệp hội Quốc gia vì sự Tiến bộ của người Da màu (NAACP). Là một nhân viên cơ sở của NAACP, Evers đã đi khắp tiểu bang nơi ông sinh sống để vận động những người Mỹ gốc Phi nghèo đăng ký bỏ phiếu và tuyển họ vào phong trào dân quyền. Ông đã có công trong việc tìm thấy nhân chứng và bằng chứng cho vụ án giết Emmett Till, sự việc đã khiến cả nước Mỹ chú ý tới cảnh ngộ của người Mỹ gốc Phi ở miền Nam. Ngày 12/06/1963, Medgar Evers đã bị ám sát. Continue reading “12/06/1963: Nhà lãnh đạo dân quyền Medgar Evers bị sát hại”

Gnaeus Julius Agricola: Thống đốc Anh người La Mã

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Agricola (40 – 93 SCN) là một chính trị gia và nhà quân sự người La Mã. Với tư cách là thống đốc Anh, ông đã chinh phục nhiều vùng đất rộng lớn gồm miền bắc nước Anh, Scotland và xứ Wales. Cuộc đời của ông hiện vẫn được biết đến nhờ con rể của Agricola – nhà sử học Tacitus – đã viết một cuốn tiểu sử chi tiết về ông mà đến nay vẫn được lưu hành.

Gnaeus Julius Agricola sinh ngày 13 tháng 7 năm 40 SCN ở miền nam nước Pháp (lúc đó là một phần của Đế chế La Mã) trong một gia đình quyền quý. Ông bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một thủ lĩnh quân sự tại Anh, và nhiều khả năng đã tham gia chống lại cuộc nổi dậy của Boudicca vào năm 61. Continue reading “Gnaeus Julius Agricola: Thống đốc Anh người La Mã”

Hình hài của cuộc Chiến tranh Lạnh mới ở Châu Á

Nguồn: Yoon Young-Kwan, “The Shape of Asia’s New Cold War”, Project Syndicate, 10/06/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nếu nhìn lại, quyết định của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về việc áp đặt một luật an ninh mới lên Hồng Kông dường như đã được định trước. Trong lịch sử, các cường quốc đanglên luôn cố gắng mở rộng phạm vi ảnh hưởng địa chính trị của họ một khi họ vượt qua một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định. Chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi Trung Quốc sẽ xoá bỏ hệ thống “một quốc gia, hai chế độ” và áp đặt luật pháp, quy tắc của mình lên Hồng Kông – một lãnh thổ mà họ coi là một thành phần không thể tách rời của tổ quốc.

Từ quan điểm của Trung Quốc, sự mục ruỗng và và suy tàn của Mỹ trong 12 năm qua – kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 cho tới nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump – đã mang lại cho Trung Quốc một cơ hội để tăng tốc sự bành trướng chiến lược. Mặc dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã từ lâu đảm bảo với thế giới rằng Thái Bình Dương đủ lớn cho cả Trung Quốc và Hoa Kỳ, chính sách thực tế của ông thường cho thấy những điều khác. Ngoài quân sự hóa Biển Đông, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường cũng nhằm mục đích biến Trung Quốc thành điểm nút trung tâm cho toàn bộ lục địa Á – Âu. Continue reading “Hình hài của cuộc Chiến tranh Lạnh mới ở Châu Á”

11/06/1944: Lực lượng Đồng minh hội quân tại Normandy

Nguồn: D-Day landing forces converge, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, năm ngày sau cuộc đổ bộ D-Day, năm nhóm đổ bộ của quân Đồng minh, gồm khoảng 330.000 quân, đã tập hợp tại Normandy để hiệp thành một mặt trận vững chắc duy nhất trên khắp khu vực tây bắc nước Pháp.

Ngày 06/06, sau một năm liên minh Anh-Mỹ bí mật lên kế hoạch tỉ mỉ, chiến dịch quân sự trên biển, trên không và trên bộ lớn nhất trong lịch sử đã bắt đầu trên bờ biển Pháp tại Normandy. Lực lượng đổ bộ của quân Đồng Minh gồm 3 triệu người, 13.000 máy bay, 1.200 tàu chiến, 2.700 tàu buôn và 2.500 tàu trung chuyển. Continue reading “11/06/1944: Lực lượng Đồng minh hội quân tại Normandy”

Thế giới hôm nay: 11/06/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, một câu lạc bộ của các nước giàu, cảnh báo đại dịch sẽ để lại “những vết sẹo lâu dài” cho nền kinh tế thế giới. Ngay cả khi tránh được làn sóng lây nhiễm thứ hai, ​​sản lượng toàn cầu vẫn dự kiến giảm 6% trong năm 2020. Ngành du lịch, khách sạn và giải trí đang thiệt hại nặng, ảnh hưởng đến lao động trẻ tay nghề thấp.

Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ cho biết họ không có kế hoạch tăng lãi suất, vốn được giảm hồi tháng 3 xuống gần bằng 0, cho đến cuối năm 2022, và cam kết sử dụng “đầy đủ các công cụ” để thúc đẩy nền kinh tế. Fed cho biết sẽ tiếp tục mua trái phiếu chính phủ với tốc độ hiện tại. Trong quý 4 năm 2020, ngân hàng dự đoán ​​GDP sẽ giảm 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái và tỷ lệ thất nghiệp là 9,5%. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/06/2020”

Không chỉ ở Hồng Kông, Tập Cận Bình đang ‘thổi lửa’ ở các nơi khác như thế nào?

Nguồn: Jeremy Page & Chun Hang Wong, “Beyond Hong Kong, an Emboldened Xi Jinping Pushes the Boundaries”, The Wall Street Journal, 29/5/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Chưa đầy bốn tháng trước, Tập Cận Bình đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn nhất trong nhiệm kỳ lãnh đạo của mình khi ông hứng chịu nhiều chỉ trích vì những phản ứng lúng túng ban đầu trong cách xử lý dịch bệnh do coronavirus gây ra.

Kể từ lúc đó, ông Tập đã đảo ngược tình thế một cách ngoạn mục khi khống chế được sự lây lan của virus theo như báo cáo của Bắc Kinh trong khi Hoa Kỳ và nhiều nền dân chủ khác vẫn đang vật lộn với nó. Ông Tập đã nắm bắt được thời cơ để thúc đẩy một số khía cạnh quan trọng đối với “giấc mộng Trung Hoa” của ông về một Trung Quốc ở vị trí trung tâm trong tư cách một quốc gia thống nhất và hùng mạnh, sánh ngang hoặc vượt qua Hoa Kỳ, trong khi gạt qua một bên những thiếu sót của chính quyền trong việc đối phó dịch bệnh. Continue reading “Không chỉ ở Hồng Kông, Tập Cận Bình đang ‘thổi lửa’ ở các nơi khác như thế nào?”

10/06/1940: Italy tuyên chiến với Pháp và Anh

Nguồn: Italy declares war on France and Great Britain, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1940, sau khi từ chối đứng về phía Đức lẫn quân Đồng minh trong Thế chiến II, Benito Mussolini – nhà độc tài của Italy – cuối cùng đã tuyên chiến với Pháp và Anh.

Có lẽ, sự chiếm đóng của Đức đối với Paris đã khiến Mussolini thay đổi quyết định. “Ban đầu, họ đã quá hèn nhát không dám tham chiến. Giờ đây họ lại vội vàng tuyên chiến để có thể cùng chia chác chiến lợi phẩm”, Hitler nói. (Tuy nhiên, Mussolini đã khẳng định ông muốn tham chiến trước khi Pháp đầu hàng hoàn toàn chỉ bởi chủ nghĩa phát xít “không muốn đánh kẻ đang sa cơ lỡ vận.”) Continue reading “10/06/1940: Italy tuyên chiến với Pháp và Anh”

Thế giới hôm nay: 10/06/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Gia đình và bạn bè của George Floyd, người đàn ông da đen bị giết bởi một sĩ quan cảnh sát da trắng và làm bùng lên biểu tình hơn hai tuần chống bất công chủng tộc, vừa đến một nhà thờ ở Houston để dự đám tang. Người đàn ông 46 tuổi được nhớ đến như một vận động viên thời sinh viên nổi tiếng và là một người cha. Joe Biden, ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ, đã phát biểu thông qua một video ghi sẵn; Al Sharpton, một nhà hoạt động dân quyền nổi tiếng, đọc điếu văn. Floyd sẽ được chôn cất trong một ngôi mộ bên cạnh mẹ mình.

Chính phủ Anh đảo ngược lời hứa trước đó rằng sẽ đưa tất cả trẻ em ở Anh trở lại trường tiểu học trước khi kết thúc học kỳ. Các giáo viên đã phản đối ý kiến ​​này, cho rằng sẽ không thể duy trì giãn cách xã hội. Thay vào đó, các trường sẽ được tự đưa ra đánh giá riêng của họ về việc có nên nhận nhiều trẻ em hơn ngoài số ít trẻ đã được phép trở lại vào tuần trước hay không. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/06/2020”

Trung Quốc có thể trở thành cường quốc tài chính có trách nhiệm hay không?

Nguồn:Can China be trusted to be a responsible financial power?“, The Economist, 07/05/2020.

Giới thiệu: Minh Anh

Ngay cả khi thế giới vẫn đang đóng cửa, Vịnh Đồng La – trung tâm bán lẻ của Hong Kong, nơi thực hiện việc phong tỏa từ sớm – đã hoạt động trở lại. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn chưa hoàn toàn bình thường. Chi nhánh của Ngân hàng công thương Trung Quốc (ICBC) tại Hong Kong, một biểu tượng cho sức ảnh hưởng của Bắc Kinh, vẫn chưa dỡ bỏ rào chắn. Các nhà quản lý chi nhánh ICBC này lo ngại rằng những người biểu tình được tự do sau nhiều tuần bị cách ly, có thể lại nhắm mục tiêu vào ngân hàng này. Điều này thể hiện rõ sự căng thẳng trong các tham vọng toàn cầu của Trung Quốc. Hệ thống chính trị của Trung Quốc có thể nhanh chóng áp chế các vấn đề bằng cách huy động mọi nguồn lực nhằm theo đuổi một mục tiêu. Nhưng điều đó cũng tạo ra các cuộc khủng hoảng và khiến chúng trở nên sục sôi. Continue reading “Trung Quốc có thể trở thành cường quốc tài chính có trách nhiệm hay không?”

09/06/1915: William Jennings Bryan từ chức Ngoại trưởng Mỹ

Nguồn: William Jennings Bryan resigns as U.S. secretary of state, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, Ngoại trưởng Mỹ William Jennings Bryan đã từ chức vì lo ngại trước cách Tổng thống Woodrow Wilson xử lý khủng hoảng khi tàu ngầm Đức đánh chìm tàu khách Lusitania của Anh vào tháng trước, khiến 1.200 người, trong đó có 128 người Mỹ, thiệt mạng.

Đầu năm 1915, thông báo của Đức về việc hải quân nước này đang áp dụng chính sách chiến tranh tàu ngầm không giới hạn đã làm dấy lên quan ngại cho nhiều người trong chính phủ và người dân Mỹ – khi ấy vẫn duy trì chính sách trung lập nghiêm ngặt suốt hai năm đầu Thế chiến I. Sự kiện Lusitania bị đánh chìm vào ngày 07/05/1915 đã ngay lập tức gây náo động, vì nhiều người tin rằng quân Đức cố tình đánh chìm con tàu Anh nhằm khiêu khích Wilson và nước Mỹ. Continue reading “09/06/1915: William Jennings Bryan từ chức Ngoại trưởng Mỹ”

Vasco da Gama: Nhà thám hiểm nổi tiếng người Bồ Đào Nha

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Da Gama (1460 – 1524) là một nhà thám hiểm và nhà hàng hải người Bồ Đào Nha, đồng thời là người đầu tiên đi trực tiếp từ châu Âu đến Ấn Độ bằng đường biển.

Vasco da Gama sinh năm 1460 trong một gia đình quý tộc. Người ta biết rất ít về cuộc đời của ông khi còn trẻ. Năm 1497, Da Gama được bổ nhiệm làm chỉ huy cho một đoàn thám hiểm được hỗ trợ bởi chính phủ Bồ Đào Nha với mục tiêu tìm con đường biển đến phương Đông. Continue reading “Vasco da Gama: Nhà thám hiểm nổi tiếng người Bồ Đào Nha”

Thế giới hôm nay: 09/06/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các thành viên đảng Dân chủ tại Quốc hội Mỹ công bố một dự luật cải cách ngành cảnh sát sau cái chết của George Floyd và những người Mỹ da đen khác gây ra bởi các sĩ quan. Luật này sẽ cấm bóp cổ, giúp truy tố các hành vi sai trái của cảnh sát dễ hơn, và yêu cầu đào tạo nghiêm ngặt hơn để phòng ngừa phân biệt chủng tộc. Ngay cả khi các biện pháp được thông qua ở Hạ viện, chúng vẫn có thể bị Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát bác bỏ.

Ngân hàng Thế giới dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm 5,2% trong năm nay vì đại dịch covid-19. Các nước giàu có sản lượng giảm nhiều nhất, 7%, trong khi các nước nghèo giảm khoảng 2,5%. Ngân hàng cảnh báo các số liệu có thể còn tệ hơn nếu các biện pháp phong tỏa không được dỡ bỏ trong nửa cuối năm nay. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/06/2020”

Đằng sau sự hình thành các liên minh đối địch trong thế giới Hồi giáo

Nguồn: Jonathan Spyer, “Turkey, Pakistan, Malaysia and Qatar form troubling new alliance”, The Jerusalem Post, 27/05/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu

Nhà truyền giáo đạo Hồi dòng Salafi người Ấn Độ hiện đang bị truy nã Zakir Naik gần như không được biết đến ở phương Tây. Naik, người sáng lập Quỹ Nghiên cứu Hồi giáo hiện đặt trụ sở tại Mumbai, đang bị chính quyền Ấn Độ truy nã vì tội rửa tiền và sử dụng ngôn ngữ thù địch nhằm gây kích động.

Naik là một nhà truyền giáo đạo Hồi có tiếng ở quê hương mình. Ông được coi là người theo đạo Salafi có ảnh hưởng nhất ở Ấn Độ và là “tín đồ phúc âm Salafi hàng đầu thế giới”. Quan điểm của ông về các chủ đề như đồng tính luyến ái, bội giáo hay về người Do Thái đều có nhiều ảnh hưởng (hai loại “tội” đầu đáng chịu án tử hình còn người Do Thái thì theo ông đang “kiểm soát nước Mỹ”). Continue reading “Đằng sau sự hình thành các liên minh đối địch trong thế giới Hồi giáo”

Thế giới hôm nay: 08/06/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các cuộc biểu tình ôn hòa chống nạn bạo lực và phân biệt chủng tộc của cảnh sát vẫn tiếp diễn ở các thành phố trên thế giới. Có vài sự cố bạo lực ở một số nơi, bao gồm thành phố Bristol của Anh, nơi một bức tượng của Edward Colston, một thương nhân và lái buôn nô lệ thế kỷ 17, đã bị người biểu tình kéo xuống và ném xuống sông. Trong khi đó, tại Washington, DC, thị trưởng thành phố viết “Black Lives Matter” bằng chữ in hoa lớn trên con đường gần Nhà Trắng để ủng hộ các cuộc biểu tình.

Tổng thống Brazil đã bị chỉ trích sau khi Bộ Y tế Brazil xóa khỏi website của mình toàn bộ hai tháng dữ liệu về dịch covid-19 ở nước này. Brazil đã ngừng công bố tổng số ca nhiễm chính thức – hiện cao thứ hai thế giới sau Mỹ – và tổng số ca tử vong, vốn đã vượt qua Ý trong tuần này ở mức gần 36.000 người vào thời điểm các số liệu bị xóa. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/06/2020”

Bất bình đẳng tư pháp và tác động tới địa vị kinh tế của người Mỹ gốc Phi

Nguồn: The grim racial inequalities behind America’s protests”, The Economist, 03/06/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày thứ tám của các cuộc biểu tình phản đối việc sát hại George Floyd, Donald Trump đã khoe thành tích củamình về việc giảm đói nghèo và thất nghiệp của người da đen cũng như việc thông qua các cải cách tư pháp hình sự. “Chính quyền của tôi”, ông tweet, “đã làm được nhiều điều cho Cộng đồng Da đen hơn so với bất kỳ tổng thống nào khác kể từ thời Abraham Lincoln.” Điều đó có chính xác không? Người Mỹ gốc Phi có cuộc sống tốt hơn dưới thời ông Trump không, và điều đó có liên quan gì đến các cuộc biểu tình? Continue reading “Bất bình đẳng tư pháp và tác động tới địa vị kinh tế của người Mỹ gốc Phi”