18/10/1469: Ferdinand và Isabella kết hôn

Nguồn: Ferdinand and Isabella marry, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1469, Ferdinand xứ Aragon đã kết hôn với Isabella xứ Castile tại Valladolid, khởi đầu cho một triều đại sẽ thống nhất tất cả các tiểu quốc dưới quyền thống trị của Tây Ban Nha và đưa nước này trở thành cường quốc thế giới.

Ferdinand và Isabella đã sáp nhập một số tiểu quốc độc lập vào vương quốc Tây Ban Nha của họ. Năm 1478, hai người thành lập Tòa án Dị giáo Tây Ban Nha (Spanish Inquisition), một “công cụ” mạnh mẽ và tàn bạo nhằm đồng nhất hóa xã hội Tây Ban Nha. Năm 1492, Tây Ban Nha tái chiếm thành công Granada từ tay người Moor; sau đó, vua và hoàng hậu ra lệnh cho tất cả người Do Thái ở Tây Ban Nha phải cải đạo sang Công giáo hoặc sẽ bị trục xuất. Bốn năm sau, người Hồi giáo Tây Ban Nha cũng nhận được một mệnh lệnh tương tự. Continue reading “18/10/1469: Ferdinand và Isabella kết hôn”

Hiểm họa tiềm tàng từ trí thông minh nhân tạo

Nguồn: Adrienne Mayor, “An AI Wake-Up Call From Ancient Greece”, Project Syndicate, 15/10/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong các cuộc thảo luận về tác động của trí thông minh nhân tạo (AI), một số người luôn nhắc lại huyền thoại Hy Lạp cổ đại về chiếc hộp Pandora. Trong phiên bản hiện đại của câu chuyện thần thoại này, Pandora được mô tả như một người phụ nữ trẻ tò mò mở một chiếc hộp niêm kín và vô tình để những nỗi thống khổ vĩnh cửu thoát ra gây hại cho loài người. Giống như vị thần đã thoát khỏi cái chai, con ngựa đã chạy trốn khỏi chuồng, và con tàu đã rời khỏi sân ga, huyền thoại này đã trở thành một cách so sánh kinh điển.

Và câu chuyện thực sự của Pandora cũng phù hợp với cuộc tranh luận về AI và máy học hơn so với những gì nhiều người nhận ra. Câu chuyện cho thấy tốt hơn là nên lắng nghe những người như Promethus,[1] những người quan tâm đến tương lai của nhân loại, hơn những người như Epimetheus,[2] những người dễ dàng bị lóa mắt trước những lợi ích ngắn hạn. Continue reading “Hiểm họa tiềm tàng từ trí thông minh nhân tạo”

17/10/1986: Hoa Kỳ viện trợ cho lực lượng Contra

Nguồn: U.S. aid to Contras signed into law, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1986, trong một chiến thắng ngắn ngủi cho chính sách Nicaragua của chính quyền Reagan, vị Tổng thống này đã ký ban hành đạo luật của Quốc hội phê chuẩn 100 triệu đô la viện trợ quân sự và “nhân đạo” cho Contra. Thật không may cho Ronald Reagan và các cố vấn của ông, vụ bê bối Iran-Contra sắp sửa bùng nổ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mục tiêu lật đổ chính phủ Sandinista cánh tả ở Nicaragua.

Quốc hội, và đa số công chúng Hoa Kỳ, đã không ủng hộ nỗ lực của chính quyền Reagan để lật đổ chính phủ Sandinista ở Nicaragua. Reagan đã bắt đầu một “cuộc chiến bí mật” để hạ bệ chính phủ Nicaragua ngay sau khi nhậm chức vào năm 1981. Hàng triệu đô la, các khóa đào tạo và vũ khí đã được chuyển đến Contra (một lực lượng vũ trang của những người Nicaragua lưu vong nhằm loại bỏ chế độ Nicaragua cánh tả) thông qua CIA. Continue reading “17/10/1986: Hoa Kỳ viện trợ cho lực lượng Contra”

Chiến tranh thương mại khó làm suy yếu Trung Quốc?

Nguồn: David A. Andelman, “Trump tariffs only a weak blow to China”, Reuters, 18/09/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Quân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc đã sẵn sàng chuẩn bị để chiến thắng mọi kiểu chiến tranh thương mại mà Donald Trump có thể tung ra với một số kế sách đơn giản gói gọn dưới tiêu đề: Chủ nghĩa tư bản chuyên quyền (Autocratic Capitalism).

Sau khi thị trường Mỹ đóng cửa vào ngày thứ Hai, Trump tuyên bố rằng ông ta sẽ áp 10% thuế lên các mặt hàng xuất khẩu giá trị 200 tỷ đô của Trung Quốc tới Mỹ – một nửa số lượng dự tính trước đây, nhưng được thiết kế để thuyết phục Bắc Kinh hướng tới đàm phán song phương. Như một cách khuyến khích thêm để Trung Quốc đến bàn đàm phán, Trump công bố rằng mức thuế sẽ tăng lên 25% vào cuối năm, sau đợt mua sắm Giáng sinh của Mỹ. Continue reading “Chiến tranh thương mại khó làm suy yếu Trung Quốc?”

16/10/1854: Oscar Wilde chào đời

Nguồn: Oscar Wilde’s birthday, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1854, Oscar Wilde đã được sinh ra tại Dublin, Ireland. Ông lớn lên ở Ireland, sau đó đến Anh để theo học tại Oxford, nơi ông tốt nghiệp loại xuất sắc năm 1878. Là một nhân vật xã hội nổi tiếng được biết đến với phong cách hóm hỉnh và màu mè, ông xuất bản tập thơ đầu tiên vào năm 1881. Ông cũng dành một năm giảng dạy về thơ ở đất Mỹ, nơi mà tủ quần áo ấn tượng và tình yêu thái quá với nghệ thuật khiến ông bị nhiều kẻ nhạo báng. Continue reading “16/10/1854: Oscar Wilde chào đời”

Ý nghĩa của chủ nghĩa bảo thủ là gì?

Nguồn: The meaning of conservatism, The Economist, 13/08/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bất cứ ai cố gắng giải thích ý nghĩa của chủ nghĩa bảo thủ ngay lập tức phải đối mặt với một nghịch lý. Hầu hết những người bảo thủ tránh các lý thuyết lớn mà tập trung vào thực hành. Những người Marxist có thể cống hiến cuộc đời mình cho việc tạo ra các định nghĩa về chủ nghĩa Marx; còn những người bảo thủ thích duy trì cách thức vận hành của chính phủ. Theo nghĩa đó, chủ nghĩa bảo thủ là điều mà những người bảo thủ làm. Tuy nhiên, thuật ngữ “bảo thủ” (conservative) không phải là hoàn toàn linh hoạt: có một số các nguyên tắc cốt lõi dẫn đường cho những người bảo thủ trong việc vận hành chính phủ. Continue reading “Ý nghĩa của chủ nghĩa bảo thủ là gì?”

15/10/1945: Pierre Laval bị hành quyết vì tội phản quốc

Nguồn: Vichy leader executed for treason, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1945, Pierre Laval, lãnh đạo bù nhìn của chính phủ Vichy của Pháp thời kỳ bị Đức Quốc xã chiếm đóng, đã bị xử bắn vì tội phản quốc.

Laval, ban đầu là một hạ nghị sĩ và thượng nghị sĩ theo khuynh hướng hòa bình, đã chuyển sang cánh hữu trong những năm 1930 khi làm bộ trưởng ngoại giao và hai lần là thủ tướng Pháp. Là một người chống cộng kiên định, ông đã trì hoãn hiệp ước Xô-Pháp năm 1935 và tìm cách đưa Pháp liên minh với Phát xít Ý. Continue reading “15/10/1945: Pierre Laval bị hành quyết vì tội phản quốc”

Trung Quốc dùng thái cực quyền để đối phó Mỹ

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau khi Phó Tổng thống Mỹ Pence ngày 4/10 đọc bài diễn văn lên án toàn diện Trung Quốc tại Viện nghiên cứu Hudson – một think-tank của Washington, có rất nhiều người Trung Quốc  ở trong và ngoài nước đối chiếu bài này với bài “Diễn văn Bức Màn sắt” của Churchill đọc năm 1946 và cho rằng bài nói của Pence có thể trở thành dấu hiệu khởi đầu “Cuộc Chiến tranh Lạnh Trung-Mỹ”.

Nếu Trung Quốc đứng trên tư thế có tính chiến đấu trả đũa các trò khiêu khích của Mỹ đối với Trung Quốc trong thời gian gần đây và xác định bài nói của Pence là “Lời hịch Chiến tranh Lạnh” mà Mỹ phát ra đối với Trung Quốc, từ đó triển khai sự đối đầu với Mỹ, thì cuộc “Chiến tranh Lạnh” sẽ có thể thực sự mở màn và dần dần trở thành sự thật. Continue reading “Trung Quốc dùng thái cực quyền để đối phó Mỹ”

14/10/1944: “Cáo Sa mạc” tự sát

Nguồn: “The Desert Fox” commits suicide, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, vị tướng người Đức Erwin Rommel, biệt danh là “Cáo Sa mạc” (Desert Fox) được lệnh phải lựa chọn: hoặc bị xét xử trong một phiên tòa công khai vì tội phản quốc, với cáo buộc là đồng phạm trong âm mưu ám sát Adolf Hitler; hoặc phải uống cyanide. Ông đã chọn cách thứ hai.

Rommel sinh năm 1891 tại Wurttenberg, Đức, là con trai của một giáo viên. Dù gia đình không có truyền thống quân nhân, Đế chế Đức mới thống nhất đã biến một sự nghiệp quân sự thành lựa chọn hợp thời, và chàng Rommel trẻ tuổi đã trở thành một sĩ quan. Trong Thế chiến I, ông đã cho thấy mình là một nhà lãnh đạo bẩm sinh với lòng can đảm hiếm thấy, tham gia chiến đấu ở Pháp, Romania và Ý. Sau chiến tranh, ông theo đuổi sự nghiệp giảng dạy trong các học viện quân sự Đức, trở thành tác giả cuốn giáo trình, Infantry Attacks (Tấn công Bộ binh), được đánh giá cao. Continue reading “14/10/1944: “Cáo Sa mạc” tự sát”

Donald Trump và 5 cuộc chiến định vị lại nước Mỹ và thế giới

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Khi nói đến tình hình thế giới hiện nay, câu chuyện cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và xa hơn một chút là nguy cơ đối đầu toàn diện về kinh tế, chính trị, chiến lược, khoa học kỹ thuật giữa cường quốc số một và số hai trong việc tranh ngôi bá chủ toàn cầu cùng các tác động của cuộc đối đầu này dường như đang chi phối mối quan tâm của thế giới.

Cuộc đối đầu này sẽ kéo dài bao lâu? Sau nhiệm kỳ của Tổng thống Trump hay sẽ kéo dài tới 45 năm như Chiến tranh lạnh Mỹ – Xô trước đây? Khó ai có thể dự báo chính xác, nhưng chắc chắn sẽ không kết thúc nhanh chóng.

Tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Jack Ma đã “chuẩn bị tinh thần” cho giới lãnh đạo chính trị và kinh doanh Trung Quốc rằng Trung Quốc và thế giới cần phải chuẩn bị cho một cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ có thể kéo dài đến 20 năm, tức sẽ kéo dài nhiều năm sau khi Trump không còn là Tổng thống Mỹ nữa. Continue reading “Donald Trump và 5 cuộc chiến định vị lại nước Mỹ và thế giới”

13/10/1966: McNamara lạc quan về Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: McNamara claims that war is progressing satisfactorily, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, Bộ trưởng Quốc phòng Robert S. McNamara tuyên bố tại một cuộc họp báo ở Sài Gòn rằng ông nhận thấy các hoạt động quân sự đã “tiến triển rất khả quan kể từ năm 1965.”

McNamara đến Sài Gòn vào ngày 11/10 trong chuyến đi thực địa thứ tám của ông đến miền Nam Việt Nam. Ông đã thảo luận với Tướng William Westmoreland, Chỉ huy Quân sự Cấp cao của Mỹ; Đại sứ Henry Cabot Lodge; cùng nhiều nhà lãnh đạo quân sự khác; cũng như Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Continue reading “13/10/1966: McNamara lạc quan về Chiến tranh Việt Nam”

Bài phát biểu của PTT Mike Pence về chính sách của chính quyền Trump đối với Trung Quốc

Nguồn: Vice President Mike Pence’s Remarks on the Administration’s Policy Towards China”, Hudson Institute, 04/10/2018.

Biên dịch: Đặng Sơn Duân

Cám ơn Ken (Kenneth R. Weinstein, chủ tịch Viện Hudson – ND) vì lời giới thiệu hào phóng đó. Xin chào các thành viên ban trị sự, Tiến sĩ Michael Pillsbury, các vị khách quý, và toàn thể mọi người, những người, đúng với sứ mệnh của mình, “nghĩ về tương lại theo những cách không bình thường” – thật vinh dự khi được quay trở lại Viện Hudson.

Trong hơn một nửa thế kỷ, viện này đã tận tụy “thúc đẩy an ninh, thịnh vượng, và tự do toàn cầu”. Và tuy Hudson đã thay đổi địa điểm đóng trụ sở trong nhiều năm qua, có một điều vẫn nhất quán: Các vị vẫn luôn quảng bá sự thật quan trọng rằng sự lãnh đạo của Mỹ luôn soi đuốc mở đường. Continue reading “Bài phát biểu của PTT Mike Pence về chính sách của chính quyền Trump đối với Trung Quốc”

12/10/1870: Tướng Robert E. Lee qua đời

Nguồn: Robert E. Lee dies, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1870, Tướng Robert Edward Lee, chỉ huy của Quân đội Hợp bang Bắc Virginia, đã qua đời một cách yên bình tại nhà riêng ở Lexington, Virginia. Ông hưởng thọ 63 tuổi.

Lee sinh ra trong gia đình ông bà Henry Lee và Ann Carter Lee tại Stratford Hall, Virginia, năm 1807. Cha ông phục vụ trong cuộc Cách mạng Mỹ dưới thời George Washington và sau đó là thống đốc bang Virginia. Robert Lee gia nhập Học viện Quân sự Hoa Kỳ tại West Point và tốt nghiệp á khoa khóa năm 1829. Ông đã không bị một điểm xấu nào trong suốt bốn năm tại học viện. Sau đó, Lee bắt đầu sự nghiệp quân sự, cuối cùng chiến đấu trong Chiến tranh Mexico (1846-48) và sau đó phục vụ trên cương vị hiệu trưởng (superintendent) trường West Point. Continue reading “12/10/1870: Tướng Robert E. Lee qua đời”

Cộng đồng an ninh ASEAN: Cơ sở hình thành và thách thức

Tác giả: Nguyễn Tăng Nghị

Tóm tắt: Nền kinh tế của các quốc gia ASEAN những năm gần đây luôn là điểm nóng về tăng trưởng. Chính tốc độ phát triển kinh tế đã khiến các quốc gia trong vùng khao khát đưa ASEAN trở thành một cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, cùng chia sẻ trách nhiệm về xã hội. ASEAN có nhiều thuận lợi trong việc hình thành nên cộng đồng an ninh khu vực, từ vị trí địa lý đến tiến trình hội nhập và cả niềm tin của các quốc gia thành viên dành cho nhau. Tuy nhiên, vẫn còn không ít thách thức đang chờ đợi ASEAN ở phía trước. Cộng đồng an ninh ASEAN liệu có trở thành hiện thực hay không và thành công ở mức độ nào? Tất cả sẽ được phân tích trong bài viết. Continue reading “Cộng đồng an ninh ASEAN: Cơ sở hình thành và thách thức”

11/10/1986: Reagan và Gorbachev gặp nhau tại Reykjavik

Nguồn: Reagan and Gorbachev meet in Reykjavik, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1986, sau cuộc họp thượng đỉnh thành công hồi tháng 11/1985 tại Geneva, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã gặp nhau tại Reykjavik, Iceland, để tiếp tục thảo luận về việc kiểm soát kho vũ khí tên lửa tầm trung của họ ở châu Âu. Nhưng ngay khi sắp sửa đạt được thỏa thuận, đàm phán bất ngờ thất bại do những lời cáo buộc lẫn nhau, và quan hệ Mỹ-Xô đã lùi lại một bước lớn. Continue reading “11/10/1986: Reagan và Gorbachev gặp nhau tại Reykjavik”

Cơn tức giận nhất thời hay Chiến tranh Lạnh 2.0?

Tác giả: Nguyễn Phú Trường

Có nghi ngờ rằng mối quan hệ bắt đầu căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trong thời gian gần đây đang chuyển từ biểu hiện của tranh chấp thương mại sang bóng dáng của một chiến lược ngăn chặn toàn diện. Từ suy nghĩ chủ quan ban đầu của ngay cả người Trung Quốc rằng chiến tranh thương mại đến từ tính cách bốc đồng của một Tổng thống thiếu tầm nhìn, những đánh giá gần đây đã có sự chuyển hướng, coi Tổng thống Donald Trump như một tay chơi có khả năng dàn trận đến mức lão luyện.

Những hành động của Mỹ nếu được khâu nối lại sẽ cho thấy một mặt trận khá chỉnh thể đang giăng ra với Trung Quốc. Từ việc đánh thuế hàng hóa cho tới nay là 250 tỷ đô la và có khả năng sẵn sàng nâng lên mức hơn 500 tỷ đô la, tranh chấp Mỹ Trung đang mở rộng sang các mặt trận kinh tế và thậm chí là ngoại giao và quân sự. Continue reading “Cơn tức giận nhất thời hay Chiến tranh Lạnh 2.0?”

10/10/1970: Khủng hoảng tháng Mười ở Canada

Nguồn: October Crisis in Canada, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1970, trong cuộc khủng hoảng tháng 10, Mặt trận Giải phóng Quebec (FLQ), một nhóm ly khai quân sự, đã bắt cóc Bộ trưởng Lao động Quebec Pierre Laporte ở Montreal. Năm ngày trước đó, những kẻ khủng bố thuộc FLQ đã bắt giữ ủy viên thương mại Anh quốc James Richard Cross. Để đổi lấy mạng sống của những người này, FLQ đã yêu cầu phóng thích hai mươi thành viên FLQ bị kết án với nhiều tội danh khác nhau, bao gồm bắt cóc, đánh bom và trộm cắp vũ khí. Continue reading “10/10/1970: Khủng hoảng tháng Mười ở Canada”

Sự bối rối kéo dài của Trump về vấn đề tiền tệ

Nguồn: Jeffrey Frankel, “Trump’s Currency Confusion Continues”, Project Syndicate, 20/09/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Quân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Kể từ cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016, Donald Trump đã vu khống Trung Quốc về việc định giá đồng nhân dân tệ thấp một cách nhân tạo. Trong thực tế, chính chính sách kinh tế của Trump đang đẩy giá đồng đô la Mỹ – một kết quả có thể nhận thấy bởi bất kỳ cá nhân nào có hiểu biết cơ bản về kinh tế.

Tháng tới, Bộ Tài chính Hoa Kỳ sẽ phải nộp bản báo cáo sáu tháng một lần tới Quốc hội Mỹ về những quốc gia, nếu có, đang thao túng đồng tiền của mình để nhận được lợi thế thương mại không công bằng. Về phía bản thân mình, Tổng thống Trump đang cáo buộc Trung Quốc làm như vậy như ông đã từng làm trong cuộc tranh cử năm 2016. Và có nhiều báo cáo cho rằng Trump đang cố gắng gây tác động đến báo cáo của Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Continue reading “Sự bối rối kéo dài của Trump về vấn đề tiền tệ”

09/10/1970: Cộng hòa Khmer tuyên bố thành lập

Nguồn: Khmer Republic proclaimed in Cambodia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Cộng hòa Khmer được tuyên bố thành lập ở Campuchia. Vào tháng 03, một cuộc đảo chính do Tướng Lon Nol dẫn dắt đã lật đổ chính phủ Hoàng thân Norodom Sihanouk ở Phnom Penh.

Trong giai đoạn 1970 – 1975, Lon Nol và quân đội của mình, Lực lượng Vũ trang Quốc gia Khmer (Forces Armees Nationale Khmer, FANK), với sự giúp đỡ và viện trợ quân sự của Mỹ, đã chiến đấu với phe Khmer Đỏ Cộng sản để giành quyền kiểm soát Campuchia. Continue reading “09/10/1970: Cộng hòa Khmer tuyên bố thành lập”

Trump và thế chân kiềng Mỹ-Trung-Nhật ở Đông Á

Nguồn: Joseph S. Nye, “China, Japan, and Trump’s America”, Project Syndicate, 04/10/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Vấn đề chiến lược quan trọng nhất ở Đông Á là sự gia tăng quyền lực của Trung Quốc. Một số nhà phân tích tin rằng Trung Quốc sẽ tìm kiếm một hình thức bá quyền ở Đông Á làm dẫn đến xung đột. Không giống như châu Âu, Đông Á vẫn chưa bao giờ chấp nhận những gì đã xảy ra trong những năm 1930, và những chia rẽ Chiến tranh Lạnh sau đó đã hạn chế sự hòa giải.

Bây giờ Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiến hành một cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc và các cuộc đàm phán với Nhật Bản nhằm mục đích giảm thặng dư thương mại của Nhật với Hoa Kỳ. Dù các thông báo gần đây về đàm phán song phương đã trì hoãn đe dọa của Trump rằng sẽ đánh thuế lên sản phẩm ô tô của Nhật Bản, các nhà phê bình lo ngại Trump có thể đẩy Nhật Bản xích lại gần hơn với Trung Quốc, khi chủ tịch Tập Cận Bình đang lên kế hoạch tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với Thủ tướng Shinzo Abe vào cuối tháng này. Continue reading “Trump và thế chân kiềng Mỹ-Trung-Nhật ở Đông Á”