Đối tác chiến lược Việt – Mỹ có thể còn xa vời vì Trung Quốc?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Sự xâm phạm liên tiếp của Trung Quốc vào Bãi Tư Chính giàu tài nguyên dầu khí và triển vọng ExxonMobil có thể bỏ dự án Cá Voi Xanh đã đẩy tranh chấp tại Biển Đông tới một bước ngoặt. Kế hoạch gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có thể là cột trụ cho đối tác chiến lược, nhưng chưa có khả năng diễn ra sớm.

Trong cuộc gặp cấp cao Trump-Kim tại Hà Nội vào tháng hai năm nay, ông Trump đã mời ông Trọng thăm Washington để có thể thảo luận về Biển Đông, đối tác chiến lược Việt-Mỹ và dự án Cá Voi Xanh. Ông Trọng đã hoãn chuyến thăm dự kiến vào tháng 7 và tháng 10 vì những lo ngại về sức khỏe của ông hoặc phản ứng của Trung Quốc, và sự bất định vẫn tiếp tục khi ông Trump phải đối phó với luận tội tại một Quốc Hội đang chia rẽ. Continue reading “Đối tác chiến lược Việt – Mỹ có thể còn xa vời vì Trung Quốc?”

04/01/1965: L.B.J. nói về ‘Xã hội Vĩ đại’ trong Thông điệp Liên bang

Nguồn: L.B.J. envisions a Great Society in his State of the Union address, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, trong Thông điệp Liên bang, Tổng thống Mỹ Lyndon Baines Johnson đã trình bày trước Quốc Hội một danh sách những đạo luật cần thiết để đạt được kế hoạch Xã hội Vĩ đại (Great Society) của ông. Sau cái chết bi thảm của John F. Kennedy, người Mỹ đã bầu Johnson, khi ấy đang là phó Tổng thống, lên vị trí Tổng thống với tỉ lệ phiếu bầu cao nhất trong lịch sử quốc gia. Johnson đã sử dụng nhiệm kỳ này để thúc đẩy những cải cách mà ông tin rằng sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người Mỹ. Continue reading “04/01/1965: L.B.J. nói về ‘Xã hội Vĩ đại’ trong Thông điệp Liên bang”

Báo cáo thường niên 2019 và Kêu gọi tài trợ năm 2020

Download toàn văn báo cáo (PDF) tại đây: Báo cáo thường niên 2019 (PDF)

II. Hoạt động năm 2019

Trong năm 2019, Dự án xuất bản tổng cộng 822 bài so với 690 bài năm 2018, đạt trung bình 2,25 bài mỗi ngày. Tổng số lượt đọc của trang cũng tăng 20%, lên 7,64 triệu lượt đọc trong cả năm.

Chất lượng của Dự án vẫn tiếp tục được duy trì và phát huy, qua đó thu hút ngày càng nhiều bạn đọc. Nhiều bài bám sát các sự kiện thời sự trong và ngoài nước, thu hút được sự quan tâm lớn của độc giả. Continue reading “Báo cáo thường niên 2019 và Kêu gọi tài trợ năm 2020”

03/01/1777: Trận Princeton trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ

Nguồn: The Battle of Princeton, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1777, trong một bước đi sáng suốt về chiến lược, Tướng George Washington đã tránh được cuộc đối đầu với Tướng Charles Cornwallis – người được phái đến Trenton để bắt Washington – và chiến thắng nhiều cuộc chạm trán với quân đánh hậu của Anh khi đội quân này rời Princeton để đến Trenton, New Jersey.

Hết sức lo lắng về chiến thắng của Washington trước người Anh tại Trenton vào ngày 26/12/1776, Cornwallis đã đem quân đến Trenton vào tối ngày 2 tháng 1 để chuẩn bị áp đảo 5.000 lính Quân đội Lục địa đã kiệt sức của Washington và lực lượng dân quân bằng 8.000 quân Anh. Washington đủ khôn ngoan để biết rằng không nên đụng độ với một lực lượng như vậy và Cornwallis cũng biết Washington sẽ cố rút lui trong đêm, song không đoán được tuyến đường mà Washington sẽ đi. Continue reading “03/01/1777: Trận Princeton trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ”

Thế giới hôm nay: 03/01/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ba mươi người được cho là đã thiệt mạng vì lũ lụt và lở đất ở Jakarta, thủ đô Indonesia. Các cơn mưa do gió mùa đang lớn một cách bất thường: 38 cm mưa vào thứ Tư. Dự báo cho thấy mưa sẽ không ngừng sớm. Hàng chục ngàn người đã phải di tản. Jakarta đang lún vài cm mỗi năm; phần lớn thành phố này hiện đang nằm dưới mực nước biển.

Scott Morrison, thủ tướng Úc, đối mặt với không khí thù địch khi ông đến thăm một thị trấn bị tàn phá bởi cháy rừng ở New South Wales. Ông buộc phải rời đi sớm khi người dân ở đây la ó và gọi ông là một “tên ngốc” vì biện pháp đối phó cháy tệ hại của chính phủ ông. Bang này đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một tuần. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/01/2020”

Can thiệp từ nhà nước khiến kinh tế Trung Quốc suy giảm như thế nào?

Nguồn: Zhang Jun, “China’s Damaging Policy Disruptions”, Project Syndicate, 30/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ chậm lại chỉ còn hơn 6% trong năm nay và không có khả năng tăng tốc trong  tương lai gần. Trên thực tế, các nhà bình luận kinh tế thường đồng ý rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2019 – vốn ở mức tồi tệ nhất trong gần 30 năm qua – có thể vẫn là tốt nhất nếu so với cả thập niên tới. Điều mà các nhà quan sát không thể đồng ý là việc Trung Quốc nên lo lắng đến mức nào, hoặc các nhà hoạch định chính sách có thể làm gì để cải thiện triển vọng tăng trưởng.

Những người lạc quan chỉ ra rằng nếu xét quy mô của nền kinh tế Trung Quốc hiện nay, thì mức tăng trưởng GDP hàng năm chỉ 6% thôi cũng đã lớn hơn cả mức tăng trưởng hai con số 25 năm trước. Những người bi quan lưu ý rằng điều đó có thể đúng, nhưng tăng trưởng GDP chậm lại đang cản trở tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người – đây là một tin xấu cho một quốc gia có nguy cơ bị sa lầy trong bẫy thu nhập trung bình – đồng thời làm trầm trọng thêm các rủi ro tài chính xuất phát từ mức nợ cao của các công ty và chính quyền địa phương. Continue reading “Can thiệp từ nhà nước khiến kinh tế Trung Quốc suy giảm như thế nào?”

02/01/1981: ‘Đồ tể Yorkshire’ bị bắt

Nguồn: The Yorkshire Ripper is apprehended, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1981, gã sát nhân Đồ tể Yorkshire (Yorkshire Ripper) cuối cùng đã bị cảnh sát Anh tóm gọn, kết thúc một trong những cuộc truy lùng tội phạm lớn nhất trong lịch sử. Trong vòng năm năm, các điều tra viên đã theo đuổi mọi đầu mối có được, với hy vọng ngăn chặn kẻ giết người hàng loạt đang khủng bố miền Bắc nước Anh, nhưng vụ bắt giữ lại diễn ra hoàn toàn tình cờ. Bị phát hiện trên một chiếc xe bị đánh cắp cùng với một cô gái điếm, Peter Sutcliffe đã bị trung sĩ Robert Ring bắt giữ. Hắn xin đi vệ sinh ở bụi cây trước khi bị đưa về đồn. Khi Ring trở lại hiện trường, anh tìm thấy một cây búa và một con dao, vũ khí ưa thích của Đồ tể Yorkshire, ngay đằng sau bụi cây. Sutcliffe buộc phải thú tội trước những bằng chứng này. Continue reading “02/01/1981: ‘Đồ tể Yorkshire’ bị bắt”

Antonie van Leeuwenhoek: Ông tổ ngành vi sinh vật học

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Van Leeuwenhoek (1632 – 1723) là một thương nhân dệt may người Hà Lan và là nhà tiên phong của ngành vi sinh vật học.

Antonie van Leeuwenhoek sinh ngày 24/10/1632 tại Delft. Năm 1648, ông tập sự tại xưởng của một thương nhân dệt và có lẽ đó là nơi lần đầu ông nhìn thấy kính lúp – vốn được dùng bởi các thương nhân ngành dệt may để đếm mật độ sợi vải, từ đó kiểm soát chất lượng. Năm 20 tuổi, ông trở về Delft và quyết định trở thành một người buôn vải. Ông trở nên giàu có và được bổ nhiệm làm chánh văn phòng của quận trưởng tại Delft vào năm 1660, rồi trở thành một viên chánh thanh tra địa chính chín năm sau đó. Continue reading “Antonie van Leeuwenhoek: Ông tổ ngành vi sinh vật học”

Sự cẩn trọng quá mức ngăn Tokyo lấy ngôi đầu của Hồng Kông

Nguồn: David Fickling, “Tokyo’s Too Cautious to Take Hong Kong’s Mantle”, Bloomberg, 03/12/2019.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Ba thập niên trước, sẽ là kỳ quặc khi hỏi “Thành phố nào sẽ trở thành trung tâm tài chính của châu Á?” Chắc chắn là Tokyo rồi. Hiện tại cũng như trong tương lai.

Thành phố lớn nhất thế giới cũng là thủ đô của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới và là nơi tọa lạc các quỹ lương hưu lớn nhất thế giới sau Mỹ. Đồng yên Nhật là đồng tiền được trao đổi nhiều chỉ sau đô la Mỹ và đồng Euro, và Nhật là nguồn FDI lớn nhất thế giới năm 2018 với tổng kim ngạch đạt mức 143 tỉ đô la Mỹ. Các nhân viên ngân hàng cao cấp ở Hồng Kông vẫn thường được gọi là “giám đốc khu vực châu Á trừ Nhật,” như thể đất nước này quan trọng bằng phần còn lại của cả châu lục. Continue reading “Sự cẩn trọng quá mức ngăn Tokyo lấy ngôi đầu của Hồng Kông”

01/01/1803: Haiti tuyên bố độc lập

Nguồn: Haitian independence proclaimed, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1803, hai tháng sau khi đánh bại lực lượng thực dân của Napoléon Bonaparte, Jean-Jacques Dessalines đã tuyên bố độc lập cho Saint-Domingue, đổi tên thành Haiti theo tên tiếng Arawak ban đầu.  

Năm 1791, một cuộc nổi dậy của các nô lệ đã nổ ra trên thuộc địa này của Pháp, và Toussaint-Louverture – một nô lệ trước đây – đã lãnh đạo phiến quân. Với tài năng quân sự bẩm sinh, Toussaint đã tiến hành một cuộc chiến tranh du kích hiệu quả chống lại chính quyền thực dân của hòn đảo này. Continue reading “01/01/1803: Haiti tuyên bố độc lập”

Imhotep: Kiến trúc sư của kim tự tháp Ai Cập đầu tiên

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Imhotep (2667-2648 TCN) là kiến ​​trúc sư trưởng của pharaoh Ai Cập Djoser (trị vì 2630 – 2611 TCN). Ông chịu trách nhiệm cho việc xây dựng công trình tưởng niệm bằng đá đầu tiên trên thế giới – Kim tự tháp Bậc thang (Step Pyramid) tại Sakkara, và cũng là kiến trúc sư có tên đầu tiên mà chúng ta được biết đến.

Sinh ra là một thường dân, Imhotep với trí tuệ và sự quyết tâm đã vươn lên trở thành một trong những cố vấn đáng tin cậy nhất của Djoser, đồng thời là kiến trúc sư cho lăng mộ của vị pharaoh này – Kim tự tháp Bậc thang. Continue reading “Imhotep: Kiến trúc sư của kim tự tháp Ai Cập đầu tiên”

Top 20 bài được đọc nhiều nhất năm 2019

Sau đây là danh sách 20 bài đăng năm 2019 trên Nghiencuuquocte.org được đọc nhiều nhất trong năm qua. Nhân đây, Ban Biên tập xin gửi tới Quý độc giả và các Cộng tác viên lời chúc mừng năm mới 2020 An khang, Thịnh vượng, và Thành công! Continue reading “Top 20 bài được đọc nhiều nhất năm 2019”

31/12/1961: Kennedy và Khrushchev chúc mừng năm mới lẫn nhau

Nguồn: Kennedy and Khrushchev exchange holiday greetings, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, Tổng thống John F. Kennedy đã đưa ra một tuyên bố bày tỏ “những lời chúc chân thành” của ông và người dân Mỹ tới Lãnh đạo Nikita Khrushchev và nhân dân Liên Xô cho một năm mới an lành và thịnh vượng. Đó là thời kỷ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ và Liên Xô đang mắc kẹt trong một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân.

Gọi năm 1961 là “năm rắc rối” giữa hai siêu cường, Kennedy nói rằng ông “tha thiết hy vọng” năm 1962 sẽ chứng kiến mối quan hệ được cải thiện giữa hai nước. Kennedy sau đó nói với Khrushchev rằng ông tin rằng trách nhiệm đạt được hòa bình thế giới được đặt trên vai họ. Continue reading “31/12/1961: Kennedy và Khrushchev chúc mừng năm mới lẫn nhau”

Thế giới hôm nay: 31/12/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Màn trình diễn pháo hoa đêm giao thừa của Sydney vẫn sẽ diễn ra vào hôm nay sau khi được miễn lệnh hạn chế lửa ở khu vực. Hơn 270.000 người đã ký một bản kiến nghị kêu gọi hủy sự kiện này và dùng kinh phí cho việc chữa cháy rừng. Sau nhiều tháng hạn hán, các đám cháy đã bùng lên trên khắp nước Úc. Hôm qua nhiệt độ ở mọi tiểu bang đều ở mức hơn 40 ° C.

EssilorLuxottica, một nhà sản xuất kính mắt của Ý, cho biết đã phát hiện hoạt động gian lận tại một nhà máy ở Thái Lan. Các nhân viên liên quan đã bị sa thải. Công ty dự đoán doanh thu của họ năm 2019 sẽ bị thiệt hại tới 190 triệu euro (213 triệu đô la) vì vụ lừa đảo này. Tiết lộ vụ việc đã đẩy cổ phiếu của công ty giảm 1%. Continue reading “Thế giới hôm nay: 31/12/2019”

Vì sao nước Nhật không bao giờ rối loạn?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 11/03/2011 tại Nhật xảy ra trận động đất 9,0 độ Richter lớn nhất trong lịch sử nước này. Thảm họa động đất, sóng thần, bức xạ hạt nhân 3 trong 1 tấn công nước Nhật trên cả 3 chiều không gian làm cả thế giới kinh hãi. Thế nhưng nước Nhật đương sự thì dường như vẫn không hề rối loạn, khiến mọi người trên thế giới khâm phục và cũng nảy ra nghi vấn: vì sao nước Nhật lại như vậy?

Động đất, bão, sóng thần đối với người Nhật sống giữa biển vốn dĩ chẳng là chuyện kỳ lạ gì cả, cũng chẳng phải ngày tận thế. Nói chính xác, nó là một phần của cuộc sống, một phong cảnh thiên nhiên. Người nước ngoài đồng tình với cảnh ngộ của người Nhật, còn người Nhật thì dường như không coi đó là chuyện gì đáng kể, bởi lẽ họ có núi non và bờ biển đẹp như tranh vẽ, có nguồn nước tinh khiết dùng không bao giờ cạn, lại càng có biển cả giàu tài nguyên bao bọc, thậm chí có những suối nước nóng 4 mùa bốc hơi, cho dù “ba anh em” (động đất, bão, sóng thần) gầm ghè suốt thì cũng chẳng mấy người Nhật bỏ đất nước, bỏ quê hương ra nước ngoài định cư. Continue reading “Vì sao nước Nhật không bao giờ rối loạn?”