10/02/1942: Nhật Bản tấn công Midway

Nguồn: Japanese sub bombards Midway, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, một tàu ngầm của Nhật đã bắt đầu một cuộc tấn công dữ dội lên Midway, một đảo san hô được sử dụng làm căn cứ cho Hải quân Mỹ. Đó là lần thứ tư các tàu Nhật Bản tấn công vào đảo này kể từ ngày 07/12.

Việc chiếm giữ Midway là một phần quan trọng trong chiến lược rộng lớn hơn của Nhật Bản nhằm tạo ra tuyến phòng thủ kéo dài từ Quần đảo Aleutian ở phía bắc, đến các quần đảo Midway, Wake, Marshall và Gilbert ở phía nam, sau đó rẽ sang phía tây đến Tây Ấn Hà Lan (Indonesia). Chiếm được Midway cũng có nghĩa là tước khỏi tay nước Mỹ một căn cứ tàu ngầm, đồng thời tạo ra bệ phóng hoàn hảo cho một cuộc tấn công toàn diện lên Hawaii. Continue reading “10/02/1942: Nhật Bản tấn công Midway”

Gặp gỡ Trần Tiểu Việt con trai của tướng Nguyễn Sơn

Tác giả: Mai Hiên

Ông hơn tôi gần hai chục tuổi. Chúng tôi gặp nhau lần đầu, qua giới thiệu của một người thân có mặt trong buổi tiễn đưa Thiếu tướng Nguyễn Sơn “trở về” Trung Quốc lần cuối cùng vào một buổi chiều tháng 4-1950. Tuy là sơ kiến nhưng câu chuyện đã khá mặn mà về đủ thứ quanh sự sống thường ngày. Con người mang hai dòng máu này có duyên phận gắn với một thời quan hệ Việt – Trung. Ông khoái bài “Danh tướng đào hoa” của Mạnh Việt đăng trên Tiền phong chủ nhật số Tết nói về những chuyện tình vô tiền khoáng hậu của cha đẻ ông – Thiếu tướng Nguyễn Sơn – mà suốt mấy mươi năm ông đâu có biết; và về mẹ đẻ ông – cụ Trần Kiếm Qua năm nay 81 tuổi – cũng chẳng đả động trừ bi kịch tình yêu của bà với viên sĩ quan Hồng Thủy (tên Trung Quốc của Nguyễn Sơn). Continue reading “Gặp gỡ Trần Tiểu Việt con trai của tướng Nguyễn Sơn”

09/02/1825: Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ được Hạ viện quyết định

Nguồn: Presidential election decided in the House, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1825, vì không có ứng cử viên Tổng thống nào nhận được đa số phiếu bầu trong cuộc bầu cử năm 1824, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu bầu chọn John Quincy Adams, người giành được ít phiếu hơn Andrew Jackson trong đợt bầu cử phổ thông, trở thành Tổng thống của Hoa Kỳ. John Quincy Adams là con trai của John Adams, vị Tổng thống thứ hai của Mỹ.

Trong cuộc bầu cử năm 1824, một ứng viên muốn trở thành Tổng thống cần đạt được 131 phiếu đại cử tri, nhỉnh hơn một nửa so với tổng số 261 phiếu. Dù chúng không ảnh hưởng đến kết quả chung cuộc, nhưng lần đầu tiên các phiếu phổ thông được tính trong cuộc bầu cử này. Continue reading “09/02/1825: Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ được Hạ viện quyết định”

Cải cách cơ cấu là gì và tại sao nó lại quan trọng?

Nguồn:What structural reform is and why it is important?”, The Economist, 09/12/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chính phủ các nước có thể làm gì để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế? Hầu hết các nhà kinh tế tin rằng các chính phủ cần giúp thị trường hoạt động hiệu quả: cưỡng chế thực hiện hợp đồng, giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán, cung cấp điện cho các công ty, hay các hoạt động tương tự. Ngân hàng Thế giới có bảng xếp hạng hàng năm về mức độ hiệu quả của các chính phủ: các bảng xếp hạng mới nhất được công bố vào tháng Mười. Ở nhiều quốc gia, chính phủ khiến cho việc kinh doanh trở nên khó khăn: chẳng hạn, ở Madagascar, một doanh nghiệp có thể phải chờ hơn một năm mới được cấp điện. Tạp chí The Economist thường khuyến nghị “cải cách cơ cấu” (structural reform) như là một phương thuốc chữa các căn bệnh kinh tế. Nhưng chính xác thì “cải cách cơ cấu” nghĩa là gì? Continue reading “Cải cách cơ cấu là gì và tại sao nó lại quan trọng?”

08/02/1949: Hồng y Mindszenty của Hungary bị kết án

Nguồn: Cardinal Mindszenty of Hungary sentenced, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, Hồng Y József Mindszenty, giáo chức Công giáo cao nhất Hungary, đã bị Toà án Nhân dân Cộng sản kết tội phản quốc và bị kết án tù chung thân. Các nhà quan sát ở Tây Âu và Hoa Kỳ đã tức giận, lên án phiên tòa và việc buộc tội Mindszenty là “gian dối” và “trái pháp luật.”

Hồng y Mindszenty đã quá quen với các vụ bắt bớ chính trị. Trong Thế chiến II, chính quyền phát xít của Hungary đã bắt giữ ông vì dám phát biểu lên án chiến dịch đàn áp người Do Thái trong nước. Sau chiến tranh, khi chế độ cộng sản lên nắm quyền tại Hungary, ông tiếp tục công việc chính trị của mình, tố cáo sự áp bức chính trị và thiếu tự do tôn giáo ở nước ông. Continue reading “08/02/1949: Hồng y Mindszenty của Hungary bị kết án”

Đạo đức và nghệ thuật

Nguồn: Ian Buruma, “Moralism and the Arts,” Project Syndicate, 06/02/2018.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Chuck Close là một nghệ sỹ người Mỹ, nổi tiếng với các bức chân dung lớn. Bị liệt nặng, ông phải ngồi xe lăn. Nhiều cựu người mẫu đã cáo buộc ông bắt họ cởi quần áo và dùng ngôn ngữ dung tục khiến họ cảm thấy bị quấy rối. Hành vi này khiến Phòng trưng bày Quốc gia ở Washington, D.C., hủy bỏ một buổi triển lãm được lên kế hoạch từ trước nhằm trưng bày các tác phẩm của Close. Đại học Seattle cũng đã gỡ bỏ một bức chân dung vẽ bởi họa sĩ này khỏi một tòa nhà của trường.

Nếu gỡ bỏ mọi tác phẩm nghệ thuật khỏi các viện bảo tàng và phòng trưng bày vì chúng ta không chấp nhận hành vi của các nghệ sĩ thì các bộ sưu tập lớn chẳng mấy chốc sẽ không còn. Rembrandt đã tàn nhẫn ngược đãi người tình của mình, Picasso rất ác với những người vợ của ông, Caravaggio thì theo đuổi các chàng trai trẻ và là kẻ giết người, vân vân. Continue reading “Đạo đức và nghệ thuật”

07/02/1999: Vua Hussein của Jordan qua đời

Nguồn: King Hussein of Jordan dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1999, vua Hussein bin Talal, nguyên thủ quốc gia có thời gian nắm quyền điều hành lâu nhất trong thế kỷ 20, đã qua đời, và con trai ông, hoàng tử Abdallah bin Hussein, lên kế vị ngôi vua Jordan.

Hussein trở thành vị vua thứ ba theo Hiến pháp 1952 của Jordan, và đã chứng tỏ là một nhà lãnh đạo vĩ đại trong nước và trên khắp Trung Đông. Ông là một thành viên của triều đại nhà Hashemite, được cho là các hậu duệ trực tiếp của nhà tiên tri Muhammad. Nhà Hashemite trở thành những người cai trị Jordan sau khi Đế chế Ottoman tan rã vào đầu thế kỷ 20. Continue reading “07/02/1999: Vua Hussein của Jordan qua đời”

Trò chơi chiến tranh nguy hiểm của Thái tử Saudi

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, The Saudi Prince’s Dangerous War Games”, Project Syndicate, 17/11/2017.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hàng loạt các diễn biến bất ngờ về chính trị khởi nguồn từ Ả-rập Saudi đang làm tệ hơn tình hình bất ổn tại Trung Đông. Phải chăng một trận đại chiến mới sắp xảy ra?

Mohammed bin Salman (thường được gọi tắt là MBS), vị Thái tử 32 tuổi đầy tham vọng của Ả-rập Saudi, người đang giám sát quá trình chuyển đổi kinh tế mang tính lịch sử (và gây bất ổn) của Vương quốc này, đã ra lệnh bắt giữ một loạt các hoàng tử và quan chức có quyền lực cao nhất của nước này. Dù có vỏ bọc là đấu tranh chống tham nhũng, động thái đó rõ ràng nhằm củng cố quyền lực cho vị thái tử. Continue reading “Trò chơi chiến tranh nguy hiểm của Thái tử Saudi”

06/02/1928: Người tự xưng là con gái Sa hoàng Nicholas II đến Mỹ

Nguồn: Anastasia arrives in the United States, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1928, một người phụ nữ tự xưng là Anastasia Tschaikovsky – con gái út của Nga hoàng Nicholas II vừa bị ám sát cách đó không lâu – đã đến thành phố New York. Cô tổ chức một cuộc họp báo trên tàu Berengaria, giải thích rằng mình đến đây để chỉnh lại xương hàm. Theo lời Anastasia, nó bị đánh vỡ bởi một người lính Bolshevik, khi cô cố gắng chạy trốn khỏi cuộc hành hình cả gia đình mình tại Ekaterinburg, Nga vào tháng 07/1918.

Người chào mừng Tschaikovsky đến New York là Gleb Botkin, con trai của bác sĩ riêng cho gia đình Romanov. Cha ông đã bị giết chết cùng với các bệnh nhân của mình vào năm 1918. Botkin gọi Anastasia là “Công chúa” và tuyên bố rằng không nghi ngờ gì, đây chính là Nữ Công tước Anastasia mà ông đã từng chơi cùng khi còn nhỏ. Continue reading “06/02/1928: Người tự xưng là con gái Sa hoàng Nicholas II đến Mỹ”

Bài học từ Martin Luther và công nghệ in cho ngày nay

Nguồn: Nicholas Davis, “Learning from Martin Luther About Technological Disruption”, Project Syndicate, 31/10/2017.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cách đây năm trăm năm, Martin Luther đã sử dụng công nghệ in để thúc đẩy cuộc tranh luận về “giấy xá tội” (indulgences) của Giáo hội. Thực tế rằng những nỗ lực của ông đã khởi đầu một trong những giai đoạn chia rẽ nhất của lịch sử châu Âu nên trở thành một lời nhắc nhở rằng mặc dù công nghệ có thể hỗ trợ tranh luận mang tính xây dựng nhưng nó cũng có thể kích động xung đột bạo lực.

Năm trăm năm trước đây, một mục sư ít tiếng tăm và là giảng viên đại học về thần học đã làm một điều không có gì đáng chú ý đối với thời đại của ông: ông đã đóng một bản kiến nghị lên một cánh cửa, đòi hỏi một cuộc tranh luận học thuật đối với việc bán “giấy xá tội” của Giáo hội Công giáo, với lời hứa hẹn rằng người mua giấy hoặc người bà con của họ sẽ phải dành ít thời gian hơn trong luyện ngục (purgatory) sau khi họ qua đời. Continue reading “Bài học từ Martin Luther và công nghệ in cho ngày nay”

05/02/1631: Roger Williams đến Mỹ

Nguồn: Roger Williams arrives in America, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1631, Roger Williams, người lập nên Đảo Rhode, đồng thời là một trong số các lãnh đạo tôn giáo quan trọng của Mỹ, đã từ Anh đến Boston, Thuộc địa Vịnh Massachusetts.

Williams, một người Thanh giáo (Puritan), đã làm giáo viên trước khi trở thành mục sư trong một thời gian ngắn tại Plymouth và sau đó tại Salem. Một vài năm sau khi ông đến, Williams đã làm chính quyền Thanh giáo của Massachusetts tức giận với những bài phát biểu chống lại quyền trừng phạt sự bất đồng chính kiến/ bất đồng tôn giáo của chính quyền dân sự và chống lại hành động tịch thu đất của người bản địa. Tháng 10/1635, ông bị Tòa án trục xuất khỏi Thuộc địa Vịnh Massachusetts. Continue reading “05/02/1631: Roger Williams đến Mỹ”

Cuộc đua tại Bắc Cực của các cường quốc

Nguồn: Peter Apps, “US lagging behind in Arctic arms race”, Reuters, 02/02/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Năm ngoái, một tàu chở dầu của Nga đã đi từ Na Uy tới Hàn Quốc thông qua Bắc Băng Dương. Đây là lần đầu tiên một tàu chở dầu thực hiện hành trình này mà không cần tới sự trợ giúp của các tàu phá băng.

Đây là một khoảnh khắc quan trọng đối với việc khai phá những con đường thương mại ở Bắc Cực vốn thường xuyên đóng băng, và điều này cũng đã thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang vốn đã rất nóng bỏng giữa các cường quốc.

Washington chưa bao giờ coi Bắc Băng Dương là một ưu tiên chiến lược. Khu vực này được coi là nằm trong vùng ảnh hưởng của nước Nga. Hiện nay Trung Quốc đang gia tăng các kế hoạch nhằm trở thành một nhân tố chủ chốt trong khu vực này. Continue reading “Cuộc đua tại Bắc Cực của các cường quốc”

Hoàng đế mới của Trung Hoa

Nguồn: Chris Patten, “China’s New Emperor”, Project Syndicate, 25/10/2017.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một giai thoại về chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon vào năm 1972 từ lâu được xem như là sự chứng thực cho tầm nhìn dài hạn của các nhà lãnh đạo Trung Quốc về lịch sử. Chu Ân Lai, nhân vật số hai mẫn cán của Mao Trạch Đông, được cho là đã trả lời câu hỏi về các bài học của cuộc Cách mạng Pháp bằng cách nói rằng còn quá sớm để nói lên được điều gì. Nhưng thực tế, theo các nhà ngoại giao có mặt ở đó, Chu không tranh luận về cuộc cách mạng năm 1789, mà là về phong trào nổi dậy của sinh viên ở Paris năm 1968, do đó có lẽ đúng là vẫn còn quá sớm để có thể nói lên điều gì. Continue reading “Hoàng đế mới của Trung Hoa”

04/02/1861: Hợp bang miền Nam được thành lập

Nguồn: States meet to form Confederacy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1861, tại Montgomery, Alabama, các đại biểu từ South Carolina, Mississippi, Florida, Alabama, Georgia, và Louisiana đã tập hợp để thành lập Hợp bang miền Nam Hoa Kỳ (Confederate States of America).

Ngay từ năm 1858, xung đột giữa miền Bắc và miền Nam nước Mỹ về vấn đề chế độ nô lệ đã khiến cho các nhà lãnh đạo miền Nam thảo luận về việc tách khỏi Hợp Chúng Quốc. Đến năm 1860, đa số các bang theo chế độ nô lệ đã công khai đe doạ sẽ ly khai nếu Đảng Cộng hòa, đảng chống nô lệ, chiến thắng trong bầu cử Tổng thống. Continue reading “04/02/1861: Hợp bang miền Nam được thành lập”

Nagara Vijaya trong lịch sử Mandala Champa

Tác giả: Đỗ Trường Giang

Sự trỗi dậy của Nagara Vijaya và bước ngoặt trong lịch sử mandala Champa thế kỷ XII

Những nghiên cứu trước đây, hầu hết dựa vào công trình nổi tiếng của G.Maspero, đều cho rằng vào cuối thế kỷ X, cùng với sự chấm dứt của vương triều Đồng Dương, đã diễn ra một sự “dời đô” từ vùng Quảng Nam về Bình Định với kinh đô mới đặt tại thành Đồ Bàn. Sự thay đổi trung tâm chính trị đó cũng dẫn tới sự suy tàn của thương cảng Hội An và từ đây thương cảng Thi Nại đã thay thế Hội An trở thành trung tâm ngoại thương và giao lưu văn hóa chính của Champa. Đó là cách diễn giải của các học giả người Pháp từ đầu thế kỷ XX và được chấp nhận như là cách hiểu “chính thống” về sự ra đời của “vương triều Vijaya” được cho là kéo dài từ cuối thế kỷ X cho đến năm 1471 khi vua Lê Thánh Tông tấn công lần cuối cùng vào thành Đồ Bàn. Luận giải của G.Maspero về sự “dời đô” của Champa từ Đồng Dương về Vijaya (Bình Định) là dựa trên quan niệm cho rằng Champa là một quốc gia thống nhất giống như Trung Hoa hay Đại Việt đương thời, và vì thế trong mỗi thời kỳ lịch sử chỉ có một trung tâm quyền lực duy nhất ở Champa, và theo đó các vua Champa đã “dời đô” từ Amaravati về Vijaya vào cuối thế kỷ X.[1] Continue reading “Nagara Vijaya trong lịch sử Mandala Champa”

03/02/1924: Woodrow Wilson qua đời

Nguồn: Woodrow Wilson dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1924, Woodrow Wilson, Tổng thống Mỹ thứ 28, đã qua đời tại Washington, D.C., ở tuổi 67.

Năm 1912, Wilson, đại diện Đảng Dân chủ, Thống đốc bang New Jersey, đã được bầu làm Tổng thống sau chiến thắng áp đảo trước William Howard Taft, Tổng thống đương nhiệm kiêm ứng viên Đảng Cộng hòa, và ứng viên Đảng Cấp tiến Theodore Roosevelt. Tiêu điểm trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Wilson là việc Thế chiến I bùng nổ và những nỗ lực của ông nhằm tìm kiếm một kết thúc hòa bình cho cuộc xung đột, đồng thời duy trì sự trung lập của nước Mỹ. Năm 1916, ông tái đắc cử sau chiến thắng sít sao trước Charles Evans Hughes, ứng viên Đảng Cộng hòa. Continue reading “03/02/1924: Woodrow Wilson qua đời”

Phe phái và cạnh tranh quyền lực ở Việt Nam đầu TK 19

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Mâu thuẫn bè phái không phải là đặc sản riêng có của triều Nguyễn, tuy nhiên ảnh hưởng của nó ở đầu thế kỷ XIX là cực kỳ nghiêm trọng, đe dọa sự thống nhất và ổn định của nền chính trị vương triều. Nhưng đó cũng là một thế giới mà vai trò của các nhà lãnh đạo khôn khéo như Gia Long, mạnh mẽ và tài năng như Minh Mệnh đã giúp kiểm soát và hạn chế xung đột phe nhóm, góp phần vào sự ổn định của vương triều. Một bài học mà nền chính trị Việt Nam sau này có thể tham khảo. Continue reading “Phe phái và cạnh tranh quyền lực ở Việt Nam đầu TK 19”

02/02/1949: Mỹ bác bỏ đề xuất hội đàm với Stalin

Nguồn: United States rejects proposal for conference with Stalin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, trước đề xuất của nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin mời Tổng thống Harry S. Truman đến Liên Xô để tham dự một hội nghị, Ngoại trưởng Mỹ Dean Acheson đã lên tiếng từ chối và mô tả ý tưởng này là một “cuộc tập trận chính trị.” Sự ngờ vực lẫn nhau này đã trở thành minh chứng cho đối đầu ngoại giao Mỹ – Xô vốn rất đặc trưng trong những năm đầu Chiến tranh Lạnh. Continue reading “02/02/1949: Mỹ bác bỏ đề xuất hội đàm với Stalin”

Nhập cư làm thay đổi nhà nước phúc lợi Thụy Điển ra sao?

Nguồn:How immigration is changing the Swedish welfare state”, The Economist, 23/06/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Căng thẳng đang dâng cao khi tác giả bài viết này đến Thụy Điển vào đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng di dân ở châu Âu vào cuối năm 2015. Mặc dù hầu hết người Thụy Điển vui vẻ chấp nhận 163.000 người tị nạn đến nước họ vào năm đó, những người dân còn lại tỏ ra ít chào đón hơn. Ở Malmo, một thành phố miền Nam có nhiều người nhập cư, một người thu ngân trong một cửa hàng địa phương đã tỏ ra vô cùng tức giận. “Họ đến đây vì phúc lợi và các lợi ích,” ông nói, trước khi nói với tác giả bài viết này là hãy “biến đi”. Giọng điệu như vậy trước đây từng chỉ dành riêng cho các chính trị gia cực hữu của đảng Dân chủ Thụy Điển, những người đã lợi dụng cuộc khủng hoảng di dân để thu hút thêm sự ủng hộ. Kể từ đó chính phủ đã nỗ lực điều chỉnh chính sách của nhà nước phúc lợi Thụy Điển để phù hợp với thời đại: vừa giúp đỡ hàng trăm ngàn người tị nạn vừa cố gắng làm giảm bớt những lập luận như vậy của cánh hữu. Vậy điều gì đang thay đổi? Continue reading “Nhập cư làm thay đổi nhà nước phúc lợi Thụy Điển ra sao?”

01/02/1979: Ayatollah Khomeini quay trở lại Iran

Nguồn: Ayatollah Khomeini returns to Iran, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, sau 15 năm lưu vong, Ayatollah Khomeini đã quay trở lại Iran trong tiếng tung hô chiến thắng. Nhà vua (shah) và gia đình đã trốn khỏi đất nước từ hai tuần trước, còn các nhà cách mạng thì hân hoan, háo hức thiết lập một chính phủ Hồi giáo cơ yếu (fundamentalist) dưới sự lãnh đạo của Khomeini.

Sinh ra vào khoảng đầu thế kỷ 20, Ruhollah Khomeini là con của một học giả Hồi giáo. Ngay từ thời thơ ấu, ông đã sớm thuộc lòng kinh Qur’an. Khomeini theo dòng Shia – một nhánh Hồi giáo được đa số người Iran tin theo – và đã sớm tập trung nghiên cứu về Đạo Hồi Shia tại thành phố Qom. Là một giáo sĩ mộ đạo, ông dần thăng tiến trong hệ thống cấp bậc không chính thức của Hồi giáo Shia và đã thu hút rất nhiều đệ tử. Continue reading “01/02/1979: Ayatollah Khomeini quay trở lại Iran”