Tại sao chế độ quân chủ Nhật đang bị đe dọa?

Nguồn:Why is the Japanese monarchy under threat”, The Economist, 02/06/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chế độ quân chủ cha truyền con nối lâu đời nhất thế giới đang suy yếu dần.

Chế độ quân chủ cha truyền con nối lâu đời nhất trên thế giới không thuộc về nước Anh. Với 1.200 năm, nó chỉ là một đứa trẻ so với gia đình hoàng tộc Nhật Bản. Các sử gia nói rằng Akihito, Nhật hoàng hiện tại (thứ ba từ trái sang trong hình), có tổ tiên là Hoàng đế Jimmu (hậu duệ của nữ thần mặt trời Amaterasu) 2.600 năm trước. Cha của ông, Nhật hoàng Hirohito trong thời chiến tranh gây nhiều tranh cãi, được coi là arahito-gami – một vị thần trong hình dạng con người. Mặc dù có nguồn gốc tổ tiên thần thánh, vị Nhật hoàng thứ 125 của Nhật Bản đang phải chịu đựng nhiều bệnh tật nặng nề của con người: ở tuổi 83, ông sống sót sau khi mắc ung thư tiền liệt tuyến và một cuộc phẫu thuật tim. Ông đã đề nghị được thoái vị dù vẫn có thể thực hiện được các nhiệm vụ của mình, bao gồm việc khai mạc quốc hội và thực hiện các nghi lễ và nghi thức với tư cách là người đứng đầu Shinto, tôn giáo bản xứ của Nhật Bản. Điều đó đã gây ra nhiều lo lắng cho các nhà truyền thống chủ nghĩa. Tại sao họ lại lo lắng? Continue reading “Tại sao chế độ quân chủ Nhật đang bị đe dọa?”

22/07/1987: Gorbachev đồng ý cắt giảm tên lửa hạt nhân tầm trung

Nguồn: Gorbachev accepts ban on intermediate-range nuclear missiles, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày ngày năm 1987, trong một sự đảo ngược đầy kịch tính, nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã lên tiếng rằng ông sẵn sàng đàm phán về lệnh cấm các tên lửa hạt nhân tầm trung mà không cần phải có điều kiện. Quyết định của Gorbachev đã mở đường cho Hiệp ước Cắt giảm Tên lửa Hạt nhân Tầm trung (INF) với Mỹ.

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 1985, Gorbachev đã nói rõ rằng ông mong một mối quan hệ ít căng thẳng hơn với Mỹ. Người đồng cấp của ông, Tổng thống Ronald Reagan, là một người chống cộng mạnh mẽ và ban đầu cũng đã nghi ngờ sâu sắc về sự chân thành của Gorbachev. Tuy nhiên, sau khi gặp Gorbachev vào tháng 11/1985, Reagan tin rằng mình có thể đạt được tiến bộ về một số vấn đề, bao gồm kiểm soát vũ khí. Trong các cuộc họp thượng đỉnh tiếp theo, hai nhà lãnh đạo đã tập trung vào cái gọi là hệ thống tên lửa hạt nhân tầm trung mà cả hai quốc gia đã từng xây dựng ở châu Âu và trên toàn thế giới. Cuối năm 1986, dường như hai bên đã đạt được một thỏa thuận nhằm loại bỏ loại vũ khí này khỏi châu Âu. Continue reading “22/07/1987: Gorbachev đồng ý cắt giảm tên lửa hạt nhân tầm trung”

21/07/1965: Johnson xem xét các lựa chọn về Việt Nam

Nguồn: Johnson considers the options, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara trở về từ chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã bắt đầu hàng loạt các cuộc họp bàn kéo dài suốt một tuần với các cố vấn dân sự và quân sự của ông về vấn đề Việt Nam. Ông cũng đã gặp các thường dân mà ông tin tưởng trong thời kỳ này. Johnson có vẻ đang cân nhắc tất cả các lựa chọn với một tâm trí cởi mở, nhưng rõ ràng là ông đang hướng tới việc cung cấp thêm quân lực để củng cố chính phủ miền Nam đang chao đảo. Continue reading “21/07/1965: Johnson xem xét các lựa chọn về Việt Nam”

Suy nghĩ lại về tương lai Trung Quốc

Nguồn: Stephen S. Roach, “Rethinking the Next China”, Project Syndicate, 25/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Hồng Thư | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong 7 năm qua, tôi đã dạy một khóa được nhiều người theo học ở Yale có tên là “Tương lai Trung Quốc”. Ngay từ ban đầu, tôi tập trung vào những mệnh lệnh chuyển đổi trong nền kinh tế hiện đại của Trung Quốc, cụ thể là tiến trình chuyển đổi từ mô hình nhà sản xuất thành công lâu nay sang mô hình ngày càng được thúc đẩy bởi tiêu dùng của hộ gia đình. Tôi dành nhiều sự lưu tâm cho những rủi ro và cơ hội của sự tái cân bằng này cũng như những hệ quả liên quan đối với sự phát triển bền vững của Trung Quốc và nền kinh tế thế giới nói chung.

Trong khi nhiều “viên gạch” chủ chốt của tiến trình chuyển đổi của Trung Quốc đã được đặt vào đúng vị trí, đặc biệt là sự tăng trưởng vượt bực của ngành dịch vụ và tiến trình đô thị hóa nhanh chóng, thì rõ ràng đang xảy ra một chiều hướng chuyển đổi vừa mới mẻ vừa quan trọng khác: Trung Quốc đang chuyển đổi từ một kẻ tìm cách thích nghi với tiến trình toàn cầu hóa thành kẻ lèo lái tiến trình đó. Trên thực tế, Trung Quốc của tương lai đang đặt cược nhiều hơn vào mối liên kết của mình với một thế giới ngày càng hội nhập sâu rộng, và theo đó tạo ra một loạt những rủi ro và cơ hội mới. Continue reading “Suy nghĩ lại về tương lai Trung Quốc”

20/07/1951: Vua Jordan bị ám sát

Nguồn: King of Jordan assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, khi đang tiến vào một nhà thờ Hồi giáo ở khu vực mà người Jordan  kiểm soát nằm về phía đông Jerusalem, vua Abdullah của Jordan đã bị ám sát bởi một người Palestine theo chủ nghĩa dân tộc.

Abdullah là một thành viên của dòng họ Hashemites, một triều vua Ả Rập là hậu duệ trực tiếp của nhà Tiên tri Muhammad. Trong Thế chiến I, với sự hỗ trợ của Anh, Abdullah đã lãnh đạo cuộc nổi dậy của người Ả Rập chống lại ách cai trị của Thổ Nhĩ Kỳ ở Jordan. Continue reading “20/07/1951: Vua Jordan bị ám sát”

Dân chủ hóa ở Vương quốc Bhutan

Tác giả: Châu Hữu Quang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong cuốn “Triều văn đạo tập” của cụ Châu Hữu Quang[1] có in bài “Dân chủ hóa ở vương quốc Bhutan” cụ viết khi 103 tuổi. Bài này từng đăng trên tạp chí “Quần ngôn” số 5 năm 2008.

Bhutan[2] là một nước nhỏ diện tích chỉ có 47 nghìn kilômet vuông nằm giữa Trung Quốc (TQ) và Ấn Độ, là nước láng giềng của TQ. Trước khi thực hành chế độ dân chủ, Bhutan là một “vương quốc” từ hình thức cho tới nội dung. Nhưng vương quốc nhỏ bé ấy khi đã nói thực hành dân chủ là thực hành dân chủ ngay. Thế mà có những nước tuy nhân dân phấn đấu vì dân chủ cả thế kỷ, các thế hệ phấn đấu đã lần lượt rời khỏi thế giới này rồi mà thế hệ sau của họ cho tới nay vẫn còn sống trong một xã hội trên thực tế là vương quốc, chuyên chế. Continue reading “Dân chủ hóa ở Vương quốc Bhutan”

19/07/1799: Phiến đá Rosetta được tìm thấy

Nguồn:Rosetta Stone found, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1799, trong chiến dịch xâm lược Ai Cập của Napoleon Bonaparte, một người lính Pháp đã phát hiện ra một phiến đá bazan màu đen có chạm khắc những ký tự cổ xưa ở gần thị trấn Rosetta, cách Alexandria khoảng 35 dặm về phía bắc. Phiến đá có hình dạng kỳ lạ, chứa các đoạn văn được viết bằng ba thứ tiếng khác nhau: chữ Hy Lạp, chữ tượng hình Ai Cập và chữ phổ thông Ai Cập. Những chữ Hy Lạp cổ đại trên Phiến đá Rosetta cho các nhà khảo cổ biết rằng nó đã được chạm khắc bởi các thầy tư tế, nhằm tôn vinh vị vua của Ai Cập, Ptolemy V, vào thế kỷ thứ hai trước công nguyên. Ngạc nhiên hơn, đoạn văn viết bằng tiếng Hy Lạp đã nói rằng ba đoạn văn đều có cùng ý nghĩa. Như vậy, phiến đá này đã trở thành chìa khóa để giải quyết câu đố của chữ tượng hình, một ngôn ngữ đã bị “chết” trong gần 2.000 năm. Continue reading “19/07/1799: Phiến đá Rosetta được tìm thấy”

Những viễn cảnh cho việc Trump rời Nhà Trắng

Nguồn: Jorge G. Castañeda, “The End of the Trump Administration?”, Project Syndicate, 15/06/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đánh giá của thế giới về chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thay đổi theo hướng xấu đi. Trên thực tế, hỗn loạn và tranh cãi gắn liền với quãng thời gian ngắn cầm quyền của Trump đã làm sâu sắc thêm những hoài nghi từ cả trong và ngoài nước Mỹ, rằng liệu Trump sẽ yên vị trong toàn bộ 4 năm của nhiệm kỳ Tổng thống hay không.

Nhận thức của châu Âu về vấn đề này được thể hiện rõ nhất qua các phát ngôn của Thủ tướng Đức Angela Merkel. Sau hội nghị thượng đỉnh NATO đầy tranh cãi và cuộc họp G7 còn tồn tại bất đồng, bà Merkel đã kết luận rằng, nước Mỹ dưới thời của Trump có thể không còn được xem là một đối tác tin cậy. Bà cũng phát biểu sâu cay rằng: “Những quãng thời gian mà chúng ta có thể hoàn toàn dựa vào nhau đang dường như chấm dứt.” Continue reading “Những viễn cảnh cho việc Trump rời Nhà Trắng”

18/07/1918: Phe Hiệp ước phản công tại Marne

Nguồn: Allies begin major counter-offensive in Second Battle of the Marne, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, ba ngày sau khi Đức thất bại trong cuộc tấn công gần sông Marne, ở vùng Champagne của Pháp, phe Hiệp ước đã bắt đầu một cuộc phản công lớn, kết thúc Trận đánh thứ hai tại Marne và đã xoay chuyển tình hình – đem về chiến thắng cho quân Hiệp ước.

Sau khi lực lượng Đức, được chỉ huy bởi tướng Erich von Ludendorff, thất bại trong mục tiêu chiếm khu vực gần thành phố Reims vào ngày 15/07 – phần lớn là do chiến lược đánh lạc hướng của phe Hiệp ước, khi sử dụng một hàng phòng vệ giả để giữ cho hàng phòng vệ thật được an toàn trong đợt đánh bom sơ bộ của Đức – chỉ huy tối cao của phe Hiệp ước, Ferdinand Foch, đã cho phép tiến hành một cuộc phản công lớn. Cuộc phản công bắt đầu vào rạng sáng ngày 18/07/1918, được thực hiện bởi 24 sư đoàn quân đội Pháp, cũng như quân từ Mỹ, Anh, và Ý. Họ đã tiến lên trong 350 xe tăng nhằm chống lại quân Đức. Continue reading “18/07/1918: Phe Hiệp ước phản công tại Marne”

Một thế kỷ thăng trầm của chủ nghĩa cộng sản

Nguồn: David Priestland, “What’s Left of Communism”, The New York Times, 24/02/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một trăm năm sau Cách mạng Tháng Mười Nga, liệu phượng hoàng có vươn lên từ đống tro tàn của lịch sử?

“Ura! Ura! Ura!”[1] Tôi vẫn nhớ rất rõ âm thanh ấy, khi những người lính nghiêm trang trong quân phục xám đến chào chỉ huy của họ: “Chúc mừng kỷ niệm 70 năm Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa Tháng Mười Vĩ đại!”

Năm 1987, khi còn là một sinh viên trao đổi ở Moskva, trong một sáng tháng 11 hanh khô, tôi đã đến Đường Gorky để xem một đoàn binh diễu hành đến Quảng trường Đỏ. Các quan chức cấp cao của Liên Xô và nước ngoài ngồi trên khán đài chủ trì buổi lễ trong khi những người lính trẻ tỏ lòng tôn kính của họ trước Lăng Lenin. Màn diễu binh ấn tượng này là nhằm thể hiện sức mạnh cách mạng lâu dài của chủ nghĩa cộng sản và phạm vi toàn cầu của nó. Continue reading “Một thế kỷ thăng trầm của chủ nghĩa cộng sản”

17/07/1945: Truman ghi lại ấn tượng về Stalin

Nguồn: Truman records impressions of Stalin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Tổng thống Harry S. Truman đã ghi lại những ấn tượng đầu tiên của ông về Stalin trong nhật ký.

Truman mô tả buổi họp đầu tiên của ông với nhà lãnh đạo đáng sợ người Liên Xô là rất ấm cúng. “Vài phút trước mười hai giờ” Tổng thống viết, “Tôi ngước nhìn lên khỏi bàn và thấy Stalin đứng ở ngưỡng cửa. Tôi đứng dậy và tiến đến gặp ông ta. Ông đã đưa tay ra và mỉm cười. Tôi cũng làm như vậy, chúng tôi bắt tay và sau đó thì ngồi xuống.” Sau màn chào hỏi vui vẻ, hai người ngồi xuống để thảo luận về chính sách ở châu Âu sau Thế chiến II. Mỹ vẫn đang tham gia vào cuộc chiến tranh ở Thái Bình Dương chống lại Nhật Bản, và Truman muốn biết về kế hoạch của Stalin cho các vùng lãnh thổ mà ông hiện đang kiểm soát ở châu Âu. Continue reading “17/07/1945: Truman ghi lại ấn tượng về Stalin”

Có phải Lưu Hiểu Ba đã chết vô ích?

Nguồn: Minxin Pei, “Did Liu Xiaobo Die for Nothing?Project Syndicate, 16/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cái chết tương đối đột ngột của Lưu Hiểu Ba, nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc bị giam cầm và là chủ nhân giải Nobel Hòa bình, là một tổn thất lớn. Đồng thời nó cũng gửi đi một thông điệp mạnh mẽ: giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đang quyết tâm bảo vệ độc quyền chính trị của mình bằng mọi phương tiện và bằng mọi giá.

Ông Lưu, 61 tuổi, từng là nhà phê bình văn học và người ủng hộ có tiếng cho các quyền con người và phản kháng bất bạo động, đã trải qua tám năm cuối đời sau song sắt vì những cáo buộc ngụy tạo về tội “lật đổ [chính quyền].” Tội trạng thực sự của ông là kêu gọi dân chủ ở Trung Quốc. Trước khi bị bắt giam, ông đã liên tục bị cảnh sát giám sát và sách nhiễu. Khi ông được trao giải Nobel năm 2010, chính quyền Trung Quốc không những ngăn cản gia đình ông đến Oslo nhận giải mà còn đặt vợ ông vào vòng quản thúc tại gia. Continue reading “Có phải Lưu Hiểu Ba đã chết vô ích?”

Hoa Kỳ đang đánh mất Châu Á vào tay Trung Quốc

Nguồn: Ely Ratner & Samir Kumar, “The United States Is Losing Asia to China”, Foreign Policy, 12/05/2017.

Biên dịch: Vũ Thành Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Với việc Washington đang ở trong tình trạng hỗn độn, Diễn đàn Vành đai và Con đường bắt đầu vào cuối tuần này ở Bắc Kinh là một sự báo động cho thấy vị thế lãnh đạo của Mỹ ở Châu Á đang gặp nguy hiểm. Trong hai ngày, Trung Quốc sẽ đón tiếp hơn 1.200 đại biểu đến từ 110 quốc gia, trong đó có 29 nguyên thủ quốc gia. Sự kiện sẽ tập trung vào chương trình “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc – gần đây đã được đổi tên thành “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (Belt and Road Initiative – BRI) – nhằm cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết để kết nối Châu Á, Trung Đông và Châu Âu.

Theo thông báo của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào năm 2013, BRI rất tham vọng, với kế hoạch đầu tư khoảng 1 nghìn tỷ USD vào hơn 65 nước. Mặc dù những hoài nghi đã được nêu lên về tính mới mẻ, giá trị và tính khả thi của nhiều dự án được đề xuất, nhưng các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới – với mong muốn đạt được triển vọng tốt hơn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của họ – cũng đang phấn khởi tham gia. Đây là biểu hiện gần đây nhất của vai trò lãnh đạo của Trung Quốc vào thời điểm mà cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực này ít chắc chắn hơn bao giờ hết. Continue reading “Hoa Kỳ đang đánh mất Châu Á vào tay Trung Quốc”

16/07/2002: Bush đưa ra chiến lược An ninh Nội địa

Nguồn: Bush unveils strategy for homeland security, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2002, Tổng thống George W. Bush đã tuyên bố kế hoạch tăng cường an ninh nội địa sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 ở New York và Washington, khiến gần 3.000 người thiệt mạng. Ngay sau thảm họa, trong một nỗ lực ngăn chặn đổ máu trên đất Mỹ, Tổng thống Bush đã tiến hành một cuộc cải tổ lớn về an ninh, tình báo và các hệ thống phản ứng khẩn cấp của quốc gia thông qua việc thành lập Văn phòng An ninh Nội địa thuộc Nhà Trắng. Vào cuối tháng đó, Bộ An ninh Nội địa được thành lập như một cơ quan của liên bang. Đó là một phần trong nỗ lực hai gọng kìm, bao gồm cả các hành động tấn công phủ đầu chống lại những kẻ khủng bố ở các nước khác, để bắt đầu cuộc chiến chống khủng bố. Continue reading “16/07/2002: Bush đưa ra chiến lược An ninh Nội địa”

Tại sao mặt các lãnh đạo đối lập Nga có màu xanh?

Nguồn:Why are Russian opposition leaders’ faces turning green?”, The Economist, 10/5/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các nhà chỉ trích điện Kremlin đang bị tấn công bằng zelyonka, một chất lỏng màu xanh lá cây

Các nhà lãnh đạo phe đối lập Nga chưa bao giờ gặp được điều kiện thuận lợi. Quấy rối, giám sát và bạo lực từ lâu đã là một phần của bối cảnh chung. Nhưng trong những tháng gần đây, họ cũng phải cẩn trọng với những người ủng hộ thân thiết của chính phủ khi những người này sử dụng một loại thuốc nhuộm xanh gọi là zelyonka. Vào tháng 3/2017, Alexei Navalny, nhà chính trị đối lập hàng đầu của Nga, đã bị hắt loại hóa chất này vào mặt (ảnh) trong chuyến công du tại thành phố Barnaul thuộc Siberia. Đầu tháng 5 vừa qua, ông Navalny tuyên bố rằng một cuộc tấn công thứ hai, với zelyonka trộn lẫn cùng một chất khác, đã khiến ông bị mù một phần. (Ông Navalny đã trải qua cuộc phẫu thuật mắt ở Tây Ban Nha, sau khi chính quyền Nga cấp hộ chiếu cho ông lần đầu tiên trong vòng 5 năm.) “Hiện nay trên trường chính trị nước Nga, màu xanh lá cây là màu báo động” chủ bút của Novaya Gazeta, một tờ báo đối lập hàng đầu, cho biết. Zelyonka là gì, và tại sao nó lại biến gương mặt của những người Nga có tư tưởng đối lập chuyển sang màu xanh? Continue reading “Tại sao mặt các lãnh đạo đối lập Nga có màu xanh?”

15/07/1789: Lafayette chỉ huy Vệ binh Quốc gia Paris

Nguồn: Lafayette selected colonel-general of the National Guard of Paris, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1789, chỉ một ngày sau khi ngục Bastille sụp đổ – đánh dấu sự ra đời của một chế độ cách mạng mới ở Pháp, nhà quý tộc người Pháp và anh hùng trong cuộc Cách mạng Mỹ, Marie-Joseph Paul Roch Yves Gilbert du Motier, Hầu tước xứ Lafayette, đã trở thành Đại tướng của Vệ binh Quốc gia Paris trong sự hoan nghênh nhiệt liệt. Lafayette đã trở thành cầu nối giữa Mỹ và Pháp trong thời điểm mà đôi khi còn được biết đến với tên gọi Thời đại Cách mạng (The Age of Revolutions).

Năm 19 tuổi, sự sẵn lòng phục vụ trong quân ngũ mà không cần tiền lương của chàng thanh niên Pháp trẻ tuổi đã giúp ông giành được sự tôn trọng của Quốc hội Mỹ, và Lafayette trở thành một vị tướng trong Quân đội Lục địa vào ngày 31/07/1777. Lafayette đã tham gia trận chiến ở Brandywine năm 1777, cũng như các trận chiến ở Barren Hill, Monmouth và Rhode Island năm 1778. Continue reading “15/07/1789: Lafayette chỉ huy Vệ binh Quốc gia Paris”

Cuộc khổ nạn của Lưu Hiểu Ba

Nguồn: Perry Link, “The Passion of Liu Xiaobo,” The New York Review of Books, July 13, 2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng & Tram Nguyen

Cuối những năm 1960, Mao Trạch Đông, người cầm lái vĩ đại của Trung Quốc, đã khuyến khích trẻ em và thanh thiếu niên đấu tố thầy cô và bố mẹ mình, đả đảo “ngưu quỷ xà thần,” và “làm cách mạng.” Trên thực tế, điều này đồng nghĩa với việc đóng cửa trường học ở Trung Quốc. Trong những thập niên sau đó, nhiều người đã lên án việc tước bỏ giáo dục của cả một thế hệ.

Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), chủ nhân giải Nobel Hòa bình năm 2010, người bị kết án 11 năm tù vì “kích động lật đổ” chính phủ Trung Quốc vừa qua đời hôm thứ Năm (13/07/2017), đã thể hiện một con đường khác. Ông Lưu, sinh năm 1955, mới 11 tuổi khi các trường học đóng cửa, nhưng ông vẫn tiếp tục đọc sách, ở bất cứ đâu ông tìm được. Không có giáo viên dạy ông về việc chính phủ muốn ông nghĩ về cái mình đọc như thế nào, ông bắt đầu tự mình suy nghĩ—và ông thích điều đó. Mao vô tình đã dạy cho ông một bài học đi ngược lại chính mục đích của Mao là biến trẻ em thành “hồng tiểu binh.” Continue reading “Cuộc khổ nạn của Lưu Hiểu Ba”

14/07/1789: Quân cách mạng Pháp chiếm ngục Bastille

Nguồn: French revolutionaries storm Bastille, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1789, quần chúng cách mạng và quân lính nổi dậy ở Paris đã tấn công và phá hủy Bastille, từng là pháo đài của hoàng gia, sau chuyển thành nhà ngục, vốn đã trở thành biểu tượng cho sự tàn bạo của dòng họ Bourbon. Hành động kịch tính này là dấu hiệu cho sự khởi đầu của Cách mạng Pháp, thập niên của những xáo trộn chính trị và khủng bố, trong đó vua Louis XVI bị lật đổ và hàng chục ngàn người, bao gồm cả nhà vua và vợ ông – Marie-Antoinette, đã bị hành quyết.

Mùa hè năm 1789, nước Pháp đã nhanh chóng tiến đến cách mạng. Bernard-René Jordan de Launay, quan quản ngục Bastille, sợ rằng pháo đài của ông sẽ thành mục tiêu cho những người cách mạng, nên đã yêu cầu quân tiếp viện. Ngày 12/07, hoàng gia cho chuyển 250 thùng thuốc súng tới Bastille, và Launay đã cho quân lính lui vào trong pháo đài khổng lồ và nâng hai cây cầu kéo lên. Continue reading “14/07/1789: Quân cách mạng Pháp chiếm ngục Bastille”

Có nên đánh thuế robot?

Nguồn: Robert J. Shiller, “Robotization without taxation?”, Project Syndicate, 22/03/2017.
Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ý tưởng đánh thuế robot được đưa ra vào tháng 5 năm ngoái trong một bản báo cáo sơ bộ nộp cho Nghị viện Châu Âu do nghị sĩ Mady Delvaux soạn thảo. Nhấn mạnh vào việc robot có thể làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập như thế nào, báo cáo cho rằng có thể “cần áp dụng các quy định bắt buộc các công ty báo cáo về mức độ và tỷ lệ đóng góp của robot và trí thông minh nhân tạo (AI) vào kết quả kinh doanh của một công ty nhằm mục đích đánh thuế và đóng góp an sinh xã hội.”

Phản ứng của công chúng với đề xuất của Delvaux là cực kỳ tiêu cực, trừ ngoại lệ đáng chú ý là Bill Gates, người ủng hộ nó. Nhưng chúng ta không nên vội vàng gạt bỏ ý kiến này. Chỉ trong năm qua, chúng ta đã thấy sự phát triển của những thiết bị như Google Home và Amazon Echo Dot (Alexa) vốn có khả năng thay thế một số khía cạnh của quản lý công việc nhà. Tương tự, các dịch vụ taxi không người lái Delphi và nuTonomy đã bắt đầu thay thế tài xế taxi. Và Doordash, sử dụng các thiết bị tự lái mini Starship Technologies, đang dần thay thế các nhân viên giao vận của các nhà hàng. Continue reading “Có nên đánh thuế robot?”

13/07/1943: Kết thúc trận chiến xe tăng lớn nhất lịch sử

Nguồn: Largest tank battle in history ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Trận Kursk, trận chiến với khoảng 6.000 xe tăng, hai triệu lính và 5.000 máy bay, đã kết thúc. Đợt tấn công của Đức đã bị quân Liên Xô đẩy lùi với cái giá rất đắt.

Đầu tháng 07, Đức và Liên Xô đã tập trung lực lượng gần thành phố Kursk, nằm ở phía tây Liên Xô. Đây là vùng đất rộng 150 dặm của Liên Xô vốn đang lấn 100 dặm vào khu vực do Đức chiếm đóng. Người Đức bắt đầu vào ngày 05/07, và 38 sư đoàn, gần một nửa trong số đó được trang bị xe bọc thép, đã bắt đầu di chuyển từ phía nam và phía bắc. Continue reading “13/07/1943: Kết thúc trận chiến xe tăng lớn nhất lịch sử”