Tại sao Nicholás Maduro vẫn nắm quyền ở Venezuela?

Nguồn:Why is Venezuela’s Nicolás Maduro still in power”, The Economist, 11/5/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Những cuộc biểu tình đường phố quy mô lớn, một nền kinh tế hỗn loạn và tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng cũng không thể lay chuyển quyền lực của vị tổng thống.

Nicolás Maduro, Tổng thống Venezuela, không được nhiều người ủng hộ. Bốn trong số năm người Venezuela nghĩ rằng chính phủ của ông làm việc không hiệu quả. Họ nói đúng. Đất nước của họ, có trữ lượng dầu mỏ đã được chứng minh là nhiều hơn Ả Rập Saudi, dân số chỉ 31 triệu người, và một vị trí địa lý đáng ghen tị, lại đang ở giữa cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất thế giới, với những hàng người xếp hàng mua bánh mỳ theo phong cách Liên Xô, sự thiếu hụt các loại thuốc cơ bản và sự gia tăng đáng chú ý các chỉ số tiêu cực như tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và sốt rét. Lạm phát đang hướng đến mức 2.000% vào năm tới. Đồng nội tệ bolívar chỉ còn 0,8% giá trị so với đồng USD trong năm năm qua. Các chính phủ đang công khai mô tả rằng những động thái gần đây của Tổng thống Venezuela nhằm tiếm quyền của quốc hội dân cử là một mối đe dọa đối với dân chủ và khu vực. Ngay cả những người ủng hộ ông cũng đang vất vả để có thể mô tả về Maduro như là một người có chút sức hấp dẫn. Vậy tại sao ông ta vẫn đang nắm quyền? Continue reading “Tại sao Nicholás Maduro vẫn nắm quyền ở Venezuela?”

17/06/1940: Quân Anh và Đồng Minh tiếp tục di tản khỏi Pháp

Nguồn: British and Allied troops continue the evacuation of France, as Churchill reassures his countrymen, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, quân Anh đã tiến hành di tản khỏi Pháp theo Chiến dịch Ariel, một cuộc di tản gần giống như chiến dịch di tản khỏi Dunkirk trước đó. Trong khi đó, Thủ tướng Anh Winston Churchill đã có bài phát biểu động viên trong một chương trình phát thanh quốc gia: “Dù có chuyện gì xảy ra ở Pháp … chúng ta cũng sẽ bảo vệ hòn đảo quê hương mình, và Đế Quốc Anh sẽ chiến đấu với tinh thần không chịu khuất phục cho đến khi lời nguyền Hitler được dỡ bỏ.”

2/3 nước Pháp bấy giờ đang bị quân Đức chiếm đóng, còn những binh lính nào của Anh và Đồng Minh không tham gia Chiến dịch Dynamo hay Cuộc di tản Dunkirk thì sẽ được đưa về nước. Từ Cherbourg và St. Malo, từ Brest, Nantes, Brits, Ba Lan và Canada, binh lính đã được giải cứu khỏi các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng nhờ những chiếc thuyền được gửi từ Anh. Continue reading “17/06/1940: Quân Anh và Đồng Minh tiếp tục di tản khỏi Pháp”

16/06/1961: Ngôi sao ba lê Nureyev đào thoát khỏi Liên Xô

Nguồn: Russian ballet star Nureyev defects, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, Rudolf Nureyev, ngôi sao trẻ từ vũ đoàn Kirov Opera Ballet của Liên Xô, đã đào thoát trong chuyến dừng chân tại Paris. Vụ trốn chạy này là một đòn chí mạng cho uy tín của Liên Xô và gây ý chú lớn trên trường quốc tế.

Nureyev trở thành một ngôi sao ballet ở Liên Xô vào năm 1958, khi vừa mới 20 tuổi, lúc mà anh trở thành một trong những nghệ sĩ solo của Kirov Opera Ballet. Hai vũ đoàn ballet, Kirov và Bolshoi, là hai trong số những món trang sức của ngoại giao văn hoá Liên Xô. Các màn trình diễn của họ đã giành được nhiều danh hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới và giúp nghệ thuật Liên Xô nhận được sự tôn trọng. Continue reading “16/06/1961: Ngôi sao ba lê Nureyev đào thoát khỏi Liên Xô”

Tương lai Iran hậu bầu cử tổng thống

Nguồn: Javier Solana, “The Iranian Opportunity,” Project Syndicate, 22/05/2017.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tuần trước, người dân Iran đã quyết định tiếp tục đi theo con đường mở cửa. 57% cử tri đã bầu cho nhà cải cách, Tổng thống Hassan Rouhani, đắc cử nhiệm kỳ thứ hai. Các nước khác trên thế giới nên chào đón chiến thắng của Rouhani như một cơ hội nữa để cải thiện quan hệ với một quốc gia vốn là trọng tâm trong tiến trình hướng tới một Trung Đông hoà bình hơn.

Với việc giành hơn 50% số phiếu, Rouhani đã tránh được một cuộc bỏ phiếu vòng hai, giống như bốn năm trước khi ông đắc cử nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên. Nhưng không như năm 2013, khi chiến thắng áp đảo của ông là một bất ngờ lớn, trong cuộc bầu cử lần này hầu hết các nhà quan sát đều coi Rouhani là ứng cử viên sáng giá. Xét cho cùng, từ năm 1981 đến nay, mỗi đời tổng thống Iran đều phục vụ trong hai nhiệm kỳ. Continue reading “Tương lai Iran hậu bầu cử tổng thống”

15/06/1943: Phát xít Đức che đậy các vụ diệt chủng

Nguồn: The “Blobel Commando” begins its cover-up of atrocities, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Paul Blobel, một đại tá thuộc lực lượng SS-Standartenführer, đã được giao nhiệm vụ điều phối việc tiêu hủy các bằng chứng về sự tàn bạo của Đức Quốc Xã – đó là việc thảm sát người Do Thái ở Châu Âu một cách có hệ thống.

Khi mùa hè năm 1943 đến gần, phe Đồng Minh đã bắt đầu giành chiến thắng trước các tiền đồn của phe Trục, cụ thể là ở Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. Heinrich Himmler, lãnh đạo của SS – đội quân cảnh vệ tinh nhuệ của Đức Quốc Xã, khi đó đã phát triển thành một lực lượng khủng bố bán quân sự – đã bắt đầu nghĩ đến khả năng Đức có thể thất bại, và lo lắng rằng việc thảm sát hàng loạt người Do Thái và tù binh Liên Xô sẽ bị phát hiện. Continue reading “15/06/1943: Phát xít Đức che đậy các vụ diệt chủng”

Việt Nam nên ứng xử ra sao với phe đối lập Campuchia?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trong cuộc bầu cử cấp xã tại Campuchia ngày 04/06/2017 vừa qua, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền đã lần đầu tiên chịu một tổn thất lớn trước Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) đối lập. Cụ thể, nếu như trong ba kỳ bầu cử trước (2002, 2007, 2012), đảng CPP lần lượt giành được 1.598, 1.591 và 1.591 vị trí chủ tịch xã, thì trong cuộc bầu cử vừa qua, họ chỉ còn giành được quyền kiểm soát 1.163 xã. Trong khi đó, phe đối lập với đại diện chủ chốt là đảng CNRP đã giành được 482 vị trí chủ tịch xã so với con số 40 trong cuộc bầu cử 5 năm trước. Kết quả này phản ánh xu thế đi xuống của CPP, vốn đã thể hiện rõ nét trong cuộc tổng tuyển cử năm 2013, đồng thời cho thấy khả năng phe đối lập, cụ thể là CNRP, hoàn toàn có thể vươn lên nắm quyền trong tương lai. Trong bối cảnh đó,  một câu hỏi đặt ra là Việt Nam cần ứng xử như thế nào với CNRP? Continue reading “Việt Nam nên ứng xử ra sao với phe đối lập Campuchia?”

14/06/1982: Chiến tranh Quần đảo Falkland chấm dứt

Nguồn: Falkland Islands War ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1982, sau khi trải qua sáu tuần chống cự thất bại trước lực lượng người Anh, Argentina đã chính thức đầu hàng, chấm dứt chiến tranh Quần đảo Falkland.

Quần đảo Falkland, nằm ngoài khơi cực nam của Argentina khoảng 300 dặm, từ lâu đã được Anh tuyên bố chủ quyền. Nhà thám hiểm người Anh, John Davis, có thể đã tìm thấy quần đảo này vào năm 1592. Sang năm 1690, Đại úy Hải quân Anh John Strong trở thành người đầu tiên được ghi nhận đặt chân lên đảo. Ông đặt tên hòn đảo theo tên Tử tước Falkland, Đô đốc Hải quân Hoàng gia lúc bấy giờ. Năm 1764, nhà thám hiểm người Pháp Louis-Antoine de Bougainville đã thành lập thuộc địa đầu tiên trên đảo, East Falkland, nhưng lại để mất nó vào tay người Tây Ban Nha. Năm 1765, Anh lập thuộc địa West Falkland nhưng cũng đã rời đi vào năm 1774 vì lý do kinh tế. Tây Ban Nha cũng bỏ thuộc địa của mình vào năm 1811. Continue reading “14/06/1982: Chiến tranh Quần đảo Falkland chấm dứt”

Làm sao quản lý tương lai trí thông minh nhân tạo?

Nguồn: Maciej Kuziemski, “Democratizing Artificial Intelligence”, Project Syndicate, 02/05/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trí thông minh nhân tạo (artificial intelligence – AI) đang là biên giới công nghệ cần chinh phục tiếp theo, nó có tiềm năng thiết lập hay phá vỡ trật tự thế giới. Cuộc cách mạng AI có thể đưa tầng lớp người nghèo thoát khỏi cảnh nghèo đói và đổi mới các định chế yếu kém, nhưng nó cũng có thể là công cụ bảo vệ sự bất công và gia tăng bất bình đẳng. Kết quả sẽ phụ thuộc vào công tác quản lý những thay đổi sắp tới của chúng ta.

Tiếc là, trong quá trình quản lý các cuộc cách mạng công nghệ, con người lại có một lịch sử thành tích khá nghèo nàn. Hãy xét trường hợp của Internet, thứ có tác động to lớn lên các xã hội trên toàn thế giới, thay đổi cách thức chúng ta giao tiếp, làm việc và giải trí. Và nó cũng đang làm xáo trộn một số lĩnh vực kinh tế, buộc nhiều mô hình kinh doanh tồn tại bấy lâu phải thay đổi, đồng thời tạo ra một số ngành hoàn toàn mới. Continue reading “Làm sao quản lý tương lai trí thông minh nhân tạo?”

13/06/1944: Đức tấn công Anh bằng tên lửa V-1

Nguồn: Germans launch V-1 rocket attack against Britain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, từ một vị trí gần Eo biển Manche, Đức đã phóng 10 tên lửa loại mới – V1 – sang Anh. Nhưng các tên lửa này có sức tàn phá không quá lớn.

Được thiết kế và chế tạo trong vòng một năm, V1 là loại máy bay mang bom không người lái, sử dụng động cơ phản lực xung, bay nhờ vào con quay không khí và la bàn từ trường, có khả năng mang theo một tấn chất nổ. Thật không may cho người Đức, quá trình phát nổ vẫn còn khá vụng về và thiếu chính xác, vì nó còn tùy thuộc vào tác động lên quả bom khi động cơ ngừng và bom rơi xuống đất, và thường thì chúng trật mục tiêu. Continue reading “13/06/1944: Đức tấn công Anh bằng tên lửa V-1”

‘David và Goliath’ trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Neil Sheehan, “David and Goliath in Vietnam,” The New York Times, 26/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Có những sự kiện chỉ có thể hiểu được từ góc nhìn thời gian. Cuộc chiến ở Việt Nam là một trong số đó.

Ngày 21 tháng 6 năm 1989, tôi có dịp phỏng vấn một con người vóc dáng nhỏ bé nhưng có bốn sao trên cầu vai áo đồng phục màu xanh đậm. Chúng tôi trò chuyện tại nơi từng là dinh thự của một vị toàn quyền Pháp ở Hà Nội. Người mà tôi phỏng vấn là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiên tài quân sự của Việt Nam, người đã đưa đất nước ông đến chiến thắng, đầu tiên là trước nỗ lực tái lập chế độ thuộc địa của Pháp sau Thế chiến II, tiếp đó là trước sức mạnh vô song của Mỹ khi họ muốn chia cắt vĩnh viễn Việt Nam và lập ra một nhà nước phụ thuộc ở Sài Gòn. Continue reading “‘David và Goliath’ trong Chiến tranh Việt Nam”

12/06/1924: Ngày sinh George Herbert Walker Bush

Nguồn: George Herbert Walker Bush is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1924, Tổng thống Bush cha, George Herbert Walker Bush, đã ra đời tại Milton, Massachusetts. Ông từng phục vụ trong Hải quân Mỹ thời kỳ Thế chiến II và đã sống sót sau một sự kiện kinh hoàng, khi máy bay ném ngư lôi của ông bị bắn rơi trên bầu trời Thái Bình Dương. Bush đã trôi dạt trên mặt nước trong vài giờ cho đến khi được một tàu ngầm của Mỹ cứu. Sau đó, ông được trao tặng huân chương Distinguished Flying Cross vì đã dũng cảm trong chiến đấu. Continue reading “12/06/1924: Ngày sinh George Herbert Walker Bush”

Tác động của Sáng kiến Vành đai và Con đường tới Đông Nam Á

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Belt and Road Initiative: Southeast Asia’s Boon or Bane?The Strategist, 06/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Khi quyền lực của một đất nước phát triển, đất nước đó tất nhiên sẽ tìm đến một vị thế toàn cầu lớn hơn và mở rộng ảnh hưởng của mình ở nước ngoài. Sáng kiến “Vành đai và con đường” (BRI) là phương tiện để Trung Quốc đạt được mục tiêu này. Một số nhà phân tích thậm chí còn so sánh sáng kiến này – vốn đề xuất đầu tư vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng tại hơn 60 quốc gia trên khắp châu Á, châu Phi, và châu Âu – với Kế hoạch Marshall của Mỹ sau Thế chiến II. Mặc dù đã bị một số nhà bình luận Trung Quốc bác bỏ nhưng cách so sánh này vẫn là một lời nhắc nhở hữu ích về tầm quan trọng của BRI đối với chính sách đối ngoại của Trung Quốc cũng như các tác động toàn cầu của nó. Continue reading “Tác động của Sáng kiến Vành đai và Con đường tới Đông Nam Á”

11/06/1776: Quốc hội Mỹ bổ nhiệm nhóm soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập

Nguồn: Congress appoints Committee of Five to draft the Declaration of Independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, Quốc hội Lục địa đã chọn ra năm nghị sĩ: Thomas Jefferson của Virginia, John Adams của Massachusetts, Benjamin Franklin của Pennsylvania, Roger Sherman của Connecticut và Robert R. Livingston của New York để soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập.

Biết được thế mạnh viết lách của Jefferson, Adams đã thúc giục ông soạn bản dự thảo đầu tiên của tuyên ngôn, sau đó Adams và Franklin đã chỉnh sửa nó cẩn thận trước khi đưa ra Quốc Hội xem xét vào ngày 28/06. Continue reading “11/06/1776: Quốc hội Mỹ bổ nhiệm nhóm soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập”

Chủ nghĩa đa nguyên là gì?

Nguồn:What is pluralism?”, The Economist, 24/5/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một trung tâm nghiên cứu mới đang vật lộn với một ý tưởng lâu đời, nếu không muốn nói là một ý tưởng luôn luôn thời thượng.

Vào ngày 16/5/2017, Aga Khan (trong hình, bên trái), nhà lãnh đạo tinh thần của 15 triệu người Hồi giáo Shia Ismaili, đã khai trương một Trung tâm Đa nguyên Toàn cầu ở Canada. Trung tâm này, mang trong mình chút tính biểu tượng khi được xây dựng tại nơi đã từng là một bảo tàng chiến tranh ở Ottawa, có ý định trở thành một trung tâm nghiên cứu và hội nghị về chủ nghĩa đa nguyên. Nhưng chính xác thì chủ nghĩa đa nguyên (pluralism) có nghĩa là gì? Continue reading “Chủ nghĩa đa nguyên là gì?”

10/06/1692: Phù thủy Salem đầu tiên bị treo cổ

Nguồn: First Salem witch hanging, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1692, tại làng Salem, ở bang thuộc địa Vịnh Massachusetts, Bridget Bishop, người dân thuộc địa đầu tiên bị đưa ra xét xử trong các phiên tòa phù thủy Salem, đã bị treo cổ sau khi bị buộc tội là phù thủy.

Rắc rối trong cộng đồng Thanh giáo nhỏ này đã bắt đầu vào tháng 02/1692, khi Elizabeth Parris 9 tuổi và Abigail Williams 11 tuổi, lần lượt là con gái và cháu gái của Mục sư Samuel Parris, bắt đầu thường xuyên bị động kinh và còn mắc các căn bệnh bí hiểm khác. Một bác sĩ kết luận rằng hai đứa bé đang chịu ảnh hưởng của phép thuật, và bọn trẻ đã chứng thực lời chẩn đoán của bác sĩ. Do bị bác sĩ và cha mẹ ép buộc, hai cô bé đã kể ra tên những người bị buộc tội gây bệnh cho chúng. Continue reading “10/06/1692: Phù thủy Salem đầu tiên bị treo cổ”

09/06/1944: Hồng Quân chiếm Eo Karelia ở Phần Lan

Nguồn: The Red Army invades Karelian Isthmus in Finland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Liên Xô đã tiến vào Đông Karelia ở Phần Lan, khi họ chiến đấu để giành lại quyền kiểm soát phần lãnh thổ vốn đã được nhượng lại cho mình.

Theo các điều khoản của Hiệp ước Moskva năm 1940, Phần Lan đã buộc phải nhượng lại một phần lãnh thổ phía đông nam, bao gồm eo đất Karelia, cho Liên Xô – những người đang mong muốn tạo ra một vùng đệm cho Leningrad. Để bảo vệ mình trước lại sự xâm lấn của Liên Xô, Phần Lan đã cho phép Đức hành quân qua nước mình để tiến về hướng Đông, sang Liên Xô, mặc dù trên thực tế Phần Lan không có liên minh chính thức với Phe Trục. Continue reading “09/06/1944: Hồng Quân chiếm Eo Karelia ở Phần Lan”

Nước Mỹ ‘bất hảo’ của Donald Trump

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Trump’s Rogue America,” Project Syndicate, 02/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Donald Trump đã ném một quả lựu đạn vào kiến trúc kinh tế toàn cầu vốn được xây dựng rất cẩn thận trong những năm sau khi Thế chiến II kết thúc. Nỗ lực phá huỷ hệ thống quản lý toàn cầu dựa trên luật lệ này – nay thể hiện trong việc Trump đưa Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris năm 2015 – chỉ là khía cạnh mới nhất trong cuộc tấn công của vị tổng thống Mỹ lên hệ thống các giá trị và các thể chế căn bản của chúng ta.

Thế giới đang dần dần chấp nhận sự bất hảo trong chương trình nghị sự của chính quyền Trump. Ông và các thân hữu đã tấn công nền báo chí Mỹ – một thể chế quan trọng để bảo vệ tự do, các quyền, và nền dân chủ của người Mỹ – gọi đó là “kẻ thù của nhân dân.” Họ đã cố gắng phá hoại nền tảng tri thức và niềm tin của chúng ta – nhận thức luận của chúng ta – bằng cách dán cái nhãn “giả mạo” lên bất cứ thứ gì thách thức những mục tiêu và lập luận của họ, thậm chí phủ nhận cả khoa học. Những lời bào chữa cho có của Trump về việc rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris chỉ là bằng chứng gần đây nhất cho điều này. Continue reading “Nước Mỹ ‘bất hảo’ của Donald Trump”

08/06/1969: Nixon gặp Thiệu ở Midway

Nguồn: Nixon and Thieu meet at Midway, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, Tổng thống Richard Nixon và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã gặp nhau tại đảo Midway thuộc Thái Bình Dương. Trong cuộc họp, Nixon tuyên bố rằng 25.000 quân Mỹ sẽ được rút về vào cuối tháng 08. Nixon và Thiệu cũng nhấn mạnh rằng lực lượng Nam Việt Nam sẽ thay thế lực lượng Mỹ. Cùng với tuyên bố về đợt rút quân đầu tiên của Mỹ, Nixon đã thảo luận về cái gọi là “Việt Nam hóa chiến tranh.” Theo chính sách mới này, Nixon dự định bắt đầu các bước tăng cường khả năng chiến đấu của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, để miền Nam cuối cùng có thể tự mình chịu trách nhiệm hoàn toàn trong cuộc chiến. Continue reading “08/06/1969: Nixon gặp Thiệu ở Midway”

Năm mươi năm sau Chiến tranh Sáu ngày

Nguồn: Richard N. Haass, “The Six-Day War at 50,” Project Syndicate, 23/05/2017.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Thế giới sắp kỷ niệm 50 năm cuộc chiến tranh nổ ra vào tháng 6 năm 1967 giữa Israel với Ai Cập, Jordan, và Syria – một cuộc xung đột vẫn tiếp tục là một dấu ấn lớn tại một khu vực có lịch sử hiện đại được định hình chủ yếu bởi bạo lực. Cuộc chiến này kéo dài chưa đầy một tuần, nhưng di sản của nó vẫn còn dai dẳng trong hàng nửa thế kỷ sau đó.

Bản thân cuộc chiến được châm ngòi bởi một cuộc tấn công phủ đầu của Israel vào lực lượng không quân Ai Cập nhằm đáp trả quyết định của Ai Cập về việc trục xuất lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc ra khỏi Gaza và Bán đảo Sinai và đóng cửa Eo biển Tiran đối với tàu thuyền Israel. Israel tấn công trước, nhưng hầu hết các nhà quan sát đều xem đó là một hành động tự vệ chính đáng chống lại một mối đe dọa sát sườn. Continue reading “Năm mươi năm sau Chiến tranh Sáu ngày”

07/06/1948: Tổng thống Tiệp Khắc Eduard Benes từ chức

Nguồn: Czechoslovakian president Benes resigns, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1948, Eduard Benes đã từ chức Tổng thống Tiệp Khắc, thay vì ký một hiến pháp mới để biến đất nước ông trở thành một nhà nước cộng sản. Việc từ chức của Benes đã xóa bỏ những gì còn sót lại của chính phủ dân chủ ở Tiệp Khắc, và dọn đường cho một chế độ do cộng sản kiểm soát.

Benes, một nhân vật nổi tiếng ở Tiệp Khắc, đã được bầu làm “Tổng thống suốt đời” vào năm 1946. Tuy nhiên, không lâu sau đó, ông đã phải đối mặt với một thách thức từ Đảng Cộng sản, hối thúc ông thông qua một chính sách đối ngoại thân Liên Xô và áp dụng đường lối kinh tế cộng sản. Trong suốt những năm 1946 và 1947, Đảng Cộng sản đã phát triển mạnh mẽ nhờ khủng hoảng kinh tế và chính trị nảy sinh sau khi cuộc chiến mới kết thúc, và cũng bởi các chính sách của Mỹ nhằm hăm dọa trừng phạt kinh tế chế độ của Benes nếu họ không loại bỏ các phần tử cộng sản khỏi Tiệp Khắc. Continue reading “07/06/1948: Tổng thống Tiệp Khắc Eduard Benes từ chức”