Tại sao Ả-rập Xê-út và đồng minh tẩy chay Qatar?

Biên dịch: Linh Anh

Ả rập Xê út và 3 nước đồng minh đồng loạt tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, động thái thể hiện sự cứng rắn với những gì họ gọi là “thái độ khoan dung với Iran và Tổ chức Anh em Hồi giáo” của Qatar.

Nguyên nhân của vết rạn ngoại giao?

Chủ yếu là vì Iran nhưng không phải tất cả. Giọt nước làm tràn ly là báo cáo của Hãng thông tấn Qatar cho thấy Vua Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani chỉ trích việc chống Iran đang gia tăng. Phía Qatar nhanh chóng xóa bình luận, đổ lỗi cho tin tặc và kêu gọi sự bình tĩnh. Tuy nhiên, khi vua Sheikh Tamim điện đàm với Tổng thống Iran Hassan Rouhani cuối tuần trước, truyền thông Ả rập Xê út và Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất đã làm ầm vụ việc. Continue reading “Tại sao Ả-rập Xê-út và đồng minh tẩy chay Qatar?”

Tập Cận Bình: Ảo tưởng về sự vĩ đại

Nguồn: Ian Johnson, “Xi Jinping: The Illusion of Greatness,” The New York Review of Books, 27/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Chính trị bản chất luôn là những gì rực rỡ và lộng lẫy, nhưng hiếm có sự kiện nghi thức thuần túy nào có thể so sánh được với việc triệu tập Quốc hội Trung Quốc, hay còn gọi là Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, kết thúc vào tuần (cuối tháng 3) này. Dù có bất kỳ chuyện gì xảy ra ở Trung Quốc hay trên thế giới thì Đại hội cũng luôn luôn đi theo một lộ trình nhàm chán – trình ra một bản “báo cáo công việc” tóm tắt các kế hoạch đã biết; những đề xuất có vấn đề sẽ được đem ra thảo luận để khiến Đại hội trông giống như một cơ quan thảo luận đang thực sự được triệu tập; những buổi họp của các đại biểu không do dân bầu và phần lớn không có quyền lực; và cuối cùng là một cuộc họp báo với độ chân thực giống như các màn đấu võ trong phim kiếm hiệp. Continue reading “Tập Cận Bình: Ảo tưởng về sự vĩ đại”

05/06/1968: Bobby Kennedy bị ám sát

Nguồn: Bobby Kennedy is assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, Thượng nghị sĩ Robert Kennedy đã bị bắn tại Khách sạn Ambassador ở Los Angeles sau khi giành chiến thắng trong vòng bầu cử Tổng thống sơ bộ của bang California. Ngay sau khi ông tuyên bố với những người ủng hộ mình rằng nước Mỹ đã sẵn sàng để chấm dứt mọi chia rẽ nặng nề, Kennedy đã bị bắn nhiều phát bởi tay súng người Palestine, Sirhan Sirhan, 22 tuổi. Ông đã qua đời một ngày sau đó.

Mùa hè năm 1968 là một khoảng thời gian sôi sục trong lịch sử nước Mỹ. Chiến tranh Việt Nam và phong trào phản chiến đều đã lên đến đỉnh cao. Vụ Martin Luther King Jr. bị ám sát vào mùa xuân đã gây ra nhiều cuộc bạo loạn trên khắp đất nước. Trước tình hình bất ổn này, Tổng thống Lyndon B. Johnson quyết định sẽ không ra tranh cử nhiệm kỳ thứ hai trong cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới. Robert Kennedy, em trai của JFK và cũng là cựu Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, đã bước vào chính trường và nhận được sự ủng hộ rộng rãi. Continue reading “05/06/1968: Bobby Kennedy bị ám sát”

Rút khỏi Hiệp định Paris: Sai lầm lịch sử của Trump

Nguồn: Laurence Tubiana, “Donald Trump’s Historic Mistake,” Project Syndicate, 01/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ không còn tham gia vào Hiệp định khí hậu Paris 2015, một hiệp định mang tính bước ngoặt của Liên Hợp Quốc mà nhiều người chúng ta đã rất nỗ lực làm việc để đạt được. Trump đang mắc phải một sai lầm sẽ tạo ra nhiều hệ quả nghiêm trọng với đất nước của ông, và với thế giới.

Trump tuyên bố ông sẽ cố gắng đàm phán lại thỏa thuận đã đạt được ở Paris, hoặc soạn ra một thỏa thuận mới. Nhưng các nhà lãnh đạo trên thế giới đã ca ngợi thỏa thuận này như một bước đột phá trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, một chiến thắng cho sự hợp tác quốc tế, và một lợi ích đối với nền kinh tế toàn cầu. Điều đó đến nay vẫn đúng. Continue reading “Rút khỏi Hiệp định Paris: Sai lầm lịch sử của Trump”

04/06/1961: Kennedy và Khrushchev nhất trí Lào trung lập

Nguồn: Kennedy and Khrushchev agree on neutrality for Laos, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy cùng Lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã họp mặt tại Vienna và đồng ý ủng hộ một nước Lào trung lập và độc lập.

Trước đó, Lào đã trải qua cuộc nổi dậy của phe cộng sản – nhóm du kích Pathet Lào. Tháng 07/1959, Bộ Chính trị Bắc Việt Nam đã thành lập Nhóm 959 để cung cấp vũ khí và vật tư cho Pathet Lào. Sang năm 1960, Pathet Lào đã đe dọa sự sống còn của chính phủ Hoàng gia. Ngày 19/01/1961, khi Tổng thống Eisenhower sắp rời nhiệm sở, ông nói với Kennedy rằng Lào “là chìa khóa cho toàn bộ khu vực Đông Nam Á.” Kennedy đã xem xét việc cho quân đội Mỹ can thiệp vào Lào, nhưng cuối cùng lại quyết định không làm điều đó. Continue reading “04/06/1961: Kennedy và Khrushchev nhất trí Lào trung lập”

03/06/1965: Người Mỹ đầu tiên bước đi trong không gian

Nguồn: An American walks in space, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, ở độ cao cách Trái Đất 120 dặm, Thiếu tá Edward H. White II đã mở cửa và bước ra khỏi tàu Gemini 4, trở thành phi hành gia người Mỹ đầu tiên đi bộ trong không gian. Được gắn với phi thuyền bằng sợi dây dài 25 bộ, và tự mình kiểm soát các cử động với một khẩu súng phun oxy cầm tay, White đã ở ngoài không gian trong hơn 20 phút. Trước White, vào ngày 18/03/1965, phi hành gia người Liên Xô Aleksei A. Leonov đã trở thành người đầu tiên bước đi trong vũ trụ. Continue reading “03/06/1965: Người Mỹ đầu tiên bước đi trong không gian”

02/06/1944: Mỹ bắt đầu ‘đánh bom con thoi’ trong Chiến dịch Frantic

Nguồn: United States begins “shuttle bombing” in Operation Frantic, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, các máy bay ném bom thuộc Không lực 15 Hoa Kỳ (Fifteenth Air Force) đã khởi động Chiến dịch Frantic (Operation Frantic) – một đợt đánh bom khắp vùng Trung Âu. Những máy bay này đi từ các căn cứ không quân ở miền Nam nước Ý, và hạ cánh xuống các căn cứ không quân ở Poltava, Liên Xô – thực hiện cái gọi là “đánh bom con thoi” (shuttle bombing).

Không lực 15 được thành lập với mục đích duy nhất là làm tê liệt nền kinh tế chiến tranh của Đức. Hoạt động ngoài lãnh thổ Ý và do Tướng Carl Spaatz, một phi công chiến đấu trong Thế chiến I, chỉ huy – Không lực 15 đã được Joseph Stalin tuyệt vọng nhờ giúp đỡ Hồng Quân trong chiến dịch của họ ở Romania. Continue reading “02/06/1944: Mỹ bắt đầu ‘đánh bom con thoi’ trong Chiến dịch Frantic”

Báo TQ viết về chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng VN

Biên dịch : Nguyễn Hải Hoành

Trang mạng Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) ngày 2/6/2017 đăng bản tin như sau:

Ngày 31/5 Tổng thống Trump tiếp đón vị lãnh đạo quốc gia Đông Nam Á đầu tiên đến thăm Nhà Trắng kể từ ngày ông nhậm chức – Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Trước đó Trump từng xác định tính chất Việt Nam là “một trong những nước đánh cắp việc làm của nước Mỹ”, giờ đây ông vui mừng tuyên bố đã ký với Việt Nam “một đơn hàng rất lớn”.

Tin ngày 1/6 của hãng Reuters cho biết tuy rằng cặp đôi từng là cựu thù trong thời Chiến tranh Lạnh nay đã thành đối tác bạn bè song giao thương giữa hai bên lại trở thành một điểm cọ xát tiềm tại. Chính phủ Trump hoan nghênh đạt được giao dịch với Việt Nam nhưng Washington có quan điểm là: Các giao dịch đó rất tốt nhưng còn chưa đủ. Continue reading “Báo TQ viết về chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng VN”

Ý nghĩa của sự kiện Quảng trường Thiên An Môn

Nguồn: John Delury, “Tiananmen Square Revisited”, Project Syndicate, 20/05/2009.

Biên dịch: Nguyễn Thị Hồng Thư | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc xuất bản cuốn hồi ký bí mật đuợc ghi âm của nhà cải cách Đảng Cộng sản Trung Quốc thất thế Triệu Tử Dương, người đã nỗ lực “xóa bỏ căn bệnh của hệ thống kinh tế Trung Quốc từ gốc rễ” và qua đời trong lúc bị quản thúc tại gia vì những nỗ lực ấy, đang khơi lại cuộc tranh cãi về những di sản phức tạp của các cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Thực sự, khi mà Trung Quốc đang phủ bóng lớn hơn bao giờ hết lên nền kinh tế thế giới thì thật đáng để nhớ lại rằng vào tháng 6 này của 20 năm trước, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã gần như sụp đổ. Làn sóng biểu tình tụ hợp tại Thiên An Môn năm đó đặt ra một nguy cơ mang tính sống còn đối với đất nước được dẫn dắt bởi Đảng Cộng sản này, nhà nước được sinh ra 40 năm trước đó bởi Mao Trạch Đông. Continue reading “Ý nghĩa của sự kiện Quảng trường Thiên An Môn”

01/06/1941: Đảo Crete rơi vào tay quân Đức

Nguồn: Crete falls to German forces, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, trong Thế chiến II, đảo Crete, pháo đài cuối cùng của phe Đồng Minh ở Hy Lạp, đã bị quân đội Đức chiếm lại. Cả hai bên đều phải chịu tổn thất nặng nề.

Cuối năm 1940, quân đội Hy Lạp, được Không quân Anh giúp sức, đã quyết liệt đẩy lùi cuộc xâm lăng của người Ý vào đất nước họ. Tháng 04/1941, những thắng lợi này biến thành thất bại khi lãnh đạo Đức Quốc Xã Adolf Hitler sử dụng quân đội Đế chế (Wehrmacht) bất khả chiến bại của mình để chống lại Hy Lạp. Quân Đức tiến vào Hy Lạp nhanh đến nỗi người Anh buộc phải hủy kế hoạch đưa quân tiếp viện tới nước này. Continue reading “01/06/1941: Đảo Crete rơi vào tay quân Đức”

Quan hệ chiến lược Mỹ-Trung và tương lai trật tự khu vực

Nguồn:Disorder Under Heaven: America and China’s Strategic Relationship,” The Economist, 22/04/2017.

Biên dịch: Phạm Nguyễn Anh Thư & Vũ Hồng Trang | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Sau bảy thập niên bá quyền ở châu Á, giờ đây Mỹ phải thích ứng với một Trung Quốc ngày một lớn mạnh. Liệu chính quyền Donald Trump có làm được điều đó hay không?

Lần cuối cùng Trung Quốc tự cho là mình lớn mạnh như cách mà đất nước này tự nhận ngày nay là khi Abraham Lincoln còn làm chủ Nhà Trắng. Ở thời điểm đó, bất chấp bằng chứng ngày càng tăng về sự cướp phá của phương Tây, hoàng đế Trung Quốc vẫn bám vào niềm tin từ xa xưa rằng Trung Quốc thống trị thiên hạ, một trật tự thế giới của riêng mình. Trung Quốc chưa bao giờ có đồng minh theo cách hiểu của phương Tây, mà chỉ có các quốc gia triều cống cho mình để đổi lấy giao thương. Hoàng đế Trung Quốc đã viết cho Lincoln rằng cả Trung Quốc lẫn “các ngoại bang” tạo nên “một gia đình, không có khác biệt”. Continue reading “Quan hệ chiến lược Mỹ-Trung và tương lai trật tự khu vực”

31/05/1996: Netanyahu đươc bầu làm Thủ tướng Israel

Nguồn: Netanyahu elected prime minister of Israel, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1996, trong sự kiện được coi là một bước lùi trong tiến trình hòa bình Trung Đông, Thủ tướng Israel, Shimon Peres, đã bị lãnh đạo Đảng Likud, Benjamin Netanyahu, đánh bại sít sao trong cuộc bầu cử quốc gia. Peres, lãnh đạo của Đảng Lao động, đã trở thành Thủ tướng vào năm 1995 sau khi Yitzhak Rabin bị ám sát bởi một người Do Thái cánh hữu cực đoan. Continue reading “31/05/1996: Netanyahu đươc bầu làm Thủ tướng Israel”

Sự chia rẽ tả – hữu đã đi đến hồi kết?

Nguồn: Ian Buruma, “The End of the Left/Right Divide?Project Syndicate, 08/05/2017.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau Cách mạng Pháp năm 1789, những nghị sĩ Quốc hội ủng hộ các thành quả cách mạng ngồi phía bên trái, trong khi những người phản đối cách mạng và khao khát trật tự cũ của chế độ quân chủ và nhà thờ thì tập hợp phía bên phải. Từ đó thuật ngữ chính trị “cánh tả” và “cánh hữu” ra đời. Nhiều nhà bình luận về cuộc bầu cử tổng thống Pháp đã chỉ ra rằng cách phân loại như vậy không còn phù hợp nữa với nền chính trị đương đại ở Pháp – hay ở bất cứ đâu. Emmanuel Macron tự hào rằng mình không thuộc cánh hữu cũng như cánh tả.

Marine Le Pen thuộc Đảng Mặt trận Dân tộc liên kết với cánh cực hữu thì phản đối: với bà, Macron, cựu bộ trưởng trong một chính phủ của Đảng Xã hội – là người cánh tả. Tuy nhiên, giống như Donald Trump, bà Le Pen mới chính là người tranh cử với tư cách “tiếng nói của nhân dân” (hàm ý tả khuynh – NBT) trong khi Macron, giống như Hillary Clinton, được mô tả là con rối của các ông trùm nhà băng, giới tinh hoa văn hóa, và các nhà tài phiệt quốc tế (hàm ý hữu khuynh – NBT). Continue reading “Sự chia rẽ tả – hữu đã đi đến hồi kết?”

30/05/1806: Tổng thống tương lai Jackson giết người bằng đấu súng tay đôi

Nguồn: Andrew Jackson kills Charles Dickinson in duel, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1806, Tổng thống Mỹ tương lai Andrew Jackson đã giết chết một người đàn ông – kẻ cáo buộc ông gian lận trong một cuộc đua ngựa và sau đó còn lăng mạ vợ ông là bà Rachel.

Những người cùng thời mô tả Jackson – người đã từng phục vụ trong Thượng viện Tennessee và đang hành nghề luật tại thời điểm cuộc đấu tay đôi – là người hay tranh cãi, ưa bạo lực và thích đấu tay đôi để giải quyết xung đột. Ước tính số lần Jackson tham gia đấu tay đôi dao động từ 5 đến 100 lần. Continue reading “30/05/1806: Tổng thống tương lai Jackson giết người bằng đấu súng tay đôi”

Việt Nam tiếp tục chính sách cân bằng nước lớn

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đang thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày 29 đến ngày 31 tháng 5 năm 2017. Chuyến thăm là cơ hội quan trọng để Việt Nam tăng cường hơn nữa mối quan hệ với Hoa Kỳ và cho thấy Việt Nam tiếp tục nỗ lực để giữ cân bằng quan hệ giữa Hoa Kỳ Và Trung Quốc.

Quan hệ Việt – Mỹ đã phát triển nở rộ trong thập niên qua, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, với việc Hoa Kỳ hiện nay là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam và là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ tám. Quan hệ an ninh và quốc phòng cũng đã chứng kiến ​​một số tiến triển quan trọng trong những năm gần đây. Chẳng hạn, chỉ vài ngày trước chuyến thăm của ông Phúc, Hoa Kỳ đã chuyển giao cho Việt Nam sáu xuồng tuần tra Metal Shark và một tàu tuần tra từ lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ để giúp Việt Nam nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển. Continue reading “Việt Nam tiếp tục chính sách cân bằng nước lớn”

Cuốn tiểu thuyết vĩ đại về Chiến tranh Việt Nam không được viết bởi người Mỹ

Nguồn: Viet Thanh Nguyen, “The Great Vietnam War Novel Was Not Written by an American,” The New York Times, 02/05/2017.

Biên dịch: Phan Thiên Lý | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Năm 1967, Le Ly Hayslip, khi đó mang tên Phùng Thị Lệ Lý, còn là một thiếu nữ sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng. Là một cô gái nông thôn đã sống sót qua chiến tranh và nạn cưỡng hiếp ở làng quê của mình, bà chuyển tới Đà Nẵng để trốn chạy sự áp bức của cả phía Cộng sản lẫn phía người Việt chống Cộng. Năm 1972, bà kết hôn với một người Mỹ và chuyển tới Hoa Kỳ, và năm 1989 bà xuất bản cuốn tự truyện chấn động về tình trạng bị mắc kẹt giữa hai phía, When Heaven and Earth Changed Places (“Khi đất trời đảo lộn”). Tới năm 2017, đây có lẽ vẫn là cuốn tự sự ngôi thứ nhất duy nhất bằng tiếng Anh về trải nghiệm của những người dân quê Việt Nam mắc kẹt giữa hai chiến tuyến trong Chiến tranh Việt Nam. Trong cuộc đời và tác phẩm của mình, bà Hayslip là hiện thân cho định nghĩa rộng của tôi về ý nghĩa của việc là người Việt Nam, một bản sắc bao trùm cả những người Việt ở Việt Nam lẫn ở hải ngoại, cũng như cả những người viết bằng tiếng Việt hay các ngôn ngữ khác, mà trong trường hợp này là tiếng Anh. Continue reading “Cuốn tiểu thuyết vĩ đại về Chiến tranh Việt Nam không được viết bởi người Mỹ”

29/05/1942: Người Do Thái Paris phải may sao vàng trên áo

Nguồn: Jews in Paris are forced to sew a yellow star on their coats, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, theo lời khuyên của Bộ trưởng Tuyên truyền Đức Quốc Xã Joseph Goebbels, Adolf Hitler đã ra lệnh cho tất cả người Do Thái ở Paris (vốn đang bị Đức chiếm đóng) phải may một ngôi sao màu vàng ở phía bên trái áo khoác của họ.

Joseph Goebbels đã xác định việc bức hại, và cuối cùng là tiêu diệt, người Do Thái là một ưu tiên cá nhân ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc chiến. Ông ta thường ghi chép trong nhật ký những câu kiểu như: “Họ không còn là con người mà là quái thú” và “Người Do Thái … đang được di tản về phía đông. Việc hành hình khá dã man và không nên được mô tả rõ ràng ở đây. Sẽ chẳng còn nhiều người Do Thái nữa.” Continue reading “29/05/1942: Người Do Thái Paris phải may sao vàng trên áo”

Trump nhượng bộ lớn đối với Trung Quốc?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 25/5/2017, trong tham luận đọc tại diễn đàn tổ chức nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Viện Nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore, giáo sư David Shambaugh thuộc Đại học George Washington, cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi nhậm chức đã xoay 180 độ chính sách đối với Trung Quốc, đơn phương nhượng bộ nhiều khiến Trung Quốc thu lợi lớn trong thời gian qua.

GS Shambaugh nói: Những nhượng bộ của Trump đối với Trung Quốc trong tám tuần qua là cả một “bản danh sách khiến người ta ngạc nhiên”, Trump đã từ bỏ tất cả những lời dọa dẫm Chính phủ Trung Quốc ông từng đưa ra trong thời gian tranh cử, toàn diện chấp nhận tiếp xúc với Trung Quốc, khiến nhà cầm quyền Bắc Kinh rất phấn khởi. Continue reading “Trump nhượng bộ lớn đối với Trung Quốc?”

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Mỹ: Cơ hội và thách thức

Tác giả: Ngô Di Lân

Từ 29 đến 31/05/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ có chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Donald J. Trump. Cần nhấn mạnh rằng đây sẽ là cuộc gặp thượng đỉnh Việt – Mỹ đầu tiên và cũng là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của một nguyên thủ quốc gia một nước ASEAN kể từ khi Nhà Trắng có chủ nhân mới. Do đó, chuyến thăm này sẽ có ý nghĩa bản lề hết sức quan trọng đối với tương lai quan hệ Việt – Mỹ trong 4 năm sắp tới và giai đoạn tiếp theo.

Tuy Bộ Ngoại giao Mỹ cách đây không lâu đã tuyên bố chấm dứt chính sách “xoay trục về Châu Á” được khởi xướng bởi chính quyền Obama nhưng cho đến nay, chính quyền Trump vẫn chưa đưa ra sự lựa chọn thay thế nào. Thay vì cho rằng tuyên bố này đồng nghĩa với việc Mỹ dưới thời Trump sẽ thi hành một chính sách ngoại giao biệt lập ở Châu Á thì nên nhìn nhận rằng đây chỉ là một “chiêu PR” mà những tổng thống Mỹ mới lên nắm quyền thường dùng để thể hiện sự khác biệt so với người tiền nhiệm của mình. Continue reading “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Mỹ: Cơ hội và thách thức”

28/05/1991: Thủ đô Ethiopia rơi vào tay quân nổi dậy

Nguồn: Ethiopian capital falls to rebels, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, Addis Ababa, thủ đô Ethiopia, đã rơi vào tay lực lượng Mặt trận Cách mạng Dân chủ Nhân dân Ethiopia (Ethiopian People’s Revolutionary Democratic Front – EPRDF), chính thức kết thúc 17 năm cai trị của phe Marxist ở đất nước Đông Phi này.

Năm 1974, Haile Selassie, nhà lãnh đạo Ethiopia từ năm 1930, đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự. Những người cai trị mới của Ethiopia đã lập nên một chế độ Marxist, cho xử tử hàng ngàn đối thủ chính trị, còn họ thì liên kết với Liên Xô. Chiến tranh với Somalia và những đợt hạn hán trầm trọng trong thập niên 1980 đã đẩy người dân Ethiopia vào nạn đói, dẫn đến nhiều xung đột lớn trong nội bộ, cũng như các phong trào đòi độc lập ở các vùng Eritrea và Tigre. Continue reading “28/05/1991: Thủ đô Ethiopia rơi vào tay quân nổi dậy”