23/03/1839: O.K. chính thức xuất hiện trong tiếng Anh

Nguồn: OK enters national vernacular, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1839, chữ “O.K.” đã xuất hiện lần đầu trên tờ Boston Morning Post. Hai kí tự này là viết tắt của “oll korrect,” một tiếng lóng phổ biến của “all correct” (chính xác) vào thời điểm đó. Kể từ đây, OK dần trở nên thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày của người Mỹ.

Cuối những năm 1830, giới trẻ và trí thức thường thích đánh vần sai từ vựng một cách cố ý, sau đó họ viết tắt chúng lại và sử dụng như tiếng lóng khi nói chuyện với nhau. Cũng như thanh thiếu niên ngày nay có tiếng lóng của riêng mình, dựa trên biến dạng của các từ thông dụng, chẳng hạn như “kewl” là “cool”, hay “DZ” là “these”, những nhóm nhỏ của thập niên 1830 cũng có hàng loạt tiếng lóng được viết tắt. Các chữ viết tắt phổ biến bao gồm “KY” là viết tắt của “know yuse” (không sử dụng), “KG” là viết tắt của “know go” (không đi), và “OW” là viết tắt của “oll wright” (ổn thôi). Continue reading “23/03/1839: O.K. chính thức xuất hiện trong tiếng Anh”

Ukraine là lý do Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ?

Nguồn: Samuel Charap & Timothy J. Colton, “ The US Election and the Ukraine Connection”, Project Syndicate, 24/01/2017.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Donald Trump vừa chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ, nhưng những nghi vấn về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử thì vẫn còn đó. Và một câu hỏi chính thường bị bỏ quên là: tại sao Putin lại làm như vậy?

Tất nhiên, không khó để đoán lý do tại sao Putin lại thích Trump làm đối thủ của mình hơn là cựu Ngoại trưởng Hilliary Clinton. Nhưng có một sự khác biệt giữa việc hy vọng vào một kết quả (may rủi) với việc gắng sức và chấp nhận rủi ro để kết quả đó chắc chắn xảy ra. Theo quan điểm của chúng tôi, kết luận của các cơ quan tình báo Mỹ, rằng thông qua việc giúp đỡ Trump, Kremlin đang thúc đẩy “mong muốn lâu dài của mình trong việc làm suy yếu trật tự dân chủ tự do do Mỹ dẫn đầu” là không hoàn toàn thuyết phục. Continue reading “Ukraine là lý do Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ?”

22/03/1968: Tướng Westmoreland rời miền Nam Việt Nam

Nguồn: Westmoreland to depart South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã thông báo việc bổ nhiệm Tướng William Westmoreland làm Tham mưu trưởng Lục quân; và Tướng Creighton Abrams sẽ thay thế ông làm Chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Tháng 06/1964, Westmoreland trở thành người đứng đầu Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (U.S. Military Assistance Command Vietnam, MACV) và theo đó phụ trách tất cả các lực lượng quân sự của Mỹ ở Việt Nam. Continue reading “22/03/1968: Tướng Westmoreland rời miền Nam Việt Nam”

Món quà của Trump cho Trung Quốc

Nguồn: Kaushik Basu, “Trump’s Gift to China,” Project Syndicate, 09/03/2017.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Những lời đe dọa mang màu sắc chủ nghĩa bảo hộ của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đối với Trung Quốc đã làm dấy lên nhiều lo ngại. Nếu ông thực hiện lời hứa của mình và chính thức coi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ hoặc áp mức thuế nhập khẩu cao hơn chẳng hạn thì những hệ quả ngắn hạn – bao gồm một cuộc chiến thương mại – có thể sẽ rất nghiêm trọng. Nhưng về dài hạn, việc Hoa Kỳ xoay theo chủ nghĩa bảo hộ cũng có thể là một điều trong cái rủi có cái may cho Trung Quốc.

Rõ ràng Trung Quốc đang phải trải qua một giai đoạn phát triển khó khăn. Sau ba thập niên đạt mức tăng trưởng GDP hai con số – một thành tựu rất hiếm có trong lịch sử – tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại đáng kể. Giá nhân công tăng kèm theo nhu cầu yếu đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc đã khiến mức tăng GDP hàng năm của nước này giảm xuống còn 6,9% năm 2015 và 6,7% trong năm ngoái. Chính phủ Trung Quốc hiện giờ đã giảm mục tiêu tăng trưởng cho giai đoạn 2016–2020 xuống mức 6,5 đến 7%. Continue reading “Món quà của Trump cho Trung Quốc”

21/03/1980: Carter yêu cầu Mỹ tẩy chay Olympics 1980

Nguồn: Carter tells U.S. athletes of Olympic boycott, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, Tổng thống Jimmy Carter đã thông báo tới đoàn vận động viên Mỹ rằng: để đáp trả hành động xâm lược Afghanistan của Liên Xô năm 1979, Mỹ sẽ tẩy chay Thế vận hội Olympics năm 1980 tại Moskva. Đây là lần đầu tiên và duy nhất mà Mỹ tẩy chay Olympics.

Tháng 12/1979, Liên Xô can thiệp vào Afghanistan nhằm hỗ trợ chính phủ Afghanistan thân Liên Xô đang trong tình trạng không ổn định. Mỹ liền phản ứng một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Họ đình chỉ đàm phán [cắt giảm] vũ khí với Liên Xô, lên án các hành động của Liên Xô tại Liên Hợp Quốc, và đe dọa sẽ tẩy chay Olympics được tổ chức tại Moskva vào năm 1980. Khi Liên Xô không chịu rút quân khỏi Afghanistan, Tổng thống Carter đã thực hiện quyết định tẩy chay Thế vận hội. Continue reading “21/03/1980: Carter yêu cầu Mỹ tẩy chay Olympics 1980”

Tại sao Tổng thống Mỹ nhậm chức vào ngày 20/01?

Nguồn:Why does Inauguration Day fall on January 20?”, History, 12/01/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ở nhiều quốc gia, một nhà lãnh đạo dân cử mới sẽ lên nắm chính quyền trong vòng vài tuần hoặc – như trường hợp của Anh Quốc – thậm chí là vào ngày ngay sau cuộc bầu cử. Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, có thể sẽ mất hơn 11 tuần giữa ngày Bầu cử và Lễ nhậm chức nhằm cho phép vị tổng thống mới có thời gian để lựa chọn nội các cũng như kế hoạch cho chính quyền mới. Kết quả là một thời kỳ chuyển giao dài (hay còn được gọi là “lame-duck period”), nhưng trước đây khoảng thời gian này đã có lúc kéo dài thậm chí còn lâu hơn. Continue reading “Tại sao Tổng thống Mỹ nhậm chức vào ngày 20/01?”

Việt Nam 1967: Hệ lụy từ ‘Sự kiện Vịnh Bắc Bộ’

Nguồn: Mark Atwood Lawrence, “America’s Case of ‘Tonkin Gulfitis’,” The New York Times, 07/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 22 tháng 5 năm 1967, Tổng thống Lyndon B. Johnson nhận được tin đáng lo ngại từ Trung Đông. Chính phủ Ai Cập đã đóng cửa eo biển Tiran, tuyến đường thủy hẹp nối Biển Đỏ với Israel, qua đó chặn đường vận tải biển của Israel. Động thái này đã làm leo thang đáng kể căng thẳng Ả Rập-Israel và đẩy khu vực đến bờ vực chiến tranh.

Bản năng của Johnson là hành động táo bạo để tháo gỡ cuộc khủng hoảng. Ông đề xuất tập hợp một lực lượng hải quân do Mỹ dẫn đầu để hộ tống các tàu Israel qua eo biển và buộc Ai Cập phải xuống nước. Nhưng ông nhanh chóng phát hiện ra vấn đề. Continue reading “Việt Nam 1967: Hệ lụy từ ‘Sự kiện Vịnh Bắc Bộ’”

20/03/1995: Tấn công khí sarin tại ga tàu điện ngầm Tokyo

Nguồn: Nerve gas attack on Tokyo subway, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1995, trong giờ cao điểm buổi sáng tại Tokyo, Nhật Bản, năm nhóm khủng bố (mỗi nhóm gồm hai người) đến từ giáo phái Aum Shinrikyo, đã đón các chuyến tàu điện ngầm riêng biệt. Họ gặp nhau tại ga Kasumigaseki và bí mật thả khí sarin gây chết người vào không khí. Những kẻ khủng bố sau đó đã uống thuốc giải độc sarin và trốn thoát trong khi các hành khách, bị khói làm cho mù mắt và thiếu không khí, vội vã tìm lối thoát.

Đã có 12 người chết tại hiện trường, 5.500 người khác được điều trị tại bệnh viện, một số người thậm chí đã rơi vào tình trạng hôn mê. Hầu hết những người sống sót đã hồi phục, nhưng một số nạn nhân đã vĩnh viễn bị tổn thương mắt, phổi, và hệ tiêu hóa. Một ủy ban từ Thượng viện Mỹ sau đó ước tính rằng nếu khí sarin lan rộng hơn tại ga Kasumigaseki, điểm trung chuyển của hệ thống tàu điện ngầm Tokyo, thì hàng chục ngàn người có thể đã chết. Continue reading “20/03/1995: Tấn công khí sarin tại ga tàu điện ngầm Tokyo”

Kiềm chế Trung Quốc: Nhiệm vụ bất khả thi?

Tác giả: Ngô Di Lân

Những phát biểu thể hiện lập trường cứng rắn trước Trung Quốc của Donald Trump cho thấy rằng vị tổng thống này dù thiếu nhạy bén về ngoại giao nhưng hoàn toàn đủ tỉnh táo để nhận ra rằng hiện nay Trung Quốc chứ không phải Nga, mới là đối thủ chiến lược số một của Mỹ. Do đó, tuy Trump đã “giết chết” Hiệp định TPP  và Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây đã tuyên bố chấm dứt chiến lược “xoay trục về Châu Á” mà Obama đã khởi xướng nhưng nhiều khả năng chính quyền Trump vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi những đường lối chính được vạch ra trong chiến lược xoay trục bởi những lợi ích quốc gia cơ bản của Mỹ ở Châu Á vẫn chưa hề thay đổi. Continue reading “Kiềm chế Trung Quốc: Nhiệm vụ bất khả thi?”

19/03/1945: Friedrich Fromm bị xử tử vì mưu phản Hitler

Nguồn: General Fromm executed for plot against Hitler, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, chỉ huy lực lượng quân dự bị Đức, Tướng Friedrich Fromm, đã bị xử bắn vì tham gia vào âm mưu ám sát Quốc trưởng hồi tháng 07. Dù Fromm chỉ tham gia nửa vời nhưng vẫn chẳng thoát khỏi án tử.

Vào thời điểm năm 1944, nhiều quan chức cấp cao của Đức đã quyết tâm rằng Hitler phải chết. Ông ta đã đưa nước Đức vào cuộc chiến “tự sát” trên cả hai mặt trận, và họ tin rằng ám sát là cách duy nhất để ngăn chặn ông ta. Theo kế hoạch, đảo chính sẽ xảy ra theo sau vụ ám sát, và một chính phủ mới ở Berlin sẽ cứu nước Đức khỏi bị hủy diệt hoàn toàn trong tay của quân Đồng minh. Continue reading “19/03/1945: Friedrich Fromm bị xử tử vì mưu phản Hitler”

Tại sao Trung Quốc muốn đi lên sao Hỏa?

Nguồn:Why China wants to go to Mars”, The Economist, 22/02/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc chạy đua vào không gian đang chuyển sang châu Á.

Tuần trước, Ấn Độ đã thiết lập một kỷ lục thế giới bằng cách phóng 104 vệ tinh từ một tên lửa duy nhất. Thành tựu này đã thêm dầu vào “cuộc chạy đua vào không gian” của châu Á chỉ vài tuần sau khi Trung Quốc công bố một danh sách rút gọn gồm tám tên gọi có thể được đặt cho con tàu vũ trụ lên sao Hỏa đầu tiên của mình, dự kiến ​​sẽ phóng vào năm 2020. Từ những khái niệm mang tính tinh thần (như “Truy Mộng” hay “Thiên Vấn”) đến những sinh vật tưởng tượng (như “Phụng Tường”, hay “Thăng Long”), chúng thể hiện những kỳ vọng lớn mà giới lãnh đạo đất nước dành cho sứ mạng này.

Ban giám khảo, những người đã lựa chọn những cái tên cuối cùng từ một danh sách gồm 35.900 mục, sẽ phải công bố sự lựa chọn của mình vào ngày 24/4, Ngày Vũ trụ chính thức của đất nước. Sự phô trương này cách hàng năm ánh sáng so với cung cách bí mật mà chương trình không gian của Trung Quốc đã từng có. Quốc gia này tuyên bố một tầm nhìn mới đầy tham vọng để thăm dò không gian, một tầm nhìn mà các tổ chức phương Tây cũng dè dặt. Khi mà phần lớn thế giới dường như đang bận rộn với các vấn đề trần thế hơn, tại sao Trung Quốc lại thiết tha với việc gửi tàu thăm dò vào hệ mặt trời đến như vậy? Continue reading “Tại sao Trung Quốc muốn đi lên sao Hỏa?”

18/03/1970: Lon Nol lật đổ Hoàng thân Sihanouk

Nguồn: Lon Nol ousts Prince Sihanouk, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, trên đường trở về Campuchia sau khi đến thăm Moskva và Bắc Kinh, Hoàng thân Norodom Sihanouk đã bị lật đổ khỏi vị trí lãnh đạo Campuchia, trong một cuộc đảo chính không đổ máu được thực hiện bởi Lon Nol (trong ảnh), một trung tướng thân phương Tây và là Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng, cùng với Phó Thủ tướng là Hoàng thân Sisowath Sirik Matak. Họ đã tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Khmer.

Sihanouk đã cố gắng duy trì tính trung lập của Campuchia, nhưng phe cộng sản Khmer Đỏ, được hỗ trợ bởi đồng minh Bắc Việt Nam, đã tiến hành một cuộc chiến rất hiệu quả chống lại các lực lượng của chính phủ Campuchia. Continue reading “18/03/1970: Lon Nol lật đổ Hoàng thân Sihanouk”

17/03/461: Thánh Patrick qua đời

Nguồn: Saint Patrick dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 461, Thánh Patrick – nhà truyền giáo của Đạo Công giáo, giám mục và tông đồ Ireland – qua đời ở Saul, Downpatrick, Ireland.

Phần lớn những gì chúng ta biết về cuộc đời huyền thoại của Thánh Patrick là từ Confessio, cuốn sách mà ông viết trong những năm cuối đời. Sinh ra tại Vương quốc Anh, có lẽ là ở Scotland, trong một gia đình Công giáo La Mã giàu có, năm 16 tuổi, ông bị một toán cướp Ireland bắt và giữ làm nô lệ. Trong sáu năm tiếp theo, ông làm công việc chăn gia súc ở Ireland và dần tìm đến đức tin tôn giáo mạnh mẽ để được thanh thản. Nghe theo giọng nói mà ông gặp trong trong một giấc mơ, ông trốn thoát và đã đi nhờ trên một chiếc tàu sang Anh, nơi ông cuối cùng đã được đoàn tụ với gia đình. Continue reading “17/03/461: Thánh Patrick qua đời”

Trump, nợ quốc gia và trật tự toàn cầu

Nguồn: Harold James, “National Debt and Global Order,” Project Syndicate, 25/01/2017.

Biên dịch: Lâm Minh Đạt | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong lúc chúng ta bước vào năm mới, mọi chỉ dấu đều hướng đến một sự tái tạo trật tự toàn cầu. Donald Trump nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra lời biện hộ cho toàn cầu hóa tại Davos, và các nhà lãnh đạo cánh hữu như Marine Le Pen và Geert Wilders đã tổ chức một “hội nghị thượng đỉnh thay thế của châu Âu” tại thành phố Koblenz ở Đức.

Trump và các đồng minh dân túy của ông ở châu Âu lên án toàn cầu hóa, trong khi Tập lại trở thành người bảo vệ chính cho vấn đề này. Tuy nhiên, riêng thông điệp của Trump lại chứa đựng sự mâu thuẫn: theo đuổi chặt chẽ những lợi ích kinh tế quốc gia có thể đòi hỏi hợp tác quốc tế ít hơn, nhưng việc tăng cường an ninh lại đòi hỏi hợp tác quốc tế nhiều hơn. Continue reading “Trump, nợ quốc gia và trật tự toàn cầu”

16/03/1926: Chế tạo thành công tên lửa nhiên liệu lỏng đầu tiên

Nguồn: First liquid-fueled rocket, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1926, người đầu tiên đem lại hi vọng cho giấc mơ du hành không gian là nhà khoa học người Mỹ Robert H. Goddard, khi ông thử nghiệm thành công tên lửa nhiên liệu lỏng đầu tiên trên thế giới tại Auburn, Massachusetts. Tên lửa này đã bay được 2,5 giây với tốc độ khoảng 60 dặm/h, đạt độ cao 12,5 m và hạ cánh cách xa 56m. Tên lửa cao 3,05 m, được chế tạo từ các ống mỏng, và sử dụng nhiên liệu là oxy lỏng và xăng.

Những năm đầu thế kỷ 13, người Trung Quốc là những người đầu tiên tạo ra tên lửa dùng thuốc súng sử dụng trong quân sự và có lẽ tên lửa pháo hoa còn được chế tạo từ trước đó. Tên lửa dùng thuốc súng xuất hiện ở châu Âu cũng trong khoảng thế kỷ 13, và sang thế kỷ 19, các kỹ sư người Anh đã có nhiều tiến bộ quan trọng trong giai đoạn đầu của ngành khoa học tên lửa. Continue reading “16/03/1926: Chế tạo thành công tên lửa nhiên liệu lỏng đầu tiên”

Cách Mỹ có thể giành quyền kiểm soát ở Biển Đông

Nguồn: Alexander L. Vuving, “How America Can Take Control in the South China Sea”, Foreign Policy, 13/02/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Rex Tillerson, tân Ngoại trưởng Mỹ kiêm cựu Tổng giám đốc ExxonMobil, có thể không gây sóng toàn cầu bằng của sếp ông, Tổng thống Donald Trump. Nhưng trong phiên điều trần phê chuẩn vị trí của ông ở Thượng viện vào ngày 11/01/2017, ông đã gây chấn động cộng đồng theo dõi Trung Quốc khi hứa rằng: “Chúng ta sẽ phải gửi đến Trung Quốc một tín hiệu rõ ràng rằng, trước tiên, việc bồi đắp đảo phải ngừng lại, và thứ hai, họ không được tiếp cận các hòn đảo này”.

Những phát ngôn này ngay lập tức tạo nên một sự đồng thuận toàn cầu bao gồm những nhân vật diều hâu ở Trung Quốc đến những người ủng hộ giải pháp hòa bình ở phương Tây. Một bài xã luận trên tờ Thời Báo Hoàn Cầu, một tờ báo quan trọng của những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, cảnh báo rằng: “Trừ khi Washington lên kế hoạch cho một cuộc chiến quy mô lớn ở Biển Đông, thì bất kỳ cách tiếp cận nào khác nhằm cản trở Trung Quốc tiếp cận các hòn đảo này sẽ là điều ngu xuẩn.” Continue reading “Cách Mỹ có thể giành quyền kiểm soát ở Biển Đông”

15/03/44 TCN: Julius Caesar bị ám sát

Nguồn: The ides of March: Julius Caesar is murdered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 44 TCN, Julius Caesar, “lãnh tụ trọn đời” của Đế quốc La Mã, đã bị các Nguyên lão sát hại ngay trong một cuộc họp ở đại sảnh cạnh Nhà hát Pompey. Âm mưu ám sát Caesar có liên quan tới 60 vị quý tộc, bao gồm cả người mà ông bảo trợ, Marcus Brutus.

Caesar đã dự kiến sẽ rời thành Rome để tham gia vào một cuộc chiến trong ngày 18/03. Ông cũng đã bổ nhiệm các thành viên trung thành trong quân đội của mình làm người cai quản đế quốc khi ông vắng mặt. Viện Nguyên lão, vốn đã rất bất mãn vì phải tuân theo mệnh lệnh từ Caesar, nay lại càng tức giận trước viễn cảnh phải nhận lệnh từ các thuộc hạ của ông. Cassius Longinus bắt đầu âm mưu chống lại nhà độc tài và nhanh chóng lôi kéo được em rể là Marcus Brutus tham gia. Continue reading “15/03/44 TCN: Julius Caesar bị ám sát”

Big Ben được đặt tên như thế nào?

Nguồn:How did Big Ben get its name?”, History, 25/01/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Big Ben là một trong những điểm mốc mang tính biểu tượng – và bị nhầm lẫn – nhiều nhất trên thế giới. Tên gọi của biểu tượng này ban đầu không phải dành cho ngọn tháp đồng hồ có độ cao 320 foot (97,5m)  ở phía bắc của Tòa nhà Quốc hội Anh, vốn đã được đổi tên thành Tháp Elizabeth để tôn vinh Nữ hoàng Elizabeth II vào lễ kỷ niệm kim cương (60 năm) của bà vào năm 2012, mà để chỉ chiếc chuông nặng 13 tấn nằm bên trong ngọn tháp đó vốn vẫn đều đặn gõ chuông mỗi giờ. Continue reading “Big Ben được đặt tên như thế nào?”

George Marshall: Nhà quân sự – chính trị lỗi lạc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

George Catlett Marshall (1880-1959) là một người rất đặc biệt, vừa là quân nhân lại vừa là chính khách. Ông đã phục vụ ngót 50 năm trong quân đội và chính quyền qua 8 đời Tổng thống Mỹ. Năm 1951, ông về hưu ở tuổi 71 sau một năm làm Bộ trưởng Quốc phòng, mặc dù với quân hàm Đại tướng 5 sao, ông được hưởng quyền không phải nghỉ hưu.

George C. Marshall ra đời tại bang Pennsylvania, khi cuộc nội chiến Nam Bắc chấm dứt được 15 năm. Gia tộc này có một nhân vật nổi tiếng là Chánh án Toà án Tối cao Liên bang John Marshall (1755-1835), người đặt nền móng cho ngành tư pháp Mỹ; nhưng đến đời G. Marshall thì lại chỉ là một gia tộc bình thường. Marshall quyết theo đường binh nghiệp, ban đầu định học trường quân sự Seattle nhưng sau lại xin vào Học viện quân sự Virginia (Virgina Military Institute, VMT). Anh ruột ông từng tốt nghiệp trường này, có nói với mẹ là sợ rằng Marshall không thể theo học nổi ở đây. Nghe thế, Marshall tức chí, quyết phấn đấu để ông anh thấy mình sẽ giỏi như thế nào. Continue reading “George Marshall: Nhà quân sự – chính trị lỗi lạc”

14/03/1964: Jack Ruby bị kết án tử hình

Nguồn: Jack Ruby sentenced to death, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, tòa án đã đưa ra phán quyết về vụ Jack Ruby, ông chủ hộp đêm Dallas, người đã giết Lee Harvey Oswald, kẻ bị cáo buộc đã ám sát Tổng thống John F. Kennedy. Ruby bị kết tội “giết người có chủ ý” và bị tuyên án tử hình trên ghế điện. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, một buổi tuyên án của tòa án được truyền hình trực tiếp.

Vào ngày 24/11/1963, hai ngày sau vụ ám sát Kennedy, Lee Harvey Oswald đã được đưa đến tầng hầm trụ sở cảnh sát Dallas và chuẩn bị được chuyển đến một nhà tù khác an ninh hơn. Đám đông cảnh sát và nhà báo với máy quay truyền hình trực tiếp đã tụ tập để chứng kiến việc dẫn giải hắn. Khi Oswald bước vào phòng, Jack Ruby bất ngờ nổ súng từ đám đông và làm trọng thương Oswald với một phát bắn duy nhất từ khẩu súng lục dùng đạn 38 li giấu trong người. Ruby, người ngay lập tức bị bắt giữ, đã tuyên bố rằng ông ta bị quẫn trí trước vụ ám sát tổng thống. Và dù vài người xem ông là một anh hùng, Ruby vẫn bị buộc tội giết người cấp độ 1. Continue reading “14/03/1964: Jack Ruby bị kết án tử hình”