Triển vọng tái lập quan hệ giữa Nga với phương Tây

Nguồn: Robert Skidelsky, “Another Reset with Russia?”, Project Syndicate, 24/01/2017.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vấn đề mối quan hệ giữa phương Tây và Nga đã bị ngập tràn bởi những câu chuyện truyền thông về tấn công an ninh mạng, bê bối tình dục và nguy cơ tống tiền. Hồ sơ của cựu điệp viên người Anh Christopher Steele về hoạt động của Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Nga mấy năm trước đây có thể không đáng tin cậy tương tự như tuyên bố Saddam Hussein sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, hoặc ngược lại. Đơn giản là chúng ta không biết sự thực. Duy có điều rõ ràng là những câu chuyện như vậy đã làm phân tán sự chú ý khỏi nhiệm vụ lấp đầy khoảng cách ngoại giao hiện nay giữa Nga và Phương Tây. Continue reading “Triển vọng tái lập quan hệ giữa Nga với phương Tây”

23/02/1955: Hội đồng SEATO nhóm họp lần đầu tiên

Nguồn: First council meeting of SEATO, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1955, trong cuộc họp hội đồng đầu tiên của Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO), Ngoại trưởng John Foster Dulles tuyên bố Mỹ cam kết bảo vệ khu vực khỏi sự xâm lăng của cộng sản. Cuộc họp và sự tham gia của Mỹ vào SEATO đã trở thành cơ sở để nước này hoạt động tích cực hơn tại Việt Nam.

SEATO được thành lập tại Manila năm 1954, trong một cuộc họp mà Dulles đứng ra kêu gọi. Sau đó, Mỹ, Anh, Pháp, Úc, New Zealand, Thái Lan, Pakistan và Philippines trở thành các thành viên của tổ chức phòng thủ khu vực này. Mỹ thành lập SEATO chủ yếu là để phản ứng trước “tình hình đang xấu đi” tại Đông Nam Á. Continue reading “23/02/1955: Hội đồng SEATO nhóm họp lần đầu tiên”

Tại sao việc làm ngành chế tạo kiểu cũ sẽ không quay lại phương Tây?

Nguồn:Why old-fashioned manufacturing jobs won’t return to the West“, The Economist, 20/01/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngành chế tạo có một ảnh hưởng mạnh mẽ đến các chính trị gia và các nhà hoạch định chính sách tại các nước giàu. Trong số những người đó, Donald Trump muốn mang các việc làm ngành chế tạo từ các quốc gia có chi phí thấp trở về Mỹ. Ngành chế tạo xứng đáng nhận được sự chú ý về mặt chính trị. Các doanh nghiệp ngành chế tạo nhiều khả năng cũng là các nhà xuất khẩu hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác, và các doanh nghiệp này có xu hướng đạt hiệu suất cao hơn so với các doanh nghiệp không xuất khẩu. Nhưng khi các chính trị gia nói về ngành chế tạo, họ có xu hướng nói về các dây chuyền sản xuất: lắp ráp các bộ phận vào ô tô, máy giặt hay máy bay, hoạt động vốn tạo ra ít giá trị gia tăng hơn trước đây. Ngày nay, chính các quá trình đi cùng việc lắp ráp – như thiết kế, quản lý chuỗi cung ứng, và dịch vụ – mới mang lại giá trị gia tăng. Chế tạo, và các công việc trong ngành chế tạo, đã thay đổi theo những cách mà theo đó các công việc cũ sẽ không bao giờ quay trở lại các nước giàu. Continue reading “Tại sao việc làm ngành chế tạo kiểu cũ sẽ không quay lại phương Tây?”

22/02/1946: Kennan gửi ‘Bức điện Dài’ về Bộ Ngoại giao Mỹ

Nguồn: George Kennan sends “long telegram” to State Department, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, George Kennan, Đại biện lâm thời của Mỹ tại Moskva, đã gửi một bức điện dài 8.000 từ đến Bộ Ngoại giao, trong đó nêu lên quan điểm của ông về Liên Xô và chính sách của Mỹ đối với nước này. Phân tích của Kennan trở thành một trong những nền tảng có ảnh hưởng nhất đối với chính sách ngăn chặn của Mỹ trong thời chiến tranh Lạnh.

Kennan là một trong những nhà ngoại giao đầu tiên làm việc tại Đại sứ quán của Mỹ ở Liên Xô vào năm 1933. Dù thường thể hiện sự tôn trọng đối với nhân dân Nga, nhưng các đánh giá của ông về chế độ cộng sản của Liên Xô lại rất tiêu cực và khắc nghiệt. Suốt Thế chiến II, Kennan vẫn luôn tin rằng sự thân thiện và hợp tác với lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin của Tổng thống Franklin D. Roosevelt là hoàn toàn không đúng. Chưa đầy một năm sau cái chết của Roosevelt, Kennan, khi đó đang là Đại biện lâm thời của Mỹ tại Moskva, đã trình bày quan điểm của mình trong bài viết được gọi là Bức điện Dài (The Long Telegram) Continue reading “22/02/1946: Kennan gửi ‘Bức điện Dài’ về Bộ Ngoại giao Mỹ”

Tác động của Trump lên kinh tế và tài chính toàn cầu

Nguồn: Andrew Sheng, Xiao Geng, “Trump’s Global Strength”, Project Syndicate, 19/12/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã có nhiều nỗ lực nhằm giải thích chiến thắng bất ngờ của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tuy vậy, có lẽ cách giải thích đơn giản nhất lại là cách chính xác nhất: tất cả những đối thủ của Trump đều đã bị lừa. Từ Ngoại trưởng Hillary Clinton, người rõ ràng được tất cả cho là sẽ đắc cử cho đến những đảng viên Đảng Cộng hòa phản đối việcTrump ứng cử, người ta đã đánh giá tân Tổng thống quá thấp. Những cường quốc trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Á, không nên lặp lại sai lầm này.

Trong chiến dịch tranh cử, Trump hiểu rất rõ  về Clinton: thông minh và giàu kinh nghiệm, nhưng thiếu sự láu cá và sức thu hút Trump có. Vì vậy ông ta đã đóng giả làm kẻ ngốc, tổ chức chiến dịch tranh cử ở những bang mà nhiều người coi là một sự lãng phí thời gian, trong khi Clinton theo đuổi một chiến dịch dựa vào dữ liệu. Cách làm của Hillary đã giúp bà giành được nhiều hơn Trump 2.7 triệu phiếu bầu. Nhưng cách làm của Trump đã giúp ông đắc cử chức tổng thống. Continue reading “Tác động của Trump lên kinh tế và tài chính toàn cầu”

21/02/1972: Nixon thăm Trung Quốc

Nguồn: Nixon arrives in China for talks, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, trong một diễn biến bất ngờ, Tổng thống Richard Nixon đã có bước tiến đầu tiên đầy ấn tượng hướng tới bình thường hóa quan hệ với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa bằng việc đến Bắc Kinh trong vòng một tuần để hội đàm. Chuyến thăm lịch sử của Nixon đã bắt đầu một quá trình, tuy có phần chậm chạp, nhằm tái lập quan hệ ngoại giao Mỹ – Trung.

Năm 1971, dù còn đang sa lầy trong chiến tranh Việt Nam, nhưng Nixon đã khiến toàn thể dân Mỹ ngạc nhiên khi công bố về chuyến thăm Trung Quốc dự kiến diễn ra trong năm tiếp theo vì Mỹ chưa bao giờ chính thức công nhận CHND Trung Hoa sau cách mạng cộng sản thành công của Mao Trạch Đông năm 1949. Thực tế thì hai nước còn là những kẻ thù không đội trời chung. Cả hai đã chống lại nhau khi chiến đấu tại bán đảo Triều Tiên trong những năm đầu thập niên 1950, ngoài ra, CHND Trung Hoa còn viện trợ và gửi cố vấn cho quân đội miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến chống lại Mỹ. Continue reading “21/02/1972: Nixon thăm Trung Quốc”

Tập Cận Bình làm hạn chế cải cách ở địa phương?

Nguồn: Jessica C. Teets, “How Xi Jinping’s leadership discourages local innovation”, East Asia Forum, 20/12/2016.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tờ The Economist mới đây gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là “ngài chủ tịch của mọi thứ” (chairman of everything). Ngoài việc tạo ra các nhóm lãnh đạo nhằm giám sát hoạt động của cả chính phủ và quân đội, các nỗ lực (tái) tập trung hóa quyền lực ở Trung Quốc của ông tập trung vào việc áp dụng “kỷ luật” ở cấp chính quyền địa phương thông qua việc sử dụng chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra để điều tra và trừng phạt các quan chức địa phương. Mặc dù, ít nhất hiện nay chiến dịch này đang làm giảm nạn tham nhũng, nhưng nó cũng hạn chế các hình thức quan trọng của quyền tự chủ địa phương như việc thực nghiệm chính sách. Continue reading “Tập Cận Bình làm hạn chế cải cách ở địa phương?”

20/02/1968: Quốc Hội Mỹ điều trần về chính sách Việt Nam

Nguồn: Hearings begin on American policy in Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã bắt đầu phiên điều trần về chính sách của Mỹ ở Việt Nam. Đây là hệ quả trực tiếp của Chiến dịch Tết Mậu Thân, khi lực lượng Việt Cộng được hỗ trợ bởi một lượng lớn quân đội miền Bắc, đã thực hiện đợt tấn công phối hợp lớn nhất và hiệu quả nhất trong cả cuộc chiến. Họ đã đánh vào trung tâm của bảy thành phố lớn nhất miền Nam Việt Nam và tấn công 30 tỉnh lị từ đồng bằng sông Cửu Long đến khu vực phi quân sự (DMZ).

Việc đánh giá tác động của đợt tấn công Tết Mậu Thân đã bắt đầu từ trước khi nó chính thức kết thúc. Về mặt quân sự, đợt tấn công này chắc chắn là một chiến thắng của đồng minh, nhưng về mặt tâm lý và chính trị, thì nó lại là một thảm họa. Continue reading “20/02/1968: Quốc Hội Mỹ điều trần về chính sách Việt Nam”

Vì sao người Nhật giành nhiều giải Nobel khoa học?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Năm 1949, nước Nhật có công dân đầu tiên được trao giải Nobel Vật lý. Cho tới cuối năm 2000 nước này đã có 9 chủ nhân giải Nobel (6 giải Khoa học), nhiều nhất châu Á.

Năm 2001, người Nhật dự kiến trong 50 năm tới sẽ phấn đấu giành được 30 giải Nobel. Hồi ấy nhiều người trên thế giới, nhất là người Trung Quốc, coi đó là trò đùa.

Mạng Times Higher Education (còn gọi là The THES) ngày 6/8/2015 cho biết: chỉ trong 15 năm 2000-2014, đã có 13 người Nhật được trao giải Nobel; xét theo cách tính điểm của mạng này thì Nhật xếp thứ ba sau Mỹ (71 người) và Anh (12 người, ít hơn Nhật về số người nhưng hơn về tỷ lệ hưởng tiền thưởng). Xem ra người Nhật đã nói là làm và làm tốt hơn cả dự kiến. Continue reading “Vì sao người Nhật giành nhiều giải Nobel khoa học?”

19/02/1945: Thủy quân Lục chiến Mỹ chiếm Iwo Jima

Nguồn: Marines invade Iwo Jima, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Thủy quân Lục chiến Mỹ đã bắt đầu thực hiện Chiến dịch Detachment (Operation Detachment) nhằm chiếm Iwo Jima – một hòn đảo cằn cỗi ở Thái Bình Dương mà bấy giờ đang do pháo binh Nhật Bản chiếm đóng. Đối với người Mỹ, hòn đảo là vị trí chiến lược để xây dựng sân bay phục vụ việc ném bom Nhật Bản, vốn chỉ cách đó có 660 dặm.

Từ tháng 02/1944, lính Mỹ đã bắt đầu gây áp lực lên hệ thống phòng vệ của Nhật tại Iwo Jima, bằng cách cho các máy bay ném bom B-24 và B-25 không kích hòn đảo trong suốt 74 ngày. Xét trong cả cuộc chiến thì đây là đợt ném bom dài nhất trước khi xâm lược, nhưng nó là cần thiết vì người Nhật đã tăng cường bảo vệ hòn đảo, cả ở trên bộ lẫn ngầm dưới mặt đất, với một mạng lưới các hầm ngầm. Trước khi thực sự đổ bộ, phía Mỹ đã triển khai một nhóm lính đặc công nước (lực lượng người nhái.) Khi quân Nhật bắn vào đội người nhái này, họ cũng làm lộ nhiều vị trí vũ khí “bí mật” của mình. Continue reading “19/02/1945: Thủy quân Lục chiến Mỹ chiếm Iwo Jima”

Tác động từ Thoả thuận Nhật–Hàn về ‘phụ nữ giải khuây’

Nguồn: J. Berkshire Miller, “Japan and South Korea After the “Comfort Women” Deal”, Foreign Affairs, 12/01/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang – Nguyễn Hồng Ánh

Ngày 28 tháng 12 (2015), chỉ vài ngày trước khi kết thúc kỉ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Nhật – Hàn, Seoul và Tokyo đã nhất trí giải quyết tranh chấp lâu đời của họ về vấn đề “phụ nữ giải khuây ” Hàn Quốc bị bắt làm nô lệ tình dục cho quân đội Nhật trong Thế chiến II. Nhật đồng ý cung cấp 1 tỷ yên (khoảng 8,3 triệu đô la) xây dựng quĩ tài trợ mà chính phủ Hàn Quốc sẽ thành lập với mục đích hỗ trợ các phụ nữ giải khuây trước đây, khẳng định một lần nữa thái độ ăn năn của Nhật và đưa ra lời tạ lỗi mới thay mặt Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Đây là một sự thay đổi so với những tuyên bố trước đây, nhiều trong số đó chỉ đơn thuần đề cập tới những lời xin lỗi trước đó mà không đưa ra lời tạ lỗi mới. Đổi lại, Hàn Quốc đồng ý chấp nhận đây là thoả thuận cuối cùng, kiềm chế chỉ trích Tokyo trong các vấn đề trên các diễn đàn quốc tế, và nỗ lực “giải quyết vấn đề” bức tượng một người phụ nữ giải khuây gây tranh cãi nằm ngay phía trước Đại sứ quán Nhật Bản tại Seoul. Continue reading “Tác động từ Thoả thuận Nhật–Hàn về ‘phụ nữ giải khuây’”

18/02/1943: Lãnh đạo kháng chiến ‘Hoa Hồng Trắng’ bị bắt

Nguồn: Nazis arrest White Rose resistance leaders, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Hans Scholl và em gái Sophie, hai nhà lãnh đạo của nhóm thanh niên Đức Hoa Hồng Trắng (Weisse Rose), đã bị cảnh sát mật Gestapo bắt giữ vì chống đối chế độ Đức Quốc xã.

Hoa Hồng Trắng là tổ chức của sinh viên đại học (chủ yếu là sinh viên y khoa) nhằm chống lại Hitler và chế độ của hắn. Người sáng lập, Hans Scholl, là một cựu thành viên của Đoàn Thanh niên Hitler (Hitler Youth), nhưng sau đó đã trở nên căm ghét tư tưởng Đức Quốc Xã khi mục đích thực sự của nó dần lộ diện. Là sinh viên tại Đại học Munich trong năm 1940-1941, Scholl đã đọc về hai tác giả Công giáo La Mã, những người làm chuyển hướng hoàn toàn cuộc đời anh. Chuyển từ y học sang tôn giáo, triết học và nghệ thuật, Scholl đã tập hợp một nhóm bạn bè có cùng chí hướng, cùng là những người khinh thường Đức Quốc Xã, và Hoa Hồng Trắng ra đời. Continue reading “18/02/1943: Lãnh đạo kháng chiến ‘Hoa Hồng Trắng’ bị bắt”

17/02/1979: Trung Quốc xâm lược Việt Nam

Nguồn: China invades Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, trước việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia, Trung Quốc đã phản ứng bằng một cuộc xâm lược Việt Nam.

Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc gia tăng đáng kể sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam vào năm 1975. Cố gắng để mở rộng ảnh hưởng của mình, Việt Nam đã thiết lập một sự hiện diện quân sự tại Lào; tăng cường mối quan hệ với đối thủ của Trung Quốc là Liên Xô; và lật đổ chế độ của Pol Pot tại Campuchia vào năm 1979. Continue reading “17/02/1979: Trung Quốc xâm lược Việt Nam”

Thế giới ‘hậu thực tế’ và mối đe dọa đối với dân chủ

Nguồn: Francis Fukuyama, “The Emergence of a Post-Fact World,” Project Syndicate, 12/01/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Một trong những diễn biến nổi bật nhất của năm 2016 và nền chính trị rất bất thường của năm là sự xuất hiện của một thế giới “hậu thực tế” (post-fact), nơi mà hầu hết các nguồn thông tin đáng tin cậy bị nghi ngờ và bị thách thức bởi những thực tế trái ngược có chất lượng và nguồn gốc mập mờ.

Sự trỗi dậy của Internet và World Wide Web vào thập niên 1990 được chào đón như một thời khắc của giải phóng và một điều có lợi cho nền dân chủ trên khắp thế giới. Thông tin là một dạng quyền lực, và nhờ thông tin trở nên rẻ hơn và dễ tiếp cận hơn, các cộng đồng dân chủ có thể tham gia vào những lĩnh vực mà trước kia họ bị loại trừ. Continue reading “Thế giới ‘hậu thực tế’ và mối đe dọa đối với dân chủ”

16/02/1959: Castro tuyên thệ nhậm chức

Nguồn: Castro sworn in, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1959, Fidel Castro đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Cuba sau khi lãnh đạo một chiến dịch du kích buộc nhà độc tài cánh hữu Fulgencio Batista phải đi lưu vong. Castro, người trở thành Tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Cuba sau khi Batista bị lật đổ vào tháng 01, đã thay thế Miro Cardona trên cương vị người đứng đầu chính phủ lâm thời mới của đất nước.

Castro sinh ra ở tỉnh Oriente, miền đông Cuba. Ông là con trai của một người nhập cư gốc Tây Ban Nha. Cha ông đã làm giàu từ việc xây dựng hệ thống đường sắt để vận chuyển mía. Castro tham gia hoạt động cách mạng khi còn là sinh viên. Năm 1947, ông cùng những người Dominica lưu vong và một số người Cuba cố gắng lật đổ nhà độc tài Dominica Rafael Trujillo nhưng đã thất bại. Continue reading “16/02/1959: Castro tuyên thệ nhậm chức”

Tại sao Trump ‘nhượng bộ’ về vấn đề ‘một Trung Quốc’?

Nguồn: Zhang Baohui, “Why Trump backed down on ‘One China’”, CNN, 13/02/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 10/2, thế giới bất ngờ vì một cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Một phát ngôn từ Nhà Trắng mô tả cuộc điện đàm “hết sức thân mật.” Quan trọng nhất với Tập là việc Trump đảm bảo cam kết của Mỹ đối với chính sách “một Trung Quốc”.

Cuộc điện đàm này, cộng với một lá thư từ Trump gửi Tập hai ngày trước, trong đó thể hiện Mỹ mong muốn “một mối quan hệ mang tính xây dựng” với Trung Quốc, đã loại bỏ nhiều những lo âu được tạo nên bởi những phát ngôn trước kia của Trump cho rằng nguyên tắc “Một Trung Quốc” có thể được đàm phán lại. Continue reading “Tại sao Trump ‘nhượng bộ’ về vấn đề ‘một Trung Quốc’?”

15/02/1950: Xô – Trung ký hiệp ước liên minh

Nguồn: USSR and PRC sign mutual defense treaty, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Liên Xô và CHND Trung Hoa (PRC), hai quốc gia cộng sản lớn nhất thế giới, đã tuyên bố ký một hiệp ước phòng thủ chung.

Đàm phán về hiệp ước đã diễn ra tại Moskva giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc là Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai, cùng Tổng Bí thư Joseph Stalin và Ngoại trưởng Andrei Vishinsky phía Liên Xô. Các điều khoản của hiệp ước nói rằng Liên Xô sẽ cung cấp một khoản tín dụng 300 triệu USD cho Trung Quốc. Nó cũng đề cập rằng Liên Xô sẽ trao trả cho Trung Quốc quyền kiểm soát một tuyến đường sắt lớn và thành phố Lữ Thuận/ Đại Liên ở Mãn Châu, vốn nằm trong số những phần mà quân Liên Xô chiếm đóng ở giai đoạn cuối của Thế chiến II. Continue reading “15/02/1950: Xô – Trung ký hiệp ước liên minh”

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ như thế nào?

Nguồn:What might a trade war between America and China look like“, The Economist, 05/02/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Donald Trump phỉ báng chính phủ Trung Quốc trong chiến dịch tranh cử, cáo buộc quốc gia này đã thao túng tiền tệ, ăn cắp tài sản trí tuệ của Mỹ và “lấy đi công việc của chúng ta”. Sự thù địch này không chỉ là chiến lược cho mùa bầu cử. Năm 2012, Trump đã vu cáo Trung Quốc là đã tạo ra khái niệm về sự ấm lên toàn cầu để làm cho sản xuất của Mỹ trở nên kém cạnh tranh. Căng thẳng dâng cao: Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc, đã nhắc nhở giới tinh hoa toàn cầu khi tụ họp tại Davos rằng “sẽ không có quốc gia nào nổi lên như người chiến thắng trong một cuộc chiến tranh thương mại”. Nếu Mỹ nhắm vào thương mại của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ đánh trả lại. Vậy, một cuộc chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc kinh tế sẽ có thể diễn ra như thế nào? Continue reading “Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ như thế nào?”

Nước Anh đâm đầu vào đá với ‘Brexit cứng’?

Nguồn: Philippe Legrain, “Brexit into Trumpland,” Project Syndicate, 19/01/2017.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Thủ tướng Theresa May đang đưa Vương quốc Anh vào một cuộc Brexit rất “cứng” vào năm 2019 – và có khả năng tệ hơn, nếu Anh rời EU mà không có một thoả thuận rời EU hay thỏa thuận thương mại. Trong bài phát biểu ngày 17 tháng 1, bà May vạch ra các mục tiêu đàm phán với EU, và tỏ rõ bà sẽ đặt những yêu cầu của phe ủng hộ Brexit cứng rắn lên các lợi ích kinh tế của đất nước.

Không ngạc nhiên khi bà May sẽ chọn một đường lối Brexit mà theo đó Anh sẽ rời cả thị trường chung lẫn liên minh thuế quan của EU: bà biết rất ít về kinh tế, và quan tâm đến nó còn ít hơn. Mục đích cuối cùng của bà là giữ được chức Thủ tướng, và bà tin rằng kiểm soát nhập cư – một mối ám ảnh cá nhân từ lâu – sẽ giúp bà được lòng các cử tri chọn rời EU, và việc chấm dứt thẩm quyền của Toà Công lý châu Âu ở Anh sẽ xoa dịu phe dân tộc chủ nghĩa trong Đảng Bảo thủ của bà. Continue reading “Nước Anh đâm đầu vào đá với ‘Brexit cứng’?”

14/02/1779: Thuyền trưởng James Cook bị giết ở Hawaii

Nguồn: Captain Cook killed in Hawaii, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1779, thuyền trưởng James Cook, nhà thám hiểm và nhà hàng hải vĩ đại người Anh, đã bị người bản địa Hawaii giết chết trong chuyến hải trình thứ ba đến quần đảo Thái Bình Dương này.

Năm 1768, James Cook, một sĩ quan trắc địa của Hải quân Hoàng gia Anh, đã được thăng cấp lên trung úy và trở thành chỉ huy con tàu HMS Endeavour, bắt đầu một chuyến thám hiểm đưa các nhà khoa học đến Tahiti để theo dõi quỹ đạo của sao Kim. Năm 1771, ông trở lại Anh, sau khi đã tìm ra New Zealand và Úc, đồng thời đi vòng quanh thế giới. Continue reading “14/02/1779: Thuyền trưởng James Cook bị giết ở Hawaii”