03/02/1950: Bắt điệp viên tiết lộ về bom nguyên tử cho Liên Xô

Nguồn: Klaus Fuchs arrested for passing atomic bomb information to Soviets, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Klaus Fuchs, một nhà khoa học Anh sinh ra ở Đức, người đã giúp phát triển bom nguyên tử, đã bị bắt tại Anh vì tội tiết lộ các thông tin tuyệt mật về vũ khí cho Liên Xô. Sự kiện này là khởi đầu cho hàng loạt vụ việc có liên quan đến một đường dây gián điệp, mà đỉnh điểm là vụ bắt giữ và xử tử Julius và Ethel Rosenberg.

Năm 1933, Fuchs và gia đình rời Đức để tránh sự khủng bố của Đảng Quốc xã. Họ đến Vương quốc Anh, nơi Fuchs giành được học vị Tiến sĩ Vật lý. Trong suốt Thế chiến II, chính phủ Anh đã sớm nhận ra khuynh hướng thiên tả của Fuchs và cha mình. Tuy nhiên, vì khả năng chuyên môn nên cuối cùng Fuchs vẫn được mời tham gia chương trình phát triển bom nguyên tử của Anh (Dự án “Tube Alloys.”) Continue reading “03/02/1950: Bắt điệp viên tiết lộ về bom nguyên tử cho Liên Xô”

Putin, Trump, Tập và sự trở lại của các quân vương

Nguồn: Akhilesh Pillalamarri, “Trump, Putin, Xi and the return of Kingship”, The Diplomat, 19/01/2017.

Biên dịch: Lê Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một bài viết đăng trên tờ Wall Street Journal vào cuối năm 2016 đã trích dẫn một số nguồn người Trung Quốc nói rằng Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình muốn “tiếp tục (điều hành đất nước) sau năm 2022 và tìm hiểu về một hệ thống lãnh đạo như mô hình của Putin.”

Sau chiến thắng bầu cử của Donald Trump ở Mỹ và Rodrigo Duterte ở Philippines, và sự củng cố quyền lực của Recep Tayyip Erdoğan ở Thổ Nhĩ Kỳ,  có thể thấy rõ một số cường quốc đang dần dần tiến tới hiện tượng chính trị được biết đến là “Chủ nghĩa Putin” (“Putinism”), đôi khi được gọi là “Chủ nghĩa Trump” (“Trumpism”). Hiện tượng này xảy ra ở Châu Á và các nước không thuộc Phương Tây khác, nơi mà dân chủ tự do có nguồn gốc còn non trẻ, lẫn ở cả Phương Tây. Continue reading “Putin, Trump, Tập và sự trở lại của các quân vương”

02/02/1962: Tai nạn máy bay đầu tiên của Mỹ ở Việt Nam

Nguồn: First U.S. Air Force plane crashes in South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày năm 1962, Không quân Mỹ đã mất chiếc máy bay đầu tiên tại miền Nam Việt Nam. Chiếc C-123 đã bị rơi trong khi phun chất làm rụng lá lên một điểm phục kích của Việt Cộng.

Chiếc máy bay này là một phần trong Chiến dịch Ranch Hand, một chiến dịch chống tiếp cận (area-denial) nhằm triệt hạ những con đường mà Việt Cộng dùng để ẩn náu và ngụy trang. Trong giai đoạn 1962 – 1971, lính Mỹ đã phun gần 19 triệu gallon chất diệt cỏ làm rụng lá lên khoảng 10% – 20% lãnh thổ Nam Việt Nam và một vài khu vực thuộc Lào. Chất độc da cam, có tên gọi bắt nguồn từ màu cam của bình chứa, là loại được sử dụng thường xuyên nhất. Continue reading “02/02/1962: Tai nạn máy bay đầu tiên của Mỹ ở Việt Nam”

Đỉnh Everest được đặt theo tên ai?

Nguồn:Who is Mount Everest named after“, History, 30/11/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Năm 1852, Dự án Khảo sát Lượng giác Vĩ đại (Great Trigonometrical Survey) do Anh tài trợ, với mục đích lập bản đồ tiểu lục địa Ấn Độ từ đầu những năm 1800, đã xác định ngọn núi cao nhất thế giới nằm trải dài giữa Nepal và Tây Tạng trên dãy Himalaya. Người Anh ban đầu gọi đỉnh núi cao 29.035 ft (tương đương 8.848 m) là Đỉnh XV cho đến khi Andrew Waugh, Tổng Trắc địa Ấn Độ, kiến nghị đặt nó theo tên của người tiền nhiệm ông, Sir George Everest. Continue reading “Đỉnh Everest được đặt theo tên ai?”

Vai trò toàn cầu mới của Đức

Nguồn: Frank-Walter Steinmeier, “Germany’s New Global Role,” Foreign Affairs, 13/06/2016.

Biên dịch: Vũ Thành Nam & Vũ Hồng Trang | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong hai thập niên qua, vai trò của Đức trên thế giới đã trải qua một sự biến đổi đáng kể. Sau sự thống nhất hòa bình năm 1990, Đức đã trên đà trở thành người khổng lồ kinh tế với chính sách đối ngoại không có gì đáng nói. Tuy nhiên, nước Đức ngày nay là một cường quốc châu Âu thu hút không ít lời khen tiếng chê. Điều này đúng cả về cách nước Đức ứng phó với lượng người tị nạn tăng vọt gần đây – nước này đã đón nhận hơn một triệu người trong năm ngoái – lẫn việc xử lý khủng hoảng đồng euro.

Khi sức mạnh gia tăng, Đức càng có nhu cầu để giải thích chính sách đối ngoại một cách rõ ràng hơn. Lịch sử gần đây của nước Đức là chìa khóa để hiểu cách Đức nhìn nhận vị thế của mình trên thế giới. Từ năm 1998, tôi đã phục vụ đất nước với tư cách là thành viên của bốn nội các và lãnh đạo phe đối lập trong Quốc hội. Trong suốt thời gian đó, Đức không hề tìm kiếm vai trò mới trên trường quốc tế. Continue reading “Vai trò toàn cầu mới của Đức”

01/02/1951: LHQ lên án Trung Quốc gây hấn tại Triều Tiên

Nguồn: U.N. condemns PRC for aggression, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, trong một cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ 44 – 7, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết lên án chính quyền cộng sản Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) vì hành vi gây hấn trên bán đảo Triều Tiên. Đây là lần đầu tiên kể từ khi thành lập vào năm 1945, Liên Hiệp Quốc đã lên án một quốc gia là kẻ xâm lược.

Tháng 6/1950, lực lượng cộng sản Bắc Triều Tiên xâm chiếm Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) với mục tiêu thống nhất đất nước vốn đã bị chia cắt kể từ năm 1945. Khi đó, sau khi quân Nhật đầu hàng, quân Liên Xô đã chiếm đóng miền Bắc, còn quân Mỹ thì tiến vào miền Nam. Cuối năm 1950, hàng trăm ngàn quân Trung Quốc đã vượt biên sang Triều Tiên để chống lại lực lượng của Mỹ, bởi trước đó quân Mỹ đã cố gắng đẩy lùi quân Bắc Triều Tiên ra khỏi Nam Triều Tiên. Tính đến năm 1951, Mỹ ngày càng lún sâu tại bán đảo này, với hàng ngàn lính đóng quân và hàng triệu USD viện trợ cho Nam Triều Tiên. Continue reading “01/02/1951: LHQ lên án Trung Quốc gây hấn tại Triều Tiên”

Trump sẽ làm đảo lộn quan hệ Mỹ – Trung?

Nguồn: Yasheng Huang, “A bull named Trump in a shop called China,” Project Syndicate, 03/01/2017.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong số những công kích nguy hiểm nhất của tổng thống đắc cử Donald Trump thì có một số là nhằm vào Trung Quốc. Ông cáo buộc nước này đã “cưỡng hiếp” Hoa Kỳ bằng các chính sách thương mại của mình, bịa ra sự ấm lên toàn cầu như một “trò lừa bịp” nhằm làm suy yếu khả năng cạnh tranh của Mỹ. Vậy thì tại sao nhiều cố vấn chính sách và nhà bình luận của Trung Quốc lại rất lạc quan về tương lai của quan hệ Trung-Mỹ?

Lý giải dường như nằm ở việc Trump là một doanh nhân, và diễn đạt theo ý của Tổng thống Hoa Kỳ Calvin Coolidge thì việc kinh doanh với Trung Quốc chính là việc kinh doanh của Mỹ. Theo lối suy nghĩ này, Trung Quốc có thể dễ dàng hợp tác với một người làm ăn bốc đồng như Trump hơn so với một người được cho là thiên về “ý thức hệ” như Hilary Clinton. Continue reading “Trump sẽ làm đảo lộn quan hệ Mỹ – Trung?”

31/01/1968: Việt Cộng tấn công Đại sứ quán Mỹ

Nguồn: Viet Cong attack U.S. Embassy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, trong một phần của chiến dịch Tết Mậu Thân, một nhóm quân du kích Việt Cộng đã tấn công Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Những người lính này đã bao vây Đại sứ quán trong suốt sáu giờ đồng hồ, cho đến khi lực lượng lính dù của Mỹ hạ cánh bằng trực thăng trên mái của tòa nhà sứ quán và đánh trả Việt Cộng.

Tết Mậu Thân đã được lên kế hoạch là một cuộc tấn công đồng loạt vào các thành phố và thị xã lớn ở miền Nam Việt Nam. Chiến dịch được dự kiến diễn ra trong dịp Tết, là thời điểm hạn chế giao tranh theo thông lệ mừng năm mới âm lịch của người Việt. Tháng 12/1967, theo sau cuộc tấn công vào căn cứ Mỹ tại Khe Sanh, 50.000 lính Mỹ đã được gửi đến để bảo vệ khu vực này, do đó làm suy yếu lực lượng tại những nơi khác. Phản ứng này của Mỹ đã nằm trong chiến lược của Việt Cộng, nhằm dọn đường cho đợt tấn công bất ngờ vào Tết Mậu Thân, khi phe Cộng sản tấn công Sài Gòn, cố đô Huế và hơn 100 khu đô thị khác. Continue reading “31/01/1968: Việt Cộng tấn công Đại sứ quán Mỹ”

Thế giới đang tiến vào kỷ nguyên siêu bất định?

Nguồn: Barry Eichengreen, “The Age of Hyper-Uncertainty”, Project Syndicate, 14/12/2016.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 2017 sẽ đánh dấu kỉ niệm 40 năm ngày xuất bản cuốn Kỷ nguyên Bt đnh (The Age of Uncertainty) của Kenneth Galbraith. Bốn mươi năm là một khoảng thời gian dài, nhưng đáng để nhìn lại xem Galbraith và những độc giả của ông đã thấy bất định như thế nào.

Năm 1977, khi Galbraith đang viết cuốn sách, thế giới vẫn đang chao đảo do ảnh hưởng của cú sốc giá dầu OPEC lần thứ nhất và lo ngại liệu có một cú sốc khác hay không (và đúng là như vậy). Nước Mỹ đang phải đối mặt với tăng trưởng chậm lại kết hợp với lạm phát tăng nhanh, hay còn gọi là hiện tượng đình lạm (stagflation), một vấn đề mới đã đặt ra những câu hỏi về khả năng của các nhà hoạch định chính sách và sự thích hợp trong mô hình kinh tế của họ. Trong khi đó, những nỗ lực để tái lập hệ thống tiền tệ quốc tế Bretton Woods bị đổ vỡ, phủ bóng đen lên triển vọng thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Continue reading “Thế giới đang tiến vào kỷ nguyên siêu bất định?”

Trump đang vi hiến

Nguồn: David Cole, “Trump Is Violating the Constitution,” The New York Review of Books, February 23, 2017 Issue.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Khi trở thành tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ năm 2009, Barack Obama đã bổ nhiệm Norman Eisen, một “cố vấn đặc biệt về đạo đức và chính phủ,” nhằm đảm bảo mình không vi phạm bất cứ điều cấm nào về xung đột lợi ích. Trước khi được thay thế vào năm 2011, Eisen, sau này là đại sứ Hoa Kỳ tại Cộng hòa Séc và một luật sư chuyên về những vụ liên quan đến gian lận, đã giải quyết một loạt câu hỏi, bao gồm những vấn đề như liệu Tổng thống Obama, một người hâm mộ bóng rổ, có thể nhận vé đi xem đội Washington Wizards hay đội Georgetown Hoyas chơi hay không.

Khi được trao giải Nobel Hòa bình, Obama đã hỏi xin ý kiến chính thức của Văn phòng Tư vấn Pháp lý thuộc Bộ Tư pháp về việc ông có thể nhận giải mà không vi phạm lệnh cấm tổng thống hay bất cứ viên chức liên bang nào khác nhận “các khoản thù lao,” về cơ bản là bất cứ khoản thanh toán hay lợi ích nào, từ một nhà nước nước ngoài, vốn được quy định trong hiến pháp hay không. (Văn phòng kết luận rằng ông có thể nhận giải, chỉ vì Ủy ban Nobel là một thực thể tư nhân không có sự can dự của chính phủ nước ngoài.) Continue reading “Trump đang vi hiến”

30/01/1933: Adolf Hitler trở thành Thủ tướng Đức

Nguồn: Adolf Hitler is named chancellor of Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1933, Tổng thống Paul von Hindenburg đã chọn Adolf Hitler – lãnh đạo (fÜhrer) của Đảng Công nhân Quốc gia Xã hội chủ nghĩa Đức (Đảng Quốc xã) – trở thành Thủ tướng Đức.

Năm 1932 là thời điểm mà Hitler nhanh chóng trở nên nổi tiếng ở Đức, chủ yếu là do sự thất vọng của người dân Đức trước nền kinh tế ảm đạm, cùng vết thương vẫn còn mưng mủ gây ra bởi thất bại trong Thế chiến I và những điều khoản khắc nghiệt trong Hòa ước Versailles. Thế nên Hitler, một diễn giả lôi cuốn, đã khéo léo biến những bất mãn với chính quyền hậu chiến Weimar thành sự ủng hộ cho Đảng Quốc xã non trẻ của mình. Trong cuộc bầu cử tháng 07/1932, Đảng Quốc xã đã giành 230 ghế, và cùng với Đảng Cộng sản, đảng lớn thứ hai, chiếm hơn một nửa số ghế trong Hạ viện (Reichstag). Continue reading “30/01/1933: Adolf Hitler trở thành Thủ tướng Đức”

Khủng hoảng Kênh đào Suez là gì?

Nguồn:What was the Suez Crisis?“, History, 27/10/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khủng hoảng Suez là kết quả của quyết định bởi Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser vào tháng 7/1956 nhằm quốc hữu hóa 120 dặm Kênh đào Suez vốn trước đó được đồng kiểm soát bởi Anh và Pháp. Quyết định này một phần nhằm tài trợ cho việc xây dựng đập Aswan trên sông Nile, một dự án mà các nước phương Tây đã từ chối tài trợ. Hơn hai phần ba lượng dầu được sử dụng bởi châu Âu được vận chuyển qua tuyến đường thủy mang tính quan trọng chiến lược nối liền Địa Trung Hải và Biển Đỏ này, và Thủ tướng Anh Anthony Eden đã thề đòi lại “con đường huyết mạch vĩ đại của đế chế.”

Continue reading “Khủng hoảng Kênh đào Suez là gì?”

29/01/1861: Kansas được sáp nhập vào Mỹ

Nguồn: Kansas enters the Union, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1861, Kansas, với tư cách một bang tự do, đã trở thành tiểu bang thứ 34 được kết nạp vào Liên minh miền Bắc (the Union). Cuộc đấu tranh giữa phe ủng hộ và phe chống đối chế độ nô lệ ở Kansas là một trong các nhân tố chính gây ra Nội chiến Mỹ.

Năm 1854, Kansas và Nebraska là các vùng lãnh thổ dùng chủ quyền nhân dân (phổ thông đầu phiếu) để quyết định vấn đề chế độ nô lệ. Trong khi không có tranh luận nào về vấn đề này ở Nebraska, vì bang này gồm toàn người định cư từ miền Trung Tây, nơi không có chế độ nô lệ; thì ở Kansas, tình hình lại rất khác. Dù hầu hết người dân đều theo chủ nghĩa bãi nô, vẫn có khá nhiều người Missouri ủng hộ chế độ nô lệ sống ở vùng biên giới. Continue reading “29/01/1861: Kansas được sáp nhập vào Mỹ”

Lê-nin và việc ‘chặt một cây xanh giam tù một tháng’

Tác giả: Nguyễn Lục Gia

Với tư cách Chủ tịch Hội đồng Lao động và Quốc phòng, gọi đầy đủ là Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô-viết Liên bang Nga (1917-1924), ngày 14/06/1920, V. I. Lê-nin đã ban hành một Quyết định mà về sau Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác – Lê-nin trực thuộc Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đặt thành tiêu đề Quyết định về việc xử phạt chủ nhiệm nhà an dưỡng “Goóc-ki” E. I-a. Vê-ve. Vê-ve là đảng viên Bôn-sê-vích từ năm 1917, công nhân Cận vệ đỏ, chủ nhiệm nhà an dưỡng Goóc-ki trong quãng thời gian 1918-1924. Nội dung của Quyết định đề cập đến quy trình áp dụng các hình thức xử phạt đối với Vê-ve về tội danh tự ý chặt một cây thông, làm tổn hại tài sản xã hội chủ nghĩa. Quyết định nguyên văn như sau. Continue reading “Lê-nin và việc ‘chặt một cây xanh giam tù một tháng’”

28/01/1945 : ‘Đường Miến Điện’ được mở cửa trở lại

Nguồn: Burma Road is reopened, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, một phần của “Đường Miến Điện” (Burma Road) – đoạn đường dài 717 dặm chạy từ Lashio, Myanmar đến Côn Minh, Trung Quốc, đã được quân Đồng minh mở cửa trở lại để tiếp tục cung cấp tiếp viện cho Trung Quốc.

Năm 1937, chiến tranh Trung -Nhật nổ ra. Khi ấy, do bị người Nhật chiếm đóng bờ biển, Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng một tuyến đường để đưa các hàng tiếp viện quan trọng từ bên ngoài vào nội địa, tránh được vòng vây của Nhật Bản. Con đường được hoàn thành vào năm 1939, và kể từ đó, hàng hóa đến Trung Quốc qua hai chặng: đường biển đến Rangoon, và sau đó là đường tàu hỏa đến Lashio. Tuy nhiên, vào tháng 04/1942, khi Nhật Bản chiếm được phần lớn Miến Điện, tuyến đường từ Lashio sang Trung Quốc bị đóng cửa, và dòng tiếp viện bị cắt. Continue reading “28/01/1945 : ‘Đường Miến Điện’ được mở cửa trở lại”

Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P6)

Tng hp: Mai Nguyễn

41 – Tướng Cao Văn Viên: Tổng tham mưu trưởng kỳ lạ nhất Sài Gòn

Năm 1971, choáng váng bởi tổn thất nặng sau chiến dịch Lam Sơn 719, ông Thiệu nhờ Trần Văn Đôn nói với đại tướng Cao Văn Viên (trong hình), Tổng tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn, hãy quét tầm nhìn chiến lược đến các quân khu, chịu khó tiếp xúc với các tư lệnh vùng để tăng cường quân lực, chứ đừng ở mãi trong văn phòng riêng như ông Viên vẫn làm.

Tại sao ông Thiệu không trực tiếp nói với Cao Văn Viên mà phải nhờ Trần Văn Đôn? Bởi Thiệu có nói nhưng đại tướng Viên vẫn không nhúc nhích, cứ ngồi một chỗ để chỉ huy ngót một triệu quân qua…điện đàm là chính. Ông Đôn gặp Cao Văn Viên hỏi lý do. Ông Viên bảo: Continue reading “Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P6)”

27/01/1973: Ký Hiệp định Hòa bình Paris

Nguồn: Paris Peace Accords signed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, đại diện của Mỹ, Việt Nam Cộng hòa, chính quyền miền Bắc và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (Việt Cộng) đã chính thức ký  “Hiệp định chấm dứt chiến tranh và khôi phục hòa bình ở Việt Nam” tại Paris.

Vì phía Việt Nam Cộng hòa nhất quyết không công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam, nên mọi đề cập đến Chính phủ này đều chỉ nằm trong phiên bản song phương do chính quyền miền Bắc và Mỹ ký. Còn phía Việt Nam Cộng hòa được trao một phiên bản hiệp định riêng biệt, trong đó không đề cập đến chính phủ Việt Cộng. Đây là một phần trong nỗ lực từ trước đó rất lâu của Sài Gòn nhằm từ chối công nhận Việt Cộng là một bên hợp pháp trong các cuộc thảo luận về chấm dứt chiến tranh. Continue reading “27/01/1973: Ký Hiệp định Hòa bình Paris”

26/01/1945: Liên Xô giải phóng Auschwitz

Nguồn: Soviets liberate Auschwitz, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, quân Liên Xô đã tiến tới Auschwitz, Ba Lan, và giải phóng những người còn sống sót trong các trại tập trung. Họ cũng đồng thời tiết lộ cho toàn thế giới biết về nỗi kinh hoàng ở nơi đây.

Auschwitz khi ấy đã bị biến thành một khu trại tập trung rộng lớn, được đánh số lần lượt là Auschwitz I, II, và III. Ngoài ra, còn có 40 trại “vệ tinh” nhỏ hơn nằm xung quanh. Tại Auschwitz II (thành lập tháng 10/1941 ở Birkenau) lực lượng SS của Đức đã tạo ra một nơi giết chóc khổng lồ, gồm có 300 trại tù; 4 “nhà tắm công cộng” mà thực ra chính là các phòng hơi ngạt; cùng nhiều hầm tử thi và lò hỏa thiêu. Hàng ngàn tù nhân còn bị đưa ra làm vật thí nghiệm y tế bởi tay bác sĩ Josef Mengele, hay còn được biết đến là “Thiên thần của Cái chết.” Continue reading “26/01/1945: Liên Xô giải phóng Auschwitz”

Tư duy người Trung Quốc trong mắt một người phương Tây


Tác giả: Kiệt Phu | Biên dịch: Mộc Vệ

Ông Lexus, một người Đức từng du học ở Trung Quốc vừa có phát ngôn gây tranh luận rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc. Ông Lexus nói: trên weibo, ông thấy người Trung Quốc rất khó hiểu, dường như ông nói gì cũng bị người Trung Quốc chửi bới. Ông còn đề cập một hiện tượng: “Những bài viết bị gỡ bỏ trên weibo đa số là vì có người tố giác. Tôi cảm thấy mọi người luôn rình rập lẫn nhau, thật khó hiểu. Chúng ta chỉ nên tố giác phần tử xấu xa khủng bố. Còn đối với người khác quan điểm mà hành động như thế là hỏng bét, hệ quả là mọi người tự tạo thành thói quen kiểm duyệt chính mình, những điều nên nói lại không dám nói, gặp ai cũng phải cảnh giác”.

Ông Lexus cảm nhận, trên weibo người ta chỉ tìm cách chụp mũ và chửi nhau. Dường như nhiều người Trung Quốc không kể lý lẽ, không thích nghe nói lý sự… Phải giải thích về vấn đề này như thế nào? Continue reading “Tư duy người Trung Quốc trong mắt một người phương Tây”

Triển vọng quan hệ Nhật – Mỹ – Nga dưới thời Trump

Nguồn: Bill Emmott, “Japanese Foreign Policy in the Trump Era”, Project Syndicate, 13/12/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tháng 12/2016 sẽ là tháng hòa giải đối với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, đó là khi ông có cuộc gặp với các nhà lãnh đạo của hai quốc gia đã đối đầu Nhật Bản trong Thế chiến II: Hoa Kỳ và Nga.

Có khả năng ông Abe sẽ đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin, sau đó không lâu sẽ là cuộc hội đàm giữa ông và Tổng thống Mỹ Barack Obama. Nhưng các sự kiện này thực chất là dấu hiệu báo trước một tương lai bất ổn và khó khăn đối với Nhật Bản cũng như toàn bộ khu vực Đông Á. Continue reading “Triển vọng quan hệ Nhật – Mỹ – Nga dưới thời Trump”