Đánh giá cải cách kinh tế Việt Nam từ sau Đại hội 12

Nguồn: Le Hong Hiep, “Reviewing Vietnam’s Economic Reforms since the CPV’s Twelfth Congress,” ISEAS Perspective, No. 2 (2017).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Dẫn nhập

Sau Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 12 diễn ra hồi tháng 1 năm 2016, Quốc hội Việt Nam đã thành lập một chính phủ mới đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào tháng 4. Chính phủ của ông sẽ điều hành đất nước ít nhất cho đến năm 2021 khi một chính phủ mới được thành lập sau Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 13. Một trong những nhiệm vụ chính của ông Phúc và chính phủ cho đến khi đó là tăng cường hiệu quả hoạt động kinh tế của Việt Nam, và giám sát việc tái cấu trúc nền kinh tế hướng tới một mô hình tăng trưởng bền vững và sáng tạo hơn. Continue reading “Đánh giá cải cách kinh tế Việt Nam từ sau Đại hội 12”

08/01/1976: Chu Ân Lai qua đời

Nguồn: Chinese leader Zhou Enlai dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1976, Chu Ân Lai, Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân (CHND) Trung Hoa kể từ năm 1949, đã qua đời vì ung thư ở tuổi 77. Ông là người đứng thứ hai sau Mao Trạch Đông về tầm ảnh hưởng ở Trung Quốc. Ngoài những thành tựu trong vai trò lãnh đạo đất nước cộng sản, Chu còn đóng góp quan trọng cho quá trình đàm phán dẫn đến việc Mỹ chính thức công nhận CHND Trung Hoa vào năm 1979.

Chu Ân Lai sinh năm 1898. Ông bắt đầu tích cực tham gia vào Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào thập niên 1920. Sau đó, Chu nhanh chóng được thăng cấp và trở thành một trong những cố vấn đáng tin cậy nhất của Mao Trạch Đông, đặc biệt là nhờ vào các kỹ năng đàm phán và ngoại giao của ông. Continue reading “08/01/1976: Chu Ân Lai qua đời”

Báo cáo thường niên 2016

I. Giới thiệu Dự án Nghiên cứu Quốc tế

1. Sứ mệnh

Ra đời ngày 9/5/2013, Dự án Nghiên cứu Quốc tế (nghiencuuquocte.org) là một dự án phi chính trị, phi lợi nhuận nhằm mục đích phát triển nguồn học liệu chuyên  ngành nghiên cứu quốc tế bằng tiếng Việt và thúc đẩy việc học tập, nghiên cứu các vấn đề quốc tế tại Việt Nam. Continue reading “Báo cáo thường niên 2016”

Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P3)

Tng hp: Mai Nguyễn

11 – Nguyễn Cao Kỳ trước biến động miền Trung 1966

Đang còn đắng họng vì “bữa cơm của dân nghèo” không rượu không gái do thị trưởng Đà Nẵng bày ra khoản đãi để chửi khéo, Nguyễn Cao Kỳ lại bị thêm một vố đau khác trong chuyến thăm Huế vào ngày hôm sau 2.3.1966.

Tại Huế, ông ta có buổi tiếp xúc với thân hào nhân sĩ và các đoàn thể nhân dân ở Tòa đại biểu chính phủ bên sông Hương. Không khí cuộc gặp mặt được hâm nóng bởi phát biểu “có lửa” của ông Hồng Dũ Châu:

– Thưa thủ tướng “Chính phủ của dân nghèo” ra đời tại Sài Gòn đã 8 tháng nay. Suốt thời gian ấy chưa thấy làm được gì cho dân nhờ, chỉ thấy nay lệnh này mai lệnh khác trái ngược nhau, khiến chúng tôi bối rối không biết lệnh nào đúng mà thi hành. Gạo cơm tiếp tế cứ bị thiếu hụt mãi… Continue reading “Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P3)”

06/01/1838: Morse công bố hệ thống điện báo đầu tiên

Nguồn: Morse demonstrates telegraph, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1838, hệ thống điện báo của Samuel Morse được công bố lần đầu tiên ở Xưởng Cơ khí Speedwell tại Morristown, New Jersey. Máy Morse là một thiết bị sử dụng xung điện để truyền tải qua dây cáp những thông điệp đã được mã hóa. Chiếc máy đã cách mạng hóa thông tin liên lạc đường dài, và được sử dụng rất phổ biến trong những năm 1920 và 1930.

Samuel Finley Breese Morse sinh ngày 27/04/1791, tại Charlestown, Massachusetts. Ông theo học Đại học Yale, nơi mà ông đã dành sự quan tâm của mình cho nghệ thuật và kỹ thuật điện. Sau khi tốt nghiệp, Morse trở thành một họa sĩ. Năm 1832, trên con tàu trở về châu Âu, ông được nghe về một phát minh mới là nam châm điện, và từ đó nảy sinh ý tưởng về máy điện báo mà hoàn toàn không biết rằng đã có nhiều nhà khoa học khác cũng có ý tưởng tương tự. Continue reading “06/01/1838: Morse công bố hệ thống điện báo đầu tiên”

Burma hay Myanmar?

Nguồn:Should you say Myanmar or Burma“, The Economist, 20/12/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

“Hãy tuân theo thông lệ địa phương khi một quốc gia chính thức thay đổi tên gọi của nó,” đó là lời khuyên của Sách hướng dẫn văn phong của The Economist, “Kinh Thánh” của tờ báo này. Trong danh sách các ví dụ có  “Myanmar, chứ không phải Burma” và “Yangon, chứ không phải Rangoon”. Tất nhiên, chúng tôi tuân thủ quy định này trên trang web của chúng tôi, nhưng không phải tất cả những người khác đều làm vậy. Sau khi hạ cánh tại sân bay bận rộn nhất của đất nước này, phi công của bạn có thể thông báo chào mừng bạn đến Yangon, nhưng hành lý của bạn vẫn sẽ được gắn thẻ RGN. Mặc dù Barack Obama dùng tên gọi Myanmar trong lần đầu tiên ông gặp cựu tổng thống của đất nước này, Thein Sein, nhưng đại sứ quán Mỹ vẫn đề địa chỉ của mình là “Rangoon, Burma”. Và người Miến Điện thường gọi đất nước mình là “Burma” và thành phố lớn nhất của nó là “Rangoon”, ít nhất là trong các hội thoại thông thường. Vậy bạn nên sử dụng tên gọi nào, và tại sao? Continue reading “Burma hay Myanmar?”

Vĩnh biệt phương Tây?

Nguồn: Joschka Fischer, “Goodbye to the West,” Project Syndicate, 05/12/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Giờ đây khi Donald Trump đã được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ, sự kết thúc của những gì mà trước đây được gọi là “phương Tây” đã trở nên gần như chắc chắn. Thuật ngữ đó miêu tả một thế giới xuyên Đại Tây Dương nổi lên từ sau hai cuộc thế chiến trong thế kỷ 20, xác định lại trật tự quốc tế trong suốt bốn thập niên Chiến tranh Lạnh, và thống trị toàn cầu – cho đến bây giờ.

Không nên nhầm lẫn “phương Tây” (“the West”) với “bán cầu Tây” (“Occident”). Trong khi văn hóa, tập quán, và tôn giáo chủ đạo của phương Tây nói chung có nguồn gốc bán cầu Tây, nó đã phát triển thành một thứ khác biệt theo thời gian. Đặc điểm cơ bản của bán cầu Tây hình thành qua nhiều thế kỷ ở vùng Địa Trung Hải (dù các vùng châu Âu về phía Bắc dãy Alps có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nó). Ngược lại, phương Tây thì xuyên Đại Tây Dương, và nó là một đứa con của thế kỷ 20. Continue reading “Vĩnh biệt phương Tây?”

05/01/1968: “Mùa xuân Praha” bắt đầu

Nguồn: Prague Spring begins in Czechoslovakia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, Alexander Dubček, một người Slovakia ủng hộ cải cách tự do, đã trở thành Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, thay cho Antonin Novotny, cựu lãnh đạo theo đường lối kiểu Stalin. Trong vài tháng đầu tiên nắm quyền, Dubček đã tiến hành một loạt cải cách chính trị và kinh tế sâu rộng, bao gồm cả gia tăng tự do ngôn luận và phục hồi quyền cho các nhà bất đồng chính trị. Nỗ lực của Dubček để thành lập “chế độ cộng sản với khuôn mặt con người” đã được ủng hộ trên khắp cả nước, và giai đoạn tự do ngắn ngủi này đã được gọi là Mùa xuân Praha. Continue reading “05/01/1968: “Mùa xuân Praha” bắt đầu”

Thảm họa đổi tiền của Ấn Độ

Nguồn: Shashi Tharoor, “India’s Demonetization Disaster,” Project Syndicate, 06/12/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 8 tháng 11, lúc nửa đêm, Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi tuyên bố các tờ tiền mệnh giá 500 và 1000 rupee với tổng trị giá khoảng 14 nghìn tỷ rupee – tương đương 86% lượng tiền lưu thông – sẽ không còn giá trị pháp lý. Cùng với đó, nền kinh tế Ấn Độ rơi vào hỗn loạn.

Mục đích mà ông Modi tuyên bố là giữ lời hứa trong chiến dịch tranh cử là chống lại “tiền đen”: các khoản thu bất chính – thường được giữ dưới dạng tiền mặt – ví dụ như tiền trốn thuế, phạm tội, và tham nhũng. Ông cũng hy vọng vô hiệu hóa những tờ tiền giả được cho là do phía Pakistan in nhằm ủng hộ khủng bố chống Ấn Độ. Tuy nhiên, gần một tháng sau, tất cả những gì mà động thái phi tiền tệ hóa (demonetize – tức rút tiền mặt khỏi lưu thông) này đạt được là sự rối loạn kinh tế trầm trọng. Quyết định của Modi không phải một quyết định lỗi lạc, mà dường như là một tính toán sai trầm trọng. Continue reading “Thảm họa đổi tiền của Ấn Độ”

Chủ nghĩa dân túy là gì?

Nguồn:What is populism?“, The Economist, 19/12/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Donald Trump, tổng thống đắc cử theo chủ nghĩa dân túy của nước Mỹ, muốn trục xuất những người nhập cư không có giấy tờ. Podemos, một đảng dân túy Tây Ban Nha, muốn cho người nhập cư quyền bầu cử. Geert Wilders, chính trị gia dân túy người Hà Lan, muốn xóa bỏ các đạo luật cấm phát ngôn gây thù hận (hate-speech). Jaroslaw Kaczynski, chính trị gia dân túy người Ba Lan, nỗ lực thúc đẩy một đạo luật quy định việc sử dụng cụm từ “các trại tử thần Ba Lan” là bất hợp pháp. Evo Morales, tổng thống dân túy của Bolivia, đã mở rộng quyền trồng coca của nông dân thổ dân. Rodrigo Duterte, tổng thống dân túy của Philippines, đã ra lệnh cho lực lượng cảnh sát tiêu diệt những người bị nghi ngờ là buôn bán ma túy. Các nhà dân túy có thể là các nhà quân phiệt, người yêu hòa bình, người hâm mộ Che Guevara hay Ayn Rand; họ có thể là những người hoạt động vì môi trường phản đối việc xây dựng các đường ống dẫn dầu hoặc những người phủ nhận biến đổi khí hậu và ủng hộ việc khoan thêm dầu. Điều gì khiến cho tất cả những người đó được  gọi là “các nhà dân túy” (populist), và thuật ngữ đó thực sự có ý nghĩa gì? Continue reading “Chủ nghĩa dân túy là gì?”

Thời Trump: Nước Mỹ ra sao nếu không có ảnh hưởng?

Nguồn: Antony Blinken, “What Is America Without Influence? Trump Will Find Out”, The New York Times, 13/12/2016.

Biên dịch: Lê Hoa | Hiệu đính: Đỗ Thiện

Tháng 2 năm 1945, vào giai đoạn cuối Thế chiến II, Franklin D. Roosevelt, Joseph Stalin và Winston Churchill đã họp tại Yalta, một thị trấn nghỉ mát của người Nga ở Crimea, để bàn cụ thể về tương lai của cuộc chiến và nền hòa bình sau đó. Các nhà lãnh đạo đồng ý với Roosevelt về một trật tự thời hậu chiến được thống trị bởi “Bốn trụ cột”– Mỹ, Anh, Nga và Trung Quốc.

Roosevelt chắc chắn rằng mình có thể thuyết phục được Stalin thực hiện cam kết Yalta về duy trì an ninh khu vực và một châu Âu thống nhất. Stalin lại có một tầm nhìn hoàn toàn khác: thế giới được phân chia theo phạm vi ảnh hưởng của các nước mạnh nhất. Dưới sự thống trị của Liên Xô, bóng tối đã nhấn chìm Đông Âu trong suốt 45 năm. Continue reading “Thời Trump: Nước Mỹ ra sao nếu không có ảnh hưởng?”

03/01/1959: Alaska trở thành bang thứ 49 của Hoa Kỳ

Nguồn: Alaska admitted into Union, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1959, Tổng thống Eisenhower đã ký một tuyên bố đặc biệt chính thức đưa Alaska thành tiểu bang thứ 49, đồng thời là tiểu bang lớn nhất của Mỹ.

Người châu Âu khám phá ra Alaska vào năm 1741, khi một đoàn thám hiểm người Nga, do hoa tiêu người Đan Mạch Vitus Bering dẫn đầu, tìm thấy đất liền Alaska. Sau đó, thợ săn Nga đã nhanh chóng đến Alaska, và khiến cho cư dân Aleut bản địa bị ảnh hưởng rất nặng nề vì nhiễm các căn bệnh ngoại nhập. Năm 1784, Grigory Shelikhov thành lập thuộc địa đầu tiên của Nga trên đảo Kodiak, Alaska. Đầu thế kỷ 19, các khu định cư của người Nga tràn xuống vùng bờ biển phía tây Bắc Mỹ, với các pháo đài được xây dựng ở cực nam, gần Vịnh Bodega, California. Continue reading “03/01/1959: Alaska trở thành bang thứ 49 của Hoa Kỳ”

Đằng sau chuyến thăm Trung Quốc của Nixon

Tác giả: Jung Chang & Jon Halliday | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Khi mới lên cầm quyền, nhằm mục đích để Stalin có thể yên tâm giúp Mao xây dựng một cường quốc quân sự, Mao không lập quan hệ ngoại giao với Mỹ. Sau khi Stalin qua đời, Mao muốn làm việc đó, nhưng vì đang có Chiến tranh Triều Tiên nên Mỹ không quan tâm đến Trung Quốc. Tuy hai nước đã bắt đầu đàm phán cấp đại sứ nhưng toàn bộ mối quan hệ Trung-Mỹ vẫn đóng băng. Mao chọn tư thế chống Mỹ cực kỳ căng thẳng, coi tư thế đó là tiêu chí của chủ nghĩa Mao. Continue reading “Đằng sau chuyến thăm Trung Quốc của Nixon”

02/01/1963: Chiến thắng Ấp Bắc

Nguồn: Viet Cong are successful at Ap Bac, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, tại Ấp Bắc, một ngôi làng ở Đồng bằng sông Cửu Long, cách Sài Gòn 50 dặm về phía tây nam, Việt Cộng đã gây thương vong nặng nề cho một lực lượng Nam Việt Nam vốn dĩ lớn hơn nhiều.

Khoảng 2.500 binh sĩ thuộc Sư đoàn 7 của quân đội miền Nam – dù được trang bị vũ khí tự động, xe bọc thép, thậm chí còn được máy bay ném bom và trực thăng hỗ trợ – nhưng vẫn không thể đánh bại một nhóm 300 quân du kích, những người đã mau chóng trốn thoát sau khi gây thiệt hại nặng nề cho lực lượng Nam Việt Nam. Continue reading “02/01/1963: Chiến thắng Ấp Bắc”

Kinh tế thế giới: Đừng thấy cây mà không thấy rừng!

Nguồn: J. Bradford Delong, “Missing the Economic Big Picture,” Project Syndicate, 28/11/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Gần đây tôi nghe cựu Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pascal Lamy nhắc lại một câu cách ngôn kinh điển của Phật giáo, trong đó vị thế tổ thứ sáu của Thiền tông là Huệ Năng nói với ni cô Vô Tận Tạng: “Trí giả chỉ trăng, ngu giả chỉ thấy ngón tay mà không thấy trăng.” Lamy nói thêm, “Chủ nghĩa tư bản thị trường là mặt trăng. Toàn cầu hóa là ngón tay.”

Với việc tư tưởng chống toàn cầu hóa ngày càng tăng ở phương Tây, năm nay quả là một năm mà người ta chỉ thấy ngón tay. Trong cuộc trưng cầu dân ý Brexit ở Anh, “những người Anh nhỏ bé” đã bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu; và ở Mỹ, Donald Trump thắng cử tổng thống bởi vì ông đã thuyết phục được đủ số cử tri ở những bang quan trọng rằng ông sẽ “làm nước Mỹ vĩ đại trở lại,” nhất là bằng cách đàm phán những “thỏa thuận” thương mại rất khác cho đất nước. Continue reading “Kinh tế thế giới: Đừng thấy cây mà không thấy rừng!”

01/01/45 TCN: Ngày kỷ niệm đầu Năm Mới đầu tiên

Nguồn: New Year’s Day, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào năm 45 trước công nguyên, Ngày Đầu Năm Mới đã được tổ chức vào ngày 01/01, lần đầu tiên trong lịch sử kể từ khi Lịch Julius được sử dụng.

Ngay sau khi trở thành lãnh đạo độc tài của La Mã, Julius Caesar đã quyết định sửa đổi lịch La Mã truyền thống, vốn đã có từ thế kỷ 7 trước Công nguyên. Đây là một bộ lịch âm, được tính theo chu kỳ Mặt Trăng, nhưng nó thường xuyên bị sai mùa và phải điều chỉnh. Chưa kể đến việc các thành viên Hội đồng Linh mục (pontifex), những người chịu trách nhiệm giám sát lịch, cũng rất hay lạm dụng quyền lực. Họ thường cộng thêm số ngày để kéo dài nhiệm kỳ chính trị hay can thiệp vào các cuộc bầu cử. Continue reading “01/01/45 TCN: Ngày kỷ niệm đầu Năm Mới đầu tiên”

Top 25 bài được đọc nhiều nhất trong năm 2016

Sau đây là danh sách 25 bài xuất bản trong năm 2016 được đọc nhiều nhất trên Dự án Nghiên cứu Quốc tế trong năm qua. Nhân đây, Dự án Nghiên cứu Quốc tế xin gửi tới Quý độc giả, các Cộng tác viên và các Nhà tài trợ lời chúc mừng năm mới 2017 An khang, Thịnh vượng, và Thành công! Continue reading “Top 25 bài được đọc nhiều nhất trong năm 2016”

31/12/1978: Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan

Nguồn: United States ends official relations with Nationalist China, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, cờ tại Đại sứ quán Mỹ ở Đài Bắc và Đại sứ quán Đài Loan tại Mỹ đã bị hạ xuống. Đây là dấu hiệu hai bên đã chính thức chấm dứt quan hệ. Ngày 01/01/1979, Mỹ chính thức công nhận chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) tại Bắc Kinh.

Quyết định cắt đứt quan hệ với Đài Loan và công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của chính phủ Mỹ đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ đại diện của chính phủ Quốc Dân Đảng. Trong một buổi lễ ngắn gọn ở buổi hạ cờ, một quan chức của Quốc Dân Đảng tuyên bố rằng hành động này “không có nghĩa là chúng ta đã từ bỏ cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản.” Ông chỉ trích Tổng thống Mỹ Jimmy Carter một cách mạnh mẽ, vì đã cắt đứt quan hệ với “một người bạn trung thành và đồng minh của nước Mỹ,” để đổi lấy việc bình thường hóa quan hệ với “kẻ thù của chúng ta, chế độ Cộng sản Trung Quốc.” Continue reading “31/12/1978: Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan”

Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P2)

Tng hp: Mai Nguyễn

6 – Sinh s vì Dương Văn Minh lên đi tướng trước Nguyn Khánh 3 ngày!

Vừa là bạn đồng sàng, vừa là phụ tá đắc lực của Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Ngọc Loan được “Thủ tướng” Kỳ tin cẩn lần lượt giao nắm các chức vụ đầy quyền sinh sát trong ngành an ninh quân đội, tình báo và cảnh sát Sài Gòn

Một bữa, Loan uống say, mặt đỏ và méo, kéo tay Nguyễn Chánh Thi lôi vào một căn phòng ở Bộ Tổng tham mưu hét toáng lên: – Thôi ông ơi, ông thì chu khó đi ra ngoi quc mt thi gian đi! Chúng nó ngi ông lm. Nếu ông còn ln qun đây thì chúng nó còn khó chu và còn làm nhiu chuyn n ào lm. Continue reading “Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P2)”

30/12/1965: F. Marcos nhậm chức Tổng thống Philippines

Nguồn: Marcos inaugurated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, cựu thượng nghị sĩ Ferdinand Marcos đã chính thức tuyện thệ nhậm chức Tổng thống Philippines. Trong suốt 20 năm cầm quyền, chế độ Marcos đã ngày càng trở nên độc tài và tham nhũng.

Cuối thập niên 1930, khi còn là một sinh viên ngành luật, Ferdinand Marcos đã cố gắng ám sát một đối thủ chính trị của cha mình. Bị kết án vào năm 1939, đích thân ông đã kháng án lên Tòa án Tối cao Philippines và sau đó được tuyên trắng án. Trong thời gian Philippines bị Nhật chiếm đóng vào Thế chiến II, Marcos được cho là lãnh đạo của phong trào kháng chiến Philippines, tuy nhiên các tài liệu của chính phủ Mỹ lại cho thấy ông đóng góp rất ít vào hoạt động chống Nhật. Continue reading “30/12/1965: F. Marcos nhậm chức Tổng thống Philippines”