Tại sao Đảng Cộng hòa ghét Obamacare?

Nguồn:Why Republicans hate Obamacare“, The Economist, 11/12/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đạo luật cải cách y tế Obamacare đã được gọi là “đạo luật nguy hiểm nhất từng được thông qua”, “có tác động phá hoại tới các quyền tự do con người và cá nhân giống như Đạo luật Xử lý Nô lệ bỏ trốn” và một thứ giết chết phụ nữ, trẻ em và người già. Theo các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa, nguồn của các trích dẫn trên đây, Đạo luật Chăm sóc sức khỏe Hợp túi tiền (ACA), hay Obamacare, là một điều khủng khiếp. Từ khi được thông qua bởi Quốc hội do Đảng Dân chủ kiểm soát vào năm 2009, nó được xem là đối tượng thù ghét (bête noire) của Đảng Cộng hòa. Đảng này đã thúc đẩy tiến hành hơn 60 phiên bỏ phiếu ở Quốc hội để hủy bỏ đạo luật nhưng không thành công, trong khi Tòa án tối cao đã buộc phải đưa đạo luật ra tranh luận bốn lần trong lịch sử ngắn ngủi của nó. Obamacare cũng là trọng tâm của hai tuần đóng cửa chính phủ vào năm 2013. Vậy tại sao ACA thu hút nhiều sự chỉ trích như vậy từ cánh hữu? Continue reading “Tại sao Đảng Cộng hòa ghét Obamacare?”

Đối diện với tội ác quá khứ trên Bán đảo Triều Tiên

Nguồn: Markus Bell and Sarah Son, “The burden of guilt in post-unification Korea”, East Asia Forum, 20/09/2016.

Biên dịch: Vũ Thành Nam | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Một đạo luật mới sẽ cho phép chính phủ Hàn Quốc có một cách tiếp cận đáng chú ý hơn đối với những vụ vi phạm nhân quyền của Bắc Triều Tiên. Hãng thông tấn Yonhap đưa tin rằng đạo luật sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 9, tạo điều kiện cho kế hoạch thành lập một trung tâm có nhiệm vụ điều tra các vụ vi phạm nhân quyền của Bắc Triều Tiên. Trung tâm cũng sẽ cung cấp hỗ trợ cho các tổ chức công dân làm việc với vấn đề này.

Luật mới là một phần phản ứng đối với sự tăng cường giám sát của quốc tế đối với cách tiếp cận của Hàn Quốc về vấn đề nhân quyền của Bắc Triều Tiên. Động thái này có thể được xem xét trong bối cảnh cả hai bên vĩ tuyến 38 tiếp tục thể hiện rằng việc thống nhất đất nước là mục tiêu chính sách chính thức của họ. Continue reading “Đối diện với tội ác quá khứ trên Bán đảo Triều Tiên”

29/12/1940: Đức không kích London

Nguồn: Germans raid London, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, máy bay Đức đã thả bom khắp London, khiến hai bờ sông Thames bốc cháy và giết chết gần 3.600 người dân Anh.

Người Đức đã nhắm đến thủ đô Anh Quốc từ tháng 8, nhằm trả đũa các đợt tấn công vào Berlin của quân Anh. Sang tháng 9, một “cơn bão lửa khủng khiếp” đã lan khắp các quận nghèo nhất của London khi máy bay Đức thả 337 tấn bom trên các bến cảng, khu chung cư, và những con đường đông đúc. “Cuộc tấn công chớp nhoáng vào London” (The London Blitz) đã giết chết hàng ngàn người dân. Continue reading “29/12/1940: Đức không kích London”

Các nhà kinh tế hãy thừa nhận mặt trái của thương mại

Nguồn: Dani Rodrik, “Traight talk on trade”, Project Syndicate, 15/11/2016.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Liệu có phải các nhà kinh tế cũng chịu một phần trách nhiệm cho chiến thắng đầy bất ngờ của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua? Ngay cả khi không ngăn cản Trump, lẽ ra họ cũng đã có thể gây ảnh hưởng lớn hơn tới dư luận nếu cứ kiên trì với các nguyên tắc trong ngành học của mình, thay vì ủng hộ những người hô hào cho phong trào toàn cầu hóa.

Khi cuốn sách “Liệu toàn cầu hóa đã đi quá xa?” (Has Globalization gone too far?) của tôi được xuất bản gần hai thập niên trước, tôi đã đến gặp một nhà kinh tế học nổi tiếng để nhờ viết lời khen trên bìa sau của cuốn sách. Trong cuốn sách tôi có nói rằng, trong bối cảnh không có một phản ứng có phối hợp của chính phủ, toàn cầu hóa quá mức sẽ làm sâu sắc thêm sự chia rẽ xã hội, làm trầm trọng thêm các vấn đề về phân phối thu nhập, và làm yếu đi các lợi ích xã hội trong nước – những lập luận đã trở thành điều được thừa nhận phổ biến hiện nay. Continue reading “Các nhà kinh tế hãy thừa nhận mặt trái của thương mại”

28/12/1973: Cuốn ‘Quần đảo Ngục tù’ được xuất bản

Nguồn: Solzhenitsyn’s The Gulag Archipelago published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, cuốn Quần đảo Ngục tù (The Gulag Archipelago, 1918-1956) của Aleksandr Solzhenitsyn – tác phẩm “điều tra” về nhà nước cảnh sát (police state) Liên Xô – đã được xuất bản tại Paris, bằng tiếng Nga. Đây là tập đầu tiên trong bộ sách ba tập của Solzhenitsyn, mô tả lại những đợt đàn áp chính trị và khủng bố tàn bạo và không khoan nhượng ở Liên Xô. Cuốn sách nhanh chóng được dịch ra nhiều thứ tiếng và đã được xuất bản tại Mỹ chỉ vài tháng sau đó.

Bộ sách đồ sộ của Solzhenitsyn đã ghi lại chi tiết những mưu đồ của nhà nước cảnh sát Xô-viết từ Cách mạng Bolshevik cho đến năm 1956. Tuy nhiên, trong phần lời tựa, tác giả cũng đã cảnh báo những người Nga đang sống trong giai đoạn 1973, rằng việc đọc cuốn sách là “rất nguy hiểm.” Continue reading “28/12/1973: Cuốn ‘Quần đảo Ngục tù’ được xuất bản”

Tương lai châu Âu hậu Merkel

Nguồn: Ashoka Mody, “Europe after Merkel”, Project Syndicate, 13/10/2016.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Năm tới, nước Đức sẽ tổ chức một cuộc bầu cử liên bang, và Quốc hội Đức (Bundestag) mới sẽ lựa chọn Thủ tướng tiếp theo của đất nước. Dù bà Angela Merkel có còn tại vị hay không – hiện tại, mọi thứ không thuận lợi cho bà và đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) của bà – thì vẫn có một điều chắc chắn: Thủ tướng của nước Đức sẽ không còn là Thủ tướng không chính thức của châu Âu nữa. Điều đó sẽ làm thay đổi sâu sắc cách châu Âu hoạt động – một số sẽ trở nên tốt hơn. Nhưng sự gián đoạn có thể gây tác động xấu.

Việc Thủ tướng Đức áp đặt nhiều thẩm quyền hơn trong Liên minh châu Âu không phải là điều chưa từng xảy ra. Người đã từng làm như thế chính là cựu thủ tướng Helmut Kohl. Sau khi giám sát quá trình thống nhất nước Đức trong giai đoạn 1989-1990, ông bắt đầu theo đuổi cái mà ông coi là sứ mệnh lịch sử nhằm thống nhất châu Âu. Kohl đã dẫn dắt châu Âu, từ thoả thuận về Hiệp ước Maastricht năm 1991 đến quyết định gây tranh cãi về việc cho ra đời đồng euro năm 1998. Continue reading “Tương lai châu Âu hậu Merkel”

27/12/2007: Benazir Bhutto bị ám sát

Nguồn: Pakistani politician Benazir Bhutto assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2007, bà Benazir Bhutto, cựu Thủ tướng Pakistan, đồng thời là nữ lãnh đạo dân cử đầu tiên tại một quốc gia Hồi giáo, đã bị ám sát ở tuổi 54 tại thành phố Rawalpindi, Pakistan. Là một nhân vật hay gây chia rẽ ở cả trong và ngoài nước, bà Bhutto đã dành 30 năm đấu tranh để tồn tại trong chính trường hỗn độn của Pakistan. Đối với nhiều người ủng hộ bà, Bhutto là hy vọng lớn nhất về một nhà lãnh đạo dân chủ và bình đẳng trong một quốc gia đã bị chia rẽ bởi tham nhũng chính trị và Hồi giáo cực đoan.

Sinh ra trong một gia đình địa chủ giàu có vào năm 1953, Bhutto đã lớn lên trong thế giới của giới tinh hoa chính trị Pakistan. Bà đã tốt nghiệp Đại học Harvard và Đại học Oxford. Năm 1967, Zulfikar Ali Bhutto, cha của Benazir Bhutto, trở thành người sáng lập một đảng dân túy – Đảng Nhân dân Pakistan (Pakistan Peoples Party, PPP). Ông cũng từng giữ chức Tổng thống và Thủ tướng trong giai đoạn 1971-1977, trước khi bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự không đổ máu của Tướng Mohammad Zia ul- Haq và bị buộc tội ra lệnh giết các đối thủ chính trị của mình. Continue reading “27/12/2007: Benazir Bhutto bị ám sát”

Tại sao Nhật và Nga chưa chính thức kết thúc Thế chiến II?

Nguồn:Why Japan and Russia never formally ended the second world war“, The Economist, 12/12/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Nhật Bản vào ngày 15/12, nơi ông cùng với ông Shinzo Abe ghé thăm các suối nước nóng tại quê hương của Thủ tướng Nhật Bản ở Nagato. Ông Abe hy vọng sẽ sử dụng dịp này để giải quyết bế tắc kéo dài 70 năm kể từ giai đoạn kết thúc Thế chiến II, khi Liên Xô đột nhiên tham cùng quân Đồng minh tấn công Nhật Bản. Sau khi Nhật Bản đầu hàng, hai bên chưa bao giờ ký một hiệp ước hòa bình (mặc dù một một tuyên bố chung năm 1956 đã phục hồi quan hệ ngoại giao và kết thúc tình trạng chiến tranh). Quan hệ song phương đã luôn căng thẳng kể từ đó. Tại sao giữa Nga và Nhật Bản chưa bao giờ chính thức kết thúc Thế chiến II? Continue reading “Tại sao Nhật và Nga chưa chính thức kết thúc Thế chiến II?”

Donald Trump và tương lai nước Mỹ

Tác giả: Phạm Phú Khải

Chiến thắng của ông Trump và phong trào dân túy tại Mỹ, Anh và nhiều nơi tại Âu châu hiện nay sẽ thay đổi mối bang giao quốc tế trong những năm tới một cách sâu sắc. Nhưng thay đổi như thế nào là điều hoàn toàn không chắc chắn.

Chính ông Trump cũng chưa rõ những chính sách ông sẽ thực hiện khi lên nắm quyền vào ngày 20 tháng Giêng năm 2017 sẽ như thế nào. Trong cuộc tiếp xúc đặc biệt dành cho tờ The New York Times tại văn phòng ở Manhattan vào ngày 22 tháng Mười Một, ông Trump huyên thuyên về những chuyện nhỏ trong khi cả dàn phóng viên chuyên nghiệp cứ vặn hỏi những vấn đề lớn. Qua cuộc phỏng vấn này, những suy nghĩ của ông về các chính sách lớn, từ kinh tế đến biến đổi khí hậu và chính sách ngoại giao của Mỹ, cho thấy ông Trump chỉ muốn thay đổi hiện trạng, thách thức thành trì quyền lực hiện nay, nhưng ông cũng chưa có hoạch định rõ ràng về những thay đổi này. Continue reading “Donald Trump và tương lai nước Mỹ”

26/12/1943: Anh bất ngờ tấn công Đức ở Bắc Cực

Nguồn: Britain surprises German attacker in the Arctic, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, tàu tuần dương Đức Scharnhorst đã bị tàu chiến Anh đánh chìm ở Bắc Cực, sau khi người Anh giải mã tín hiệu của hải quân Đức, rằng Scharnhorst đang thực hiện nhiệm vụ tấn công một đoàn tàu hộ tống Anh-Mỹ trên đường đến Nga.

Kể từ mùa thu năm 1941, hải quân của Hitler đã trở thành mối đe dọa nghiêm trọng cho các tàu hộ tống vận chuyển hàng viện trợ đến Liên Xô. Các tàu buôn Mỹ, Anh, và Liên Xô đã bị tấn công ở Bắc Cực, chủ yếu là bởi tàu ngầm U-boat của Đức. Chiến dịch Cầu vồng (Operation Regenbogen) được quân Đức lập ra để tấn công hai con tàu hộ tống Anh-Mỹ, khi chúng đi qua Đảo Bear và North Cape để đến Mặt trận phía Đông. Continue reading “26/12/1943: Anh bất ngờ tấn công Đức ở Bắc Cực”

Kinh Quran nói gì về việc Jesus giáng sinh?

Nguồn: Mustafa Akyol, “Why it’s not Wrong to Wish Muslims Merry Christmas”, The New York Times, 23/12/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hàng tỷ Kitô hữu trên toàn thế giới đang hân hoan chào đón lễ Giáng Sinh cuối tuần này. Nhưng các thành viên của cộng đồng tôn giáo lớn thứ hai thế giới, những người Hồi giáo, lại không cùng chia sẻ niềm hân hoan. Tại một vài nước có đa số là người Hồi Giáo, như Ảrập Saudi, Brunei và Somalia, việc mừng lễ Giáng Sinh bị cấm. Ở Thổ Nhĩ Kỳ quê hương tôi, việc mừng lễ Giáng Sinh không bị cấm, nhưng một số nhóm theo chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan vẫn tổ chức các cuộc biểu tình hàng năm phản đối cây thông Giáng sinh và trang phục ông già Noel, những điều mà họ coi là những áp đặt từ phương Tây. Continue reading “Kinh Quran nói gì về việc Jesus giáng sinh?”

Thế giới viễn tưởng của Donald Trump

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “Donald Trump’s Brave New World”, Project Syndicate, 15/11/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

“Chúng ta rồi sẽ bị hủy hoại bởi những gì mình yêu thích”, Aldous Huxley từng viết như vậy vào năm 1932. Trong cuốn Brave New World của mình, ông mô tả xã hội loài người vào năm 2540 – một xã hội đã bị phá hủy bởi sự thiếu hiểu biết, sự đam mê thú vui tức thời, sự thống trị của công nghệ, và sự dư thừa hàng hóa vật chất. Với việc bầu Donald Trump lên làm Tổng thống, nước Mỹ dường như đang đi theo đúng con đường mà Huxley đã chỉ ra sớm hơn 500 năm so với dự đoán của ông.

Lâu nay, văn hóa công chúng Mỹ luôn né tránh những tư tưởng trí thức cao đạo, và thường ca ngợi một loại chủ nghĩa quân bình theo kiểu bình dân và tự do, coi đó là một điều kiện tiên quyết cho sự sáng tạo không bị hạn chế cũng như thứ chủ nghĩa tư bản không kiểm soát mà nước này ủng hộ. Tất cả những gì mọi người cần chỉ là ý chí dám làm và sự kiên trì. Continue reading “Thế giới viễn tưởng của Donald Trump”

25/12/6: Ngày Chúa Giáng Sinh?

Nguồn: Christ is born?, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dù hầu hết các Kitô hữu đều xem ngày 25/12 là ngày Chúa Giáng Sinh, nhưng thực ra trong hai thế kỷ đầu tiên sau khi Thiên Chúa giáo ra đời, không hề có bất kỳ bằng chứng xác thực nào về ngày hoặc năm mà Đức Chúa sinh ra. Ghi nhận lâu đời nhất hiện có về việc cử hành lễ Giáng Sinh là trong một cuốn niên giám La Mã, kể lại rằng vào năm 336, Nhà thờ Rome đã kỷ niệm ngày Chúa Jesus ra đời.

Người ta vẫn chưa tìm được lý do chính xác tại sao lễ Giáng Sinh lại được cử hành vào ngày 25/12, nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều tin rằng ngày lễ này thực ra là một sự thay thế của người Thiên Chúa giáo cho ngày Đông chí của người ngoại đạo. Continue reading “25/12/6: Ngày Chúa Giáng Sinh?”

Trung Quốc từng dùng thợ mỏ giúp xâm lăng Việt Nam

Tác giả: Hồ Bạch Thảo 

Việc Trung Quốc sử dụng công nhân tại các hầm mỏ như là đạo quân mai phục sẵn tại nước ta, không chỉ là sự tiên liệu của các nhà quân sự cẩn thận lo xa. Thực sự điều này đã xẩy ra dưới thời nhà Thanh, bằng cớ có thể dẫn ra từ chánh sử Trung Quốc Thanh Thực Lục.[1]

Mùa thu năm 1788, khi Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị nhận lệnh từ vua Càn Long, truyền hịch chuẩn bị xâm lăng nước ta; thì Phan Khải Ðức, viên trấn thủ Lạng Sơn của nhà Tây Sơn đầu hàng giặc; đám công nhân người Hoa làm việc tại các xưởng mỏ thuộc vùng thượng du Bắc Việt mà sử Trung Quốc gọi là “ xưởng dân   ” cũng nổi lên, sẵn sàng làm đạo quân tiên phong: Continue reading “Trung Quốc từng dùng thợ mỏ giúp xâm lăng Việt Nam”

24/12/1865: Tổ chức KKK được thành lập

Nguồn: KKK founded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1865, ở Pulaski, bang Tennessee, một nhóm các cựu chiến binh Hợp bang miền Nam đã cùng nhau thành lập một tổ chức bí mật là “Ku Klux Klan.” KKK sau đó đã phát triển nhanh chóng, từ một tổ chức huynh đệ bí mật thành một lực lượng bán quân sự nhằm chống lại hoạt động của chính quyền liên bang ở miền Nam trong suốt Thời kỳ Tái thiết (Reconstruction Era,) đặc biệt là chống lại các chính sách trao thêm quyền cho người Mỹ gốc Phi tại địa phương.

Tên gọi Ku Klux Klan bắt nguồn từ chữ kyklos trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “vòng tròn,” và chữ clan (gia tộc) trong tiếng Gaelic, mà có lẽ đã được lựa chọn chỉ vì điệp âm. Dựa trên nền tảng là thuyết Người da trắng thượng đẳng, KKK sử dụng bạo lực như là một phương tiện để đẩy lùi Thời kỳ Tái thiết cũng như các nỗ lực trao quyền bầu cử cho người Mỹ gốc Phi. Continue reading “24/12/1865: Tổ chức KKK được thành lập”

Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P1)

Tổng hợp: Mai Nguyễn

1. Nguyễn Cao Kỳ một mình chống lại Ngô Đình Diệm?

Đối với anh em ông Diệm, 1.11.1963 là ngày kết thúc giấc mơ quyền lực kéo dài 9 năm. Nhưng với nhiều người khác, mới chỉ là thời khắc phôi phai những “mộng ban đầu”. Nguyễn Cao Kỳ chẳng hạn, thừa nhận: “Đối với tôi mọi việc bắt đầu từ ngày hôm ấy”!

Lẽ ra, “mọi việc bắt đầu” sớm hơn một ngày. Vì theo dự tính, đảo chính nổ ra vào 31.10.1963 nhưng tướng Dương Văn Minh quyết định hoãn lại 24 tiếng đồng hồ. Thay đổi giờ chót đó do sơ suất không báo kịp đến Nguyễn Cao Kỳ nên Kỳ vẫn “độc diễn” phần việc được giao: Ông ta tập hợp khoảng gần 200 binh lính và sĩ quan dưới quyền vào một nhà kho lớn chứa máy bay trong căn cứ không quân Tân Sơn Nhất. Continue reading “Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P1)”

23/12/1888: Van Gogh tự cắt tai mình

Nguồn: Van Gogh chops off ear, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1888, khi đang ở Arles, Pháp, họa sĩ người Hà Lan Vincent van Gogh, sau thời gian dài bị trầm cảm nặng, đã cắt phần dưới tai trái của mình bằng một con dao cạo. Sau đó, ông vẽ lại sự kiện này trong bức tranh Self-Portrait with Bandaged Ear (tạm dịch: Chân dung Tự họa với Chiếc tai Băng bó). Ngày nay, Van Gogh được công nhận là một thiên tài nghệ thuật và các kiệt tác của ông đều được bán với giá kỷ lục. Tuy nhiên, khi còn sống, ông chính là đại diện của những nghệ sĩ sống trong nghèo đói; cả cuộc đời mình, Van Gogh chỉ bán được một bức tranh.

Vincent Willem van Gogh sinh ngày 30/03/1853, tại Hà Lan. Là người có tính hay sợ sệt, ông đã liên tục thất bại khi làm việc trong một phòng trưng bày nghệ thuật, rồi sau đó trở thành một người giảng đạo cho những thợ mỏ nghèo ở Bỉ. Năm 1880, ông quyết định trở thành một nghệ sĩ. Tác phẩm của ông trong thời kỳ này – nổi tiếng nhất là bức The Potato Eaters (Những người ăn khoai, 1885) – đặc trưng bởi sự u tối và ảm đạm, thể hiện những trải nghiệm của chính ông khi sống cùng các nông dân và thợ mỏ nghèo khó. Continue reading “23/12/1888: Van Gogh tự cắt tai mình”

Sẽ xảy ra cuộc chiến giành nguồn nước ở châu Á?

Nguồn: Brahma Chellaney, “A Water War in Asia?”, Project Syndicate, 27/11/2016.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Căng thẳng liên quan đến nước đang gia tăng ở Châu Á – và không chỉ vì các yêu sách mâu thuẫn trên biển. Trong khi các tranh chấp lãnh thổ, ví dụ như ở Biển Đông, thu hút sự chú ý nhiều nhất – suy cho cùng, chúng đe dọa sự an toàn của các tuyến đường biển và tự do hàng hải, điều ảnh hưởng đến cả các cường quốc ngoài khu vực – thì hệ lụy chiến lược của sự cạnh tranh liên quan đến nguồn nước ngọt được chia sẻ giữa các quốc gia lại cũng đáng lo ngại không kém.

Châu Á có tỷ lệ nước ngọt trên đầu người ít hơn bất cứ lục địa nào, và nó đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nước mà theo một nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts thì sẽ tiếp tục tăng cao, với sự thiếu hụt nước trầm trọng dự kiến vào năm 2050. Trong hoàn cảnh mối bất hòa về địa chính trị lan rộng, sự tranh giành các nguồn tài nguyên nước ngọt có thể sẽ là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và sự ổn định lâu dài tại châu Á. Continue reading “Sẽ xảy ra cuộc chiến giành nguồn nước ở châu Á?”

22/12/1990: Lech Walesa nhậm chức Tổng thống Ba Lan

Nguồn: Lech Walesa sworn in as president of Poland; History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, Lech Walesa, lãnh đạo công đoàn nổi tiếng và từng đoạt giải Nobel Hòa bình, đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Ba Lan. Ông trở thành nhà lãnh đạo phi cộng sản đầu tiên của Ba Lan kể từ khi kết thúc Thế chiến II. Chiến thắng của ông cũng là một dấu hiệu cho thấy quyền lực của Liên Xô đã giảm dần và ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu cũng đã suy yếu.

Walesa trở nên nổi tiếng ở Ba Lan vào năm 1980, khi ông lãnh đạo một cuộc đình công của công nhân nhà máy đóng tàu. Cuộc đình công này đã thành công, buộc chính quyền cộng sản Ba Lan đồng ý với quyền thành lập công đoàn độc lập. Nó cũng dẫn đến sự ra đời của Công đoàn “Đoàn kết” ở Ba Lan, một phong trào rộng lớn nhằm loại bỏ sự kiểm soát của đảng cộng sản ở các tổ chức lao động. Continue reading “22/12/1990: Lech Walesa nhậm chức Tổng thống Ba Lan”

#266-Lý thuyết Quan hệ quốc tế và Việt Nam

Nguồn: Zachary Abuza, “International Relations Theory and Vietnam”, Contemporary Southeast Asia, Vol. 17, No. 4 (March 1996), pp. 406-419.

Biên dịch: Nguyễn Minh Tài | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Tóm lược: Mặc dù được tuyên truyền theo đường lối cách mạng vô sản quốc tế, chính sách đối ngoại của Hà Nội vẫn luôn dựa một cách chắc chắn vào các giả định của chủ nghĩa hiện thực. Với sự ra đời của chính sách Đổi mới, đã có sự chuyển đổi căn bản trong thế giới quan của Việt Nam: Hà Nội kiên quyết đi theo các nguyên tắc về sự phụ thuộc lẫn nhau phức tạp và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Sự chuyển biến này được thấy rõ ràng nhất trong mối quan hệ của Hà Nội với các nước ASEAN và Trung Quốc. Bài viết này lập luận rằng bởi vì Việt Nam không còn có thể đương đầu với Trung Quốc theo nghĩa Hiện thực truyền thống được nữa và cũng bởi vì Việt Nam quá nhỏ bé để ràng buộc Trung Quốc vào một mức độ phụ thuộc lẫn nhau nhất định nào đó, Việt Nam hy vọng sẽ kiềm chế hành vi của Trung Quốc thông qua sự phụ thuộc lẫn nhau gián tiếp, thông qua tư cách thành viên ASEAN – một tổ chức Bắc Kinh cho là cần thiết để phát triển kinh tế của riêng mình. Continue reading “#266-Lý thuyết Quan hệ quốc tế và Việt Nam”