Đằng sau việc tạp chí nổi tiếng TQ bị ép đình bản

Yanhuang

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 17/7/2016, tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu ở Trung Quốc (TQ) bất ngờ tự tuyên bố đình bản. Tin này đang làm dư luận TQ và quốc tế xôn xao bàn tán.

Viêm Hoàng Xuân Thu (Yanhuang Chunqiu, báo in và báo điện tử, sau đây viết tắt VHXT) là một tạp chí rất nổi tiếng ở TQ, chủ yếu vì từ ngày ra đời (1991) tới nay luôn luôn đăng những bài nhằm thức tỉnh người TQ suy nghĩ về các sai lầm trong quá khứ của Đảng Cộng sản TQ, chủ yếu dưới hình thức hồi ký, ghi chép, bình luận các vấn đề lịch sử “nhạy cảm” từng bị quan điểm chính thống của Đảng và Nhà nước TQ đánh giá sai lầm, lâu nay dư luận phổ biến nghi ngờ quan điểm đó nhưng rất ít người dám nói ra sự thật và phê phán một cách có lý trí. Continue reading “Đằng sau việc tạp chí nổi tiếng TQ bị ép đình bản”

Tại sao Đức Giáo hoàng lại đến thăm Đất Thánh?

Pope

Nguồn:Why the Pope is going to the Holy Land“, The Economist, 20/05/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đức Giáo hoàng Francis sắp phải trải qua bài kiểm tra lớn nhất đối với các kỹ năng ngoại giao và giao tiếp của mình kể từ khi đảm nhận chức vụ cao nhất trong thế giới Thiên chúa giáo chỉ hơn một năm trước đây. Ngày 24/05/2014, Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm vùng Đất Thánh trong một chuyến đi kéo dài ba ngày, từ Jordan đến các vùng lãnh thổ Palestine và sau đó đến Israel. Đức Giáo Hoàng Francis sẽ theo bước những người tiền nhiệm của ông để đến thăm Bức tường phía Tây thành Jerusalem cũng như Đài tưởng niệm nạn diệt chủng Holocaust tại Yad Vashem. Khi Đức Giáo Hoàng Benedict thực hiện chuyến đi như vậy vào năm 2009, theo một cách nào đó Ngài đã khiến những người chủ nhà của mình thất vọng bằng cách đề cập chung chung đến “hàng triệu” người đã chết trong vụ thảm sát Holocaust (chứ không phải là con số chính xác 6 triệu người), và gọi nó là “bi kịch” chứ không phải là một tội ác. Điều đó cho thấy sự soi xét kỹ lưỡng đối với mỗi lời nói và cử chỉ của Đức Giáo Hoàng. Vậy tại sao Ngài lại đến thăm Đất Thánh? Continue reading “Tại sao Đức Giáo hoàng lại đến thăm Đất Thánh?”

#265 – Nguồn gốc Leninist của sự đàn áp xã hội dân sự

civilsocietyre

Nguồn: Anne Applebaum, “The Leninist Roots of Civil Society Repression”,  Journal of Democracy, 26(4), (2015), pp.21-27.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Năm 1947, Stefan Jêdrychowski, cựu chiến binh cộng sản, ủy viên Bộ Chính trị Ba Lan, và bộ trưởng trong chính phủ, đã viết một bản ghi nhớ với nhan đề có phần trịch thượng, “Ghi chú về tuyên truyền của các nước Anglo-Saxon.” Ông đưa ra rất nhiều lời chỉ trích – về ảnh hưởng của các dịch vụ tin tức Anh và Mỹ ở Ba Lan, và về thời trang và điện ảnh nước ngoài. Nhưng cuộc tấn công dai dẳng nhất của ông là nhằm vào Polska YMCA, chi hội Ba Lan của Hiệp hội Thanh niên Cơ Đốc (YMCA). Được thành lập ở Warsaw năm 1923 và sau đó bị Hitler cấm hoạt động, Polska YMCA đã khởi động lại vào tháng 4 năm 1945 với sự hỗ trợ của YMCA quốc tế ở Geneva, cùng với sự nhiệt tình trong nước. Continue reading “#265 – Nguồn gốc Leninist của sự đàn áp xã hội dân sự”

14/08/1784: Người Nga bắt đầu định cư tại Alaska

alaska

Nguồn: Russians settle Alaska”, History.com (truy cập ngày 14/08/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1784, trên đảo Kodiak, Grigory Shelikhov, một nhà buôn lông thú người Nga, đã thành lập nên khu định cư Vịnh Ba Thánh (Three Saints Bay), khu định cư thường trực đầu tiên của Nga ở Alaska.

Người châu Âu khám phá ra Alaska năm 1741 khi một đoàn thám hiểm của Nga do nhà thám hiểm người Đan Mạch Vitus Bering lần đầu nhìn thấy đất liền Alaska. Các thợ săn của Nga sau đó đã nhanh chóng xâm nhập vào Alaska, khiến những người Aleut bản địa phải chịu nhiều tai họa do bị truyền nhiều căn bệnh lạ. Khu định cư Vịnh Ba Thánh đã được thành lập trên đảo Kodiak năm 1784, và Shelikhov sống ở đó trong hai năm với vợ và 200 người khác. Continue reading “14/08/1784: Người Nga bắt đầu định cư tại Alaska”

Con người hay thể chế: Đi tìm sự thật trong chính trị Trung Quốc

china_2394768b

Nguồn: Peter Mattis, “Man or machine: Seeking truth in Chinese politics“, War on the Rock, 07/07/2016

Biên dịch: Văn Cường

Không thể hiểu hoàn toàn chính sách của Trung Quốc khi không nhắc đến con người và quá trình qua đó nó được tạo ra. Nếu Washington có ý muốn định hình sự trỗi dậy của Trung Quốc, khi đó các nhà hoạch định chính sách của Mỹ cần phải hiểu được hệ thống đó hoạt động ra sao.

Việc theo dõi Chủ tịch Tập Cận Bình củng cố quyền lực kể từ khi ông trở thành Chủ tịch vào năm 2012 đã thúc đẩy nhiều nhà quan sát về Trung Quốc đi đến những quan điểm quá khích về các hoạt động chính trị và công tác hoạch định chính sách của Trung Quốc. Một mặt, một số nhà phân tích lập luận Tập Cận Bình đã sử dụng các sách lược theo chủ nghĩa Mao để tạo dựng một sự sùng bái cá nhân và quay trở lại chế độ cai trị độc đoán. Mặt khác, một số nhà phân tích đưa ra lý lẽ rằng Tập Cận Bình phần lớn không thích hợp ngoài việc ông được ủy nhiệm để hoàn thành những tham vọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Continue reading “Con người hay thể chế: Đi tìm sự thật trong chính trị Trung Quốc”

Đằng sau viện trợ nước ngoài của Nhật Bản

japanaid

Nguồn: Purnendra Jain, “Japanese foreign aid: what’s in it for Japan?“, East Asia Forum, 21/07/2016.

Biên dịch: Vũ Hiền

Viện trợ nước ngoài là một công cụ can dự quốc tế quan trọng trong bộ công cụ chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Mặc dù Tokyo không còn là nhà tài trợ hàng đầu thế giới như những năm 1990, nhưng nước này vẫn đứng thứ tư thế giới vào năm 2015 với ngân sách viện trợ hàng năm gần 10 tỷ USD.

Không chỉ quy mô ngân sách viện trợ thay đổi mà cách suy nghĩ của Tokyo sau viện trợ nước ngoài cũng đã thay đổi. Trong những năm 1980, khi đó Nhật Bản trở thành một siêu cường về viện trợ, thì cũng là lúc những lời phê bình xuất hiện ở cả trong và ngoài nước về bản chất viện trợ “kiểu con buôn” của nước này. Tiền thường chảy vào tài khoản cá nhân của các nhà lãnh đạo chính trị tham nhũng ở châu Á và các dự án gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về môi trường. Continue reading “Đằng sau viện trợ nước ngoài của Nhật Bản”

Tổ chức Phi Chính phủ (NGOs)

ngo

Tác giả: Nguyễn Thị Tâm

Một trong những điểm quan trọng trong quan hệ quốc tế hiện đại là sự ra đời ngày càng nhiều của các tổ chức phi chính phủ. Tính liên kết ngày càng tăng, một phần nhờ vào sự cải thiện trong giao thông và liên lạc, đã thúc đẩy sự ra đời của hàng ngàn tổ chức, cơ quan và nhóm chuyên trách. Những cơ quan, tổ chức và nhóm này được thành lập bao gồm nhiều cá nhân, được trả tiền hoặc tình nguyện, cam kết giải quyết một loạt các vấn đề như bảo vệ môi trường, cải thiện mức sống của thế giới thứ ba, chấm dứt nạn xâm phạm nhân quyền, cung cấp lương thực và thuốc men cho những nơi diễn ra chiến tranh, tăng cường phát triển tôn giáo hay đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ. Một điểm nổi bật nhất của các tổ chức phi chính phủ là việc các tổ chức này tạo ra những hệ thống gắn kết và mạng lưới kết nối những cá nhân xuyên quốc gia. Continue reading “Tổ chức Phi Chính phủ (NGOs)”

‘Ngoại giao ngân phiếu’ của Đài Loan đã hết thời

taiwandip

Nguồn: James Baron, “Taiwan’s friend-buying days are over”, East Asia Forum, 15/07/2016

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tân Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đang phải đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu bà tiếp tục đường lối thân thiện với Trung Quốc của người tiền nhiệm của Quốc Dân Đảng (KMT) Mã Anh Cửu, có thể bà sẽ làm mếch lòng các đảng viên chủ trương độc lập trong Đảng Dân Tiến (DPP) của bà. Phương án thay thế còn đáng lo ngại hơn, đó là việc khiêu khích Trung Quốc sau nhiều năm đi lại thân tình giữa hai bên.

Không đâu tình hình lại bất ổn như trong chính sách đối ngoại, bởi vì nó gắn với mối quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan. Bà Thái đang bị hạn chế hành động bởi thành công rõ rệt của ông Mã với Bắc Kinh, một thành công dựa trên việc ‘đình chiến’ ngoại giao. Thỏa thuận không chính thức này đã chấm dứt ‘chính sách ngoại giao đôla’ và chiến dịch lôi kéo đồng minh mang tính trả đũa nhau vốn gây ra điều tiếng cho chính quyền Tổng thống Trần Thủy Biển, người tiền nhiệm của ông Mã. Continue reading “‘Ngoại giao ngân phiếu’ của Đài Loan đã hết thời”

Triển vọng sau khi liên minh Abe chiếm đa số thượng viện

Japan's Prime Minister Shinzo Abe, who is also leader of the ruling Liberal Democratic Party, smiles with party senior members as they put a rosette on the name of a candidate who is expected to win the upper house election in Tokyo, Japan

Nguồn: Purnendra Jain, “What’s next after Abe’s supermajority in the upper house”, East Asia Forum, 12/07/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đảng Dân chủ Tự do của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và đối tác nhỏ hơn trong liên minh cầm quyền, Đảng Komeito, đã giành được 70 trong tổng số 121 ghế được bầu lại 3 năm một lần của thượng viện được tổ chức vào ngày Chủ nhật 10/7. Số ghế giành được ở thượng viện không chỉ nhiều hơn so với mục tiêu liên minh cầm quyền đã đề ra là 61 ghế, mà còn đem lại đa số hai phần ba tại thượng viện để có thể tiến hành sửa đổi hiến pháp nếu tính tới cả số ghế của các đảng ủng hộ sửa đổi khác.

Liên minh cầm quyền và các đối tác chính trị của họ cần 78 ghế để đạt đa số hai phần ba. Mặc dù họ chưa giành đủ con số 78, nhưng theo tính toán lại của tờ Yomiuri Shimbun, liên minh thực ra chỉ cần 75 ghế vì đã có 3 nghị sĩ độc lập có quan điểm ủng hộ sửa đổi hiến pháp không thuộc diện bầu lại lần này. Continue reading “Triển vọng sau khi liên minh Abe chiếm đa số thượng viện”

Tương lai NATO hậu Brexit

nato2016

Nguồn: Bogdan Klich, “NATO after Brexit”, Project Syndicate, 28/06/2016

Biên dịch: Nguyễn Thùy Dương | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hội nghị Thượng đỉnh NATO vào tháng 7/2016 tại Warsaw diễn ra vào thời điểm sau khi Anh bỏ phiếu chọn rời Liên minh châu Âu (EU), và phương Tây đang đối mặt với mối đe dọa chưa từng có đối với khối liên minh này trong vòng 7 thập niên qua. Lịch sử đã chứng minh, cách đối phó tốt nhất với mối đe dọa này là tăng cường sự thống nhất. Và điều đó đồng nghĩa với việc cần nhiều chất NATO hơn nữa.

Trong cuộc họp tại London năm 2008, các bộ trưởng quốc phòng của các thành viên NATO đã đồng ý bắt đầu cuộc tranh luận về việc tăng cường năng lực phòng thủ và răn đe chung của khối Liên minh. Hai năm sau tại Lisbon, NATO đã thông qua Khái niệm Chiến lược mới, theo đó nhiệm vụ cốt lõi hàng đầu của Liên minh là các thành viên có nghĩa vụ tăng cường và củng cố khả năng phòng thủ tập thể. Continue reading “Tương lai NATO hậu Brexit”

Tại sao Pháp cấm mang khăn trùm đầu Hồi giáo?

20140705_blp511 

Nguồn:Why the French are so strict about Islamic head coverings“, The Economist, 06/7/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người Pháp đã thở phào nhẹ nhõm vào ngày 01/07/2014 khi Tòa án Nhân quyền Châu Âu duy trì lệnh cấm năm 2010 của quốc gia này về việc không được dùng mạng che toàn bộ khuôn mặt tại nơi công cộng. Lệnh cấm này được ban hành sau một phán quyết khác vào tháng 6/2014 của một tòa phúc thẩm hàng đầu của Pháp yêu cầu rằng một nhà trẻ nội trú tư thục có đủ thẩm quyền để sa thải bất cứ nhân viên nào từ chối cởi khăn trùm đầu Hồi giáo của mình tại nơi làm việc. Tại Pháp, những quy định như vậy tạo ra tương đối ít tranh cãi. Tuy nhiên, chúng thường được hiểu lầm ở những nước mà nền đa văn hoá tự do là một điều đã được xác lập. Tại sao người Pháp lại vô cùng nghiêm ngặt về khăn trùm đầu Hồi giáo như vậy? Continue reading “Tại sao Pháp cấm mang khăn trùm đầu Hồi giáo?”

Hợp tác hóa và nạn đói dưới thời Stalin

ukrainefam

Nguồn: Timothy Snyder, “Stalin, our contemporary”, Project Syndicate, 16/11/2010

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tám mươi năm trước, vào mùa thu năm 1930, Joseph Stalin đã áp đặt một chính sách làm chuyển dòng chảy lịch sử và đã gây nên cái chết của hàng chục triệu người trong nhiều thập niên và ở khắp thế giới. Trong một chiến dịch “Hợp tác hóa” quy mô lớn và đầy bạo lực, ông đã đặt quyền kiểm soát nền nông nghiệp Liên Xô vào tay nhà nước.

Stalin theo đuổi chính sách hợp tác hóa mặc cho những đợt chống đối quy mô lớn sau nỗ lực áp dụng chính sách lần đầu tiên của nhà chức trách Liên Xô vào mùa xuân trước đó. Giới lãnh đạo Liên Xô đã phụ thuộc vào những đợt bắn giết và trục xuất tới các trại gulag (lao động khổ sai) nhằm chặn trước những sự chống đối. Nhưng người dân Liên Xô vẫn chống cự với số lượng lớn; những người du mục Kazakh trốn qua Trung Quốc, còn những người nông dân Ukraine thì trốn qua Ba Lan. Continue reading “Hợp tác hóa và nạn đói dưới thời Stalin”

Lãnh đạo yếu kém và làn sóng chống toàn cầu hóa

antigl

Nguồn: Jorge G. Castañeda, “Poor Leadership Makes Bad Globalization”, Project Syndicate, 20/07/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngay từ những năm 1950, các quốc gia châu Âu đã tranh luận về những chi phí và lợi ích của hội nhập khu vực. Nhưng phải đến khi diễn ra trưng cầu dân ý “Brexit” của Vương quốc Anh thì cuộc tranh luận mới bắt đầu xoay quanh các vấn đề trọng tâm như toàn cầu hóa, tự do thương mại, di cư, và tác động kinh tế của chúng.

Cử tri Anh đã sai lầm khi quyết định rời khỏi EU; họ đã bị lừa phỉnh, mà chủ yếu là bởi Ngoại trưởng mới của nước Anh, Boris Johnson. Nhưng cả những quan chức trong EU (Eurocrats) và những người ủng hộ việc ở lại liên minh này (Europhiles) cũng sẽ sai lầm nếu họ bỏ qua những lời dối trá vốn mang lại sức sống cho chiến dịch “Rời đi”. Những lời nói dối đó đã hiệu quả tại Anh, và chúng cũng có thể hiệu quả tại các nước thành viên EU khác, cũng như tại các nền dân chủ khác trên toàn thế giới. Continue reading “Lãnh đạo yếu kém và làn sóng chống toàn cầu hóa”

Tập Cận Bình có thể cầm quyền quá 2 nhiệm kỳ

xi10y

Nguồn: Xi Jinping tipped to outstay 10-year term”, AFP, 09/08/2016

Biên dịch: Phan Nguyên

Theo các nhà phân tích, dù đã là lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc trong nhiều thập niên qua, nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình có thể sẽ tìm cách kéo dài nhiệm kỳ của mình ra hơn 10 năm, nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản đầu tiên làm như vậy kể từ thời Đặng Tiểu Bình.

Các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền đã nhóm họp tại cuộc họp bí mật thường niên ở khu nghỉ mát Bắc Đới Hà (Beidaihe) trên bờ biển phía Bắc Trung Quốc, nơi các cuộc thảo luận của họ dự kiến sẽ tập trung vào vấn đề thành phần của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị đầy quyền lực trong nhiệm kỳ tiếp theo. Continue reading “Tập Cận Bình có thể cầm quyền quá 2 nhiệm kỳ”

Nước Nga ‘tiền phát-xít’ của Putin

russian_fascism

Nguồn: Vladislav Inozemtsev, “Russia’s Flirtation with Fascism”, Project Syndicate, 29/07/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Phương Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong những năm gần đây, các nhà làm chính sách phương Tây đã gặp nhiều khó khăn trong việc xếp loại hệ thống chính trị của Nga, đa phần họ dùng đến những thuật ngữ như “dân chủ phi tự do” hay “chủ nghĩa chuyên chế.”

Tuy nhiên, hệ thống của Nga nên được xếp vào dạng chế độ “tiền phát xít” (proto-fascist) – nhẹ nhàng hơn chế độ phát xít của các quốc gia châu Âu giai đoạn 1920 – 1930, nhưng vẫn sở hữu những yếu tố cốt lõi của những chế độ ấy. Những yếu tố này bao gồm cấu trúc kinh tế chính trị của Nga; sự lý tưởng hóa nhà nước như một nguồn thẩm quyền đạo đức; và dạng quan hệ quốc tế đặc thù của Nga. Continue reading “Nước Nga ‘tiền phát-xít’ của Putin”

Tháo ngòi cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á

 Tiananmenpar

Nguồn: Thitinan Pongsudhirak, “Defusing Asia’s Arms Race”, Project Syndicate, 12/07/2016

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Phán quyết chống lại các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Haye sẽ đáp ứng mong đợi của các nước trong khu vực. Nhưng nó sẽ không thể đảo ngược một trong những xu thế đáng lo ngại nhất ở châu Á: quá trình tăng cường lực lượng vũ trang đáng báo động trong khu vực.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, hiện nay châu Á chiếm gần một nửa chi tiêu mua sắm vũ khí của thế giới, nhiều hơn hai lần tổng mua sắm của các nước ở Trung Đông và nhiều hơn 4 lần so với châu Âu. Continue reading “Tháo ngòi cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á”

Có một Biển Đông trên không gian mạng

vnhack

Tác giả: Thái Dương

Mùa hè 2014, giữa lúc người Việt trong nước và hải ngoại đang sôi sục vì Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào Biển Đông, từ Hoa Kỳ các chuyên gia của ThreatConnectESET công bố hai bản báo cáo độc lập về những tấn công có chủ đích (targeted attacks) vào hệ thống máy tính của các cơ quan chính phủ Việt Nam.

Mạng máy tính chính phủ Việt Nam liên tục bị tấn công khi có căng thẳng trên Biển Đông

Trên Internet có nhiều nhóm hacker với các động cơ khác nhau. Có những thanh niên đang tập tễnh vào nghề an ninh mạng muốn tấn công để chứng tỏ kỹ năng, cũng có những tập đoàn tội phạm tấn công để kiếm tiền. Những nhóm này thường quét toàn bộ Internet để tìm mục tiêu, gặp ai hack đó, không cần biết lý do. Không quá khó để ngăn chặn những nhóm hacker như vầy, vì họ chỉ muốn tìm những mục tiêu dễ nhất. Continue reading “Có một Biển Đông trên không gian mạng”

Chiếc bẫy quyền lực của Putin, Tập Cận Bình và Erdogan

xipu

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “The Strongman’s Power Trap”, Project Syndicate, 19/07/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đầu năm nay, khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố thành lập lực lượng vệ binh quốc gia với 400.000 nhân sự chỉ chịu trách nhiệm trước ông, nhiều người Nga tự hỏi tại sao nước họ lại cần thêm một quân chủng mới. Sau tất cả, quân đội Nga được xem là đã trở lại: Putin đã trang bị cho quân đội các khí tài mới và thậm chí còn dàn xếp hai cuộc chiến nhỏ – tại Gruzia năm 2008 và tại Ukraine từ năm 2014 – để khẳng định điều này.

Nhưng cuộc đảo chính thất bại chống lại nhà lãnh đạo cứng rắn đồng cấp với Putin tại Thổ Nhĩ Kỳ – Tổng thống Recep Tayyip Erdogan – đã chỉ ra nguyên nhân quan trọng cho việc thành lập đội vệ binh giống kiểu cận vệ của các hoàng đế La Mã (Praetorian Guard) này. Putin đã làm suy yếu quá nhiều thể chế dân chủ tại Nga nên cách duy nhất để tước quyền của ông hiện nay là phải thông qua một cuộc binh biến. Continue reading “Chiếc bẫy quyền lực của Putin, Tập Cận Bình và Erdogan”

08/08/1945: Liên Xô tuyên chiến với Nhật, xâm chiếm Mãn Châu

harbin

Nguồn: Soviets declare war on Japan; invade Manchuria”, History.com (truy cập ngày 8/8/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1945, Liên Xô chính thức tuyên chiến với Nhật Bản, đồng thời rót hơn 1 triệu binh sĩ vào Mãn Châu, Đông Bắc Trung Quốc, nơi đang bị Nhật chiếm đóng, để đối đầu với đội quân 700.000 người của Nhật tại đây.

Việc Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima đã không mang lại tác dụng như dự định, đó là sự đầu hàng vô điều kiện của Nhật Bản. Một nửa nội các nòng cốt của Nhật, được gọi là Hội đồng Chỉ đạo Chiến tranh Tối cao, đã từ chối đầu hàng trừ khi phe Đồng minh đưa ra đảm bảo về tương lai của Nhật Bản, đặc biệt là liên quan đến vị thế của các Hoàng đế Hirohito. Các dân thường Nhật trải qua vụ ném bom tại Hiroshima hoặc đã chết, hoặc tiếp tục phải chịu đau khổ một cách khủng khiếp. Continue reading “08/08/1945: Liên Xô tuyên chiến với Nhật, xâm chiếm Mãn Châu”

Nhìn lại các bài học từ Chiến tranh Iraq

iraqw

Nguồn: Richard N. Haass, “Revisiting the Iraq war”, Project Syndicate, 08/7/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bảy năm, 12 tập các chứng cứ, phát hiện, và kết luận, và sau đó là một bản tóm tắt, Báo cáo điều tra Iraq, hay còn gọi là Báo cáo Chilcot (đặt theo tên của người đứng đầu nhóm nghiên cứu, ngài John Chilcot), hiện đã được công bố cho tất cả mọi người cùng đọc. Rất ít người sẽ đọc hết toàn bộ báo cáo này, chỉ riêng bản tóm tắt đã hơn 100 trang, quá dài đến nỗi người ta đã đề nghị cần có bản tóm tắt cho riêng bản tóm tắt đó.

Nhưng sẽ thật đáng tiếc nếu báo cáo này không được đọc rộng rãi, và quan trọng hơn là nghiên cứu kỹ lưỡng, bởi vì nó chứa đựng các phân tích sâu sắc về việc các hoạt động ngoại giao được tiến hành như thế nào, cách người ta làm chính sách và đưa ra các quyết định ra sao. Báo cáo cũng nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của quyết định xâm lược Iraq năm 2013, và các hậu quả của nó, trong việc hiểu được tình hình Trung Đông ngày nay. Continue reading “Nhìn lại các bài học từ Chiến tranh Iraq”