02/02/1943: Đức đầu hàng, trận Stalingrad kết thúc

stalingrad-german-pow

Nguồn:Battle of Stalingrad ends“, History.com (truy cập ngày 1/2/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1943, các binh sĩ cuối cùng của Đức tại thành phố Stalingrad của Liên Xô đã đầu hàng Hồng quân, kết thúc một trong những trận đánh then chốt của Thế chiến II.

Ngày 22 tháng 6 năm 1941, bất chấp các điều khoản của Hiệp ước bất tương xâm Xô – Đức năm 1939, phát xít Đức đã phát động một cuộc xâm lược lớn chống lại Liên Xô. Được hỗ trợ bởi lực lượng không quân hùng mạnh hơn, quân đội Đức đã nhanh chóng băng qua vùng đồng bằng Nga, gây tổn thương khủng khiếp cho Hồng quân và người dân Liên Xô. Với sự hỗ trợ của quân đội các nước đồng minh trong phe Trục, người Đức đã chinh phục được một vùng lãnh thổ rộng lớn, và tới giữa tháng 10, các thành phố lớn của nước Nga là Leningrad và Moskva đã bị bao vây. Tuy nhiên, Liên Xô tiếp tục cầm cự, và mùa đông sắp tới buộc Đức phải tạm dừng các cuộc tấn công. Continue reading “02/02/1943: Đức đầu hàng, trận Stalingrad kết thúc”

Thử thách lớn đối với nền tài chính Trung Quốc

3b50b4f0-f166

Nguồn: Mohamed A. El-Erian, “The Chinese Economy’s Great Wall”, Project Syndicate, 11/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc gần đây bị rớt giá không chỉ khiến thị trường chứng khoán nước này gặp hỗn loạn, buộc chính phủ phải hai lần đình chỉ giao dịch trong vòng một tuần, mà hơn hết nó còn chỉ ra một thách thức lớn mà quốc gia này đang phải đối mặt: làm thế nào để cân bằng giữa các nghĩa vụ kinh tế trong nước và quốc tế. Cách tiếp cận của chính quyền hiện nay sẽ gây tác động mạnh đến sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu.

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, đi kèm với tiến trình hồi phục chậm chạp ở các nền kinh tế phát triển sau đó, đã khiến Trung Quốc phải nhanh chóng chuyển đổi mô hình phát triển từ dựa vào đầu từ và nhu cầu ở nước ngoài sang mô hình dựa trên nền tảng tiêu thụ nội địa. Continue reading “Thử thách lớn đối với nền tài chính Trung Quốc”

Câu chuyện về “điệp viên vĩ đại nhất Trung Quốc”

1246662181_1_

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Có một người Pháp gốc Hoa sống âm thầm giữa thành Paris hoa lệ đã 27 năm mà không ai biết gì. Thế nhưng hôm 30/6/2009, khi ốm chết ở tuổi 70 thì bỗng dưng ông ta lại được dư luận đặc biệt quan tâm. Báo đài phương Tây đưa tin chi tiết về nhân vật đó. Thời báo New York hôm 2/7/2009 đăng một bài khá dài dưới đầu đề Shi Pei Pu, Singer, Spy and ‘M. Butterfly,’ Dies at 70 (Shi Pei Pu, ca sĩ, điệp viên và “Ông Bươm bướm” chết ở tuổi 70). Thực ra từ năm 1993 báo này đã đăng một phóng sự rất dài về đề tài trên, dưới tiêu đề The True Story of M. Butterfly: The Spy Who Fell in Love With a Shadow.

Thì ra cái người tên Shi Pei Pu (tên chữ Hán là Thời Bội Phác) ấy vốn là nguyên mẫu của nhân vật chính trong vở opera Ông Bươm bướm (Mr. Butterfly) của kịch tác gia người Mỹ gốc Hoa David Henry Hwang. Continue reading “Câu chuyện về “điệp viên vĩ đại nhất Trung Quốc””

01/02/1908: Vua và thái tử Bồ Đào Nha bị ám sát

0000493e_medium

Nguồn:Portuguese king and heir assassinated“, History.com (truy cập ngày 31/01/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1908, vua Carlos I của Bồ Đào Nha và con trai cả của ông, Luis Filipe, đã bị ám sát bởi các nhà cách mạng khi đang ngồi trên một xe ngựa diễu hành qua các đường phố của Lisbon, thủ đô Bồ Đào Nha.

Carlos lên ngôi vua Bồ Đào Nha vào năm 1889 sau cái chết của cha mình, vua Louis I. Mặc dù ông có tài quản lý hành chính, nhưng vương quốc mà Carlos thừa hưởng đầy rẫy sự trì trệ cũng như các rắc rối về chính trị và tài chính, đặc biệt là liên quan đến sự suy giảm nhanh chóng đế chế thuộc địa của Bồ Đào Nha ở châu Phi. Continue reading “01/02/1908: Vua và thái tử Bồ Đào Nha bị ám sát”

Tại sao Mỹ chưa phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em?

childrights

Nguồn: “Why won’t America ratify the UN Convention on Children’s rights?”, The Economist, 06/10/2013.

Biên dịch: Đào Quốc Thụy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tuần trước, tại trụ sở ở New York, Liên Hợp Quốc tổ chức Sự kiện Công ước (Treaty Event) thường niên, với mục đích thúc đẩy các nguyên thủ quốc gia thành viên ký kết bất kỳ công ước nào trong số hơn 550 công ước của Liên Hợp Quốc. Năm nay, tiêu điểm của Sự kiện là Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em – Công ước đã được tuyệt đại đa số các quốc gia thành viên phê chuẩn, trừ ba nước Somalia, Nam Sudan và Hoa Kỳ. Somalia hiện đang trong tình trạng hỗn loạn, còn Nam Sudan mới trở thành một quốc gia cách đây 2 năm. Vậy điều gì đã cản trở Hoa Kỳ phê chuẩn Công ước này? Continue reading “Tại sao Mỹ chưa phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em?”

Lịch sử chủ nghĩa Wahhabi và sự trỗi dậy của ISIS

wahhabism

Nguồn: Alastair Crooke, “You Can’t Understand ISIS If You Don’t Know the History of Wahhabism in Saudia Arabia”, The World Post, 27/10/2014.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Daesh (tên viết tắt bằng tiếng A-rập của Nhà nước Hồi giáo IS) ở Iraq và Syria đã gây sốc tại phương Tây. Rất nhiều người đã trở nên bối rối – và sợ hãi – trước mức độ bạo lực và sức hút rõ ràng mà tổ chức này đã tạo ra đối với các thanh niên hồi giáo dòng Sunni. Hơn thế nữa, phương Tây nhận ra sự chần chừ và mâu thuẫn của Saudi Arabia trước sự trỗi dậy của IS là hành động gây khó chịu và khó có thể giải thích. “Liệu người Saudi có hiểu được rằng chính IS cũng đang đe doạ tới họ hay không?”.

Cho tới hiện nay, có thể thấy rõ rằng giới tinh hoa thống trị của Saudi Arabia đang bị chia rẽ. Một số người cho rằng IS đang chiến đấu chống lại “ngọn lửa” của phe Shiite Iran bằng “ngọn lửa” của chính những người Sunni; rằng một quốc gia hồi giáo Sunni mới đang hình thành tại trung tâm của vùng đất mà họ cho là thuộc di sản lịch sử của người Sunni; và họ đã bị hấp dẫn bởi hệ tư tưởng Salafi cứng rắn của Daesh. Continue reading “Lịch sử chủ nghĩa Wahhabi và sự trỗi dậy của ISIS”

31/01/1606: Guy Fawkes bị đưa ra hành quyết

guy-fawkes-king-james-i

Nguồn:The death of Guy Fawkes”, History.com (truy cập 30/01/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1606, tại Westminster ở London, Guy Fawkes, người chủ mưu trong một âm mưu làm nổ tung tòa nhà Quốc hội Anh, đã tự tử ít giây trước khi ông bị hành quyết vì tội phản quốc.

Vào đêm trước của một phiên họp quốc hội được dự kiến diễn ra ​​vào ngày 5 tháng 11 năm 1605, Sir Thomas Knyvett phát hiện ra Guy Fawkes đang ẩn nấp trong tầng hầm của tòa nhà Quốc hội. Fawkes bị bắt giam và tòa nhà bị lục soát kỹ lưỡng. Gần hai tấn thuốc súng đã được tìm thấy giấu trong hầm. Trong quá trình thẩm vấn, Fawkes tiết lộ rằng ông tham gia vào một âm mưu của lực lượng Công giáo Anh do Robert Catesby tổ chức nhằm tiêu diệt toàn bộ chính phủ Tin Lành của Anh, bao gồm cả vua James I. Nhà vua dự kiến sẽ tham dự kỳ họp Quốc hội vào ngày 5 tháng 11. Continue reading “31/01/1606: Guy Fawkes bị đưa ra hành quyết”

Những kẻ thù mới của không gian công cộng

women-protest-egypt

Nguồn: Chris Stone, “The Public Sphere’s New Enemies”, Project Syndicate, 07/01/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trước vụ khủng bố tháng 11/2015 tại Paris, việc tổ chức biểu tình ở quảng trường công cộng vẫn còn hợp pháp tại thành phố này. Giờ thì không. Ở Uganda, mặc dù việc công dân tiến hành các chiến dịch phản đối tham nhũng hay ủng hộ quyền của người đồng giới thường phải đối mặt với một công chúng thù địch, họ từng không phải đối mặt với án tù vì biểu tình. Nhưng dưới một đạo luật mới vô cùng mơ hồ, mọi thứ đã khác. Ở Ai Cập, chính quyền gần đây đã bố ráp và đóng cửa nhiều trung tâm văn hóa nổi bật – một phòng triển lãm tranh, một nhà hát và một nhà xuất bản – nơi giới nghệ sĩ và các nhà hoạt động từng tụ tập. Continue reading “Những kẻ thù mới của không gian công cộng”

Chiến lược và chiến thuật chống quân Minh của Lê Lợi

Leloi1

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tìm hiểu Thế chiến thứ Hai cùng chiến tranh Triều Tiên, người nghiên cứu lịch sử khâm phục tướng Douglas MacArthur với chiến lược “tấn công nhảy cò” (Island hopping offences) tại các quần đảo Thái Bình Dương và cuộc đổ bộ tại hải cảng Inchon (Nhân Xuyên) Triều Tiên.

Năm 1942, sau khi nhận lệnh rời bán đảo Batan tại Philippines để đi đến Australia, tướng MacArthur hứa rằng sẽ trở lại giải phóng quần đảo này khỏi tay Nhật. Với chức vụ Tư lệnh quân đội Đồng minh vùng tây nam Thái Bình Dương, ông mở mặt trận phía bắc Australia, để rồi cuối cùng đổ bộ lên Philippines. Cuộc trường chinh có chiều dài hàng mấy ngàn cây số, kinh qua rất nhiều đảo nhỏ thuộc quần đảo New Guinea và Melanesia do quân Nhật chiếm đóng. Continue reading “Chiến lược và chiến thuật chống quân Minh của Lê Lợi”

30/01/1968: Cuộc tấn công Tết Mậu Thân bắt đầu

cholon

Nguồn:Tet Offensive begins”, History.com (truy cập ngày 29/01/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Rạng sáng ngày đầu tiên của đợt ngừng bắn Tết Mậu Thân năm 1968, các lực lượng Việt Cộng – được hỗ trợ bởi một số lượng lớn quân Bắc Việt – đã bắt đầu các cuộc tấn công lớn nhất và được phối hợp tốt nhất trong Chiến tranh Việt Nam, đánh vào trung tâm của bảy thành phố lớn nhất của Nam Việt Nam và tấn công 30 tỉnh lị trải dài từ đồng bằng sông Cửu Long đến khu vực phi quân sự (DMZ).

Trong số các thành phố bị chiếm trong bốn ngày đầu tiên của cuộc tấn công có Huế, Đà Lạt, Kontum, và Quảng Trị; và ở phía Bắc (của Nam Việt Nam), tất cả năm thị xã tỉnh lỵ đã bị đánh chiếm. Đồng thời, lực lượng Việt Cộng đã pháo kích nhiều sân bay và các căn cứ của quân Đồng Minh. Continue reading “30/01/1968: Cuộc tấn công Tết Mậu Thân bắt đầu”

Hàn Quốc đối mặt với nỗi lo khủng bố Hồi giáo

Seoul-Central-Masjid-Mosque

Nguồn: John Power, “On heels of North Korean threat, South Korea now fears Islamic terror, Asia Times, 21/01/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Đối với Hàn Quốc, mối quan ngại an ninh lớn nhất luôn luôn kề cận: Bắc Triều Tiên, một trong những quốc gia quân phiệt nhất thế giới và vẫn chìm trong chiến tranh lạnh với đối thủ phía nam kể từ khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt vào năm 1945. Nhưng giờ đây, một loạt các báo cáo tình báo và các vụ bắt giữ dấy lên những lo ngại về mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo trong một quốc gia mà hầu như trong lịch sử chưa từng nếm trải các cuộc khủng bố như vậy, trong khi phơi bày những chia rẽ giữa các đảng phái về vai trò của các cơ quan tình báo quốc gia.

Hôm thứ Tư, cơ quan của Hàn Quốc tương đương với CIA – Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) – cho các nghị sĩ biết 7 công nhân nhập cư đã gia nhập ISIS sau khi rời khỏi đất nước. Cũng tại cuộc họp cung cấp thông tin, được Lee Cheol-woo của Đảng bảo thủ Saenuri kể lại cho giới truyền thông, NIS công bố rằng 51 người nước ngoài đã bị trục xuất từ ​​năm 2010 do có liên quan tới các nhóm chiến binh, bao gồm ISIS. Continue reading “Hàn Quốc đối mặt với nỗi lo khủng bố Hồi giáo”

Người tị nạn (Refugee)

IRAQ-SECURITY/YAZIDIS

Tác giả: Nguyễn Vĩnh Hằng

Theo khoản A.2. của Công ước Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn năm 1951 (United Nations Convention Relating to the Status of Refugees) thì người tị nạn là người có mối lo sợ chính đáng về việc bị ngược đãi vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, hoặc vì mối liên hệ thành viên với một tổ chức xã hội nhất định, theo một quan điểm chính trị nhất định; do đó sinh sống bên ngoài quốc gia mà mình có quốc tịch, và không có mong muốn đặt mình dưới sự bảo vệ của quốc gia này.

Khái niệm về người tị nạn sau đó được mở rộng trong bản Nghị định thư năm 1967 của Hiệp định, bao gồm những người rời bỏ quốc gia của mình vì lý do chiến tranh, xung đột hoặc bạo lực, thảm sát xảy ra tại những nơi này. Khái niệm về người tị nạn đôi khi được mở rộng hơn nữa, bao gồm cả những người sống lưu vong ngay bên trong quốc gia của mình. Những người này được gọi là “những người bị thay đổi nơi sinh sống trong nước” (internally displaced persons – IDP). Continue reading “Người tị nạn (Refugee)”

29/01/1979: Đặng và Carter ký thỏa thuận lịch sử

DengCarter

Nguồn:Deng Xiaoping and Jimmy Carter sign accords”, History.com (truy cập ngày 28/01/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1979, Đặng Tiểu Bình, phó thủ tướng Trung Quốc, đã gặp Tổng thống Jimmy Carter, và họ cùng nhau ký các thỏa thuận lịch sử mới, qua đó đảo ngược hàng thập kỷ chống Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Hoa Kỳ.

Đặng Tiểu Bình đã trải qua quá trình biến đổi đầy đủ và toàn diện của Trung Quốc. Là con trai của một địa chủ, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào năm 1920 và tham gia vào cuộc Vạn Lý Trường Chinh của Mao Trạch Đông vào năm 1934. Năm 1945, ông được bổ nhiệm vào Ủy ban Trung ương Đảng, và với chiến thắng năm 1949 của phe cộng sản trong cuộc Nội chiến Trung Quốc, ông trở thành lãnh đạo đảng tại khu vực Tây Nam Trung Quốc. Được điều về Bắc Kinh làm phó thủ tướng vào năm 1952, ông đã thăng tiến nhanh chóng, trở thành tổng bí thư ĐCSTQ vào năm 1954, và là thành viên của Bộ Chính trị cầm quyền vào năm 1955. Continue reading “29/01/1979: Đặng và Carter ký thỏa thuận lịch sử”

Mối đe dọa từ một Châu Âu suy yếu

EU-Focus

Nguồn: Joseph S. Nye, “The Danger of a Weak Europe”, Project Syndicate, 06/01/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào năm 1973, sau một giai đoạn nước Mỹ quá bận tâm về Việt Nam và Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã tuyên bố năm đó là “năm của Châu Âu”. Gần đây, sau khi Tổng thống Barack Obama tuyên bố chiến lược “xoay trục” hay tái cân bằng của Mỹ hướng về Châu Á, người Châu Âu đã lo ngại Mỹ sẽ sao nhãng châu lục này. Hiện nay, với cuộc khủng hoảng di dân vẫn còn tiếp diễn, Nga chiếm đóng miền Đông Ukraine và sáp nhập trái phép Crimea, cộng thêm nguy cơ nước Anh rút khỏi Liên minh Châu Âu, năm 2016 có thể lại trở thành một “năm của Châu Âu” trong chính sách ngoại giao Mỹ.

Cho dù khẩu hiệu là gì, Châu Âu vẫn có những nguồn lực ấn tượng và là một lợi ích thiết yếu đối với Mỹ. Mặc dù nền kinh tế Mỹ lớn gấp bốn lần nền kinh tế Đức, nền kinh tế của 28 nước thành viên EU lại lớn bằng nền kinh tế Mỹ, còn dân số EU là 510 triệu người, khá đông hơn so với số dân 320 triệu của Mỹ. Continue reading “Mối đe dọa từ một Châu Âu suy yếu”

Con đường tơ lụa gập ghềnh của Trung Quốc

Gwadar-Kashga

Nguồn: David Brewster, “China’s Rocky Silk Road”, East Asia Forum, 09/12/2015.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sáng kiến Một vành đai Một con đường (One Belt One Road – OBOR) của Trung Quốc là một kế hoạch cực kỳ tham vọng – và có lẽ Bắc Kinh chỉ mới bắt đầu nhận ra kế hoạch này quá tham vọng tới mức nào.

OBOR bao gồm việc xây dựng một nhóm các kết nối hạ tầng giữa Trung Quốc, Nga, Trung Á và Ấn Độ Dương. Một loạt các cảng và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đi kèm dọc Ấn Độ Dương được gọi là Con đường tơ lụa trên biển (MSR), bổ sung con đường hàng hải cho các kết nối trên đất liền với Ấn Độ Dương, bao gồm Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) và Hành lang Kinh tế được đề xuất giữa Bangladesh-Trung Quốc-Ấn Độ-Myanmar (BCIM). Trung Quốc giờ đây đã thiết lập được các cơ quan tài chính lớn, bao gồm Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á và Quỹ con đường tơ lụa, nhằm giúp chi trả cho các dự án OBOR có giá trị ước tính 250 tỉ đô la Mỹ. Continue reading “Con đường tơ lụa gập ghềnh của Trung Quốc”

TQ bình luận việc TBT Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử

20160126105033-anh-1

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành 

Sáng 28/1/2016 (giờ Bắc Kinh), Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) phát đi bài xã luận dưới đầu đề “Nguyễn Phú Trọng tái nhiệm là tín hiệu tích cực nhưng không tuyệt đối”. Nguyên văn như sau:

Hội nghị toàn thể Trung ương khóa XII Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) họp ngày 27/1 đã bầu ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư Trung ương Đảng khóa mới. Sự tái nhiệm của ông trên chức vụ này được dư luận phổ biến cho là tín hiệu quan trọng thể hiện ĐCSVN muốn duy trì đường lối chính trị ổn định.

Đại hội XII ĐCSVN được dư luận phương Tây chú ý cao độ, họ tiến hành sự phân tích thổi phồng vấn đề “bè phái” trong nội bộ ĐCSVN,  gọi Tổng Bí thư Trung ương khóa XI Nguyễn Phú Trọng là “phái Bảo thủ” và “phái thân Trung Quốc”, gọi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là “phái Cải cách” và “phái thân Mỹ”.  Truyền thông phương Tây luôn suy đoán Nguyễn Tấn Dũng, người “dốc sức thúc đẩy đưa Việt Nam gia nhập TPP” rất có thể trở thành tân Tổng Bí thư ĐCSVN, tuyên truyền ông sẽ mở ra “kỷ nguyên mới” trong công cuộc cải cách ở Việt Nam. Continue reading “TQ bình luận việc TBT Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử”

28/01/1915: Đức đánh chìm tàu buôn Mỹ

28012016

Nguồn:Germans sink American merchant ship“, History.com (truy cập ngày 27/01/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1915, trong cuộc tấn công đầu tiên của Đức chống lại các lợi ích hàng hải của Mỹ trên biển, thuyền trưởng của một tuần dương hạm Đức đã ra lệnh phá hủy tàu buôn Mỹ có tên William P. Frye.

William P. Frye, một tàu thép bốn cột buồm được đóng ở Bath, Maine, năm 1901 và được đặt tên theo tên Thượng nghị sĩ William Pierce Frye (1830-1911) nổi tiếng của Maine. Con tàu chờ lúa mì và đang trên đường tới Anh. Vào ngày 27/01, nó bị chặn bởi một tuần dương hạm của Đức ở phía Nam Đại Tây Dương ngoài khơi bờ biển Brazil và được lệnh phải vứt bỏ hàng hóa vì Đức cho rằng đó là hàng buôn lậu. Khi thủy thủ đoàn của con tàu Mỹ không thực hiện đầy đủ mệnh lệnh vào ngày hôm sau, thuyền trưởng người Đức đã ra lệnh phá hủy con tàu. Continue reading “28/01/1915: Đức đánh chìm tàu buôn Mỹ”

Hãy suy nghĩ lại về các lệnh trừng phạt

Sanctions-against-Iran-650x330

Nguồn: Kofi A. Annan & Kishore Mahbubani, “Rethinking Sanctions”, Project Syndicate, 11/01/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày nay, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp dụng nhiều lệnh  trừng phạt hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong lịch sử. Trong những năm 1990, có tối đa tám lệnh trừng phạt; trong những năm 2000, đỉnh điểm tăng lên đến 12 lệnh; hiện tại con số đó là 16. Và các con số này không bao gồm các biện pháp trừng phạt được áp đặt bởi Liên minh châu Âu (EU) và Hoa Kỳ. Nếu căn cứ vào sự leo thang này, người ta có thể kết luận rằng các biện pháp trừng phạt đã chứng tỏ là một công cụ hiệu quả rõ rệt trong việc thúc đẩy hòa bình và an ninh thế giới. Thật không may, suy diễn đó khác xa với thực tế. Continue reading “Hãy suy nghĩ lại về các lệnh trừng phạt”

Năm thực tế về Cộng đồng Kinh tế ASEAN

1158590289

Nguồn: Sanchita Basu Das, “Five Facts about the ASEAN Economic Community“, ISEAS Perspective, No. 20, 2015.

Biên dịch: Văn Cường

Mở đầu

Do thời hạn chót của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) 2015 đang đến gần, dự án này đang phải chịu nhiều sự chỉ trích hơn là ủng hộ. Phần đông mọi người dường như tin rằng các thành quả của sáng kiến này, cụ thể là một không gian sản xuất hợp nhất với sự lưu thông tự do của hàng hóa, dịch vụ và lao động lành nghề, sẽ không đạt được vào tháng 12/2015.

Tuyên bố “thẳng thừng” này có một vài điểm hợp lý. Nhưng chúng ta phải tự hỏi bản thân xem định nghĩa về cộng đồng kinh tế là gì khi ASEAN quyết định thành lập AEC. Ngay cả nếu chúng ta có quan niệm rằng “ASEAN không thể đem lại AEC”, chúng ta có thể đổ lỗi cho tổ chức này đến chừng mức nào? Và liệu AEC, với tư cách là sáng kiến khu vực duy nhất, có thể bị đổ lỗi vì những sự thay đổi chính sách trong nền kinh tế trong nước của mỗi nước thành viên, và do đó những mối bất hòa tiêu cực có thể xảy ra hay không? Continue reading “Năm thực tế về Cộng đồng Kinh tế ASEAN”

Có phải chủ nghĩa phát xít đã quay lại?

fascism

Nguồn: Robert O. Paxton, “Is Fascism Back?”, Project Syndicate, 07/01/2016.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 2015, “chủ nghĩa phát xít” một lần nữa trở thành thuật ngữ chính trị được sử dụng phổ biến nhất. Tất nhiên, sự cám dỗ của việc gắn mác chủ nghĩa phát xít là gần như áp đảo khi chúng ta đối mặt với các cá nhân có lời nói và hành động có phần tương tự như của Hitler và Mussolini. Tại thời điểm này, nó được sử dụng rộng rãi trong nhiều trường hợp khác nhau như để miêu tả Donald Trump, phong trào Tiệc Trà (Tea Party), Mặt trận Quốc gia ở Pháp, và các sát thủ Hồi giáo cực đoan. Dù ý muốn gọi nhiều cá nhân là “phát xít” có phần dễ hiểu nhưng điều đó cần bị hạn chế.

Tại thời điểm được hình thành năm 1920 (đầu tiên là ở Ý và sau đó là ở Đức), chủ nghĩa phát xít là một phản ứng bạo lực chống lại chủ nghĩa cá nhân quá mức. Mussolini và Hitler cho rằng Ý bị khinh miệt và Đức bị đánh bại trong Thế chiến I là vì dân chủ và chủ nghĩa cá nhân đã mài mòn sự đoàn kết dân tộc và ý chí của hai nước này. Continue reading “Có phải chủ nghĩa phát xít đã quay lại?”