8 lý do Đế chế Tây La Mã sụp đổ

roman-empire

Nguồn: 8 Reasons Why Rome Fell”, History.com, 14/01/2014.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào cuối thế kỷ thứ IV, Đế quốc Tây La Mã sụp đổ sau gần 500 năm thống trị như một siêu cường hùng mạnh nhất thế giới. Theo các sử gia, kết quả này là do hàng trăm yếu tố khác nhau gây nên, từ thua trận, thuế má bất ổn, cho tới thiên tai và thậm chí là biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nhiều người khác lại cho rằng, Đế chế La Mã không hẳn đã suy tàn vào năm 476 SCN, bởi nửa phía đông của đế chế này vẫn tồn tại thêm một nghìn năm nữa dưới tên gọi Đế chế Byzantine. Dù những câu hỏi về việc Đế chế này sụp đổ như thế nào và vào lúc nào vẫn đang là đề tài tranh luận, một vài giả thiết nổi bật nhất đã lý giải về sự suy yếu và tan rã của Đế quốc Tây La Mã. Cùng tìm hiểu 8 lý do dưới đây để biết tại sao cuối cùng một trong những đế chế huyền thoại nhất trong lịch sử lại suy tàn. Continue reading “8 lý do Đế chế Tây La Mã sụp đổ”

06/01/1975: Chiến dịch Đường 14 – Phước Long chấm dứt

phuoc long

Nguồn:Phuoc Binh falls to the North Vietnamese,” History.com (truy cập ngày 05/01/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1975, Phước Bình, tỉnh lỵ tỉnh Phước Long, cách Sài Gòn gần 100 cây số về phía Bắc, đã rơi vào tay các lực lượng Bắc Việt. Phước Bình là tỉnh lỵ đầu tiên phía cộng sản chiếm được kể từ khi Quảng Trị thất thủ ngày mùng 1 tháng 5 năm 1972.

Hai ngày sau đó, Bắc Việt đã chiếm được các vị trí cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa trong khu vực, giành quyền kiểm soát toàn tỉnh. Không lực Việt Nam Cộng Hòa đã mất 20 máy bay trong khi bảo vệ địa bàn tỉnh. Hai vị tổng thống Nixon và Ford đã hứa với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu rằng Hoa Kỳ sẽ viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa nếu Bắc Việt phát động một cuộc tấn công lớn và vi phạm Hiệp định Paris. Continue reading “06/01/1975: Chiến dịch Đường 14 – Phước Long chấm dứt”

Chuyển động quốc phòng Châu Á-Thái Bình Dương (06/01/2016)

Picture_67

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Chính sách an ninh trong giai đoạn hiện nay của Trung Quốc là gì? Giáo sư Andrew S. Erickson thuộc Đại học Hải chiến Hoa Kỳ và chuyên gia Timothy Heath nhận định, các chính sách an ninh của Bắc Kinh đang hướng tới việc tái cấu trúc khu vực và ngăn chặn can thiệp (từ Mỹ). Hai tác giả thừa nhận, trong bối cảnh nguồn thông tin còn hạn chế như hiện nay thì nhận định này chỉ mang tính tham khảo, dựa trên các thông tin đã được công khai và những chỉ dấu gần đây sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền.

Các chỉ dấu quan trọng bao gồm nỗ lực kiểm soát các vùng biển tranh chấp trên Biển Đông và biển Hoa Đông của lãnh đạo Trung Quốc; tăng cường vai trò và nâng cao vị thế thông qua các sáng kiến, đề xuất các cơ chế hợp tác khu vực như Hội nghị Tương tác và Xây dựng Niềm tin (CICA), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO)…để đối chọi lại các cơ chế do Mỹ dẫn đầu. Ở cấp độ quân sự, Trung Quốc tiếp tục đầu tư mạnh vào nâng cao năng lực tác chiến, củng cố chiến lược chống xâm nhập/chống tiếp cận (A2/AD), phát triển và trang bị thêm nhiều loại vũ khí – khí tài hiện đại. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á-Thái Bình Dương (06/01/2016)”

Vị giáo sĩ bị hành quyết ở Ả-rập Saudi là ai?

20160109_blp540

Nguồn:Who was the Shia cleric killed in Saudi Arabia?“, The Economist, 04/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Quan hệ giữa người Hồi giáo Sunni và Shia đã xấu đi ở rất nhiều nơi do việc hành quyết một giáo sĩ Shia tên là Nimr Baqr al-Nimr ở Ả-rập Saudi. Sau khi một đám đông xông vào Đại sứ quán Ả-rập Saudi tại Tehran để phản đối, nước này đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran; Bahrain và Sudan cũng cắt quan hệ theo, còn Các tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) đã hạ cấp quan hệ ngoại giao với nước này. Về phần mình, Iran cáo buộc Ả-rập Saudi sử dụng cuộc tấn công vào đại sứ quán nước này để gia tăng căng thẳng phe phái vốn đã dâng cao trước vụ hành quyết. Vậy người đàn ông đã bị hành quyết là ai? Continue reading “Vị giáo sĩ bị hành quyết ở Ả-rập Saudi là ai?”

Chuyện bà Thatcher lúc cuối đời

thatcher

Nguồn: Nghiêm Tú, Tuỳ bút (Trung Quốc), số 1/ 2004

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thanh niên thời nay ít ai biết đến tên tuổi bà Thatcher.[1] Bà từng làm Thủ tướng nước Anh 11 năm liền vào cuối thế kỷ trước, và có biệt danh “Bà đầm thép” [Iron Lady] vì đã áp dụng một đường lối cứng rắn nhằm vực dậy nền kinh tế ốm yếu của nước tư bản già cỗi này. Sau khi nghỉ hưu, Bà đầm thép bị rơi vào lãng quên, chẳng thấy ai nhắc tới.

Báo The Sunday Times ngày 3 tháng 8 năm ngoái [2003] có đăng bài nói về nhân vật tiếng tăm lừng lẫy một thời này, nay xin kể lại cho bạn đọc cùng nghe. Continue reading “Chuyện bà Thatcher lúc cuối đời”

05/01/1976: Pol Pot đổi tên Campuchia

Pol Pot

Nguồn:Pol Pot renames Cambodia,” History.com (truy cập ngày 04/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1976, nhà lãnh đạo Khmer Đỏ Pol Pot công bố một bản hiến pháp mới đổi tên của Campuchia thành Campuchia Dân chủ (Democratic Kampuchea) và hợp pháp hóa chính quyền cộng sản của mình. Trong ba năm sau đó, chế độ tàn bạo của Pol Pot đã đưa đất nước trở lại thời Trung Cổ và ước tính gây ra cái chết của khoảng 1 đến 2 triệu người Campuchia.

Pol Pot, tên thật là Saloth Sar, sinh năm 1925 trong một gia đình Campuchia tương đối khá giả, tham gia phong trào cộng sản khi đang học tập tại Paris. Sau khi trở về Campuchia, đất nước giành được độc lập từ tay Pháp năm 1954, và ông tiến thân trong Đảng Cộng sản vốn có quy mô còn nhỏ và hoạt động ngầm tại quê hương mình. Chịu ảnh hưởng của Mao Trạch Đông, vào giữa những năm 1960, Pol Pot, còn được gọi là Anh Cả, đã thúc đẩy phong trào cộng sản của Campuchia và về sinh sống tại một vùng xa xôi của đất nước với một nhóm những người ủng hộ. Continue reading “05/01/1976: Pol Pot đổi tên Campuchia”

Nhật đầu hàng: Vì Stalin, không phải bom nguyên tử (P2)

nagasaki21

Nguồn: Ward Wilson, “The Bomb Didn’t Beat Japan… Stalin Did”, Foreign Policy, 30/5/2013.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Bài liên quan: Nhật đầu hàng: Vì Stalin, không phải bom nguyên tử (P1)

Ý nghĩa chiến lược

Nếu các lãnh đạo Nhật Bản không lo ngại gì trước những vụ ném bom thành thị nói chung và vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima nói riêng, thì họ lo ngại điều gì? Câu trả lời rất đơn giản: Liên Xô.

Nhật Bản khi đó đang ở trong một tình thế chiến lược tương đối khó khăn. Họ đang tiến gần đến kết thúc điểm của một cuộc chiến mà họ đang thua. Tình hình rất tồi tệ. Tuy nhiên, lực lượng Lục quân vẫn còn mạnh và quân nhu còn đầy đủ. Gần 4 triệu binh sĩ còn được vũ trang và 1,2 triệu binh sĩ trong số đó đang canh gác những hòn đảo chính của Nhật Bản.[1] Continue reading “Nhật đầu hàng: Vì Stalin, không phải bom nguyên tử (P2)”

Tại sao Thủ tướng Canada đề nghị Giáo Hoàng xin lỗi?

20160102_amp501

Nguồn:Why Trudeau wants the pope to make an apology”, The Economist, 04/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Trong hơn một thế kỷ, chính phủ Canada đã vận hành một hệ thống các trường nội trú cho trẻ em người thổ dân, tách chúng khỏi cha mẹ – bằng vũ lực nếu cần – và đưa chúng vào các cơ sở nơi nhiều em bị đánh đập và lạm dụng tình dục. Bảy năm trước, Stephen Harper, thủ tướng Đảng Bảo thủ lúc đó, đã thay mặt chính phủ xin lỗi 150.000 trẻ em và gia đình của họ vì những nỗ lực tàn bạo để tiêu diệt nền văn hóa của các thổ dân. Ngày 15 tháng 12 vừa qua, Justin Trudeau, thủ tướng mới của Đảng Tự do, lại xin lỗi một lần nữa, nói rằng hệ thống “đáng ghê tởm” đó đại diện cho “một trong những chương đen tối nhất trong lịch sử Canada”. Sau đó, ông cho biết ông sẽ yêu cầu cả Đức Giáo Hoàng Francis cũng phải xin lỗi quá. Tại sao Giáo Hoàng lại liên quan ở đây? Continue reading “Tại sao Thủ tướng Canada đề nghị Giáo Hoàng xin lỗi?”

Hậu quả chính trị của khủng hoảng tài chính

Newspaper headlines - finanical crisis on 2008

Nguồn: Howard Davies, “The Political Consequences of Financial Crises”, Project Syndicate, 22/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Có lẽ tôi không phải là vị giáo sư tài chính duy nhất mà khi ra đề tài tiểu luận cho sinh viên của mình đã chọn câu hỏi như thế này: “Theo quan điểm của anh/chị, nguyên nhân chủ yếu của khủng hoảng tài chính toàn cầu là do chính phủ can thiệp quá nhiều vào thị trường tài chính, hay bởi họ đã can thiệp quá ít?” Và khi giải quyết “câu hỏi” này, sinh viên trong lớp mà tôi dạy gần đây nhất đã chia thành ba luồng ý kiến.

Khoảng một phần ba số sinh viên, những người bị mê hoặc bởi sự hấp dẫn hào nhoáng của Giả thuyết Thị trường Hiệu quả (Efficient Market Hypothesis), lập luận rằng chính phủ là nguyên nhân của mọi tội lỗi. Những can thiệp thiếu suy nghĩ của họ – đặc biệt là các hãng kinh doanh các khoản cho vay thế chấp được chính phủ Mỹ hậu thuẫn là Fannie Mae và Freddie Mac, cũng như Đạo luật Tái đầu tư Cộng đồng (Community Reinvestment Act) – đã làm các động cơ thị trường bị bóp méo. Một số thậm chí chấp nhận lập luận của nhà tư tưởng tự do Mỹ Ron Paul, lên án sự tồn tại của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong vai trò người cho vay cuối cùng. Continue reading “Hậu quả chính trị của khủng hoảng tài chính”

04/01/1999: Đồng euro ra mắt

Euro_coins_and_banknotes

Nguồn:The euro debuts,” History.com (truy cập ngày 03/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1999, lần đầu tiên kể từ triều đại của Charlemagne ở thế kỷ thứ 9, châu Âu được thống nhất với một đồng tiền chung khi đồng “euro” ra mắt trong vai trò đơn vị tiền tệ trong các thị trường doanh nghiệp và đầu tư. Mười một nước Liên minh châu Âu (EU), bao gồm Áo, Bỉ, Phần Lan, Pháp, Đức, Ireland, Italy, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha, và Tây Ban Nha, đại diện cho khoảng 290 triệu người, đã ra mắt đồng tiền này với hy vọng tăng cường hội nhập và phát triển kinh tế châu Âu.

Đóng cửa với tỷ giá mạnh 1 đồng euro tương đương 1,17 đồng đô la Mỹ trong ngày giao dịch đầu tiên, đồng euro hứa hẹn sẽ cạnh tranh gay gắt với đồng đô la trong nền kinh tế toàn cầu mới. Continue reading “04/01/1999: Đồng euro ra mắt”

Nhật đầu hàng: Vì Stalin, không phải bom nguyên tử (P1)

hiroshima-bombing-enola-gay

Nguồn: Ward Wilson, “The Bomb Didn’t Beat Japan… Stalin Did”, Foreign Policy, 30/5/2013.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Phải chăng 70 năm chính sách về vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ đã dựa trên một lời nói dối?

Việc Hoa Kỳ sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Nhật Bản trong Thế Chiến II từ lâu đã là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận cảm tính. Ban đầu, ít ai đặt ra nghi vấn về quyết định của Tổng thống Truman là thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Nhưng vào năm 1965, nhà sử học Gar Alperovitz đã lập luận rằng mặc dù bom nguyên tử đã trực tiếp chấm dứt chiến tranh, song giới lãnh đạo Nhật Bản dù gì cũng đã muốn đầu hàng và có thể đã đầu hàng trước khi cuộc đổ bộ của Mỹ dự kiến vào ngày 1 tháng 11 năm 1945 diễn ra. Do vậy, việc sử dụng bom nguyên tử là không cần thiết. Rõ ràng là nếu việc thả bom là không cần thiết để giành chiến thắng thì việc ném bom xuống Hiroshima và Nagasaki là sai lầm. Trong 48 năm sau đó, rất nhiều người đã tham gia vào cuộc tranh cãi: một số người ủng hộ Alperovitz và lên án vụ ném bom, những người khác lại phản bác nảy lửa và cho rằng những vụ ném bom là cần thiết, hợp đạo đức, và giúp cứu mạng rất nhiều người. Continue reading “Nhật đầu hàng: Vì Stalin, không phải bom nguyên tử (P1)”

Fed tăng lãi suất qua cơ chế nào?

20151219_fnp502

Nguồn:How the Fed will raise interest rates”, The Economist, 14/12/2015.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Lãi suất mà Cục Dự trữ Liên bang (Fed) muốn thay đổi là “lãi suất quỹ liên bang” (federal funds rate, hay lãi suất liên ngân hàng qua đêm), tức lãi suất mà các ngân hàng trả cho nhau cho các khoản vay qua đêm. Các khoản vay này được thực hiện bởi vì Fed yêu cầu các ngân hàng phải giữ một số tiền tối thiểu trong tài khoản của họ tại Fed mỗi đêm. Các ngân hàng có số dư dồi dào có thể cho những ngân hàng thiếu tiền vay để giúp họ đáp ứng được mức dự trữ của mình. Trong quá khứ, Fed đã thay đổi lãi suất của các khoản vay này bằng cách mua và bán trái phiếu chính phủ. Ví dụ, khi Fed bán trái phiếu chính phủ cho một ngân hàng, Fed sẽ trừ tiền từ tài khoản của ngân hàng tại Fed (cũng giống như một ngân hàng có thể tính phí đối với khách hàng bằng cách trừ tiền từ tài khoản thanh toán của họ). Điều này làm cho tiền khan hiếm hơn, nhưng các ngân hàng vẫn phải đáp ứng số dư tối thiểu của họ trong tài khoản tại Fed. Kết quả là lãi suất của các khoản vay qua đêm tăng lên, và cùng với đó là chi phí tín dụng cho nền kinh tế nói chung. Continue reading “Fed tăng lãi suất qua cơ chế nào?”

Cuộc chiến chống khủng bố giả vờ của Ả-rập Xê-út

1031830831

Nguồn: Brahma Chellaney, “Saudi Arabia’s Phony War on Terror,” Project Syndicate, 21/12/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc ngăn chặn tai họa chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo là bất khả nếu không ngăn chặn được tư tưởng thúc đẩy nó: Chủ nghĩa Wahhab (đặt tên theo người sáng lập là Muhammad Ibn Abd al-Wahhab – NBT), một nhánh thuộc chủ nghĩa chính thống cực đoan dòng Sunni tôn thờ thánh Alah như vị chúa trời duy nhất cũng như tán dương các cuộc thánh chiến Hồi giáo mà sự bành trướng quốc tế của nó đã được bảo trợ bởi các quốc gia Hồi giáo giàu dầu mỏ, đặc biệt là Ả-rập Xê-út. Đó là lý do tại sao liên minh chống khủng bố do quốc gia này dẫn dắt mới được thông báo gần đây, Liên minh Quân sự Hồi giáo Chống Khủng bố, vấp phải sự hoài nghi sâu sắc. Continue reading “Cuộc chiến chống khủng bố giả vờ của Ả-rập Xê-út”

Vụ cướp ngân hàng lịch sử ở Hy Lạp

greece_bailout-692x360

Nguồn: Yanis Varoufakis, “The Great Greek Bank Robbery”, Project Syndicate, 15/12/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Kể từ năm 2008, những đợt giải cứu ngân hàng đã dẫn đến việc chuyển nhiều tổn thất của các cá nhân sang cho người trả thuế ở châu Âu và Mỹ. Đợt giải cứu ngân hàng Hy Lạp gần đây nhất là một cảnh báo về cách mà chính trị (trong trường hợp này là ở châu Âu) đã hướng tới việc tối đa hóa tổn thất của công chúng để mang lại những lợi ích đáng nghi vấn cho các cá nhân như thế nào.

Vào năm 2012, nhà nước Hy Lạp hết khả năng chi trả đã mượn 41 tỉ euro (45 tỉ đô la, tương đương 22% tổng thu nhập quốc gia ngày càng giảm dần của Hy Lạp) từ những người trả thuế châu Âu để tái cấp vốn cho những ngân hàng thương mại Hy Lạp không còn khả năng chi trả. Với một nền kinh tế bị kìm nén trong vòng vây của những khoản nợ không bền vững, và vòng xoáy nợ – giảm phát đi kèm với nó, khoản vay mới và những điều kiện thắt lưng buộc bụng đi kèm chính là những xiềng xích. Ít ra thì người Hy Lạp được hứa là gói cứu trợ này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho các ngân hàng nước này từ đó trở đi. Continue reading “Vụ cướp ngân hàng lịch sử ở Hy Lạp”

Đạo đức Tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản của Max Weber

f52_2692

Tác giả: Trần Hữu Quang – Bùi Văn Nam Sơn

Max Weber (tên đầy đủ là Maximilian Carl Emil Weber) (1864-1920), nhà xã hội học người Đức, là một trong số ít tác giả có tầm ảnh hưởng lớn lao trong ngành xã hội học, và được xem là một trong những ông tổ của ngành khoa học xã hội này, bên cạnh những tác giả tên tuổi như Karl Marx, Emile Durkheim, Vilfredo Pareto, George Simmel… Một số luận điểm và công trình nghiên cứu của ông đã và vẫn còn tiếp tục là đề tài gây tranh luận trong giới học thuật, kể cả về phía những người ngưỡng mộ lẫn về phía những kẻ phê phán. Kể từ khi có bản dịch đầu tiên sang tiếng Nga cho tới những bản dịch sang tiếng Nhật sau này, các công trình của ông đã không ngừng gây ảnh hưởng lớn lao tới các bước phát triển của ngành xã hội học ở hầu như tất cả các nước trên thế giới. Continue reading “Đạo đức Tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản của Max Weber”

02/01/1980: Thời kỳ hòa hoãn Mỹ-Xô chấm dứt

ronald_reagan

Nguồn:U.S.-Russia detente ends,” History.com (truy cập ngày 01/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1980, trong một phản ứng mạnh mẽ trước việc Liên Xô xâm lược Afghanistan tháng 12 năm 1979, Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã yêu cầu Thượng viện đình chỉ các hoạt động liên quan đến hiệp ước giới hạn vũ khí chiến lược SALT II và triệu hồi đại sứ Mỹ tại Moskva. Những động thái này gửi đi một thông điệp rằng thời kỳ hòa hoãn và quan hệ kinh tế và ngoại giao thân thiện hơn được thiết lập giữa Mỹ và Liên Xô trong thời kỳ chính quyền Richard Nixon (1969–74) đã chấm dứt.

Tổng thống Carter lo ngại rằng cuộc xâm lược Afghanistan của Liên Xô, trong đó khoảng 30.000 quân Xô viết đã đổ vào quốc gia này và thiết lập một chính quyền bù nhìn, sẽ đe dọa sự ổn định của các nước láng giềng chiến lược như Iran và Pakistan, và có thể giúp Liên Xô giành quyền kiểm soát phần lớn các nguồn cung dầu lửa của thế giới. Nhà Trắng coi các hành động của Liên Xô là “một mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình.” Continue reading “02/01/1980: Thời kỳ hòa hoãn Mỹ-Xô chấm dứt”

Các nước Bắc Âu: Siêu mô hình sắp tới

20130202_LDP001_0

Nguồn:The Nordic countries: The next supermodel“, The Economist, 02/02/2013.

Biên dịch: Bùi Xuân Bách

Các chính khách, dù tả hay hữu, đều có thể học từ các nước Bắc Âu.

Các nước tương đối nhỏ thường đi tiên phong khi cần cải cách chính phủ. Trong những năm 1980, nước Anh đã dẫn đầu nhờ “Đường lối Thatcher”[i] và tư hữu hóa. Nước Singapore bé xíu cũng đã từ lâu là một mô hình cho nhiều nhà cải cách. Giờ đây, các nước Bắc Âu lại có thể cũng đóng một vai trò tương tự.

Điều đó một phần cũng bởi bốn nước Bắc Âu chính – Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan – đã đạt thành tựu khá tốt đẹp. Nếu được tái sinh lần nữa trong thế giới này, một người trung bình về tài năng và thu nhập sẽ chọn làm người Viking. Cụm các nước Bắc Âu thường đứng đầu các bảng thống kê về mọi mặt, từ khả năng cạnh tranh kinh tế, sự lành mạnh của xã hội, tới các chỉ số về hạnh phúc. Continue reading “Các nước Bắc Âu: Siêu mô hình sắp tới”

Ngoại giao con thoi (Shuttle diplomacy)

piece-1-3-1024x622

Tác giả: Hoàng Cẩm Thanh

Thuật ngữ “ngoại giao con thoi” xuất hiện lần đầu trên tờ New York Times vào tháng 01 năm 1974 nhằm miêu tả hoạt động ngoại giao của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger. Với nỗ lực hoà giải xung đột ở Trung Đông sau cuộc Chiến tranh Yom Kippur, Henry Kissinger đã thực hiện chuyến công du “con thoi” tới các nước tham gia cuộc xung đột, tiêu biểu là Israel và Ai Cập, nhằm thuyết phục các bên chấm dứt các hành động thù địch và đàm phán các thỏa thuận hòa bình. Continue reading “Ngoại giao con thoi (Shuttle diplomacy)”

01/01/1959: Cách mạng Cuba thành công

CheLaCoubreMarch

Nguồn:Cuban dictator Batista falls from power,” History.com (truy cập ngày 31/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1959, khi phải đối mặt với cuộc cách mạng được lòng dân đứng đầu là Phong trào 26 tháng 7 của Fidel Castro, nhà độc tài Cuba Fulgencio Batista đã phải trốn chạy khỏi đảo quốc này. Trong khi những màn ăn mừng và hỗn loạn xen kẽ nổ ra trên khắp thủ đô Havana, các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã tranh luận về cách đối phó tốt nhất với một Castro cấp tiến và thái độ chống Mỹ đáng lo ngại ở Cuba.

Chính phủ Mỹ đã hỗ trợ cho chế độ Batista thân Mỹ kể từ khi chế độ này lên nắm quyền năm 1952. Sau khi Fidel Castro cùng một nhóm người ủng hộ, trong đó có cả nhà cách mạng chuyên nghiệp Che Guevara, xâm nhập vào Cuba để lật đổ Batista tháng 12 năm 1956, Mỹ vẫn tiếp tục ủng hộ Batista. Nghi ngờ về cái mà họ tin là ý thức hệ cánh tả của Castro và lo ngại rằng những mục tiêu cuối cùng của ông có thể bao gồm cả việc tấn công các khoản đầu tư và tài sản của Mỹ ở Cuba, đa số quan chức Mỹ đều nhất trí phản đối phong trào cách mạng của Castro. Continue reading “01/01/1959: Cách mạng Cuba thành công”

Hậu quả về y tế của bất bình đẳng ở Mỹ

san_francisco_homeless001_16x9

Nguồn: Joseph E.Stiglitz, “When Inequality Kills”, Project Syndicate, 7/12/2015.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tuần này, giải Nobel kinh tế sẽ được trao một cách hoàn toàn xứng đáng cho Angus Deaton vì “những phân tích của ông về tiêu dùng, nghèo đói và phúc lợi xã hội”. Ngay sau khi giải thưởng được công bố vào tháng Mười, Deaton đã giới thiệu một công trình đáng ngạc nhiên với đồng tác giả Ann Case trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Science[1]một bài nghiên cứu đáng lên báo chẳng kém gì lễ trao giải Nobel.

Sau khi phân tích nhiều dữ liệu liên quan tới sức khỏe và tình trạng tử vong của người Mỹ, Case và Daeton đã chỉ ra rằng tuổi thọ và tình trạng sức khỏe của những người Mỹ da trắng trung niên đang đi xuống, nhất là với những người chỉ tốt nghiệp trung học phổ thông trở xuống. Tự tử, ma túy và nghiện rượu là ba trong những nguyên nhân chính. Continue reading “Hậu quả về y tế của bất bình đẳng ở Mỹ”