Tại sao quốc khánh thứ 150 của Canada gây tranh cãi?

Nguồn:Why is Canada’s 150th birthday controversial”, The Economist, 29/6/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Canada kỷ niệm quốc khánh thứ 150 của mình vào ngày 1/7 vừa qua. Khoảng 500.000 người đã tụ tập trên bãi cỏ của tòa nhà quốc hội theo phong cách Gothic mới ở Ottawa vào ngày thứ Bảy để cùng ngâm nga các ca khúc với ca sĩ nhạc dân gian Gordon Lightfoot và trầm trồ với màn pháo hoa, được nhà tài trợ hứa hẹn sẽ là màn biểu diễn lớn nhất vào ngày Quốc khánh Canada từ trước tới nay. Canada được đánh giá cao trên toàn thế giới, và công dân của đất nước này cảm thấy họ xứng đáng với bữa tiệc này. Vậy tại sao ngày kỷ niệm thành lập nước Canada lại gây tranh cãi? Continue reading “Tại sao quốc khánh thứ 150 của Canada gây tranh cãi?”

Phim ‘Cuộc chiến Việt Nam’ và đáy giếng lịch sử

Tác giả: Nguyễn Nhật Huy

“Trở về từ Việt Nam cũng nhức nhối như chính cuộc chiến” –  Karl Marlantes, một cựu binh Mỹ mở đầu bộ sử thi truyền hình mới nhất của Ken Burns và Lynn Novick trình chiếu trên kênh PBS. Ở Mỹ, suốt nhiều năm sau chiến tranh, không ai nói về Việt Nam vì nó quá chia rẽ, giống như “sống trong một gia đình với ông bố nghiện rượu.” Cuộc chiến Việt Nam giống như một sang chấn tinh thần mà không ai muốn nhắc đến. Chỉ tới gần đây khi những người lính xưa đã trở thành ông bà thì “thế hệ babyboomers mới bắt đầu tự hỏi: điều gì đã xảy ra?”

Bộ phim sau đó chuyển sang những hình ảnh quen thuộc về Cuộc chiến Việt Nam nhưng được quay ngược lại: chiếc trực thăng nhô lên khỏi mặt biển và bay lên lại tàu sân bay, chiếc xe tăng của Giải phóng quân (GPQ) chạy lùi ra khỏi Dinh Độc Lập, bom bị hút từ mặt đất lên gầm máy bay, đám lửa từ mái nhà bị thu lại miếng ống, “Bé gái Napalm” – Phan Thị Kim Phúc – chạy giật lùi, viên đạn từ đầu Nguyễn Văn Lém bay lại về phía họng súng của Nguyễn Ngọc Loan. Continue reading “Phim ‘Cuộc chiến Việt Nam’ và đáy giếng lịch sử”

03/10/1917: Mỹ thông qua Đạo luật Thu ngân sách thời chiến

Nguồn: War Revenue Act passed in U.S., History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, sáu tháng sau khi Mỹ tuyên chiến với Đức và bắt đầu tham gia Thế chiến I, Quốc Hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Thu ngân sách thời chiến (War Revenue Act), theo đó sẽ tăng thuế thu nhập lên mức chưa từng có nhằm tăng nguồn thu cho nỗ lực chiến tranh của họ.

Tu chính án thứ 16, vốn cho Quốc Hội quyền thu thuế thu nhập, đã trở thành một phần của Hiến pháp Mỹ vào năm 1913; vào tháng 10 năm đó, luật thuế thu nhập mới đã giới thiệu một hệ thống thuế với mức thuế suất bắt đầu từ 1% và tăng lên 7% cho người đóng thuế có thu nhập trên 500.000 USD. Continue reading “03/10/1917: Mỹ thông qua Đạo luật Thu ngân sách thời chiến”

Trung Quốc nên chuẩn bị hậu sự cho Triều Tiên?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trang “Diễn đàn Đông Á” bản điện tử số ra ngày 11/9/2017 đăng bài “Đã đến lúc chuẩn bị cho kết cục xấu nhất của Triều Tiên” của tác giả Giả Khánh Quốc (Jia Qingguo), Giám đốc Học viện Quan hệ quốc tế của Đại học Bắc Kinh. Bài này đang gây ra một cuộc tranh cãi lớn trong dư luận Trung Quốc.

Giáo sư Giả Khánh Quốc cho rằng vũ khí hạt nhân và tên lửa mà Triều Tiên phát triển sớm muộn sẽ trở thành sự đe dọa thực sự đối với nước Mỹ, nước này có thể sẽ phát động cuộc tấn công quân sự “phủ đầu” nằm hủy diệt vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Cho dù Mỹ tự kiềm chế không đánh đòn phủ đầu thì trong tình hình ngày càng bị quốc tế trừng phạt nghiêm khắc hơn và Mỹ cùng Hàn Quốc tập trận chung với quy mô ngày càng lớn, Triều Tiên cũng có thể phát động chiến tranh. Continue reading “Trung Quốc nên chuẩn bị hậu sự cho Triều Tiên?”

02/10/1966: Báo Liên Xô đưa tin sĩ quan Nga bị tấn công

Nguồn: Soviets report that Russian military personnel have come under fire, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, tờ báo của Bộ Quốc phòng Liên Xô, Krasnaya Zuezda, đã đưa tin rằng các chuyên gia quân sự Nga đã bị tấn công trong một đợt tấn công của Mỹ vào các khu chứa tên lửa Bắc Việt, nơi phía Liên Xô đang đào tạo binh lính Bắc Việt sử dụng các tên lửa chống máy bay do Liên Xô chế tạo.

Điều này vô cùng quan trọng vì đây là lần đầu tiên Liên Xô thừa nhận công khai rằng mình đã huấn luyện và đang giám sát nhóm bộ đội tên lửa của Bắc Việt. Các quan chức Mỹ từ lâu đã biết rằng Liên Xô và Trung Quốc đã cung cấp viện trợ quân sự – bao gồm các cố vấn huấn luyện, vũ khí và trang thiết bị – cho phép Bắc Việt tiếp tục tiến hành chiến tranh. Cho đến thời điểm đó, cả Liên Xô và Trung Quốc đều phủ nhận mình có nhân sự ở miền Bắc Việt Nam. Continue reading “02/10/1966: Báo Liên Xô đưa tin sĩ quan Nga bị tấn công”

Vấn đề Đảng trong Hiến pháp Trung Quốc

Tác giả: Hồ Anh Hải

Sử dụng Hiến pháp để củng cố địa vị hợp pháp của chính đảng cầm quyền luôn luôn là “phong vũ biểu” của nền chính trị chính đảng ở Trung Quốc kể từ sau Cách mạng Tân Hợi (1911), dù là Quốc Dân Đảng (QDĐ) của Tôn Trung Sơn và Tưởng Giới Thạch hay Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) của Mao Trạch Đông.

Sau khi đánh đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, QDĐ lên cầm quyền, đưa ra lý luận “Nhà nước của Đảng” (Đảng Quốc), dùng Hiến pháp xác lập mô hình “Đảng trị”, tức “Dùng Đảng để cai trị đất nước”. ĐCSTQ, lúc đó đang hoạt động bí mật, đã kịch liệt phản đối mô hình này. Mãi đến năm 1936 và 1946, QDĐ mới tuyên bố “Trả lại chính quyền cho dân”, và Hiến pháp mới không trực tiếp đề cập địa vị pháp lý của đảng cầm quyền nữa. Continue reading “Vấn đề Đảng trong Hiến pháp Trung Quốc”

01/10/1961: VNCH muốn ký hiệp ước quốc phòng với Mỹ

Nguồn: South Vietnam requests a bilateral defense treaty, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, Việt Nam Cộng Hòa đã yêu cầu ký kết một hiệp ước quốc phòng song phương với Mỹ. Tổng thống John F. Kennedy đã phải đối mặt với tình trạng lưỡng nan nghiêm trọng ở Việt Nam. Chính phủ Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn ngày càng không được lòng người dân miền Nam vì ông từ chối tiến hành cải cách chính trị và đàn áp các phe phái chính trị và tôn giáo dám chống đối. Tuy nhiên, Diệm lại là người kiên quyết chống cộng, điều đó khiến ông thu hút được sự chú ý của Tổng thống Mỹ, người lo ngại về sức mạnh ngày càng tăng của phe Cộng sản ở Đông Nam Á. Continue reading “01/10/1961: VNCH muốn ký hiệp ước quốc phòng với Mỹ”

Ken Burns, Lynn Novick và ‘Cuộc chiến Việt Nam’

 

Tổng hợp: Nguyễn Nhật Huy

“Đó là một sự xấu hổ thường nhật.” Ken Burns đã nói như vậy khi được hỏi về trải nghiệm sản xuất bộ phim tài liệu “Cuộc chiến Việt Nam” mà ông hợp tác cùng nữ đạo diễn Lynn Novick. Burns và Novick bắt đầu dự án với “một sự ngạo mạn” rằng họ hiểu cuộc chiến. Nhưng ngay khi bắt đầu quá trình nghiên cứu, họ nhận ra họ đã gần như không biết gì.

Những năm gần đây là thời gian nở rộ cho những nghiên cứu mới về Việt Nam, một chủ đề phần nào đánh mất sự hứng thú từ phía các học giả và công chúng vào những năm 1990. Chiến tranh lạnh kết thúc với sự sụp đổ của hệ thống Cộng sản làm tăng sự tự tin về sức mạnh và làm giảm mối quan tâm tới những cuộc chiến thất bại của Mỹ. Continue reading “Ken Burns, Lynn Novick và ‘Cuộc chiến Việt Nam’”

30/09/1968: Humphrey tuyên bố sẽ ngừng ném bom Bắc Việt

Nguồn: Humphrey announces that he would halt the bombing of North Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, trong một động thái rõ ràng nhằm tách mình ra khỏi chính sách của Johnson, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Hubert Humphrey tuyên bố rằng, nếu thắng cử, ông sẽ ngừng ném bom Bắc Việt Nam nếu có “bất cứ bằng chứng nào, trực tiếp hay gián tiếp, bằng hành động hay lời nói, về sự sẵn lòng của phía cộng sản” nhằm phục hồi khu vực phi quân sự giữa hai miền Bắc và Nam Việt Nam. Continue reading “30/09/1968: Humphrey tuyên bố sẽ ngừng ném bom Bắc Việt”

10 tập phim The Vietnam War (Ken Burns & Lynn Novick)

Xin trân trọng giới thiệu 10 tập bộ phim lịch sử The Vietnam War của hai đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick. Phim có phụ đề tiếng Việt, được sản xuất và công chiếu lần đầu bởi kênh truyền hình PBS. Toàn bộ 10 tập được kênh PBS cho xem miễn phí đến ngày 15/10/2017 (Đọc hướng dẫn xem tại ĐÂY.).

Tập 1: “Déjà Vu” (1858 – 1961)

Sau một thế kỷ đô hộ của người Pháp, Việt Nam giành được độc lập nhưng bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc. Continue reading “10 tập phim The Vietnam War (Ken Burns & Lynn Novick)”

29/09/1941: Thảm sát Babi Yar bắt đầu

Nguồn: Babi Yar massacre begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Thảm sát Babi Yar với cái chết của gần 34.000 người Do Thái, cả đàn ông, phụ nữ lẫn trẻ em, đã bắt đầu ở vùng ngoại ô Kiev, Ukraine – đất nước đang bị quân Đức Quốc xã chiếm đóng.

Quân đội Đức đã chiếm Kiev vào ngày 19/09, và các toán lính thuộc Lực lượng Đặc nhiệm SS đã chuẩn bị thực hiện mệnh lệnh của lãnh đạo đảng Quốc xã Adolf Hitler, theo đó sẽ tiêu diệt tất cả những người Do Thái và các sĩ quan Xô Viết tại Ukraine. Continue reading “29/09/1941: Thảm sát Babi Yar bắt đầu”

Hoàng đế Napoleon giữa đời thường

Tác giả: Andrew Roberts

Vị tướng tài ba luôn thường trực tình yêu gia đình

“Anh là người duy nhất trên Trái đất này em dành cho một tình yêu chân thành và thường trực,” ông có lần viết cho anh trai Joseph của mình như vậy. Xu hướng miệt mài thúc đẩy lợi ích của gia đình sau này sẽ gây tổn hại đáng kể tới lợi ích của chính ông.

Xuất thân là người đảo Corse có nguồn gốc Italy của Napoleon sau này đã dẫn tới vô vàn chỉ trích từ những kẻ gièm pha.

Một trong những tác giả người Anh viết tiểu sử về ông sớm nhất, William Burdon, đã nói về nguồn gốc Italy của ông: “Điều này có thể quy cho phần hung bạo tối tăm trong tính cách của ông ấy, vốn mang nhiều sự phản trắc của người Italy hơn là sự cởi mở và sống động của người Pháp.” Continue reading “Hoàng đế Napoleon giữa đời thường”

28/09/48 TCN: Pompey Vĩ đại bị ám sát

Nguồn: Pompey the Great assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 48 TCN, khi đặt chân đến Ai Cập, vị tướng chỉ huy và chính trị gia người La Mã, Pompey, đã bị giết hại theo lệnh của vua Ptolemy của Ai Cập.

Trong suốt sự nghiệp lẫy lừng của mình, Pompey Vĩ đại đã thể hiện khả năng quân sự thiên tài trên chiến trường. Ông đã chiến đấu ở châu Phi và Tây Ban Nha, đã dập tắt cuộc nổi dậy của nô lệ ở Spartacus, giải phóng Địa Trung Hải khỏi tay cướp biển, đồng thời chinh phục Armenia, Syria và Palestine. Khi được bổ nhiệm trở thành người quản lý vùng lãnh thổ mà La Mã mới giành được ở phương Đông, ông đã chứng tỏ mình là một nhà quản lý xuất sắc. Continue reading “28/09/48 TCN: Pompey Vĩ đại bị ám sát”

Liều thuốc thử đối với quyền lực của Tập Cận Bình

Nguồn:All the president’s men?A Communist Party gathering in China will test Xi Jinping’s power”, The Economist, 07/09/2017.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc lâu nay đã phải giữ trống lịch trình công tác của họ trong tháng Chín, Mười và Mười Một để chờ thông báo ngày tổ chức Đại hội lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cuối cùng, ngày đó cũng đã được công bố. Vào ngày 18 tháng 10 tới, Đại hội sẽ được khai mạc, thảm đỏ sẽ được trải ra và bầu trời sẽ trở nên trong xanh khi các nhà máy sẽ phải đóng cửa và ô tô sẽ bị cấm lưu thông. Đây là Đại hội lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ khi được thành lập năm 1921. Tại Đại hội, khoảng 2.300 đại biểu tham dự sẽ bầu ra một Ban chấp hành Trung ương Đảng mới, sau đó Ban chấp hành mới này sẽ họp kín để sắp xếp lại nhân sự trong các cơ quan ra quyết định quyền lực nhất của Trung Quốc. Thành phần ban lãnh đạo mới phần lớn đã được quyết định sau nhiều tháng thảo luận bí mật. Những tin đồn xuất hiện nhan nhản về việc ai đã được chọn. Continue reading “Liều thuốc thử đối với quyền lực của Tập Cận Bình”

27/09/1915: John Kipling bị giết trong Trận Loos

Nguồn: John Kipling killed at the Battle of Loos, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, Thiếu úy John Kipling của quân đội Anh, con trai duy nhất của nhà văn từng đoạt giải Nobel, Rudyard Kipling, đã tử trận trong Trận Loos, ở vùng Artois của Pháp.

Trận Loos, một phần trong đợt tấn công phối hợp của phe Hiệp ước trên Mặt trận phía Tây, bắt đầu vào ngày 25/09/1915, với sự tham gia của 54 sư đoàn Pháp và 13 sư đoàn Anh tại một mặt trận rộng khoảng 90 km, từ Loos ở phía Bắc đến dãy núi Vimy ở phía Nam. Số người chết ở Loos lớn hơn so với bất kỳ trận chiến nào trước đó. Tên của những người lính Anh bị giết vào ngày bắt đầu trận đánh đã lấp đầy bốn cột trong tờ Times of London vào sáng hôm sau. Continue reading “27/09/1915: John Kipling bị giết trong Trận Loos”