Thế giới hôm nay: 06/06/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ukraine cho biết đã phát động “các động thái tiến công” ở tiền tuyến và đạt được thắng lợi gần thị trấn Bakhmut. Đây dường như là màn khởi đầu cho cuộc phản công được chờ đợi bấy lâu nay của Ukraine. Trước đó, Nga tuyên bố chặn thành công một đợt tấn công “quy mô lớn” của Ukraine và tiêu diệt 250 binh sĩ nước này. Theo bộ quốc phòng Nga, các cuộc xâm nhập bắt nguồn từ 5 điểm khác nhau dọc theo chiến tuyến ở Donetsk.

Mike Pence đã nộp các thủ tục giấy tờ để ra tranh cử tổng thống Mỹ, trước khi tuyên bố chính thức vào thứ Tư. Ông từng là nhân vật trung thành với Donald Trump trên cương vị phó tổng thống. Nhưng mối quan hệ giữa hai người xấu đi sau cuộc nổi loạn ở Điện Capitol, khi những người bạo loạn hô vang “treo cổ Mike Pence” vì ông từ chối lật ngược kết quả bầu cử năm 2020. Thăm dò cho thấy khoảng 5% đảng viên Cộng hòa nói sẽ bỏ phiếu cho ông. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/06/2023”

Khủng hoảng mới tại Biển Đông?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Ngay sau khi kết thúc Đại hội Đảng 20 của Trung Quốc, TBT Nguyễn Phú Trọng đã sang thăm Bắc Kinh (1/11/2022). Tuyên bố Chung hai nước khẳng định sẽ “xử lý thỏa đáng các vấn đề trên biển… kiểm soát tốt các bất đồng trên biển…không hành động làm phức tạp thêm tình hình và mở rộng tranh chấp”. Nhiều người hy vọng ngoại giao cây tre mềm dẻo của Hà Nội sẽ làm cho quan hệ Việt-Trung ổn định, để có thể nâng cấp quan hệ với Mỹ.

Nhưng Trung Quốc không từ bỏ tham vọng ở Biển Đông. Từ ngày 7/5, họ đã cho tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 với nhiều tàu hộ tống tiến sâu vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam gần bãi Tư Chính, gây ra khủng hoảng mới tại Biển Đông. Trung Quốc muốn lợi dụng khoảng trống quyền lực để triển khai “âm mưu mới”, bất chấp Công Ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS 1982) và phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA 2016). Continue reading “Khủng hoảng mới tại Biển Đông?”

Thế giới hôm nay: 05/06/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một nhóm dân quân Nga thân Ukraine tuyên bố sẽ trao lính Nga bị bắt giữ cho Ukraine. Nhóm này, mang tên Đoàn quân Tình nguyện Nga, trước đó đã yêu cầu gặp thống đốc khu vực biên giới Belgorod của Nga, nơi nhóm tù nhân Nga bị bắt. Nga nói lực lượng này chỉ là vỏ bọc của quân đội Ukraine, trong khi Ukraine phủ nhận trách nhiệm về các vụ tấn công và cho rằng bản thân nhóm đã tiến hành các hoạt động này.

Bộ trưởng Đường sắt Ấn Độ cho biết lỗi trong hệ thống tín hiệu điện tử là nguyên nhân gây ra vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng nhất thế kỷ 21 ở nước này. Ít nhất 275 người thiệt mạng và hơn 800 người bị thương sau khi ba đoàn tàu đâm nhau ở bang Odisha miền đông Ấn Độ. Hôm thứ Bảy, thủ tướng Narendra Modi nói những người chịu trách nhiệm sẽ bị “trừng phạt nghiêm khắc.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/06/2023”

Tại sao Tập Cận Bình bỗng lo lắng về an ninh lương thực của Trung Quốc?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “For Xi, China’s diet is too dependent on U.S., Ukraine,” Nikkei Asia, 01/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh hiện đang đảo ngược chính sách để có nhiều trang trại hơn rừng cây.

“Thối lâm hoàn canh” (Trả lại đất rừng để canh tác) là một khẩu hiệu thịnh hành trên mạng internet Trung Quốc dạo gần đây. Các video clip về công viên và rừng bị biến thành đất nông nghiệp đang lan truyền một cách chóng mặt.

Đối với những người biết đến quá khứ gần đây của Trung Quốc, đó là một thực tế  bị đảo ngược. Chính sách cơ bản của chính phủ trong hai thập niên qua là hoàn toàn ngược lại: “Thối canh hoàn lâm” (Biến đất canh tác thành rừng). Continue reading “Tại sao Tập Cận Bình bỗng lo lắng về an ninh lương thực của Trung Quốc?”

04/06/1944: Tàu ngầm U-505 của Đức bị Mỹ bắt giữ

Nguồn: The U-505, a submarine from Hitler’s deadly fleet, is captured, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, một trong những tàu ngầm chết người nhất của Adolf Hitler, U-505, đã bị bắt giữ khi nó đang trên đường trở về nước sau khi tuần tra Bờ biển Vàng của châu Phi. Con tàu này là tàu chiến địch đầu tiên bị Hải quân Mỹ bắt giữ trên biển cả kể từ Chiến tranh năm 1812. Continue reading “04/06/1944: Tàu ngầm U-505 của Đức bị Mỹ bắt giữ”

03/06/1916: Woodrow Wilson ký Đạo luật Quốc phòng

Nguồn: U.S. President Woodrow Wilson signs National Defense Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã ký ban hành Đạo luật Quốc phòng (National Defense Act), theo đó mở rộng quy mô và phạm vi của Lực lượng Vệ binh Quốc gia—mạng lưới dân quân của các bang, vốn đã phát triển ổn định từ thời thuộc địa—và đảm bảo vị thế của lực lượng này như một lực lượng dự bị động viên thường trực của quốc gia. Continue reading “03/06/1916: Woodrow Wilson ký Đạo luật Quốc phòng”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Ngày 17 tháng Giêng năm Quang Thuận năm thứ 5 [23/2/1464], Vua Anh Tông nhà Minh mất; 5 hôm sau vào ngày 28/2/1464 Vua Hiến Tông lên ngôi:

Mùa xuân, tháng Giêng, ngày 17, vua Anh Tông nhà Minh băng. Ngày 22, Thái tử Kiến Nhu lên ngôi, đổi niên hiệu là Thành Hóa. Đó là Hiến Tông.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 12, trang 15a.

Tháng 2 [8/3-6/4/1464], Vua Lê Thánh Tông trở về Thanh Hóa bái yết lăng tẩm. Ban sắc khen Thượng thư bộ Hình Lê Cảnh Huy đã đưa lời nói thẳng; khuyến khích nên xét kỹ những vụ án oan uổng, để xứng với chức vụ: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P2)”

Chuyển động Quốc Phòng (26/5 – 1/6/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Thế giới hôm nay: 02/06/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chuck Schumer, lãnh đạo phe đa số của đảng Dân chủ tại Thượng viện M, cho biết viện này sẽ họp cho đến khi nào thông qua được dự luật đình chỉ trần nợ công, qua đó cho phép Mỹ tiếp tục vay tiền và tránh vỡ nợ. Hôm thứ Tư, Hạ viện đã phê chuẩn thỏa thuận với tỷ lệ chênh lệch 314-117. Bộ tài chính nói sẽ cạn tiền mặt vào ngày 5 tháng 6.

Lạm phát theo năm ở khu vực đồng euro giảm xuống còn 6,1% trong tháng 5, từ mức 7% một tháng trước đó. Nhưng lạm phát lõi không tính thực phẩm và nhiên liệu chỉ giảm 0,3% xuống 5,3%. Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ nhóm họp trong hai tuần nữa và nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng lãi suất. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/06/2023”

Henry Kissinger: Làm thế nào để tránh xảy ra Thế chiến 3? (P2)

 

Nguồn:Henry Kissinger explains how to avoid world war three,” The Economist, 17/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Sau cuộc điện đàm của Tập và Zelensky, Kissinger tin rằng Trung Quốc có lẽ đang tìm cách định vị mình là trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine. Là một trong những kiến trúc sư của chính sách khiến Mỹ và Trung Quốc cùng chống lại Liên Xô, ông nghi ngờ về việc Trung Quốc và Nga có thể hợp tác với nhau. Đúng là họ cùng ngờ vực người Mỹ, nhưng ông cũng tin rằng họ có bản năng không tin tưởng lẫn nhau. Ông nói, “Tôi chưa bao giờ gặp một nhà lãnh đạo Nga nào nói điều gì tốt đẹp về Trung Quốc. Và tôi cũng chưa bao giờ gặp một nhà lãnh đạo Trung Quốc nào nói điều gì tốt đẹp về Nga.” Họ không phải là đồng minh tự nhiên. Continue reading “Henry Kissinger: Làm thế nào để tránh xảy ra Thế chiến 3? (P2)”

01/06/1968: Ngày mất Helen Keller

Nguồn: Writer and lecturer Helen Keller dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, Helen Keller đã qua đời ở Easton, Connecticut, hưởng thọ 87 tuổi. Bị mù và điếc từ khi còn nhỏ, nhưng bà đã trở thành một nhà văn và giảng viên nổi tiếng thế giới.

Helen Adams Keller sinh ngày 27/06/1880 tại một trang trại gần Tuscumbia, Alabama. Dù chào đời khỏe mạnh, nhưng Keller không may mắc bệnh lúc 19 tháng tuổi, có lẽ là bệnh ban đỏ, khiến bà bị mù và điếc. Trong bốn năm tiếp theo, cô bé Keller chỉ quanh quẩn ở nhà, sống như một đứa trẻ câm điếc và ngỗ ngược. Lúc bấy giờ, chương trình giáo dục đặc biệt dành cho người mù và điếc chỉ mới bắt đầu, và mãi đến khi con gái đón sinh nhật thứ sáu, cha mẹ mới đưa Helen đến gặp một bác sĩ nhãn khoa có quan tâm đến người mù. Ông giới thiệu gia đình Keller với Alexander Graham Bell, người phát minh ra điện thoại và nhà tiên phong trong việc dạy nói cho người khiếm thính. Bell đã khám cho Helen và cử một giáo viên từ Viện Perkins Dành cho Người mù ở Boston đến đón cô bé. Continue reading “01/06/1968: Ngày mất Helen Keller”

Henry Kissinger: Làm thế nào để tránh xảy ra Thế chiến 3? (P1)

Nguồn:Henry Kissinger explains how to avoid world war three,” The Economist, 17/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ và Trung Quốc phải học cách chung sống. Họ chỉ còn chưa đầy 10 năm nữa.

Tại Bắc Kinh, người ta đã đi đến kết luận rằng Mỹ sẽ làm bất cứ điều gì để kìm hãm Trung Quốc. Còn tại Washington, người ta quả quyết rằng Trung Quốc đang âm mưu thay thế Mỹ trở thành cường quốc hàng đầu thế giới. Nếu muốn nghe một phân tích tỉnh táo hơn về cuộc cạnh tranh này – và một kế hoạch để ngăn không cho cạnh tranh leo thang thành cuộc chiến giữa các siêu cường – hãy ghé thăm tầng 33 của một tòa nhà theo phong cách Art Deco ở trung tâm Manhattan, văn phòng của Henry Kissinger. Continue reading “Henry Kissinger: Làm thế nào để tránh xảy ra Thế chiến 3? (P1)”

Thế giới hôm nay: 01/06/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Lạm phát ở Đức giảm mạnh trong tháng 5. Cụ thể, giá cả tăng 6,3% trong 12 tháng gần nhất, giảm từ mức 7,6% của một tháng trước đó (được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng hài hòa, có thể dùng để so sánh giữa các nước). Con số này của Pháp cũng giảm xuống 6%, mức thấp nhất trong một năm qua, dù dự đoán của giới kinh tế là 6,4%. Tin tốt từ hai nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng euro làm dấy lên hy vọng Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể sớm ngừng tăng lãi suất.

Hạ viện Mỹ chuẩn bị bỏ phiếu lần cuối về một thỏa thuận sẽ đình chỉ trần nợ và tránh vỡ nợ công. Chủ tịch Hạ viện thuộc đảng Cộng hòa Kevin McCarthy tiếp tục tìm kiếm sự ủng hộ cho thỏa thuận từ các thành viên trong đảng của ông, trong đó có một số người muốn cắt giảm chi tiêu sâu hơn. Cuộc bỏ phiếu ​​sẽ diễn ra sau đó vào ngày thứ Tư theo giờ Mỹ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/06/2023”

Thế giới hôm nay: 31/05/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nvidia trở thành nhà sản xuất chip đầu tiên trên thế giới vượt mức định giá 1 nghìn tỷ đô la. Cổ phiếu công ty này tăng hơn 4% vào thứ Ba sau khi CEO của họ tuyên bố tạo ra một nền tảng siêu máy tính AI mới giúp các công ty công nghệ khác xây dựng các mô hình AI tạo sinh (generative AI models). Là bên thiết kế các công nghệ bán dẫn được lựa chọn cho nhiều máy chủ AI, Nvidia là một trong số các nhà sản xuất chip được hưởng lợi lớn từ cơn sốt AI.

Bộ Quốc phòng Nga đổ lỗi cho Ukraine về vụ tấn công bằng máy bay không người lái ở Moscow, vốn làm hư hại một số tòa nhà. Các quan chức Ukraine phủ nhận có liên quan trực tiếp. Nga cho biết tất cả các máy bay không người lái đều bị chặn, dù có hai người bị thương. Vụ tấn công xảy ra đúng lúc Nga tiến hành đợt không kích thứ ba trong vòng 24 giờ vào Kiev, thủ đô của Ukraine, sau một cuộc tấn công ban ngày hiếm hoi hôm thứ Hai. Continue reading “Thế giới hôm nay: 31/05/2023”

Người Trung Quốc nghĩ gì về nhận xét “Nga là ‘chư hầu’ của Trung Quốc”?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong bài “Trung Quốc xôn xao về phát biểu của Macron gọi Nga là ‘chư hầu”, nhà báo kỳ cựu người Nhật Katsuji Nakazawa đã phân tích lời Tổng thống Pháp nói hôm Chủ nhật 14/5. Hôm ấy, khi trả lời câu hỏi của báo Opinion (Pháp), ông Macron cho rằng nước Nga của Putin trên thực tế đã thua về mặt địa chính trị, để mất lối vào biển Baltic, thúc đẩy Phần Lan và Thuỵ Điển gia nhập khối NATO, và do ngày một lún sâu vào vũng bùn chiến tranh Ukraine, Nga buộc phải ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc, trở thành “chư hầu” (nguyên văn tiếng Anh “vassal”, Trung Quốc dịch là “nước phụ thuộc”) của nước này.

Nhận định “Nga là chư hầu của Trung Quốc” đã đặt Moskva và Bắc Kinh vào tình thế khó xử. Trung Quốc cho rằng đây là chiến thuật của phương Tây nhằm chia rẽ Trung Quốc với Nga, nếu nói nhiều về vấn đề đó thì sẽ mắc mưu họ. Vì thế truyền thông chính thống Trung Quốc tránh nói về phát biểu của Macron. Nhưng dân nước này thì không giấu được niềm tự hào nước mình đã vượt Nga, trở thành cường quốc sánh ngang với Mỹ. Có dân mạng nhắc lại chuyện ngày xưa Nga từng chiếm không ít vùng đất của Trung Quốc. Continue reading “Người Trung Quốc nghĩ gì về nhận xét “Nga là ‘chư hầu’ của Trung Quốc”?”

30/05/1942: Fred Korematsu bị bắt vì chống lệnh tạm giam người Mỹ gốc Nhật

Nguồn: Japanese American Fred Korematsu is arrested for resisting internment, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Fred Korematsu đã bị bắt tại San Leandro, California vì chống lại yêu cầu tạm giam (internment) theo Sắc lệnh Hành pháp 9066 gây tranh cãi của Tổng thống Franklin Roosevelt, theo đó ra lệnh tống giam gần như toàn bộ người Mỹ gốc Nhật sau cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng. Continue reading “30/05/1942: Fred Korematsu bị bắt vì chống lệnh tạm giam người Mỹ gốc Nhật”

Thế giới hôm nay: 30/05/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nga tiến hành một cuộc không kích ban ngày hiếm hoi vào thủ đô Kyiv của Ukraine, ngay sau hai đêm không kích dữ dội bằng máy bay không người lái. Ukraine thông báo bắn hạ toàn bộ tên lửa; còn Nga cho biết đã bắn trúng mục tiêu. Không có thương vong nào được báo cáo, mặc dù loạt không kích nhắm vào trung tâm thành phố. Tất cả 16 cuộc tấn công vào Kyiv trong tháng này đều diễn ra vào ban đêm và chủ yếu nhằm vào các cơ sở hạ tầng và hệ thống phòng không ở ngoại ô thủ đô.

Tổng thống Uganda ban hành một trong những luật chống đồng tính khắc nghiệt nhất thế giới. Bất kỳ ai bị phát hiện có quan hệ tình dục đồng tính – vốn đã bất hợp pháp – sẽ đối mặt án tù chung thân. Những người quan hệ tình dục đồng tính với người dưới 18 tuổi hoặc người nhiễm HIV có thể bị tử hình. Các nhóm nhân quyền nói luật này sẽ gây cản trở việc điều trị bệnh HIV. Tổng thống Mỹ Joe Biden đe dọa trừng phạt nếu Uganda không bãi bỏ luật. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/05/2023”

Những đồn đoán xung quanh khả năng Zelenskyy gặp Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “How Zelenskyy sparked speculation he was on his way to meet Xi,” Nikkei Asia, 25/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc gặp mặt trực tiếp của hai nhà lãnh đạo sẽ phụ thuộc vào việc Trung Quốc có chấp nhận các điều kiện của Ukraine hay không.

Khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy bước xuống sân bay Hiroshima vào chiều thứ Bảy ngày 20/05/2023, sự xuất hiện tại hội nghị thượng đỉnh G-7 của ông đã trở thành chủ đề nóng trên toàn cầu.

Nhưng đã có một lời đồn xuất hiện trong nhóm các nhà ngoại giao và nhà báo có mặt tại sự kiện ngày hôm đó, xuất phát từ phương tiện di chuyển của vị tổng thống Ukraine. Phải chăng Zelenskyy sẽ tiếp tục bay tới Bắc Kinh để hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình? Cuộc gặp đó sẽ làm rung chuyển thế giới. Continue reading “Những đồn đoán xung quanh khả năng Zelenskyy gặp Tập Cận Bình”

Thế giới hôm nay: 29/05/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Recep Tayyip Erdogan đã có bài phát biểu chiến thắng sau khi kết quả kiểm phiếu sớm cho thấy ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. Cả ủy ban bầu cử của đất nước lẫn truyền thông nhà nước đều chưa tuyên bố người chiến thắng. Ông Erdogan đã đánh bại mọi dự đoán để giành 49,5% số phiếu trong vòng một hôm 14 tháng 5; khi ấy đối thủ chính Kemal Kilicdaroglu chỉ giành được 44,9% số phiếu.

Kevin McCarthy, chủ tịch Hạ viện Mỹ, đã cố gắng dập tắt những xôn xao về việc các đảng viên Cộng hòa cánh hữu nổi loạn phản đối thỏa thuận nâng trần nợ công của Mỹ mà ông đạt được với tổng thống Joe Biden hôm thứ Bảy. Thỏa thuận này, trong đó giới hạn chi tuỳ nghi ngoài lĩnh vực quốc phòng của chính phủ ở mức tương đương năm 2023 trong hai năm, sẽ bước vào một hành trình không dễ dàng để được Quốc hội thông qua, với trước tiên là vòng bỏ phiếu vào thứ Tư ở Hạ viện. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/05/2023”

Tại sao Tập ngó lơ Biden?

Nguồn: Craig Singleton, “Why Xi Is Ghosting Biden,” Foreign Policy, 17/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Bắc Kinh từ chối đối thoại với Washington là một phần trong cuộc chiến nhằm làm suy giảm tầm ảnh hưởng của Mỹ.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang ngó lơ Tổng thống Mỹ Joe Biden. Thật vậy, đã sáu tháng trôi qua kể từ lần cuối cùng hai nhà lãnh đạo nói chuyện với nhau – Bắc Kinh đổ lỗi rằng lịch trình bận rộn, và thậm chí là vụ khinh khí cầu bay lạc, đã khiến tương tác giữa hai vị lãnh đạo bị trì hoãn. Nhưng trong suốt thời gian đó, Tập lại gặp gỡ Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow và tiếp đón các phái đoàn ngoại giao cấp cao từ Pháp, Đức, và Brazil. Sau khi sử dụng hết mọi lý do có thể, Trung Quốc gần đây đã thừa nhận rằng họ đơn giản là không muốn nói chuyện. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết vào tháng 3, “Việc liên lạc [với Mỹ] không nên được thực hiện chỉ vì [các bên muốn] liên lạc.” Continue reading “Tại sao Tập ngó lơ Biden?”