Tại sao lá cờ cũ của Hà Lan là biểu tượng phân biệt chủng tộc?

20150627_usp505

Nguồn:How an old Dutch flag became a racist symbol”, The Economist, 22/6/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các phần tử phản động thường thích thú với những lá cờ không còn tồn tại. Dylann Roof, một kẻ 21 tuổi theo thuyết Người da trắng thượng đẳng vừa bị bắt vì tội giết chín người Mỹ gốc Phi tại một nhà thờ ở Charleston vào tuần trước, từng đăng hình ảnh của một vài lá cờ như thế lên mạng internet. Trên một trang web mà hắn tạo ra để quảng bá các quan điểm phân biệt chủng tộc của mình (hiện đã bị gỡ bỏ), có hình ảnh hắn đang cầm lá cờ cũ nổi tiếng của Mỹ: cờ Liên minh miền Nam Hoa Kỳ, đại diện cho phe ủng hộ chế độ nô lệ trong cuộc nội chiến Mỹ. Thêm nữa, trong một bài đăng trên Facebook, Roof mặc một chiếc áo khoác in hình lá cờ cũ của Rhodesia (nay là Zimbabwe) và lá cờ thời phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Trong đó, lá cờ cũ của Nam Phi là gây tò mò nhất, vì nó được dựa trên một lá cờ cũ của Cộng hòa Hà Lan hồi thế kỷ 18. Kỳ lạ hơn nữa, chính lá cờ cũ đó của Hà Lan cũng mang ẩn ý về sự phản động và phân biệt chủng tộc. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao lá cờ cũ của Hà Lan là biểu tượng phân biệt chủng tộc?”

20/07/1969: Con người đặt chân lên mặt trăng

download (2)

Nguồn:Armstrong walks on moon,” History.com (truy cập ngày 18/7/2015).

Biên dịch Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 20 tháng 7 năm 1969, lúc 10:56 đêm theo giờ EDT (tức 9:56 sáng ngày 21 tháng 7 theo giờ Hà Nội), phi hành gia người Mỹ Neil Amstrong đã truyền âm thanh từ cách trái đất khoảng 385.000 kilômét tới hơn 1 tỉ người trên mặt đất: “Đây là một bước đi nhỏ bé của một con người, nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại.” Bước khỏi tàu đổ bộ mặt trăng Eagle (Đại bàng), Amstrong trở thành người đầu tiên bước lên bề mặt của mặt trăng.

Những nỗ lực của Mỹ nhằm đưa phi hành gia lên mặt trăng bắt nguồn từ lời kêu gọi nổi tiếng của Tổng thống John F. Kennedy đưa ra trong một phiên họp chung đặc biệt của Quốc hội vào ngày 25 tháng 5 năm 1961: “Tôi tin rằng quốc gia này [Mỹ] nên cam kết thực hiện cho được mục tiêu là trước khi thập niên này kết thúc phải đưa bằng được con người lên mặt trăng rồi trở về mặt đất an toàn.” Vào thời điểm đó, Mỹ vẫn theo sau Liên Xô trong lĩnh vực phát triển không gian, và nước Mỹ thời Chiến tranh Lạnh đã hoan nghênh đề xuất táo bạo của Kennedy. Continue reading “20/07/1969: Con người đặt chân lên mặt trăng”

Kinh tế qua hoạt hình: Nợ, thâm hụt, tâm lý “bầy đàn” và “bong bóng” tài sản

Nợ và thâm hụt

Nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với những khoản nợ đau đầu.

Nợ quốc gia là tổng khoản vay của một chính phủ. Mặc dù thường được coi là gánh nặng, nợ cũng có cái hay của nó. Đây được xem là một thành tố quan trọng tạo nên tăng trưởng.

Nhờ vay nợ mà chính phủ có thể trang trải các khoản chi bất khả thi nếu không đi vay.

Nhưng nếu không được đầu tư hợp lý, nợ của một thế hệ có thể trở thành gánh nặng cho một thế hệ khác. Continue reading “Kinh tế qua hoạt hình: Nợ, thâm hụt, tâm lý “bầy đàn” và “bong bóng” tài sản”

John Locke – Nhà tư tưởng lớn của phong trào Khai sáng

John-Locke-660x350-1412917543

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 18/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Là một trong những triết gia nổi tiếng nhất thế kỷ thứ 17, triết gia người Anh John Locke (1632-1704) không chỉ truyền cảm hứng cho nhiều nhà tư tưởng khác, như Jean-Jacques Rousseau và David Hume, mà còn ảnh hưởng đến các cuộc cách mạng ở Mỹ, Pháp và Haiti. Nhiều bản hiến pháp trên thế giới phản ánh các lý thuyết của ông về chính phủ tự do và trách nhiệm bảo vệ những quyền tự nhiên của con người đối với cuộc sống, tự do và tài sản. Continue reading “John Locke – Nhà tư tưởng lớn của phong trào Khai sáng”

Triết lý “càng đơn giản càng tốt” của Putin

Vladimir-Putin-009

Nguồn: Georgy Satarov, “Putin Made Simple”, Project Syndicate, 30/06/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Ba tuần trước khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đắc cử lần đầu tiên vào tháng 3 năm 2000, ban vận động tranh cử của ông đã phát hành cuốn sách “Nhân vật số một: những cuộc trò chuyện với Vladimir Putin”, dựa trên 24 giờ phỏng vấn giữa Putin và 3 nhà báo. Với các trích dẫn như “Thực sự, cuộc sống rất đơn giản”, cuốn sách bộc lộ một niềm tin chủ chốt, đóng vai trò nền tảng cho phong cách lãnh đạo của Putin: thế giới phức tạp này có thể và phải được làm cho đơn giản đi. Continue reading “Triết lý “càng đơn giản càng tốt” của Putin”

19/07/1956: Hoa Kỳ rút viện trợ cho Ai Cập

image (1)

Nguồn:United States withdraws offer of aid for Aswan Dam,” History.com (truy cập ngày 18/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1956, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Foster Dulles tuyên bố rằng Mỹ đang rút đề nghị viện trợ tài chính cho Ai Cập để giúp đỡ xây dựng đập Aswan trên sông Nile. Động thái này đã khiến Ai Cập tiến xa hơn nữa tới một liên minh với Liên Xô và là một nhân tố đóng góp vào cuộc khủng hoảng kênh đào Suez diễn ra cuối năm 1956.

Trước đó, vào tháng 12 năm 1955, Ngoại trưởng Dulles tuyên bố rằng Hoa Kỳ, cùng với Vương quốc Anh, đang cung cấp gần 70 triệu đô la tiền viện trợ cho Ai Cập để giúp đỡ xây dựng đập Aswan. Tuy nhiên, Dulles chỉ miễn cưỡng đồng ý cho khoản hỗ trợ này. Ông có mối nghi ngờ sâu sắc về lãnh đạo Ai Cập Gamal Abdel Nasser, người mà theo Dulles là một nhà dân tộc chủ nghĩa nôn nóng và nguy hiểm. Những người khác trong chính quyền Eisenhower đã thuyết phục Dulles rằng khoản viện trợ của Mỹ có thể kéo Nasser ra khỏi mối quan hệ với Liên Xô và ngăn chặn sự gia tăng quyền lực của Liên Xô ở Trung Đông. Continue reading “19/07/1956: Hoa Kỳ rút viện trợ cho Ai Cập”

Benazir Bhutto – Nữ thủ tướng đầu tiên của Pakistan

131126155012-01-benazir-bhutto-horizontal-large-gallery

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 18/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Sau khi hoàn thành việc học tại Mỹ và Anh, Benazir Bhutto nối bước cha mình lãnh đạo đất nước Pakistan. Trong thời kỳ Pakistan còn bị cai trị dưới chế độ độc tài quân sự, bà đã kêu gọi thành lập một chính phủ được bầu cử dân chủ. Năm 1988, bà trở thành một trong những nguyên thủ quốc gia trẻ nhất khi được bầu làm thủ tướng Pakistan. Bà là biểu tượng cho nhân quyền cũng như sự bình đẳng ở Pakistan và các nước Hồi giáo khác. Bất chấp những đe dọa về mạng sống, bà dũng cảm quay trở lại Pakistan vào năm 2007. Sau khi bị ám sát, bà tiếp tục là biểu tượng cho những người Pakistan đang hướng đến nền dân chủ.

Benazir Bhutto rời Pakistan để theo học các trường Đại học Radcliff, Harvard và Oxford. Năm 1977, bà trở lại Pakistan khi cha bà – Zulifikar Ali Bhutto, thủ tướng Pakistan – bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự do Zia ul-Haq cầm đầu. Benazir bị cầm tù một thời gian ngắn. Continue reading “Benazir Bhutto – Nữ thủ tướng đầu tiên của Pakistan”

#259 – Giải quyết tranh chấp và UNCLOS: Vấn đề tình trạng phân tán và thẩm quyền

timthumb

Nguồn: Alan E. Boyle* (1997), “Dispute Settlement and the Law of the Sea Convention: Problems of Fragmentation and Jurisdiction”, International and Comparative Law Quarterly, Vol. 46, No. 1, pp 37-54.

Biên dịch & Hiệu đính: Đinh Ngân Hà

  1. Giới thiệu

Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (“UNCLOS”) có hiệu lực từ ngày 16 tháng 11 năm 1994 có thể được xem là một bước phát triển quan trọng nhất trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế kể từ khi Hiến chương Liên Hợp Quốc (LHQ) và Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế được thông qua. Công ước không chỉ thiết lập nên một tòa án quốc tế mới, Tòa án Luật biển Quốc tế (“ITLOS”), mà còn xác lập các thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc liên quan đến các Quốc gia, Cơ quan Quyền lực đáy đại dương (“ISBA”), các đối tác hợp đồng khai khoáng ở đáy đại dương, và có thể cả nhiều bên khác. Việc thực hiện Công ước đã tạo ra một loạt các tranh chấp mới giữa các Quốc gia, chưa kể đến các vụ việc đang được Tòa án Quốc tế thụ lý. Việc thiết lập Tòa ITLOS không chỉ mở ra khả năng mới cho việc giải quyết các tranh chấp này mà còn có tác động đến vai trò tương lai của Tòa án Quốc tế và các tòa trọng tài tạm thời (ad hoc) trong lĩnh vực luật biển và luật pháp quốc tế nói chung. Continue reading “#259 – Giải quyết tranh chấp và UNCLOS: Vấn đề tình trạng phân tán và thẩm quyền”

18/07/1925: Hitler xuất bản cuốn tự truyện “Mein Kampf”

Hitlerlatest_2785757b

Nguồn:Hitler publishes Mein Kampf,” History.com (truy cập ngày 16/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1925, bảy tháng sau khi được thả từ nhà tù Landsberg, lãnh đạo Đức Quốc xã Adolf Hitler xuất bản tập đầu tiên của bản tuyên ngôn cá nhân của ông, Mein Kampf. Được viết nên trong chín tháng Hitler ở tù, Mein Kampf, hay “Cuộc tranh đấu của tôi,” là một câu chuyện cay đắng nhưng huênh hoang với thái độ bài Do Thái, coi thường đạo đức, tôn thờ quyền lực, và các chi tiết trong kế hoạch thống trị thế giới của Hitler. Cuốn tự truyện này nhanh chóng trở thành kinh thánh của Đảng Quốc xã.

Đầu những năm 1920, hàng ngũ Đảng Quốc xã của Hitler đầy những người Đức bất mãn và ủng hộ đường lối của Đảng trong việc chán ghét, thù hận chính quyền dân chủ của nước Đức, chính trị cánh tả, và người Do Thái. Tháng 11 năm 1923, sau khi chính phủ Đức tiếp tục phải thanh toán các khoản bồi thường chiến tranh cho Anh và Pháp (sau Thế chiến I), Đảng Quốc xã phát động cuộc “đảo chính nhà hàng bia,” nỗ lực đầu tiên của họ để tiếm quyền chính phủ Đức (tức nền Cộng hòa Weimar) bằng vũ lực. Continue reading “18/07/1925: Hitler xuất bản cuốn tự truyện “Mein Kampf””

Lý Quang Diệu – Người cha lập quốc của Singapore

bg_960x600

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 17/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Là người cha lập quốc của quốc gia-thành phố Singapore độc lập, Lý Quang Diệu (1923-2015) đã đưa nền kinh tế nước này từ thế giới thứ ba lên vị trí của một trong những nền kinh tế mạnh nhất thế giới. Ông giữ chức thủ tướng từ năm 1959 đến 1990. Thời kỳ nắm quyền không bị gián đoạn đã giúp ông hiện thức hóa tầm nhìn của mình. Ngay từ ban đầu, Lý Quang Diệu đã nhận ra Singapore cần có một nền kinh tế vững mạnh để tồn tại như một quốc gia độc lập, do đó ông tiến hành chương trình hiện đại hóa Singapore và biến nước này thành nước xuất khẩu lớn các sản phẩm hoàn thiện. Trong suốt 30 năm, Lý Quang Diệu đã thực hiện được mục tiêu hiện đại hóa, đô thị hóa và phát triển giáo dục đất nước mình. Continue reading “Lý Quang Diệu – Người cha lập quốc của Singapore”

Hòa hoãn (Détente)

Description=Richard Nixon and Leonid Ilyich Brezhnev on board the . June 19, 1973

Tác giả: Trương Thanh Nhã

Hòa hoãn (détente) là một cụm từ được đầu tiên là báo giới và sau đó là các nhà khoa học chính trị, khoa học lịch sử dùng để chỉ thời kỳ trong chính trị quốc tế từ đầu thập kỷ 1970 đến đầu thập kỷ 1980, khi tình hình chính trị thế giới bớt căng thẳng hơn sau một thời gian dài đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường lúc bấy giờ là Mỹ và Liên Xô. Đây là một thời kỳ lắng dịu ngắn trong mối quan hệ đối đầu không ngừng giữa hai khối Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa trong Chiến tranh Lạnh với nhiều thay đổi trong chính sách đối ngoại của cả Liên Xô và Mỹ. Continue reading “Hòa hoãn (Détente)”

17/07/1945: Khai mạc Hội nghị Potsdam

Winston_Churchill,Harry_S._Truman,_Josef_Stalin

Nguồn:Potsdam Conference convenes,” History.com (truy cập ngày 16/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, hội nghị của các nước chiến thắng thuộc phe Đồng Minh đã được triệu tập ở Potsdam, ngoại ô thành phố Berlin, với sự tham dự của Tổng thống Mỹ Harry S. Truman, Thủ tướng Anh Winston Churchill, và lãnh tụ Xô-viết Joseph Stalin.

Các vấn đề trước mắt mà ba nước Tam Hùng cùng đội ngũ nhân viên của họ phải giải quyết là chính quyền của một nước Đức thất trận; biên giới hậu chiến của Ba Lan; sự chiếm đóng quân sự ở Áo; “vị trí” của Liên Xô ở Đông Âu; các khoản bồi thường chiến tranh; và cuộc chiến đang tiếp diễn ở Thái Bình Dương. Continue reading “17/07/1945: Khai mạc Hội nghị Potsdam”

Tác chiến bất đối xứng và chiến lược bù đắp lần thứ ba

1024px-Safe_detonation_of_IED_Afghanistan_2012-470x260

Nguồn: Benjamin Locks, “Bad Guys Know What Works: Asymmetric Warfare and the Third Offset”, War on The Rocks, 13/07/2015

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

“Chỉ có hai cách để chống lại quân đội Mỹ: thực sự ngu ngốc (trong tác chiến quy ước) hay áp dụng tác chiến bất đối xứng”

Thiếu tướng H.R. McMaster

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đang chuẩn bị những nền tảng quan trọng nhằm thiết kế chiến lược bù đắp lần thứ ba (third offset strategy) tập trung chủ yếu vào yếu tố công nghệ. Đồng thời, họ cũng đang nỗ lực lật sang một chương mới các cuộc phiêu lưu quân sự kéo dài 12 năm ở Iraq và Afghanistan. Trong giai đoạn dịch chuyển từ chiến tranh quy mô nhỏ sang những cuộc chiến tranh quy mô lớn hơn, Bộ Quốc phòng và toàn bộ ngành công nghiệp quốc phòng đối mặt với rủi ro lớn khi tập trung quá nhiều thời gian và tiền bạc vào mối đe doạ chống xâm nhập, chống tiếp cận (A2/AD) gây ra bởi Trung Quốc tại khu vực Tây Thái Bình Dương mà quên đi sự chuẩn bị cho tác chiến bất đối xứng – đặc biệt chống lại các nhóm chủ thể phi nhà nước phức tạp hay các cường quốc sử dụng những chiến thuật tương tự. Continue reading “Tác chiến bất đối xứng và chiến lược bù đắp lần thứ ba”

“Bẫy không bị trừng phạt”: Lý do khiến tham nhũng lan tràn

corruption

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “The Impunity Trap”, Project Syndicate, 03/06/2015

Biên dịch: Nguyễn Văn Đức | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thế giới của chúng ta là một thế giới của sự không bị trừng phạt. Những cáo buộc tham nhũng đã đầy rẫy ở FIFA trong nhiều thập niên, mà đỉnh điểm là các lời buộc tội đối với các quan chức tại nhiệm và các cựu quan chức tuần trước. Tuy nhiên Chủ tịch FIFA Sepp Blatter đã tái đắc cử bốn lần, bao gồm cả lần sau khi các lời buộc tội đã được đệ trình (lên cơ quan tố tụng). Đúng vậy, Blatter cuối cùng cũng từ chức, nhưng chỉ sau khi ông ta và hàng tá thành viên của liên đoàn một lần nữa tỏ rõ sự khinh thường đối với sự trung thực và luật pháp.

Chúng ta chứng kiến kiểu hành xử này trên khắp thế giới. Hãy xem xét trường hợp Phố Wall. Vào năm 2013 và 2014, JPMorgan Chase chi hơn 20 tỷ đôla tiền phạt cho các hành động tài chính phi pháp; tuy nhiên giám đốc điều hành đã mang về 20 triệu đô la tiền lương trong cả năm 2014 lẫn 2015. Hay hãy xem xét các vụ bê bối tham nhũng ở Brazil, Tây Ban Nha, và nhiều quốc gia khác, những nơi mà chính phủ vẫn nắm quyền kể cả sau khi tham nhũng cấp cao trong đảng cầm quyền bị phanh phui. Continue reading ““Bẫy không bị trừng phạt”: Lý do khiến tham nhũng lan tràn”

16/07/1945: Hoa Kỳ thử thành công bom nguyên tử

FatManLarge

Nguồn:Atom bomb successfully tested,” History.com (truy cập ngày 15/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, đúng 5 giờ 29 phút 45 giây sáng theo giờ địa phương, Dự án Manhattan – dự án nghiên cứu và phát triển vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ với sự hỗ trợ của Anh Quốc và Canada trong Thế chiến II – kết thúc bằng một vụ nổ khi quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới được thử nghiệm thành công ở Alamogordo thuộc tiểu bang New Mexico, Hoa Kỳ.

Các kế hoạch tạo ra một quả bom uranium của phe Đồng Minh bắt đầu được đưa ra từ đầu năm 1939, khi nhà vật lý lưu vong người Ý Enrico Fermi gặp gỡ các quan chức Hải quân Mỹ tại Đại học Columbia để thảo luận về việc sử dụng các vật liệu phân hạch cho mục đích quân sự. Cùng năm đó, Albert Einstein viết thư cho Tổng thống Franklin Roosevelt để ủng hộ một lý thuyết cho rằng phản ứng hạt nhân dây chuyền không kiểm soát nhiều khả năng có thể làm cơ sở cho một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt. Continue reading “16/07/1945: Hoa Kỳ thử thành công bom nguyên tử”

Trung Quốc có thể đánh bại giảm phát không?

beijing

Nguồn: Yu Yongding, “Can China Beat Deflation?”, Project Syndicate, 26/06/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong thời điểm nền kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại và nợ doanh nghiệp lên đến mức khổng lồ, một vòng xoáy giảm phát sẽ là ác mộng tồi tệ nhất của Trung Quốc. Và nguy cơ điều này sẽ xảy ra ngày càng gia tăng. Chỉ số giá sản xuất (PPI) đã ở mức âm trong 39 tháng liên tục kể từ tháng 2/2012. Mức tăng trưởng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đang dần sụt giảm từ 6,5% vào tháng 7/2011 xuống còn 1,2% vào tháng 5 này. Nếu các kinh nghiệm quá khứ là chỉ dấu cho tương lai, thì chỉ số CPI sẽ ở mức âm trong tương lai gần.

Trong đợt giảm phát kéo dài từ năm 1998 đến năm 2002 ở Trung Quốc, việc giá cả liên tục giảm là kết quả của việc thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa được khởi động vào năm 1993, cộng với vấn đề các doanh nghiệp thất bại thiếu phương thức ra khỏi thị trường. Sau khi lên đỉnh 24% trong năm 1994, lạm phát bắt đầu giảm trong năm 1995. Nhưng tăng trưởng GDP cũng sớm sụt giảm nhanh chóng. Nhằm khởi động tăng trưởng trong môi trường kinh tế khó khăn và bảo vệ xuất khẩu khỏi những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ và tài chính từ tháng 11/1997. Continue reading “Trung Quốc có thể đánh bại giảm phát không?”

Marshall – Thẩm phán da màu đầu tiên của Tòa án Tối cao Mỹ

GTY_thurgood_marshall_nt_130827_16x9t_608

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 15/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Thurgood Marshall (1908-1993) lãnh đạo phong trào nhân quyền tại Mỹ trong thế kỷ 20. Năm 1950, với tư cách là trưởng luật sư của Hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của người da màu (NAACP), ông đã tranh tụng thành công trước Tòa án Tối cao trong vụ việc hai sinh viên Mỹ gốc Phi đã bị đối xử bất công khi bị hai trường đại học công từ chối. Vụ kiện nổi tiếng nhất của Marshall là vụ giữa Brown và Hội đồng giáo dục, theo đó kêu gọi chấm dứt nạn phân biệt trong trường học ở Mỹ. Năm 1967, Marshall là người Mỹ gốc Phi đầu tiên trở thành thẩm phán Tòa án tối cao. Continue reading “Marshall – Thẩm phán da màu đầu tiên của Tòa án Tối cao Mỹ”

Sự trỗi dậy trong chính sách đối ngoại Nhật Bản

0,,17808617_303,00

Nguồn: Yuriko Koike, “Japan Stands Up”, Project Syndicate, 24/06/2015.

Biên dịch: Trần Thị Thu Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã quyết định gia hạn kỳ họp hiện tại của Quốc hội đến ngày 27 tháng 9, nghĩa là thêm 95 ngày, biến đây trở thành kỳ họp liên tục dài nhất trong lịch sử quốc hội Nhật kể từ khi kết thúc Thế chiến II. Lí do của việc này chính là quyết tâm của thủ tướng Abe muốn thông qua một loạt những dự luật mới về an ninh quốc gia nhằm diễn dịch lại Hiến pháp Nhật Bản, cho phép nâng cao vai trò của đất nước trong việc đảm bảo an ninh quốc gia cũng như thúc đẩy hòa bình thế giới.

Những động thái này của Thủ tướng Abe nối tiếp những gì ông đã thể hiện ở hội nghị G7 gần đây, khi ông đã phá vỡ phong cách truyền thống của Nhật Bản. Suốt 39 năm qua, những đại diện của Nhật Bản ở G7 thường chỉ tập trung sôi nổi vào các thảo luận kinh tế, còn khi những lãnh đạo của các quốc gia công nghiệp phát triển khác bàn về các điểm nóng chính trị an ninh thì họ thường giữ im lặng phần lớn thời gian, và chỉ đưa ra đề xuất về hành động hoặc, thông thường hơn, là không hành động. Continue reading “Sự trỗi dậy trong chính sách đối ngoại Nhật Bản”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (15/07/2015)

taubuom-2_dajt

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Cội nguồn chiến lược A2/AD của Trung Quốc xuất phát từ chính nỗi sợ trong quá khứ của họ, Harry J. Kazianis – cựu biên tập của tờ The National Interest khẳng định trong bài viết của mình. Theo Kazianis, mục tiêu mà chiến lược A2/AD của Trung Quốc muốn nhắm tới là ngăn chặn các lực lượng Hoa Kỳ tiến gần bờ biển, xuất phát từ những bài học trong quá khứ. Đô đốc Wu Shengli, cựu tư lệnh hải quân Trung Quốc đã từng nói: “Trong lịch sử Trung Quốc hiện đại, các thế lực thực dân và đế quốc đã tiến hành hơn 470 cuộc xâm lược Trung Quốc, trong đó có 84 lần xâm lược lớn là đến từ biển”. Thêm vào đó, khi trực tiếp đụng độ với các nước phương Tây, người Trung Quốc thật sự bị sốc. Khoan nói về những yếu tố khác, nhưng chính sự vượt trội về công nghệ là điều khiến Trung Quốc lép vế trong cuộc đối đầu. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (15/07/2015)”

Joan d’Arc – Nữ anh hùng trong Chiến tranh trăm năm

Capture-of-Joan-of-Arc

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 14/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Xuất thân từ một gia đình nông dân, Joan xứ Arc (thường gọi là Joan d’Arc, hoặc Jeanne d’Arc – ND) đã lãnh đạo quân đội Pháp trong thời kỳ nước này nằm dưới ách thống trị của người Anh. Đức tin tín ngưỡng cùng với lòng can đảm trên chiến trường của cô đã lên tinh thần cho quân đội Pháp và giành được những thắng lợi quan trọng. Những trận thắng của cô cũng mở đường cho Charles VII lên ngôi vua Pháp. Joan d’Arc không chỉ được tôn vinh bởi sự hy sinh cho đất nước mình, mà cô còn là một biểu tượng của lòng dũng cảm và sự bền bỉ cho bất cứ dân tộc nào đang bị tước mất tự do. Continue reading “Joan d’Arc – Nữ anh hùng trong Chiến tranh trăm năm”