Thomas Wolsey – Vị hồng y quyền lực

8721-004-AAE85A00

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 8/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Wolsey là một vị hồng y và chính khách, là đại pháp quan dưới thời vua Henry VIII và là một trong những người cuối cùng thuộc giáo hội Thiên chúa có vai trò chi phối đời sống chính trị nước Anh.

Thomas Wolsey sinh khoảng năm 1475 tại Ipswich, Suffolk. Cha ông – theo nhiều nguồn là một người bán thịt – đã giáo dục ông rất tốt. Ông theo học tại trường Đại học Magdalen, Oxford. Wosley được thụ chức (trong giáo hội) khoảng năm 1498. Ông trở thành giáo sĩ, rồi tổng giám mục của thành phố Canterbury. Sau đó Wolsey thành giáo sĩ của vua Henry VII và được giao thi hành những nhiệm vụ ngoại giao. Continue reading “Thomas Wolsey – Vị hồng y quyền lực”

Xã hội điện thoại thông minh hay sự tiến hóa của chủ nghĩa tư bản

 Close up of friends with circle of smart phones

Nguồn: Nicole M Aschoff, “The Smartphone Society”, Jacobin Magazine, 03/2015.

Biên dịch: Duy Đoàn | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Giống như xe hơi đã định ra thế kỉ hai mươi, điện thoại thông minh đang tái định hình cách chúng ta sống và làm việc ngày nay.

Trong nhiều phương diện thì xe hơi là một món hàng quyết định của thế kỉ hai mươi. Tầm quan trọng của nó không bắt nguồn từ tính thục luyện kĩ nghệ hoặc độ phức tạp của dây chuyền sản xuất, mà thay vào đó bắt nguồn từ khả năng phản ánh và định hình xã hội. Những phương thức mà chúng ta sản xuất, tiêu dùng, sử dụng và điều tiết xe hơi chính là cửa sổ giúp chúng ta hiểu được chủ nghĩa tư bản của thế kỉ hai mươi – một cái nhìn sơ bộ về cách mà phần xã hội, chính trị và kinh tế giao cắt và đụng độ nhau.

Ngày nay, trong một giai đoạn mà đặc trưng là sự tài chính hóa và toàn cầu hóa, trong đó “thông tin” nằm ở ngôi vua, thì ý tưởng về bất kì món hàng nào định nên thời đại này trông có vẻ lạ kì. Nhưng hàng hóa ngày nay không kém phần quan trọng, và mối quan hệ của con người với chúng vẫn còn là điều trọng tâm để hiểu được xã hội. Nếu xe hơi là nền tảng để nắm bắt thế kỉ trước, thì điện thoại thông minh chính là món hàng quyết định nên thời đại chúng ta. Continue reading “Xã hội điện thoại thông minh hay sự tiến hóa của chủ nghĩa tư bản”

08/07/1994: “Lãnh tụ vĩ đại” của Triều Tiên qua đời

kim-il-sung

Nguồn:North Korea’s ‘Great Leader’ dies,” History.com (truy cập ngày 07/7/2015).

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1994, Kim Nhật Thành (Kim Il Sung), nhà độc tài cộng sản Bắc Triều Tiên lên nắm quyền từ năm 1948, qua đời sau một cơn đau tim ở tuổi 82.

Trong những năm 1930, Kim chiến đấu chống lại sự chiếm đóng bán đảo Triều Tiên của Nhật Bản và được chính quyền Xô viết tuyển chọn, ông được đến Liên Xô để huấn luyện về quân sự và chính trị. Sau đó, ông trở thành một người cộng sản và chiến đấu trong Hồng quân Liên Xô trong Thế Chiến II.

Năm 1945, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai vùng ảnh hưởng giữa Liên Xô và Hoa Kỳ, và vào năm 1948, Kim trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên). Với hi vọng thống nhất bán đảo Triều Tiên bằng vũ lực, Kim đã phát động một cuộc xâm lược Nam Triều Tiên vào tháng 6 năm 1950, châm ngòi cho cuộc Chiến tranh Triều Tiên, và kết thúc trong bế tắc trong năm 1953. Continue reading “08/07/1994: “Lãnh tụ vĩ đại” của Triều Tiên qua đời”

Krugman: Hãy chấm dứt tình trạng chảy máu của Hy Lạp!

greece-nai-support_3366524b

Nguồn: Paul Krugman, “Ending Greece’s Bleeding”, New York Times, 5/7/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp.

Châu Âu đã tránh được một viên đạn vào ngày Chủ nhật vừa qua. Đi ngược lại nhiều dự đoán, các cử tri Hy Lạp ủng hộ mạnh mẽ việc chính phủ của họ từ chối những đòi hỏi của các chủ nợ. Và ngay cả những người ủng hộ nhiệt thành nhất của Liên minh Châu Âu cũng nên thở phào nhẹ nhõm.

Dĩ nhiên, các chủ nợ không muốn độc giả nhìn nhận sự việc như vậy. Được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các bản tin kinh doanh, cốt truyện của họ là việc thất bại trong nỗ lực buộc Hy Lạp chấp thuận các đòi hỏi là một chiến thắng của sự phi lý và vô trách nhiệm thay vì những lời khuyên có căn cứ. Continue reading “Krugman: Hãy chấm dứt tình trạng chảy máu của Hy Lạp!”

William IV – “Ông vua lính thủy”

Queen Empress Victoria - Monarchy - Royalty - Spirit of England - Peter Crawford

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 5/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

William IV là vua của Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland từ năm 1830. Ông được biết đến với tên gọi ‘Ông vua lính thủy’ (Sailor King) và ‘Billy ngốc nghếch’ (Silly Billy). Dưới triều đại của ông, Đạo luật cải tổ được thông qua năm 1832.

William sinh ngày 21 tháng 8 năm 1765 tại Cung điện Buckingham. Ông là con trai thứ ba của vua George III và Nữ hoàng Charlotte, và bởi vậy ông không phải là đối tượng được kế vị. Ở tuổi 13, ông bắt đầu sự nghiệp lính thủy trong Hải quân hoàng gia. Trong những ngày trên biển, ông tham gia phục vụ hải quân Anh ở Mỹ và quần đảo Tây Ấn (vùng Carribe) và trở thành đô đốc hải quân năm 1811. Năm 1789, ông được ban tước hiệu Công tước xứ Clarence. Continue reading “William IV – “Ông vua lính thủy””

Cuộc hôn nhân Nga – Trung và trật tự “Đại Á – Âu”

8BFDBBC6-36C6-4E92-99CA-3BC52DE92521_mw1024_s_n

Nguồn: Robert Skidelsky, “The Sino – Russian Marriage”, Project Syndicate, 18/6/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Người Trung Quốc là những người ý thức sâu sắc về lịch sử nhất. Trong cuộc tranh giành quyền lực của mình, Mao Trạch Đông đã sử dụng binh pháp của Tôn Tử, người sống vào khoảng năm 500 trước Công nguyên; Nho giáo, cũng xuất hiện trong khoảng thời gian đó, hiện vẫn nắm giữ vị trí trung tâm trong tư duy xã hội Trung Quốc, bất chấp những nỗ lực đầy tàn nhẫn của Mao Trạch Đông nhằm kiềm chế nó.

Vì vậy, khi Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra sáng kiến “Con đường tơ lụa mới” vào năm 2013, chẳng có ai ngạc nhiên bởi những viện dẫn lịch sử của họ. “Hơn hai ngàn năm trước,” Ủy ban Phát triển và Cải cách nhà nước Trung Quốc (NDRC) giải thích, “những người Á – Âu siêng năng và can đảm đã khám phá và mở ra một số tuyến đường giao lưu thương mại và văn hóa, nhờ đó đã liên kết các nền văn minh lớn của châu Á, châu Âu, và châu Phi, mà thế hệ sau này gọi chung là Con đường tơ lụa.” Ở Trung Quốc, sử cũ thường được viện dẫn để hỗ trợ cho học thuyết mới. Continue reading “Cuộc hôn nhân Nga – Trung và trật tự “Đại Á – Âu””

07/07/1942: Đức quyết định thí nghiệm y học trên tù nhân Do Thái

34805

Nguồn:Himmler decides to begin medical experiments on Auschwitz prisoners,” History.com (truy cập ngày 06/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1942, Heinrich Himmler, người đứng sau nạn diệt chủng của Đức Quốc xã, cùng với ba người khác, trong đó có một bác sĩ, đã quyết định sẽ bắt đầu tiến hành thí nghiệm trên các nữ tù nhân bị giam giữ trong trại tập trung Auschwitz và khảo sát việc mở rộng những thí nghiệm này trên nam giới.

Himmler, kiến trúc sư của chương trình thảm sát người Do Thái ở châu Âu của Hitler, đã triệu tập một hội nghị ở Berlin để thảo luận về những triển vọng cho việc sử dụng tù nhân trong các trại tập trung làm đối tượng cho các cuộc thí nghiệm y học. Trong số những người tham gia hội nghị có trưởng cơ quan Thanh tra trại tập trung, đại tướng thuộc lực lượng Đội cận vệ (SS) Richard Glücks (bác sĩ trưởng), Thiếu tướng SS Karl Gebhardt, và giáo sư Carl Clauberg (một trong những bác sĩ phụ khoa hàng đầu của Đức). Continue reading “07/07/1942: Đức quyết định thí nghiệm y học trên tù nhân Do Thái”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (07/07/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Trung Quốc thông qua dự thảo Luật An ninh Quốc gia mới hôm thứ tư vừa rồi, nhiều khả năng bao gồm cả vấn đề biển Đông. Động thái có thể xem là sự thể hiện cho tham vọng lớn của Bắc Kinh. Luật mới chủ yếu đề cập đến các vấn đề không gian mạng, vũ trụ, đại dương và vùng cực, trong đó bao gồm cả biển Đông và xem đây là nơi Trung Quốc có quyền phòng vệ.

Zheng Shu’na – một đại diện của Ủy ban Lập pháp thuộc Quốc hội Trung Quốc đánh giá luật an ninh mới là điều kiện cho “sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia” cũng như “sự phát triển bền vững của nền kinh tế, xã hội”. Zheng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo an ninh trong không gian địa lý, cụ thể là ở biển Đông. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (07/07/2015)”

TBT Trọng đi Mỹ: Chuyến đi mở cục diện mới

150704054730_nguyen_clinton_vietnam_624x351_reuters

Tác giả: Alexander L. Vuving

Nếu như chuyến đi Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Richard Nixon năm 1972 đã mở ra một cục diện mới trong tam giác quan hệ Xô-Trung-Mỹ thì chuyến đi Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong những ngày này cũng sẽ mở ra một cục diện mới trong tam giác quan hệ Việt-Trung-Mỹ.

Và nếu như cái bắt tay của Tổng thống Nixon và Chủ tịch Mao Trạch Đông năm đó đã đặt nền tảng cho những biến chuyển sâu rộng trong nội địa Trung Quốc cả mấy chục năm về sau thì cái bắt tay giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Barack Obama mùa hè này cũng sẽ đặt nền tảng cho những biến chuyển sâu rộng sẽ diễn ra ở Việt Nam trong nhiều năm tới. Continue reading “TBT Trọng đi Mỹ: Chuyến đi mở cục diện mới”

Thế giới cần coi trọng vai trò nhóm BRICS

BRICS_heads_of_state_and_government

Ngun: Shashi Tharoor, “Taking the BRICS Seriously”, Project Syndicate, 19/6/2015

Biên dch: Lê Công Anh | Hiu đính: Phạm Trang Nhung

Trên chiếc thuyền xuôi theo dòng sông Moscow vào một buổi tối mát mẻ đầu tháng này, tôi đã có một cuộc tranh luận sôi nổi với Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Đại hội đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc (National People’s Congress hay Nhân Đại, tức Quốc hội Trung Quốc). Trong khi ấy, hai nghị sĩ đến từ Nam Phi và Brazil đang lắc lư theo điệu nhạc Nga và một hướng dẫn viên đang chỉ dẫn những điểm tham quan. Diễn đàn nghị viện đầu tiên của nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới – Nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đã kết thúc trong không khí hoan hỉ.

Trước khi hội nghị diễn ra, nhiều người băn khoăn rằng liệu năm nghị viện này có thể tìm được lập trường chung hay không. Điều gì có thể là điểm chung giữa Lok Sabha (Hạ viện Ấn Độ) ồn ào và đầy chia rẽ với những cuộc tranh cãi kịch liệt và một Nhân Đại lịch thiệp, có tiếng là được kiểm soát nghiêm ngặt trong việc nhắc lại các quyết định của Đảng Cộng sản Trung Quốc? Nhiều người tin rằng tư cách thành viên trong nhóm BRICS mới không phải một nền tảng đủ mạnh để hợp tác. Continue reading “Thế giới cần coi trọng vai trò nhóm BRICS”

Địa chính trị của quan hệ Việt – Mỹ

0,,17949911_303,00

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày mai, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Hoa Kỳ. Chuyến thăm sẽ là một cột mốc quan trọng trong quan hệ song phương vì ông Trọng sẽ là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng thăm chính thức Washington.

Một số nhà bình luận có thể cho rằng vì ông Trọng là lãnh đạo Đảng chứ không phải nguyên thủ quốc gia hay người đứng đầu chính phủ nên chuyến thăm chỉ mang ý nghĩa biểu tượng là chính. Tuy nhiên, chuyến thăm vẫn có thể giúp xây dựng sự tin cậy lẫn nhau và mở đường cho các hợp tác có ý nghĩa hơn giữa hai cựu thù trong tương lai.

Chuyến thăm của ông Trọng sẽ được phía Mỹ đáp lại bởi chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Hà Nội dự kiến vào cuối năm nay. Đây là một trong số những sự kiện đáng chú ý nhằm đánh dấu 20 năm ngày bình thường hóa quan hệ song phương. Continue reading “Địa chính trị của quan hệ Việt – Mỹ”

06/07/1967: Nội chiến Nigeria bùng nổ

Colonel-Ojukwu-military-g-007

Nguồn:Civil war in Nigeria,” History.com (truy cập ngày 05/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1967, chỉ năm tuần sau khi tách khỏi Nigeria, nước Cộng hòa Biafra ly khai đã bị các lực lượng chính phủ Nigeria tấn công, mở ra cuộc nội chiến ở đất nước này.

Năm 1960, Nigeria giành được độc lập từ Anh. Sáu năm sau, người Hausas theo Hồi giáo ở miền Bắc Nigeria bắt đầu tàn sát tộc người Igbos theo Cơ đốc giáo trong khu vực, khiến hàng chục ngàn người Igbos phải bỏ chạy về miền Đông, nơi tộc người của họ chiếm đa số. Người Igbos cho rằng chính phủ quân sự hà khắc của Nigeria sẽ không cho họ cơ hội phát triển, thậm chí là cả tồn tại, vì thế mà đến ngày 30 tháng 5 năm 1967, Trung tá Odumegwu Ojukwu cùng một số đại diện không phải là người Igbos khác trong khu vực đã thành lập nên nước Cộng hòa Biafra, bao gồm một số tiểu bang của Nigeria. Continue reading “06/07/1967: Nội chiến Nigeria bùng nổ”

Kiều dân: Mỏ vàng của các quốc gia

image-20150512-22539-1hivvcc

Nguồn: Ricardo Hausmann, “The Diaspora Goldmine,” Project Syndicate, 25/06/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Nhiều quốc gia có lượng người di cư đáng kể nhưng không mấy nước tự hào về điều này. Nói cho cùng thì con người ta ít khi phải di cư khi đất nước họ tốt đẹp, do đó cộng đồng hải ngoại thường là lời nhắc về những thời khắc đen tối của một quốc gia.

Ví dụ, trong năm 2010, El Salvador, Nicaragua, và Cuba có hơn 10% dân số sống ở nước ngoài. Và con số này không bao gồm các thế hệ con cháu của những người di cư. Phần lớn những đợt di cư này diễn ra vào thời điểm xảy ra nội chiến hay cách mạng. Ở những nơi khác, di cư ra nước ngoài với số lượng lớn diễn ra trong bối cảnh có thay đổi chính trị, như khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ ở châu Âu.

Có nhiều sắc thái tình cảm trong mối quan hệ giữa những người di cư và quê hương, bao gồm sự mất lòng tin, oán giận, ghen tị, và thù hận. Nói theo cách thông tục thì di cư được mô tả như là giai đoạn mà một quốc gia “đánh mất” một phần dân số nhất định. Continue reading “Kiều dân: Mỏ vàng của các quốc gia”

Kinh tế qua hoạt hình: Siêu lạm phát và bán phá giá

1. Siêu lạm phát

Năm 1993, tại nước Nam Tư cũ, giá cả tăng 20% mỗi ngày. Sau đó, vào tháng 7/2008, tỷ lệ lạm phát chính thức của Zimbabwe cán mốc kinh hoàng tại 231.000.000%.

Khi giá của hàng hóa và dịch vụ tăng nhanh, người dân và doanh nghiệp trở thành nạn nhân. Continue reading “Kinh tế qua hoạt hình: Siêu lạm phát và bán phá giá”

Surkov: Ông trùm tuyên truyền của Điện Kremlin

41d461f5cbbd39b9d065

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “The Goebbels of the Kremlin”, Project Syndicate, 22/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Tại nước Nga Xô-viết, mọi người đều biết rằng mình đang bị theo dõi. Bất kỳ sự khác biệt nào so với hành vi được chính quyền cho phép sẽ bị nghi kỵ và rất có thể sẽ phải chịu sự trừng phạt. Liên bang Xô Viết coi mọi thứ  – từ  gián điệp nước ngoài, kẻ thù giai cấp, những người mặc quần jean hoặc chơi nhạc jazz –  đều là kẻ thù của nó. Hệ tư tưởng thống trị của chế độ này không phải là chủ nghĩa Mác-Lênin, mà là sự nghi kỵ và thù oán.

Kể từ những năm đầu của thập niên 1980, trước khi những tia sáng đầu tiên của chính sách công khai hóa (glasnost) xuất hiện tại Nga cho đến nay, chưa khi nào những giai đoạn đen tối như vậy lại cận kề như lúc này. Bảo vệ xã hội khỏi những kẻ thù ở cả trong và ngoài nước lại một lần nữa là vấn đề trọng tâm của chế độ.  Thực tế, đặc tính cảnh giác cố hữu của dân tộc này là yếu tố chính giúp duy trì tỉ lệ ủng hộ cao của quần chúng dành cho Tổng thống Vladimir Putin. Và không ai đóng vai trò quan trọng hơn Vladislav Surkov trong việc tạo ra bầu không khí xã hội cần thiết đó. Continue reading “Surkov: Ông trùm tuyên truyền của Điện Kremlin”

05/07/1950: Lính Mỹ đầu tiên tử trận trong Chiến tranh Triều Tiên

083857-inspection-951

Nguồn:First U.S. fatality in the Korean War,” History (Truy cập ngày 07/05/2015).

Biên dịch: Lê Thanh Danh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1950, ở gần thành phố Sojong, Hàn Quốc, binh nhì bộ binh Kenneth Shadrick, đến từ Skin Fork, Tây Virginia, đã trở thành lính Hoa Kỳ đầu tiên được ghi nhận là thiệt mạng trong Chiến tranh Triều Tiên. Shadrick là thành viên một đội súng chống tăng bazooka. Sau khi nã đạn vào một xe tăng do Liên Xô chế tạo, anh đã bị đạn súng máy của đối phương bắn gục khi đang ngước đầu lên nhắm mục tiêu.

Khi Thế chiến thứ hai bước đến hồi kết, “tam hùng” cường quốc Đồng minh – Hoa Kỳ, Liên Xô và Anh Quốc – đã đồng ý phân chia Triều Tiên thành hai vùng đóng quân tách biệt và tạm thời quản lý đất nước này. Triều Tiên bị chia cắt dọc theo vĩ tuyến 38, với quân Liên Xô đóng ở phía Bắc và lực lượng Hoa Kỳ đóng ở phía Nam. Đến năm 1949, hai chính quyền riêng biệt đã được thành lập. Cả Hoa Kỳ lẫn Liên Xô đền rút phần lớn quân đội ra khỏi Bán đảo Triều Tiên. Cả hai bờ vĩ tuyến 38 đều đầy ắp những công sự phòng thủ. Tuy nhiên, phía Hàn Quốc không được chuẩn bị để đương đầu với một dòng thác quân lính Bắc Triều Tiên và xe tăng do Liên Xô chế tạo tràn qua biên giới vào ngày 25 tháng 6 năm 1950. Continue reading “05/07/1950: Lính Mỹ đầu tiên tử trận trong Chiến tranh Triều Tiên”

Woodrow Wilson – Tổng thống Mỹ theo chủ nghĩa lý tưởng

131025102010-woodrow-wilson-story-top

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 4/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Wilson là vị tổng thống thứ 28 của Hoa Kỳ. Ông là người đẩy mạnh sự can dự của Mỹ trong các vấn đề thế giới hơn hẳn các tổng thống tiền nhiệm. Tầm nhìn mang tính lý tưởng hóa của ông góp phần vào sự thành lập Hội Quốc Liên.

Thomas Woodrow Wilson sinh ngày 28 tháng 12 năm 1856 tại Staunton, bang Virginia. Cha ông là một mục sư của Giáo Hội Trưởng lão[1] (Presbyterian). Wilson lớn lên tại Georgia và South Caroline trong bối cảnh của cuộc Nội chiến Mỹ. Ông theo học ở trường Đại học Princeton và không lâu sau trở thành luật sư. Sau đó ông đạt được học vị tiến sĩ về lịch sử và khoa học chính trị tại Đại học John Hopkins.

Với một sự nghiệp học thuật thành công, Wilson trở thành chủ tịch Đại học Princeton từ năm 1902 đến 1910. Ông gây được sự chú ý từ những nỗ lực cải cách và được đảng Dân chủ bang New Jersey mời tranh cử chức thống đốc năm 1910. Thắng lợi trong cuộc tranh cử là khởi đầu cho sự nghiệp chính trị của Wilson. Năm 1912, ông đại diện cho đảng Dân chủ đắc cử tổng thống. Continue reading “Woodrow Wilson – Tổng thống Mỹ theo chủ nghĩa lý tưởng”

#258 – Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực (P3)

8585345251_3c6d58b922_o-620x372

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Globalization and Interdependence” (Chapter 8), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 233-260.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Thông tin và quyền lực giữa các quốc gia

Cuộc cách mạng thông tin đang làm cho chính trị thế giới trở nên phức tạp hơn bởi nó tăng cường quyền lực cho các chủ thể phi quốc gia, cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực, đồng thời hạn chế khả năng kiểm soát của các chính phủ trung ương. Nó cũng làm thay đổi tương quan quyền lực giữa các quốc gia trên thế giới. Mỹ là nước được lợi nhiều nhất, trong khi rất nhiều quốc gia nghèo hơn bị bỏ lại phía sau. Trong khi một số nước nghèo như Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia đã phát triển đáng kể bằng việc gia nhập vào nền kinh tế thông tin, hơn một nửa số người sử dụng internet trên thế giới vào năm 2005 vẫn là người Châu Âu hoặc Bắc Mỹ. Trong thời đại thông tin, thế giới vẫn bao gồm các nền kinh tế lấy nông nghiệp, công nghiệp hay dịch vụ làm chủ đạo. Những xã hội và chính quyền hậu công nghiệp vốn chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời đại thông tin sẽ tiếp tục tồn tại song song và tương tác với những quốc gia ít bị tác động hơn bởi cuộc cách mạng thông tin này. Continue reading “#258 – Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực (P3)”

04/07/1776: Mỹ tuyên bố độc lập

Nguồn:U.S. declares independence,” History.com (truy cập ngày 04/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1776, ở thành phố Philadelphia, Pennsylvania, Quốc hội Lục địa đã thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố nền độc lập của Hoa Kỳ tách biệt với Vương quốc Anh và quốc vương của nó. Bản tuyên ngôn này được đưa ra 442 ngày sau khi loạt súng đầu tiên của Cách mạng Mỹ nổ ra ở Lexington và Concord ở Massachusetts và đánh dấu sự mở rộng về mặt tư tưởng của cuộc xung đột mà cuối cùng đã khuyến khích sự can thiệp của Pháp dưới danh nghĩa những Người yêu nước (Patriots).

Sự phản đối lớn đầu tiên của người Mỹ đối với chính sách của Anh Quốc xuất hiện vào năm 1765 sau khi Quốc hội thông qua Đạo luật Tem phiếu, một biện pháp đánh thuế để tăng nguồn thu cho quân đội Anh đang đồn trú tại Mỹ. Dưới khẩu hiệu “không có đại biểu (trong Quốc hội Anh) thì không trả thuế,” các cư dân của thuộc địa Mỹ đã triệu tập Đại hội Đạo luật Tem phiếu vào tháng 10 năm 1765 để cất tiếng nói phản đối việc đánh thuế. Sau khi Đạo luật có hiệu lực vào tháng 11, hầu hết người dân đã kêu gọi tẩy chay hàng hóa của Anh Quốc, cùng với đó là một số cuộc tấn công có tổ chức nhằm vào cơ quan hải quan và nhà ở của những người thu thuế. Sau khi biểu tình kéo dài nhiều tháng ở các thuộc địa, Quốc hội đã biểu quyết để bãi bỏ Đạo luật Tem phiếu vào tháng 3 năm 1766. Continue reading “04/07/1776: Mỹ tuyên bố độc lập”

Wilhelm II – Hoàng đế cuối cùng của Đức

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 3/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Wilhelm là vị hoàng đế (Kaiser) cuối cùng của nước Đức và là vua nước Phổ. Những chính sách hiếu chiến của ông đã góp phần dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Wilhelm sinh ngày 27 tháng 1 năm 1859 tại Berlin, là con trai cả của Hoàng tử Frederick nước Phổ và Victoria – con gái Nữ hoàng Victoria nước Anh. Ca khó sinh của mẹ ông khiến một cánh tay của ông bị teo và ông luôn phải cố che đậy nó. Năm 1881, sau một thời gian phục vụ trong quân ngũ, Wilhelm kết hôn với Augusta Victoria, Công chúa của Schleswig-Holstein. Họ có với nhau bảy người con. Continue reading “Wilhelm II – Hoàng đế cuối cùng của Đức”