Liệu có xuất hiện căn cứ Hải quân Nga ở Biển Đông?

rus-navy-1

Nguồn: Artyom Lukin, “Will a Russian naval base appear in the South China Sea?”, East Asia Forum, 02/11/2016.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bộ Quốc phòng Nga vừa thông báo rằng Moskva đang cân nhắc mở lại các căn cứ quân sự thời Xô-viết ở Việt Nam và Cuba. Các cuộc thảo luận cũng đã bắt đầu tại Moskva về việc đàm phám với Ai Cập để thuê các cơ sở quân sự cho lực lượng Không quân và Hải quân Nga. Nga hiện tại đang duy trì một số căn cứ quân sự bên ngoài biên giới của mình tại 4 quốc gia – Armenia, Kyrgyzstan, Tajikistan và Syria. Nếu các kế hoạch cho các căn cứ tại Biển Đông, Vùng Caribbe và Nam Địa Trung Hải trở thành hiện thực, Nga có thể mở rộng đáng kể khả năng triển khai sức mạnh tại những khu vực quan trọng này.

Khả năng trở lại của Nga tại Vịnh Cam Ranh của Việt Nam là đặc biệt quan trọng. Được coi như nơi trú ẩn nước sâu tốt nhất tại Đông Nam Á, Cam Ranh kiểm soát một tuyến đường biển quan trọng ở Biển Đông. Continue reading “Liệu có xuất hiện căn cứ Hải quân Nga ở Biển Đông?”

29/11/1967: McNamara từ chức Bộ trưởng Quốc phòng

29

Nguồn: McNamara resigns as Secretary of Defense, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, Robert S. McNamara đã tuyên bố từ chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và sẽ trở thành chủ tịch Ngân hàng Thế giới.

McNamara, cựu Chủ tịch Ford Motor, đã từng là Bộ trưởng Quốc phòng dưới hai đời Tổng thống Mỹ là John F. Kennedy và Lyndon B. Johnson, từ năm 1961 đến năm 1968. Ông là người khởi xướng việc Mỹ tham chiến tại Việt Nam và khuyến khích Tổng thống Johnson leo thang chiến tranh vào năm 1964, nhưng sau đó lại tự nghi vấn chính sách của Mỹ và cuối cùng thì chủ trương kết thúc chiến tranh bằng thương lượng. Continue reading “29/11/1967: McNamara từ chức Bộ trưởng Quốc phòng”

Tại sao các chính đảng Pháp bầu cử sơ bộ kiểu Mỹ?

85-why-french-political-parties-are-staging-america-style-primaries

Nguồn:Why French political parties are staging America-style primaries“, The Economist, 14/11/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Lần đầu tiên, cả hai đảng phái chính thống thuộc cánh tả và trung hữu ở Pháp cùng tổ chức các cuộc bầu cử sơ bộ để lựa chọn ứng cử viên của mình cho cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới. Trong quá khứ, các đảng phái của Pháp có xu hướng lựa chọn ứng cử viên một cách không công khai, hoặc sau một cuộc bỏ phiếu hẹp giữa các thành viên của đảng. Đôi khi, sự đối địch chưa được giải quyết khiến các ứng cử viên đến từ một gia đình chính trị cùng tham gia chạy đua, dẫn đến việc phiếu bầu bị phân tán.

Lần này, một hệ thống mới đã được đặt ra. Vào ngày 20 và 27 tháng 11, Đảng Cộng hòa trung hữu lần đầu tiên tổ chức cuộc bầu cử mở cửa cho bất kỳ người ủng hộ nào sẵn sàng chi trả 2 euro (2,15 đô la) và ký vào một bản điều lệ về các giá trị của phái trung hữu. Tiếp theo đó là Đảng Xã hội với cuộc bầu cử sơ bộ hai vòng được diễn ra vào ngày 22 và 29 tháng 1 năm tới. Continue reading “Tại sao các chính đảng Pháp bầu cử sơ bộ kiểu Mỹ?”

Trung Quốc thay Mỹ ‘lãnh đạo thế giới’ được không?

us_china_flags-100525862-primary.idge

Tác giả: Hoàn cầu Thời báo | Biên dịch:  Nguyễn Hải Hoành

Trước thềm Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tổ chức tại Lima, Peru, dư luận phương Tây xuất hiện nhiều lời bàn luận về vấn đề quản trị thế giới. Do ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ và trong thời gian tranh cử ông đưa ra cương lĩnh chính trị tuyên bố nếu đắc cử thì sẽ hủy bỏ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và rút ra khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, nên một số cơ quan truyền thông phương Tây cho rằng Mỹ đang từ bỏ quyền lãnh đạo thế giới. Cũng có thể là lời nói khi tức giận, họ cho rằng “siêu cường mới” Trung Quốc sẽ thay Mỹ “lãnh đạo thế giới”. Continue reading “Trung Quốc thay Mỹ ‘lãnh đạo thế giới’ được không?”

28/11/1954: Fermi, kiến trúc sư Thời đại Nguyên tử, qua đời

28

Nguồn: Enrico Fermi, architect of the nuclear age, dies; History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, nhà vật lý đoạt giải Nobel, Enrico Fermi, người đầu tiên tạo ra và kiểm soát một phản ứng hạt nhân dây chuyền, đồng thời là một trong những nhà khoa học thuộc Dự án Manhattan, đã qua đời tại Chicago ở tuổi 53.

Fermi sinh tại Rome vào ngày 01/09/1901. Ông quyết định trở thành một nhà vật lý học khi chỉ mới 17 tuổi, và đã hoàn thành chương trình tiến sĩ tại Đại học Pisa vào năm 21 tuổi. Fermi từng theo học tại Đức cùng thầy giáo là Max Born, nhà vật lý nổi tiếng với công trình về cơ học lượng tử vốn sau này giữ vai trò rất quan trọng trong công trình của chính Fermi. Sau quãng thời gian ở Đức, Fermi trở về Italia để dạy toán tại Đại học Florence. Đến năm 1926, ông trở thành giáo sư vật lý lý thuyết, giảng dạy cho một nhóm các nhà vật lý trẻ khác. Năm 1929, Fermi trở thành người trẻ nhất được bầu vào Viện Hàn lâm Hoàng gia của Italia. Continue reading “28/11/1954: Fermi, kiến trúc sư Thời đại Nguyên tử, qua đời”

Infographic: Quá trình chuyển giao quyền lực Tổng thống

presidential-transition-1

Tác giả: CLB IRNews

Quá trình chuyển giao quyền lực giữa Tổng thống Barack Obama và Tổng thống mới đắc cử Donald Trump sẽ diễn ra như thế nào? Continue reading “Infographic: Quá trình chuyển giao quyền lực Tổng thống”

Fidel Castro qua câu chuyện của ‘người con nuôi’ Việt Nam

ndbinh-fidel

Tác giả: Hằng Phạm

Giọng ông run run nhớ về những câu chuyện với Lãnh tụ Cuba Fidel Castro, phóng viên chưa kịp đặt câu hỏi, những kỷ niệm ùa về, liền mạch và chỉ kịp dừng lại khi chiếc máy ghi âm đã chạy gần 60 phút.

Ông là Nguyễn Đình Bin, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài. Ông là người đã sát cánh bên Lãnh tụ Fidel Castro mỗi khi ông làm việc với Việt Nam, là người phiên dịch được Fidel Castro yêu quý đặc biệt và được mọi người gọi là “con nuôi của Fidel”. Continue reading “Fidel Castro qua câu chuyện của ‘người con nuôi’ Việt Nam”

Con gái Fidel Castro kể chuyện cha mình

fidel-castro-with-che-gue-001

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 19/12/1993, con gái Chủ tịch Cuba Fidel Castro Ruz là Alina Fernandez Revuelta, 37 tuổi, cải trang trốn ra nước ngoài, sống lưu vong ở Mỹ và im hơi lặng tiếng. Thế nhưng trước ngày Fidel Castro phải vào bệnh viện để làm một ca phẫu thuật ruột khá phức tạp, Alina bỗng dưng phá tan sự im lặng bao năm qua, đồng ý để báo “Luận chứng và sự kiện” của Nga phỏng vấn. Lần đầu tiên Alina công bố một số chuyện chưa ai biết về cha mình.

Tuổi thơ ấu hạnh phúc

Từ bé tôi đã gọi cha mình bằng tên của ông – Fidel. Sau này khi biết ông là cha đẻ, tôi cũng chưa bao giờ trước mặt ông gọi ông là “bố”; vì tôi đã quen gọi cái tên Fidel, nếu gọi khác đi tôi thấy ngường ngượng thế nào ấy. Continue reading “Con gái Fidel Castro kể chuyện cha mình”

27/11/1957: Nehru kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân

27

Nguồn: Nehru appeals for disarmament, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, tại New Delhi, Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru đã có một bài phát biểu đầy nhiệt huyết về giải trừ vũ khí hạt nhân.

Jawaharlal Nehru, Thủ tướng đầu tiên của nước Ấn Độ độc lập, sinh ra ở Allahabad, Ấn Độ, vào năm 1889. Ông được đào tạo tại Anh và tới năm 1912 thì trở về Ấn Độ để trở thành một luật sư. Sau Thảm sát Amritsar năm 1919, trong đó 379 người biểu tình không vũ trang đã bị quân Anh bắn hạ, Nehru quyết định cống hiến hết mình cho cuộc đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ. Ông có mối liên hệ chặt chẽ với Đảng Quốc đại và còn là bạn của nhà lãnh đạo phong trào độc lập Mohandas Gandhi, cấp trên của ông trong hơn 20 năm. Năm 1921, chính quyền Anh lần đầu tiên bắt giam Nehru vì các hoạt động chính trị của ông. Trong suốt 24 năm tiếp theo, ông đã vào tù thêm tám lần vì bất tuân dân sự. Tổng cộng ông đã có 9 năm bị giam sau song sắt. Continue reading “27/11/1957: Nehru kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân”

Học giả Trần Trọng Kim

tran-trong-kim-1

Tác giả: Trần Văn Chánh

Qua một số tập hồi ký và tài liệu loại khác có được trong tay, tác giả cố gắng trình bày tương đối đầy đủ và khách quan hơn so với quan điểm “chính thống” về nhân vật lịch sử Trần Trọng Kim cùng Nội các của ông, từ đó có thể suy nghiệm được những bài học lịch sử hữu ích áp dụng cho hiện tại và tương lai.

Thuộc thế hệ tuổi trên dưới 60 như chúng tôi, ở miền Nam, hễ có quan tâm ít nhiều tới chuyện sách vở thì hầu như không ai không biết đến nhân vật Trần Trọng Kim (1883-1953), một học giả tên tuổi, có thời gian ngắn tham gia chính trị với tư cách Thủ tướng của Đế quốc Việt Nam (1945), và là người tiên phong cho một số công trình biên khảo có giá trị lâu dài thuộc nhiều lĩnh vực học thuật khác nhau, như Việt Nam sử lược, Nho giáo, Truyện Thúy Kiều…  Continue reading “Học giả Trần Trọng Kim”

26/11/1950: Trung Quốc thay đổi cục diện Chiến tranh Triều Tiên

26

Nguồn: Chinese counterattacks in Korea change nature of war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong những cuộc giao tranh ác liệt nhất của Chiến tranh Triều Tiên, hàng ngàn lính cộng sản Trung Quốc đã thực hiện các đợt phản công lớn chống lại quân Mỹ và Hàn Quốc, đẩy lùi lực lượng Đồng Minh và đặt dấu chấm hết cho mọi ý định giành chiến thắng nhanh chóng hay chiến thắng quyết định của Mỹ. Khi đợt phản công bắt đầu, lực lượng Hàn – Mỹ đã phải rút khỏi Bắc Triều Tiên, và cuộc chiến tranh rơi vào bế tắc trong suốt 2 năm rưỡi sau đó. Continue reading “26/11/1950: Trung Quốc thay đổi cục diện Chiến tranh Triều Tiên”

Chính sách đối ngoại của Đức Quốc xã trước Thế chiến II (1933-39)

nazi-1

Tác giả: Mai Lễ Nô En

I. NHỮNG ĐỘNG THÁI NHẰM XÓA BỎ HÒA ƯỚC VERSAILLES (1933-1936)

Trong quan hệ quốc tế từ năm 1933 đến năm 1936, mối quan tâm duy nhất của Hitler là làm sao để Đức có thể trở thành một cường quốc nhằm thực hiện mục tiêu địa chính trị lâu dài, thống trị Tây Âu và mở rộng lãnh thổ về phía Đông. Một trong những bước đầu tiên hướng tới mục tiêu này là vô hiệu hóa Hòa ước Versailles. Trong những năm đầu tiên nắm quyền, Hitler chú trọng thực hiện chính sách ngoại giao theo hướng từng bước một xóa bỏ Hòa ước Versailles

Hitler rút lui khỏi Hội nghị giải trừ quân bị và Hội Quốc liên trên cơ sở cho rằng Pháp không đồng ý bình đẳng vũ khí cho Đức. Đồng thời, ông nhấn mạnh rằng Đức đã sẵn sàng để giải giới nếu như các nước khác cũng làm như vậy và ông chỉ muốn hòa bình. Đây là một trong những chiến thuật “yêu chuộng hòa bình” của Hitler. Hitler luôn có những hành động táo bạo, trong khi đó lại đưa ra hàng loạt bài phát biểu yêu chuộng hòa bình vì ông biết họ muốn nghe. Hơn nữa, hành động đó có thể hạn chế sự kiểm soát của nước ngoài đối với Đức. Continue reading “Chính sách đối ngoại của Đức Quốc xã trước Thế chiến II (1933-39)”

25/11/1947: Hội đồng Ngoại trưởng London họp về nước Đức

25

Nguồn: London Council of Foreign Ministers meeting begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, trong bối cảnh mà một tờ báo gọi là “bầu không khí u ám hoàn toàn”, đại diện của Mỹ, Pháp, Anh, và Liên Xô đã nhóm họp để thảo luận về số phận của châu Âu thời hậu chiến, với trọng tâm là tương lai của nước Đức.

Bầu không khí thực sự rất ảm đạm và đến tháng 12, cuộc họp đã kết thúc trong mâu thuẫn và chống đối lẫn nhau. Vấn đề xác định tương lai nước Đức – vốn đã bị chia thành nhiều phần khác nhau và bị lực lượng từ bốn nước chiếm đóng kể từ khi Thế chiến kết thúc vào năm 1945 – là chìa khóa để hiểu sự thất bại của cuộc họp này. Continue reading “25/11/1947: Hội đồng Ngoại trưởng London họp về nước Đức”

Cuộc đời anh hùng tình báo Liên Xô Richard George

07

Tác giả: Nguyễn Đình

Ngày 4/10/2015, kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Richard George, anh hùng tình báo vĩ đại của Liên Xô nhưng cho tới tận hôm nay những bí mật về cuộc sống và hoạt động tình báo của ông vẫn còn được giữ kín.

Đa số những câu chuyện về ông đều được viết giống như các tiểu thuyết huyền thoại với nhiều tình tiết hư cấu và xuất hiện sau khi Nhật Bản công bố quyết định treo cổ ông, Trưởng nhóm tình báo Liên Xô ở Nhật, tại nhà tù Tokyo vào ngày 7/11/1944. Continue reading “Cuộc đời anh hùng tình báo Liên Xô Richard George”

Thỏa hiệp: Công thức cho hòa bình Trung Đông

mareliasinstitutedove

Nguồn: Nabil Fahmy, “Managing compromise in the Middle East”, Project Syndicate, 21/10/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trung Đông, đặc biệt là thế giới Ả-rập, đang trải qua một giai đoạn thay đổi căn bản với nhiều thách thức nghiêm trọng. Tuy nhiên, khu vực này lại không có được sự đồng thuận ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế về những yếu tố tạo nên những thay đổi đó, trên toàn khu vực lẫn ở từng xã hội riêng lẻ, khiến việc giải quyết các thách thức mà khu vực này gặp phải đang trở nên rất phức tạp.

Hiển nhiên cộng đồng quốc tế đóng một vai trò trung tâm trong việc hỗ trợ cải cách xã hội và kinh tế trong khu vực, đồng thời thúc đẩy các chính phủ có được quyết tâm cũng như đường hướng nhằm thực hiện những thay đổi cần thiết. Song, điều quan trọng hơn cả đó là người Ả-rập cần có một tầm nhìn hướng về phía trước bằng cách thừa nhận những thách thức mà họ gặp phải, cũng như bản thân họ phải có trách nhiệm đối với vận mệnh của chính mình. Continue reading “Thỏa hiệp: Công thức cho hòa bình Trung Đông”